Vợ chồng sống với nhau không tránh khỏi những lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Nhiều chị em còn bị chồng đánh. Vậy, khi gặp phải tình huống này chị em nên làm gì?Tìm hiểu nguyên nhân bị đánh:
Xem xét lại bản thân
Đừng vội trách cứ chàng nếu như anh ấy là người hay ghen tuông, trước hết hãy nhìn lại bản thân mình, hãy tự trả lời những câu hỏi kiểu như: vì sao anh ấy lại ghen? Phải chăng bạn là người dễ dãi, lẳng lơ? Hoặc bạn đã từng đánh mất lòng tin nơi anh ấy? Và nếu bạn ở địa vị của chàng bạn có ghen không? Ghen tuông vô cớ đối với anh ta có phải đã trở thành một “căn bệnh mãn tính”?
Nếu trả lời rõ ràng được những kiểu câu hỏi thế này bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân vì sao “một nửa” của mình hay ghen tuông, từ đó có những “kế hoạch” để điều chỉnh bản thân.
Ghen tuông – gia vị của tình yêu
Thật sai lầm nếu cho rằng ghen tuông luôn là thói quen xấu và bạn sẽ không thể chấp nhận mối quan hệ tình cảm với người biết ghen tuông.
Trái lại ghen tuông có “chừng mực” còn là thứ gia vị giúp cho tình yêu của hai bạn trở nên mặn mà và thú vị hơn, điều đó chứng tỏ “người ấy” rất yêu và thật lòng với bạn. Tuy nhiên ghen tuông quá mức kiểu bệnh hoạn chính là “kẻ thù” giết chết tình yêu.
Vậy nên hãy đánh giá xem mức độ của những cơn ghen ấy có thể “chấp nhận” và trong phạm vi kiểm soát của bạn được không?
Bình tĩnh xử lý tình huống
Nếu bạn là “nạn nhân” của những cơn ghen tuông thì đừng nên nóng giận hoặc mất bình tĩnh sẽ làm vấn đề càng trở nên rắc rối và khó giải quyết hơn.
Thay vào đó bạn nên bình tĩnh, nhẹ nhàng và giải thích rõ cho anh ấy hiểu rõ tình huống và vấn đề. Nếu trong trường hợp anh ấy không muốn nghe do quá cáu giận bạn hãy đợi cho đến khi anh ấy tĩnh tâm lại và tâm sự mọi chuyện với chàng.
Ghen ngược
Ghen ngược tức là bạn hãy “giả vờ” ghen một cách vô cớ, mù quáng với “đối phương”, theo cách mà anh ấy vẫn thường đối xử với bạn.
Cách này sẽ làm cho anh ta hiểu ra rằng cảm giác phải chịu đựng cơn ghen vô cớ là thế nào? Và đây cũng có thể xem như “liều thuốc” hiệu quả trị tận gốc tính hay ghen của chồng bạn.
.
Giúp anh ấy tự tin hơn
Một trong những lý do gây nên những cơn ghen tuông trong hôn nhân cũng như trong tình yêu chính là bởi do đối phương thiếu tự tin, mặc cảm về bản thân.
Hãy bằng nhiều cách giúp cho anh ấy tự tin về bản thân mình và giúp cho anh ta hiểu rằng anh ấy đúng là “một nửa đích thực” của bạn, là mẫu đàn ông lý tưởng mà bạn vẫn kiếm tìm bấy lâu nay.
Chứng tỏ tình yêu của bạn
Ghen tuông đơn giản là vì chàng sợ mất bạn, chính vì thế bằng hành động bạn cần chứng minh cho anh ấy biết được mức độ tình cảm của bạn dành cho anh ta là thế nào.
Để chứng tỏ tình yêu với người thương của mình thật chẳng khó chút nào, rất đơn giản có thể là thường xuyên nói lời âu yếm, yêu thương với chàng hoặc dành tặng anh ấy những món quà, những nụ hôn, sự quan tâm chu đáo….
Giải pháp cuối cùng
Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không khiến cho anh ấy thay đổi tính cách hay ghen của anh ấy, bạn sẽ tìm được những lời khuyên phù hợp với hoàn cảnh của mình hơn.
Lưu ý nếu trong những cơn ghen mù quáng, bệnh hoạn của anh ta có những hành động kiểu như bạo lực, bạo hành, tra tấn bạn thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền và pháp luật, không nên cam chịu trong những trường hợp này chỉ càng khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Không nên cam chịu:
Tôn trọng là cả người chồng lẫn người vợ phải biết tôn trọng bản thân và tôn trọng lẫn nhau. Ngay cả khi có bất đồng, bất hòa thì cũng không có lý do gì có thể bào chữa cho việc đánh đập, nhục mạ nhau bằng những lời lẽ tục tĩu, hay lôi cả cha mẹ dòng họ ra mà chửi. Có thể phụ nữ không phải là một người vợ tuyệt đối hoàn hảo, nhưng không lẽ vợ chồng không thể nhẹ nhàng góp ý cho nhau? Bình đẳng là người chồng và người vợ cùng có trách nhiệm xây dựng gia đình, chăm sóc con cái và hơn hết là có quyền bày tỏ chính kiến của mình. Trong khi nhiều người cho đến nay vẫn dùng những chữ như “nghe/vâng lời chồng”, “không dám cãi lại chồng”, “dạy vợ”…Biết chồng là người gia trưởng, ích kỷ... mà vẫn có thể bỏ qua, chấp nhận điều đó và tiến tới hôn nhân. Và nếu như đã chấp nhận điều đó rồi thì ngay từ khi cuộc sống vợ chồng bắt đầu, bạn đã phải có sự cố gắng rất nhiều. Có nhiều phụ nữ thường than phiền rằng khi hai đứa quen nhau thì anh ấy rất dịu dành, quan tâm, từ những món quà sinh nhật, ngày 8/3 đến những ngày kỷ niệm của hai đứa. Cưới xong rồi thì mới biết con người thật của chồng là như thế nào. Nhiều đàn ông muốn vợ mình phải chu toàn bản thân, phải cố gắng rất nhiều nếu không sẽ “nổi khùng” và đánh đập, nhục mạ vợ và nếu có như thế thì các bà vợ cũng nên xem xét lại bản thân, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Thế các ông chồng có bao giờ tự hỏi bản thân mình đã hoàn thiện bản thân thế nào? Bằng cách trăng hoa, nhậu nhẹt, phó thác mọi công việc cho vợ, mong vợ phục tùng không chỉ bản thân mình mà cả gia đình nhà chồng? Nhiều phụ nữ thấy mình chẳng có sai lầm gì nghiêm trọng ngoại trừ việc đã quá chịu đựng, quá nhu nhược để chồng chà đạp chị suốt một thời gian dài như thế. Người đời có câu “được nước làm tới”, “được chân lân đầu”, những người vợ ngoan ngoãn, biết vâng lời chồng, đôi khi lại tạo điều kiện cho chồng mình quay lại chà đạp, hành hạ mình. Vì họ biết vợ mình không dám phản kháng, không dám cãi lại và sẽ chẳng có hệ quả to lớn nào xảy ra với họ (vì chồng dạy vợ là chuyện thường tình mà). Không thể hiệu nổi tại sao phụ nữ không biết tôn trọng bản thân mình, sao phải nhu nhược, chịu đựng, hy sinh đến thế? MiÔn sao ®ể các con có cả mẹ lẫn cha? Các chị có nghĩ là ngay cả khi các chị ly hôn thì chồng chị vẫn là cha các con chị, và họ vẫn có trách nhiệm của một người cha. Những người để con mình phải sống trong gia đình mà cha đánh đập nhục mạ mẹ thì chẳng thể làm một người cha tốt được. Chị em phụ nữ có nghĩ tới những tổn thương (nặng nề) về mặt tinh thần nếu các con của các chị phải thường xuyên chứng kiến những cảnh tượng cha đánh đập, chửi bới mẹ? Các chị có biết tại sao tỷ lệ bạo lực gia đình ở các nước châu Á là rất cao và vẫn không thay đổi ngay cả khi chất lượng cuộc sống đã cải thiện nhiều? Vì những người vợ chấp nhận để chồng hành hạ mình, vì những người chồng cho mình quyền “dạy” vợ, vì những đứa trẻ ngây thơ vô tội hằng ngày chứng kiến những cảnh bạo lực, vô hình chung đã nhận thức một cách sai lầm rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề trong gia đình. Với bé gái chúng sẽ sớm tin rằng mình phải ‘phục tùng, vâng lời” chồng, và những bé trai sẽ sớm tin rằng mình có quyền “dạy” vợ bằng bạo lực.
Phụ nữ nước ta từ xưa đến nay sẵn có trong mình tư tưởng chịu đựng, nhẫn nhịn, miễn sao gia đình êm ấm, đặc biệt ở một số vùng đồng bào dân tộc lạc hậu chị em phụ nữ đã đi lấy chồng thì sống, chết đều ở nhà chồng, nhiều trường hợp bị chồng, nhà chồng hành hạ mà không biết chia sẻ cùng ai, lâm vào hoà cảnh cùng cực cũng không được quay lại nhà bố mẹ đẻ vì quay về sẽ bị bố mẹ, anh em ruồng bỏ, cuối cùng họ phải tự tìm cách giải quyết cho mình bằng cái chết (tử tử bằng uống thuốc cây lá ngón). Họ sợ chuyện vỡ ra bên ngoài mọi người sẽ chê cười, sợ gia đình, họ hàng nhà chồng dè bỉu, con cái phải xấu hổ với bạn bè… Thông thường, người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to chuyện vì quan niệm “xấu chàng hổ ai”… Qua khảo sát của những người làm công tác tư vấn ở trung tâm thì trước khi xảy ra bạo lực, số người hy vọng sẽ được ứng cứu là 42,05%; tìm cách thoát thân là 25,61%; 15,92% sẽ có hành động tự vệ; 16,43% chấp nhận sống chung với bạo lực gia đình. Nhưng khi bạo lực xảy ra, những người phụ nữ muốn kêu cứu là 50%; muốn bỏ chạy là 19.08%; có hành động tự vệ chỉ có 6,94%, đáng ngạc nhiên là những người cam chịu bạo lực lại ở mức 23,98%. Bạo hành gia đình đã làm cho không ít gia đình “tan đàn xẻ nghé”. Những gia đình có bạo hành thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của họ. Trẻ em gái thường rất mặc cảm trước mọi người, không thích giao tiếp, không tự tin trong cuộc sống, luôn có tư tưởng bỏ học, không dám kết thân với người khác, nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài sẽ khiến các em dần rơi vào trạng thái lãnh cảm. Trẻ em trai thì trở nên ương bướng, khó bảo, thích gây gổ với người khác, học hành rất kém và rất nhiều trong số đó đã trở nên hư hỏng. Hậu quả để lại rất nặng nề nhưng hầu hết các nạn nhân của bạo hành gia đình lại cam chịu một mình, họ chỉ cầu mong vào sự hồi tỉnh của người chồng, sự giúp đỡ của người thân và những người xung quanh mà rất ít người nhờ đến sự giúp đỡ của xã hội. Đa phần là họ không biết được địa chỉ trợ của các cấp các ngành.
Để phụ nữ không là nạn nhân của Bạo lực gia đình và mang lại sự bình yên cho mỗi gia đình, trước hết họ cần phải có hiểu biết về kiến thức về Bình đẳng giới Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình đã được quy định bằng các đạo luật: Bình đẳng giới là một khái nệm nói về mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ, trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng quyền lợi và vị trí như nhau. Nam giới và nữ giới đều có quyền con người và cùng có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ khái niệm đó. Trong thực tế vẫn còn xảy ra những hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ phụ nữ và trẻ em; vẫn còn hiện tượng dùng lời nói lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm và làm tổn thương nhân cách người phụ nữ; vẫn còn có sự phân biệt, đối xử giữa con trai và con gái, bên nội và bên ngoại...Để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới, đảm bảo quyền lợi cho mọi người, nhất là cho phụ nữ, biện pháp quan trọng nhất để phòng chống bạo lực trong gia đình đó là mỗi người hãy tự bảo vệ mình, phải ý thức được bản thân mình, không ai có quyền vi phạm đến thân thể của mình. Một nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành gia đình là hiện nay vẫn còn tồn tại sự bất sình đẳng trong phân công công việc, người phụ nữ phải đảm đương, quán xuyến quá nhiều việc, họ vừa phải tròn vai công việc xã hội trong khi vẫn phải hoàn thành tốt thiên chức của người vợ, người mẹ trong gia đình. Nhiều phô n÷ than thở rằng: “Tôi chẳng khác gì đứa ô-sin trong nhà”. Gánh nặng đó không phải người đàn ông nào cũng sẵn sàng chia sẻ với vợ. Mặt khác, ở nông thôn, sự cố kết cộng đồng đã trở thành truyền thống, đã nghèo hội hè đình đám lại nhiều, đó là dịp để mọi người gặp mặt, ăn uống và có cỗ là ắt có rượu, “rượu vào lời ra”, đã có không ít những rắc rối gia đình xảy ra sau những trận cỗ bàn, nạn nhân gánh chịu là những người phụ nữ. Bạo hành gia đình hiện nay không đơn thuần là bạo hành về thể xác, người phụ nữ phải chịu những trận đòn roi oan nghiệt của chồng, để lại những vết thương trên da thịt. Đó là cách của kẻ “phàm phu tục tử”. Đối với những ông chồng “học rộng tài cao” thì lại có cách “dạy vợ” văn minh hơn, kín tiếng nhưng lại vô cùng thâm thuý. Đó là bạo hành về tinh thần, chửi bới, lăng mạ, xỉ nhục, gây ức chế…nó không để lại vết thương trên cơ thể, nhưng lại làm cho người phụ nữ tê liệt về tinh thần, bị trầm cảm kéo dài, tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh và thể xác. Không ít phụ nữ sau đó đã phải điều trị lâu dài tại các bệnh viện tâm thần, tốn kém thời gian, tiền bạc mà khả năng hoàn toàn bình phục là rất khó, khả năng tái phát bệnh là rất cao. Nhưng có lẽ nặng nề nhất và phổ biến hiện nay là bạo hành toàn diện, tức là người phụ nữ vừa bị tổn thương về mặt thể chất, vừa bị tổn thương về mặt tinh thần. Theo thống kê của mét Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc sức khỏe phụ nữ ë Hµ Néi thì bạo hành toàn diện chiếm tới 70,92%, tiếp theo là bạo hành về thể chất 13,06%, bạo hành tình dục 8,88%, bạo hành tinh thần là 7,14%; bạo hành gia đình xảy ra đều bắt nguồn từ người chồng, gây bạo lực theo bản năng là 8,37%; bạo hành sau khi uống rượu là 22,96%; đòi hỏi vấn đề tiền bạc là 16,94%; các nguyên nhân khác là 5,2%; còn lại gần 50% (cụ thể là 46,53%) là do kẻ gây bạo hành tự tìm kiếm lý do. Điều đó cho thấy sự lạm dụng quyền của người đàn ông trong gia đình vẫn còn ở mức báo động, người phụ nữ lại hoàn toàn bị thụ động trong vấn đề này. Trước hết phải nâng cao trách nhiệm của mỗi người, bởi từ trước tới nay, mọi người vẫn có quan niệm “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, chuyện chồng đánh vợ chỉ là chuyện bình thường trong lúc nóng giận, hay đơn giản là họ đang “dạy vợ”, người ngoài không nên can thiệp. Tai hại hơn họ sợ đụng chạm, sợ bị liên luỵ, sợ rây vào rồi “không phải đầu cũng phải tai”… Hơn nữa, các cơ quan chức năng ở địa phương, các hội đoàn thể chưa quan tâm thấu đáo. Thực tế ở nhiều nơi khi xảy ra sự cố, người bị hại phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quan chức năng, các hội đoàn thể mới vào cuộc. Theo quy định nếu giám định kết quả thương tích trên 11% mới truy cứu trách nhiệm, còn nếu nhẹ thì chỉ lập biên bản, cảnh cáo và bắt người chồng làm cam kết, phạt hành chính. Nhưng biện pháp này xem ra chưa đủ sức răn đe, bởi không phải lúc nào nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương thì không đủ khả năng làm điều này. Hình thức phạt hành chính cũng không dọa được ai vì không phải người đàn ông nào cũng có tiền để nộp và trong trường hợp ấy chính nạn nhân lại là người đem tiền đi nộp phạt thay cho chồng. Vậy biện pháp ở đây là gì? Biện pháp hữu hiệu và khả thi là nhấn vào điểm yếu của các đức lang quân. Nếu họ làm ở cơ quan thì chuyển văn bản về cho lãnh đạo, ở địa phương thì phát lên bản tin truyền thanh của phường, xã, bắt lao động công ích như quét đường, làm vệ sinh nơi công cộng… Hiện nay, nhiều ông chồng vẫn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không sao. Vì bị chồng ức hiếp mọi bề nên có người bị chồng đánh nhiều lần nhưng không dám đi tố cáo vì sợ bị đuổi ra khỏi nhà, sợ về nhà lại bị đánh nhiều hơn, sợ bị gia đình chồng ghẻ lạnh. Nói tóm lại, những người vợ như thế là những người phải cam chịu sự yếm thế hoàn toàn. Hay thiển cận hơn, họ cho rằng xung đột gia đình mà đi trình báo là tự “vạch áo cho người xem lưng”… Biện pháp hữu hiệu là giải thích cho họ hiểu phụ nữ cũng có quyền bình đẳng như nam giới trong mọi lĩnh vực, giải thích cho họ hiểu bạo hành gia đình là một vấn nạn của xã hội, là một hành động cần lên án, chứ không đơn thuần là chuyện trong nhà. Nhẫn nhịn không phải là cách để gia đình hạnh phúc, để có được hạnh phúc phải là sự chia sẻ, động viên và giúp đỡ của cả hai người. Trách nhiệm của mọi người là phải hành động tích cực, coi bạo hành gia đình là vấn đề chung của toàn xã hội, đem đến cho những phụ nữ bị bạo hành thông điệp: “Phòng chống bạo lực giới, họ không đơn độc” để tạo dựng niềm tin cho họ - những nạn nhân của bạo hành gia đình đang rất cần sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người.
Trong gia đình hiện đại, người chồng và người vợ đều tham gia công việc xã hội và chịu áp lực từ phía công việc. Chính vì thế khi người chồng có to tiếng, người vợ nếu không nhường nhịn và kiểm soát dễ dẫn đến mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình. Trong trường hợp không thể thay đổi tình thế, người vợ cần nhờ gia đình, bạn bè, và đoàn thể giúp đỡ. Hiện nay, tại các xã phường đều có tổ hòa giải của hội phụ nữ, hội thanh niên. Một gia đình hạnh phúc luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Người đàn ông trong gia đình cùng với người vợ chung tay xây dựng mái ấm gia đình và nói không với bạo lực, vî chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, coi “chuyện bình thường” là những câu chuyện người chồng cũng biết phụ vợ đi chợ nấu cơm, thay tã cho con, dọn dẹp nhà cửa, người chồng không trăng hoa, ngoại tình, không còn những người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà những người gây ra nó không ai khác là chồng mình, những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.
Chị em Phụ nữ cần biết báo chí có vai trò quan trọng trong việc phát hiện kịp thời các vụ bạo lực gia đình và thông tin về các chủ trương, chính sách pháp luật phòng chống bạo lực gia đình tới người dân, nếu bị bạo lực hoặc phát hiện hành vi Bạo lực gia đình chị em phụ nữ cần báo ngay cho các cơ quan báo chí để được giúp đỡ, bảo vệ.