Phần lớn các cặp vợ chồng đều muốn có cả con trai, con gái, nhưng không phải ai cũng đạt được nguyện vọng chính đáng này. Do đó dẫn đến tình trạng đẻ cố cho có nếp có tẻ, khi chưa đạt ý muốn thường “vỡ kế hoạch”.
Năm 1936, viện sĩ Axtaurop (Liên Xô cũ) đã tạo ra dòng toàn cái hoặc toàn đực, có ý nghĩa trong chăn nuôi. Như nuôi bò thịt cần nhiều bê đực, nuôi bò sữa cần nhiều bê cái, nuôi gà đẻ cần nhiều gà mái, nhưng nuôi gà thịt lại cần nhiều gà trống.
Ở người, một số trường hợp chủ động sinh con trai hay con gái có liên quan đến việc phòng bệnh, giúp tránh một số bệnh di truyền liên kết với giới tính như bệnh mù màu, bệnh máu không đông (thường chỉ nam giới mắc).
Từ các nền văn minh Trung Hoa, Ai Cập, Hy Lạp… người ta đã tìm mọi lý do để giải thích cho việc sinh trai hay sinh gái, và tìm đủ cách can thiệp. Vì là chuyện của Trời Đất, người ta trước hết cho rằng mặt trời, mặt trăng, tinh tú, sao sa, thậm chí đến hướng gió thổi đều có ảnh hưởng đến chuyện sinh trai hay gái. Tất nhiên chuyện ăn uống cũng được nhiều người quan tâm.
Ngày nay - thuyết tinh trùng Y và tinh trùng X
Các điều kiện để có con:
Ø Nam phải có tinh trùng lành mạnh
Ø Nữ phải có trứng (noãn sào).
Các yếu tố tự nhiên quyết định giới tính:
Ø Tinh trùng X kết hợp với trứng trước sẽ cho ra con gái.
Ø Tinh trụng Y kết hợp với trứng trước sẽ cho ra con trai.
Ø Môi trường âm đạo kềm có lợi cho tinh trùng Y.
Ø Môi trường âm đạo acid có lợi cho tinh trùng X.
Khác biệt giữa tinh trùng X và tinh trùng Y:
Tinh trùng X:
Ø Nặng ký hơn tinh trùng Y
Ø Chậm chạp.
Ø Có tuổi thọ dài hơn tuổi thọ tinh trùng Y.
Ø Thích hợp với môi trường toan, tức là axít.
Tinh trùng Y:
Ø Nhẹ ký hơn tinh trùng X.
Ø Di động nhanh hơn tinh trùng X.
Ø Tuổi thọ ngắn hơn tinh trùng X.
Ø Thích hợp với môi trường kềm.
Tỷ lệ tinh trùng X và Y ở người rất cân đối, nên số nam nữ trên thế giới quân bình tự nhiên. Nhưng dựa vào những đặc tính này của tinh trùng Y và X, người ta vẫn có cách để làm lệch cán cân này, và một trong số đó là chế độ dinh dưỡng.
Những yếu tố thuận lợi và bất lợi cho việc thụ thai:
1. Tuổi tác: thống kê cho thấy người mẹ trên 35 sinh nhiều bé gái hơn bé trai. Vì thế muốn có con trai thì nên thử càng sớm càng tốt.
2. Nghề nghiệp: người ta thấy hình như giới y khoa và nhất là các vị hành nghề gây mê trong phòng mổ có khuynh hướng sanh gái nhiều hơn trai. Vậy ai nằm trong diện này thì nên đổi nghề, hay chuyển sang làm y học quản lý, dễ sanh con trai hơn chẳng !
3. Nhiệt độ: cơ thể quý ông càng mát mẻ thì càng dễ sanh con trai. Ăn mặc chật chội, tắm hơi quá nhiều sẽ làm giảm tinh trùng, nhất là giảm số tinh trùng đực Y “liễu yếu đào tơ”, hậu quả là sinh gái nhiều hơn trai.
4. Thuốc trị ung thư: cũng có tác dụng diệt tinh trùng, nhất là tinh trùng đực Y.
5. Chế độ ăn uống: người mẹ trong tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ có khuynh hướng sanh gái nhiều hơn trai. Tuy nhiên, cũng không nên nghe lời xúi mà đi tuyệt thực thì khổ lắm.
6. Trước giờ lâm chiến, muốn có con trai thì người đàn ông nên uống một ly cà phê…sữa đá để làm “hăng tiết vịt” các tinh trùng đực.
PP Shettles: dựa trên thuyết tinh trùng X và Y.
A. Muốn có con trai:
- Ăn ngọt. Không ăn chua hoặc thực phẩm lên men. Trước khi thụ thai 3 tháng nên ăn chế độ nhiều muối mặn hơn bình thường, ăn thịt, cá, khoai tây, chuối và thực phẩm khô ướp muối; kiêng sữa, trứng, nước khoáng, cà chua, cà rốt… Sau khi thụ thai thì ăn trở lại bình thường.
- Kiêng giao hợp nhiều ngày trước khi rụng trứng. Giao hợp 1 lần trong ngày rụng trứng. Tinh trùng cái nặng nề và chậm chạp, sẽ tới sau tinh trùng đực và không thụ tinh trứng được.
- Trong ngày dự định quan hệ, nên súc rửa âm đạo với môi trường kềm. Pha 9 gram muối trong một lít nước, hoặc 9 gram bicarbonate trong một lít nước.
B. Muốn có con gái:
- Không ăn mặn. Nên ăn chua, trái cây, yaourt, uống nhiều sữa…
- Giao hợp TRƯỚC ngày rụng trứng. Tinh trùng đực sẽ chết sớm hơn tinh trùng cái, nên vào giờ rụng trứng, số lượng tinh trùng cái sẽ nhiều hơn tinh trùng đực.
- Trong ngày dự định sẽ giao hợp, nên súc rửa âm đạo với nước pha dấm hoặc nước cốt chanh. Một tách dấm trong 9 tách nước (90%), hoặc một muỗng cà phê nước cốt chanh trong một lít nước.
Sau hết. Shettles khuyên cứ thử từ 3 đến 6 tháng như vậy, khi nào quen tay nghề thế nào cũng được như ý muốn !!! Theo ông, xác suất thành công cho con gái là 70 – 75%, và 75 – 80% cho con trai.
Chế độ ăn “tốt” cho tinh trùng
Nhu cầu dinh dưỡng của tinh trùng thực ra không cao vì người ta thấy ở những nước đang phát triển, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, vẫn có những người bố gia đình nghèo đông con gầy còm thiếu ăn mà vẫn cứ “tăng gia sản xuất” đến độ phải đi cột ống dẫn tinh triệt sản mới…ngưng. Tinh dịch chính là môi trường dinh dưỡng tự nhiên nuôi dưỡng được tinh trùng trong thời gian chờ đợi tiếp xúc được với noãn sào: dịch này có thành phần dinh dưỡng khá thích nghi gồm nhiều chất đạm đường fructose (do túi tinh tiết ra), các men phosphatase acid (do tuyến tiền liệt sản xuất) và acid amin carnitin do mào tinh cung cấp…
Một chế độ ăn “tốt cho tinh trùng” có thể đồng hóa với chế độ phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt: đầy đủ ngũ cốc ít chế bếin (gạo lức, bắp, khoai đủ loại), đậu hạt, đậu nành, rau trái cây đậm màu sắc tự nhiên xanh - đỏ - vàng (caroten, các carotenoid, lycopen v.v…), giàu chất xơ, vitamin C, vit nhóm B, vitamin E. Các thức ăn động vật như cá, thủy hải sản và chất béo ở mức độ vừa phải dưới 30% tổng số Calo với cân đối giữa các chất acid béo no và không no.
Ngoài ra, có một số chất ít nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng “chạy” của tinh trùng Y:
Ø Rượu: Uống rượu nhiều, xỉn toàn diện, kể cả tinh trùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng tác hại của rượu đối với tinh trùng có thể phục hồi 1 phần sau khi ngưng rượu một thời gian.
Ø Kẽm: Nồng độ kẽm trong tinh dịch có liên quan trực tiếp đến độ di động của tinh trùng và nếu chế độ ăn thiếu kẽm có thể làm giảm cả về số lượng tinh trùng lẫn thể tích tinh dịch.
Ø L-arginine:Lượng L-arginine đầy đủ cũng có vai trò quan trọng đối với độ di động của tinh trùng vì nó là tiền chất của tiến trình tổng hợp đa vitamin và cũng là tiền chất của oxyt-nitric. Oxyt-nitric hiện diện trong tinh dịch có vai trò quan trọng đối với sự di chuyển của tinh trùng. Sử dụng Arginine, liều 9g/ngày, có thể có đáp ứng tốt với một số trường hợp tinh trùng di động kém.
Dinh dưỡng hợp lý – sinh con như ý:
Theo các nghiên cứu, chỉ quan sát trên chế độ ăn của người mẹ, không thấy nhắc gì tới chế độ ăn của các ông chồng – cho như là muốn ăn gì thì ăn !
Gần đây hơn, từ năm 1985, giáo sư nhi khoa người Pháp Josept Stowkowski đã chú ý đến mối quan hệ giữa sự biến dưỡng khoáng chất và sự phân phối giới tính. Qua hàng loạt nghiên cứu, 10 năm sau, ông đưa ra hai chế độ ăn uống để sinh trai, gái theo ý muốn. Theo ông, muốn sinh trai gái thì phải ăn nhạt, vì nếu thiếu muối, hoạt động của tuyến thượng thận sẽ gia tăng. Chúng tiết ra nhiều kích thích tố thượng thận, làm cho chất kali (K) bị loại ra khỏi các mô tế bào, tức là tạo ra môi trường axit khá mạnh ở phụ nữ, thích hợp cho tinh trùng X… Những thức ăn như bơ sữa, các sản phẩm của sữa và rau xanh có thể thích hợp với các bà mẹ muốn sinh con gái.
Còn nếu muốn sinh con trai người mẹ phải ăn thức ăn mặn, các món khoai tây, thịt, cà chua. Trong 20 năm thử nghiệm trên các loài bò sát, ông nhận thấy những con được ăn nhiều chất Na, K hầu hết đều sinh con đực, giàu Ca hoặc Mg thì nòng nọc cái nhiều hơn. Ở môi trường nuôi trung tính, tỷ lệ đực cái bằng nhau. Thử nghiệm trên chuột cống, cũng cho cùng kết quả, ăn nhiều K hoặc không có Ca, chuột mẹ sẽ đẻ nhiều chuột đực: nếu ngược lại, chúng sẽ đẻ nhiều chuột cái.
Một nghiên cứu khẩu phần thức ăn của gần 2.600 con bò ở hơn 130 trại ở Argentina cho thấy, tùy theo hàm lượng khoáng chất của đất và của phân bón, loại cỏ mà bò mẹ ăn sẽ quyết định việc nó sinh ra bê đực hay bê cái nhiều hơn. Nếu thức ăn giàu K sẽ có nhiều bê đực. Từ đó, người ta đã đề ra khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi bò mẹ như sau: Muốn có nhiều bê đực để lấy thịt, cần thêm K. NaCl (muối ăn), loại bớt thực vật giàu kim loại kềm thổ (C, Mg) như cỏ Lurerne. Để có nhiều bò sữa thì thêm vào thức ăn sinh tố D, Ca, Mg.
Giáo sư J.Lorrain (Canada), cũng chủ trì một nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sinh con trai, gái và khoáng chất trong thức ăn. Trong 100 cặp vợ chồng được nghiên cứu (phần lớn chỉ sinh con trai), có 80% đã vô tình theo chế độ ăn quá mặn. Những cặp sinh toàn con gái lại ăn nhiều thức ăn giàu kim loại kềm thổ hơn. Về sau, ông thử nghiệm phương pháp này để thụ thai cho 216 phụ nữ, kết quả là 175 trường hợp thành công (81%). Trong một nghiên cứu khác, có 24 trong tổng số 30 cặp vợ chồng ăn uống theo chế độ sinh con trai đã đạt được ý nguyện: 16/20 cặp ăn theo cách sinh con gái đã có được cô công chúa mong đợi.
Năm 1977, bác sĩ Michelle D hoàn thành việc nghiên cứu trên 102 phụ nữ chỉ sinh toàn trai hay toàn gái (chế độ ăn uống của họ được xác định cẩn thận về tỷ lệ khoáng chất hàng ngày). Kết quả là ở 84% phụ nữ sinh con trai, tỷ lệ các thành phần K và Na cao gần gấp 4 lần so với Ca và Mg.
Các thí nghiệm lâm sàng khác như ở bệnh viện phụ sản Rort Royal năm 1976 cũng cho thấy, trong 27 phụ nữ sử dụng phương pháp ăn uống để sinh trai gái theo ý muốn, có 19 người thành công.
Việc áp dụng phương pháp này cũng phiền hà và phức tạp, phải lựa chọn thức ăn, đồ uống trong 10 tuần. Việc ăn quá mặn hoặc quá nhạt đều dễ gây rối loạn dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của hai vợ chồng, khiến trứng và tinh trùng kém về chất lượng, ảnh hưởng không tốt đến thai.
Các công trình nghiên cứu gần đây tại hai bệnh viện Pháp, BV Saint-Vincent-de-Paul (Paris) và BV Antoine-Béclère (Clamart) trên chế độ ăn của các bà mẹ muốn sinh con trai gái theo ý muốn cho thấy đạt tỷ lệ thành công tới 86% :
1. Muốn con gái, người mẹ cần ăn theo một chế độ dồi dào về canxi và manhê. Nói chung là ăn nhạt, uống rất nhiều sữa, ăn nhiều yaourt, phô mai tươi là những nguồn Canxi tốt. Có quyền ăn bánh mì và bích quy lạt (không bỏ muối), và rất nhiều rau để có nhiều Manhê.
2. Muốn có con trai, chế độ ăn cần cung cấp nhiều Natri và Kali. Nét chính của chế độ ăn này là tha hồ ăn mặn, được quyền ăn nhiều trái cây, bánh ngọt, sôcôla… để có dồi dào Natri và Kali.
Lưu ý: Chế độ ăn này cần thực hiện ít nhất một tháng trước khi thụ thai dù thói quen ăn uống tự nhiên của bà mẹ (tương lai) có khác xa; đây là một công trình nghiên cứu còn đang tiến hành, hiện nay, dù đã có kết quả bước đầu đáng phấn khởi (86% kết quả tốt) người ta còn đang tìm hiểu đó là do chế độ ăn ảnh hưởng đến môi trường âm đạo, trên bề mặt hay trên tính dễ tiếp thu của trứng người phụ nữ… hay trên cả ba yếu tố này. Dĩ nhiên bác sĩ còn có thể kê toa cho uống thêm Canxi, Ma-nhê (nếu muốn con gái) hay những viên bổ sung Kali (nếu muốn con trai).
Để giúp thực hiện… thử chế độ ăn kiểu này, chúng tôi đưa ra hai chế độ đã “Việt Nam Hóa”: Dù sao cũng xin nhắc là 2 chế độ ăn này thiếu cân đối và không nên kéo dài quá 2 tháng. Nên mau mau trở lại một chế độ “bình thường” và hợp với khẩu vị hơn, nhất là khi biết mình đã đậu thai (dù chưa biết là trai hay gái !)
Loại thức ăn |
Chế độ ăn để sinh con trai |
Chế độ ăn để sinh con gái |
||
Được ăn |
Cấm kỵ |
Được ăn |
Cấm kỵ |
|
Ngũ cốc, khoai |
Tự nhiên |
Loại có thêm sữa và trứng |
Tự nhiên |
Tránh bỏ thêm muối, ăn khoai < 100g/ngày. |
Rau tươi |
Rau củ & trái, giá, hành ++ Rau lá nhiều Ca và Mg thì < 100g/ngày |
Rất ít rau lá xanh vì giàu Ca |
Rau lá xanh ăn tùy thích |
Rau trái, rau củ, tất cả các loại rau muối sẵn (cà, dưa chua) |
Trái cây tươi |
Tha hồ ăn vì rất giàu K |
Chỉ tránh có hồng ngâm giàu Ca |
< 100g/ngày |
Mãng cầu, mãng cầu xiêm, dừa |
Trái cây khô |
Ô mai, chà là |
- |
Ca cao < 2 muỗng càphê/ngày. |
|
Thịt, cá |
Tùy thích |
- |
< 120g/ngày |
Nấu lạt |
Trứng |
- |
+ |
Tùy thích |
Trứng muối |
Đậu hạt khô |
< 50g/ngày |
Tránh vì giàu Ca |
Càng nhiều càng tốt, ăn phô mai loại tươi. |
Phô mai mặn. |
Sữa + sản phẩm từ sữa |
- |
Vì giàu Ca |
Càng nhiều càng tốt, ăn phô mai loại tươi. |
Phô mai mặn |
Đường |
Tha hồ ăn |
miễn đừng có kèm với sữa |
Tùy thích kể cả loại kèm với sữa. |
- |
Muối, nước mắm |
Tùy thích |
mắm tôm, mắm ruốc, mắm cá vụn vì giàu Ca |
Ăn lạt tối đa. |
Muối, các nước chấm mặn. |
Đồ uống |
Trà, cà phê, nước suối kềm sữa đậu nành. |
Tất cả loại đồ uống có sữa. |
Các loại nước uống chế biến từ sữa. |
Cà phê, trà, nước suối có hơi, bia, nước dừa. |
(Quan điểm tây y về nguyện vọng sanh con theo ý muốn – BS. Nguyễn Lân Đính)
Có thực sự lựa chọn được giới tính cho con không?
Muốn tăng xác suất sinh con trai hay con gái, tóm lại về mặt chế độ ăn:
- Nữ: chọn lúc thay đổi chế độ ăn tùy theo mục tiêu, ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai.
- Nam: Không nên uống rượu, hút thuốc, nên chọn những thức ăn tốt cho tinh trùng.
Bên cạnh đó là các kỹ thuật giao hợp tự nhiên để tăng xác suất sinh con trai hay gái, và các k��� thuật can thiệp vào tiến trình sinh sản như: thụ tinh trong ống nghiệm, kết hợp với tuyển chọn tinh trình X hay Y để bơm thẳng vào trứng.
Để đạt ý muốn, sinh trai hay gái tùy ý, bạn có thể thử một trong những phương pháp trên, hoặc tổng hợp tất cả, từ coi hướng gió, mùa màng, sao chổi, sao băng, giờ giấc, chế độ ăn uống, tắm rửa, gần gũi vợ chồng v.v… đến những phương pháp hiện đại, định thời điểm giao hợp, thụ tinh trong ống nghiệm…Nhưng xin nhớ không có gì là tuyệt đối 100% cả. Các nhà khoa học trên thế giới luôn nghi ngờ về mọi phương pháp trên: “Nếu bạn muốn sử dụng những phương pháp như chế độ ăn để chọn giới tính cho đứa con tương lai, bạn có thể tham khảo lược đồ dự đoán của Trung Quốc! Sự thực là rất khó chọn giới tính cho trẻ.
Lựa chọn giới tính mới chỉ là rìa ngoài của một vương quốc. Trong tương lai, nhiều vấn đề tranh cãi nữa sẽ xuất hiện khi con người lựa chọn tính cách, cùng đặc điểm của đứa con tương lai.
Chú trọng thực đơn bữa sáng cũng giúp sinh con trai:
Kết quả thí nghiệm cho biết việc cung cấp nhiều calo hơn mức trung bình vào thời gian đầu kỳ đầu mang thai giúp việc sinh con trai dễ hơn, cứ 20 trường hợp sinh nở thì lại có 11 con trai.
Ví dụ như, những người con trai của người mẹ mắc chức béo phì có khả năng trở nên béo phì hơn con gái khi họ về già, dù cho không có sự khác biệt trong cân nặng khi sinh.
“Những người phụ nữ sinh con trai cũng thường ăn nhiều, thành phần dinh dưỡng đa dạng hơn bao gồm chất kali, canxi, và các vitamins C, E, và B12. Họ cũng thường ăn ngũ cốc vào bữa sáng”.
Ăn mặn để sinh con trai là sai:
Nguy cơ từ việc thường xuyên ăn mặn
Trường hợp anh Nguyễn Khánh Hùng (ngõ Văn Hương, Tôn Đức Thắng, Hà Nội) là điển hình cho việc ăn kiêng sinh con trai. Vợ anh vì muốn sinh con trai nên đã đặt ra chế độ ăn cho chồng theo từng bữa. Trong đó, bữa cơm nào cũng có món thịt bò, món mà anh sợ nhất từ nhỏ đến nay.
Thế nhưng, vì chiều vợ, anh cố nhắm mắt nhai rồi nuốt. Cùng với đó, vợ anh Hùng còn bồi bổ cho anh những món được gọi là bổ sung tinh chất kiềm. Tuy nhiên, sau 5 ngày anh không thể ăn tiếp cũng là lúc vợ chồng anh xửng cồ với nhau về các chế độ ăn này.
Theo chuyên gia tư vấn sức khoẻ sinh sản Lê Thị Vui, Trung tâm Tư vấn dịch vụ Sức khoẻ sinh sản và Sức khoẻ cộng đồng (Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam), ngoài yếu tố tâm lý, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng luôn được bác sĩ cũng như các cặp vợ chồng lưu ý. Các ông bố thường được tẩm bổ các món như hải sản, đặc biệt là sò huyết, các loại rau xanh, có nhiều chất diệp lục. Trong khi đó, họ được khuyến cáo tránh xa các chất hướng axit, chẳng hạn như bia, rượu.
"Thậm chí có những lời khuyên ăn mặn thường xuyên để sinh con trai, theo tôi, không giúp ích gì nhiều mà còn nguy cơ gây cao huyết áp, giữ nước, gây cứng cơ... hoàn toàn bất lợi cho sức khoẻ", chuyên gia Lê Thị Vui nhấn mạnh.
Nghiên cứu không nhắc đến chồng
Điều cần cân nhắc trong giai đoạn thụ thai đó là nên uống nhiều nước, ăn hoa quả, giúp cơ thể thải độc cũng là những việc nên làm. Tránh thức khuya, giờ giấc sinh hoạt không điều độ khiến cơ thể mệt mỏi sẽ sản sinh ra nhiều axit là môi trường không thuận lợi cho tinh trùng phát triển.
Điều đặc biệt mà nhiều người quan niệm rằng, đàn ông cũng phải ăn kiêng để quyết định tinh trùng, theo các chuyên gia là chưa chính xác.
Trong tài liệu nghiên cứu của BS Huỳnh Phương Thượng Vũ, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho thấy, các nghiên cứu chế độ ăn liên quan đến sinh con đều không được nhắc đến người chồng. Bởi nhu cầu dinh dưỡng của tinh trùng thực ra không cao.
(ST).