Sau sinh chị em có thể bị chứng đau tử cung do tử cung co thắt để trở lại kích cỡ lúc trước khi mang thai. Tử cung co thắt càng mau, càng mạnh bao nhiêu, thì bạn càng ít có khả năng xuất huyết và nhanh trở lại trạng thái bình thường. Một vài lưu ý sau sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tử cung cho chị em.
Tập luyện khi còn đang nằm nghỉ
Bạn có thể khởi sự tập luyện ngay trước khi ra khỏi giường. Hai khu vực chính nên tập trung vào là sản khung chậu và các cơ bắp thành bụng. Khi bạn đang còn nằm nghỉ bạn hãy nằm sấp với gối kê dưới hông. Làm như vậy giúp các cơ quan trong vùng chậu trở lại vị trí bình thường của chúng. Tuy nhiên, tư thế này sẽ không được thoải mái lắm khi sữa của bạn đang lên và làm tức hai đầu vú.
Sau sinh chị em nên cố gắng ra khỏi giường ngay khi có thể
Xuống giường ngay khi có thể
Để giảm thiểu sự mệt mỏi, các bà mẹ không nên quá phụ thuộc vào chiếc giường, nên cố gắng ra khỏi giường ngay khi có thể. Đó là một cách phục hồi sinh lý, thể chất tốt nhất, giúp phục hồi tử cung và thải ra các sản dịch.
Thường 6 giờ sau khi sinh thì sản phụ có thể vận động được. Nếu sinh mổ thì sản phụ phải vận động sớm sau 24 giờ để tránh liệt ruột, bí tiểu.
Bạn hãy cố gắng tập luyện các bài tập sàn khung chậu càng sớm càng tốt sau khi sinh. Tập luyện mỗi khi đi tiểu bằng cách tự ngắt quãng dòng nước tiểu. Làm như vậy, bạn sẽ củng cố cho sàn khung chậu mạnh hơn, âm đạo vững mạnh hơn và phòng tránh chứng sa tử cung.
Đi tiểu đúng lúc
Các bác sĩ thường khuyên sản phụ đi tiểu ngay sau sinh (thường là bốn giờ sau khi sinh). Bạn có thể cần đi tiểu luôn trong vài ngày đầu, đó là cách để cơ thể bạn loại đi bất cứ loại nước dư thừa nào. Nếu không sẽ làm bà mẹ bí tiểu, bị sưng bàng quang, ngăn chặn quá trình tử cung co lại, dẫn đến xuất huyết sau sinh hoặc viêm bàng quang.
Vệ sinh sạch sẽ
Khoa học đã chứng minh, việc tắm rửa sau khi sinh hoàn toàn tốt cho người mẹ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn. Nếu là cuộc sinh nở bình thường thì 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được, không nên để quá lâu.
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Do vậy, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng.
Chú ý, các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc ấm. Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch.
Vệ sinh đúng cách:
1. Khi mang thai ở thời điểm sắp sinh, dạ con to như chiếc thùng cỡ 5-10 lít. Khi sinh xong, mẹ có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường sau khoảng 21 ngày, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ phải mất nhiều thời gian hơn).
Nếu dạ con không co chặt lại thì rất dễ gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, phụ nữ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú để kích thích sự co bóp.
Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách để người mẹ luôn khỏe mạnh
2. Sau sinh, mẹ sẽ thấy có rất nhiều sản dịch, đây chính là máu ra sau sổ nhau. Thường trong giờ đầu sau sinh, lượng máu ra có thể lên tới 100 ml nên bạn cần phải đóng bỉm to, những ngày sau đó nên dùng băng vệ sinh bình thường và thường xuyên thay, rửa.
Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh (như tè dầm), mẹ cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể đó là dấu hiệu băng huyết.
Ngược lại, nếu sinh xong, mẹ thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng cần lưu ý bởi có thể đã không thoát được dịch, tử cung khó co lại, dễ gây nhiễm trùng hậu sản, có người còn nhiễm trùng huyết, phải mổ thắt dạ con.
Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh chỉ nằm yên trên giường 8-10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó nên đi lại thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, bạn cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, bạn cần nằm xuống để máu lưu thông nên não, tránh hiện tượng choáng ngất, dễ bị ngã, chấn thương…
3. Đặc biệt, bạn nên tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, mẹ có thể dùng thuốc mỡ bôi, cũng đỡ đau nhức phần nào.
4. Ngoài ra, phụ nữ ngay khi sinh xong có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần.
Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…
5. Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non). Lúc này không nên chủ quan mà cần sử dụng các biện pháp tránh thai ngay. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, hư thai…
6. Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt nhẹ nhàng, có thể dùng máy sấy hỗ trợ việc làm khô.
Nếu sau 4 ngày mà không thấy giảm đau, nhức nhối thì có thể là mẹ bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.
7. Tùy cơ thể từng người, mẹ có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu cảm thấy mệt thì không nên tắm gội cùng một lúc và chớ đứng cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy.
Xoa bóp tử cung
Thực hiện xoa bóp tử cung bằng cách bóp nhẹ nàng, liên tục với 1 bàn tay vào phần bụng dưới của người phụ nữ để kích thích tử cung, giúp tử cung nhanh chóng phục hồi.
Cho con bú để kích thích vú
Kích thích núm vú có thể giúp tử cung co lại. Việc cho em bé bú sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh sẽ có tác dụng này. Em bé bú càng thường xuyên sẽ càng kích thích phản xạ co, đẩy nhanh sự phục hồi của tử cung. Nếu không cho bé bú mẹ, bạn có thể massage vú hoặc làm cách nào đó để kích thích núm vú.
(St)