Tần suất vô sinh khoảng 10-15%, trong đó nguyên nhân do vợ chiếm 40%, do chồng 40%, cả hai vợ chồng 10% và không rõ nguyên nhân chiếm 10%.
Vô sinh hay hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản sống chung với nhau và không áp dụng một biện pháp tranh thai nào mà vẫn không có con sau một thời gian một năm. Vô sinh được chia làm 2 loại là vô sinh nguyên phát (khi chưa có thai lần nào) và vô sinh thứ phát (đã có thai nhưng sau hơn một năm vẫn không có thai lại).
1-Phân loại
- Vô sinh nguyên phát (vô sinh 1: VS I): người vợ chưa từng có thai lần nào.
- Vô
sinh thứ phát (vô sinh 2: VS II): người vợ có tiền sử ít nhất 1 lần có
thai nhưng sau đó không thể có thai lại sau thời gian 1 năm.
2-Các nguyên nhân vô sinh
- Tỉ lệ nguyên nhân vô sinh do
Nguyên nhân gây vô sinh
Nguyên nhân do vợ
- Nguyên nhân do cổ tử cung
Nhờ chất nhầy ở cổ tử cung và cấu trúc bình thường của cổ tử cung giúp tinh trùng bơi qua dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó gây ảnh hưởng tới chất nhầy hoặc cấu trúc của cổ tử cung làm cho tinh trùng khó sống sót và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỷ lệ có thai giảm. Tiền sử có đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung làm phá huỷ các tế bào tiết chất nhầy, tiền căn nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sanh gây chít ép hoặc hở cổ tử cung. Viêm nhiễm cổ tử cung làm ảnh hưởng tới khả năng sống của tinh trùng.
- Nguyên nhân do tử cung và ống dẫn trứng
Phụ nữ có tiền sử về nhiễm trùng sinh dục như viêm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng làm chít hẹp hoặc tắc ống dẫn trứng do đó trứng không thể di chuyển vào buồng tử cung. Phụ nữ trước đây có đặt vòng, nạo thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng dính như buồng tử cung hoặc tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, tiền căn phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu…
- Nguyên nhân do rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng thường được biểu hiện qua tình trạng kinh nguyệt như kinh thưa (chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày) hay vô kinh (không có kinh từ 3 hoặc 6 tháng trở lên). Nguyên nhân rối loạn rụng trứng rất nhiều như rối loạn về yếu tố tâm lý, thể thao quá mức, tăng cân hoặc giảm cân trên 20% trọng lượng cơ thể hoặc các bệnh lý như buồng trứng đa năng, suy buồng trứng sớm…
- Nguyên nhân do tuổi
Tuổi phụ nữ càng cao, khả năng sinh sản càng giảm và tỷ lệ sẩy thai càng tăng.
- Sử dụng một số biện pháp tránh thai:
Uống thuốc tránh thai kéo dài: Bình thường, thuốc tránh thai không có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bạn cũng như khả năng sinh con. Nhưng việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể gây khó có thai lại trong vòng 6 tháng đầu sau khi dùng thuốc.
- Đặt dụng cụ tử cung: Nếu như việc đặt dụng cụ tử cung bình thường và không gây ra viêm nhiễm thì nó không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Nhưng nếu xảy ra viêm nhiễm thì có thể dẫn đến vô sinh. Bình thường, dụng cụ tử cung là hoàn toàn vô khuẩn, vì vậy khi viêm nhiễm tử cung hay âm đạo thì nó là điều kiện để vi khuẩn từ ngoài vào trong dễ gây viêm nhiễm và rong kinh. Vì vậy, trước khi đặt vòng thì cần điều trị các viêm nhiễm phụ khoa nếu có.
- Phụ nữ hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chất nicotin làm co mạch và giảm cung cấp máu, gây rối loạn chức năng hoạt động của bộ phận sinh dục và có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
- Nhiễm trùng tiểu khung: Viêm tắc vòi trứng: nếu bị viêm tắc vòi trứng thì trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ tinh được.- Một số nguyên nhân khác
Một số bệnh lý liên quan đến nội tiết có thể gây vô sinh như bệnh bướu cổ, bệnh gan, thận, thượng thận…
Nguyên nhân do chồng
- Rối loạn trong quá trình sinh tinh, trưởng thành của tinh trùng
Suy tuyến sinh dục nguyên phát, thứ phát, nhiễm trùng đường sinh dục, quai bị, dãn tĩnh mạch thừng tinh, tiếp xúc với các hoá chất, tia xạ làm tinh trùng yếu, giảm hoặc không có tinh trùng.
- Rối loạn chức năng tính dục
Các rối loạn chức năng cương dương vật ( bất lực), và rối loạn về phóng tinh ( xuất tinh ngược dòng) giảm khả năng có thai.
- Bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục
Không có ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn, hay dãn tĩnh mạch thừng tinh…gây giảm hoặc không có tinh trùng.
Kết luận
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, tỷ lệ xuất hiện đều ở nam và nữ. Do dó , khi thăm khám và chẩn đoán vô sinh phải cần thăm khám cả vợ lẫn chồng để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó điều trị mới có kết quả.
Một số nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ hiếm muộn, vô sinh ngày càng tăng
Hiện nay, hầu hết các thống kê trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ hiếm muộn ngày càng gia tăng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân:
Phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn.
Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng nam giới đang giảm dần, có thể do ảnh hưởng môi trường và hoàn cảnh sinh sống.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong cộng đồng, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản.
Việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều bạn tình ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ dẫn đến hiếm muộn.
Ở nước ta, hiện nay tỉ lệ nạo phá thai ở phụ nữ khá cao. Một biến chứng lâu dài rất thường gặp của nạo phá thai hiện nay là hiếm muộn - vô sinh. Rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai đã bị vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung. Do đó, nếu chưa muốn có con, tốt nhất bạn nên sử dụng một biện pháp ngừa thai thật an toàn để dự phòng khả năng bị biến chứng vô sinh sau nạo thaiChữa Vô Sinh - Cần tìm ra đúng nguyên nhân
Nếu sau một năm một cặp vợ chồng có
sinh hoạt tình dục đều đặn, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà
vẫn không mang thai và sinh con được gọi là vô sinh. Bạn nên đi khám để tìm
nguyên nhân và hướng chữa vô sinh thích hợp!.
Đối với các phụ nữ càng lớn tuổi càng nên lưu ý thời gian sớm hơn. Sau 35 tuổi
nếu đã xây dựng gia đình trên nửa năm vẫn chưa mang thai, bạn đừng nên chậm trễ
việc thăm khám.
Thống kê cho thấy tỉ lệ khoảng 40% vô sinh bắt nguồn từ nam giới, khoảng 40% do nữ, 10% do cả hai vợ chồng, 10% không rõ lý do.
1. Chữa vô sinh nữ
1.1 Các xét nghiệm thăm dò chẩn đoán:
- Xét nghiệm nội tiết: nội tiết tố
hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết sinh dục (estrogen, progesterone), nội tiết
thai nghén (HCG)...
- Thăm dò phóng noãn: đo thân nhiệt cơ sở, chỉ số cổ tử cung, chỉ số nhân đông,
sinh thiết nội mạc tử cung định ngày...
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang
noãn và phóng noãn, siêu âm thai sớm, chụp phim tử cung vòi trứng, chụp tuyến
yên bằng X quang thường quy hoặc cắt lớp vi tính...
- Phẫu thuật nội soi: chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính ống dẫn
trứng, buồng trứng, bơm thông ống dẫn trứng, đốt điểm buồng trứng,...
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ phát hiện các bất thường di truyền
1.2 Chữa vô sinh nữ bằng phương pháp điều trị dùng thuốc
Việc điều trị tùy thuộc vào từng cá
thể và nguyên nhân khác nhau. Nguyên tắc điều trị vô sinh là điều trị cả hai vợ
chồng và điều trị toàn diện. Ngoài dùng thuốc điều trị nguyên nhân (như viêm
nhiễm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung...), đối với nữ điều trị hỗ trợ sinh
sản bằng thuốc thường dùng các thuốc kích thích buồng trứng.
Kích thích buồng trứng là dùng các thuốc khác nhau theo nhiều phác đồ khác nhau
nhằm tăng sự phát triển nang noãn, tăng trưởng thành và phóng noãn. Đồng thời
kích thích buồng trứng cũng giúp điều chỉnh các rối loạn phóng noãn, thiểu năng
giai đoạn hoàng thể. Chỉ định kích thích buồng trứng khi:
- Rối loạn phóng noãn: gồm không phóng noãn và ít phóng noãn, những trường hợp nang
noãn kéo dài, không có đỉnh estradiol phù hợp, không có đỉnh LH phù hợp, thiểu
năng giai đoạn hoàng thể.
- Kích thích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản nhằm tăng số lượng nang noãn
phát triển, trưởng thành và phóng noãn tự nhiên hay chọc hút.
Một số loại thuốc có tác dụng kích thích buồng trứng có thể được sử dụng như:
Clomiphene citrate, Gonadotropin, HMG, HCG...
1.3 Rủi ro khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản.
- Mang thai đôi hoặc đa thai. Càng
có nhiều thai nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, có thể ảnh hưởng tới sự phát
triển của trẻ sau này.
- Hội chứng quá kích buồng trứng: trong quá trình dùng thuốc buồng trứng bị
kích thích quá mức, nhiều nang trứng cùng phát triển, kích thước buồng trứng to
hơn bình thường kèm theo tình trạng tràn dịch các khoang cơ thể (màng tim, màng
bụng, màng phổi...).
1.4 Chữa vô sinh nữ bằng Phẫu thuật
Một số phẫu thuật có khả năng cải
thiện khả năng sinh sản ở nữ như biện pháp bóc tách loại bỏ các tổ chức viêm
dính, tổ chức lạc nội mạc tử cung, thông ống dẫn trứng trong trường hợp dính
tắc, các phẫu thuật sửa chữa các dị dạng sinh dục...
Hiện nay nhờ kỹ thuật nội soi mà các phẫu thuật được tiến hành khá đơn giản, ít
xâm lấn, ít ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
1.5 Chữa vô sinh nữ bằng thụ tinh ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm sau đó được cấy vào buồng tử cung. Đây là một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thất bại, được áp dụng cho những được dành cho những cặp vợ chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản, vì bất kỳ lý do gì đó, tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên.
1.6 Phòng chống vô sinh nữ
Nếu người phụ nữ có ý thức trong
việc chăm sóc sức khỏe, thì các biện pháp sau đây góp phần tăng cường sức khỏe
sinh sản, giúp ích để có một khả năng sinh sản bình thường:
- Duy trì một trọng lượng bình thường: thừa hay thiếu cân đều có nguy cơ rối
loạn rụng trứng. Do đó nên duy trì một cân nặng trong giới hạn bình thường
(theo chỉ số khối cơ thể BMI) bằng kiểm soát chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể
dục vừa sức.
- Bỏ hút thuốc: thuốc lá gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sinh sản,
chưa kể đến sức khỏe nói chung và sức khỏe của thai nhi. Nếu đang có kế hoạch
sinh con, hãy bỏ thuốc lá ngay bây giờ.
- Hạn chế uống rượu: uống rượu nặng tám ly trở lên một tuần có thể dẫn đến giảm
khả năng sinh sản.
- Giảm căng thẳng: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng trải qua
những căng thẳng tâm lý làm giảm hiệu quả điều trị vô sinh. Luôn cố gắng giữ
tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Hạn chế cà phê.
- Đặc biệt quan trọng là nên duy trì khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện một
số bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như viêm nhiễm phụ
khoa, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bất thường trong hệ thống sinh sản...
để có hướng điều trị kịp thời.
2. Chữa Vô sinh nam:
Từ trước đến nay các trường hợp vô
sinh đều có xu hướng quy tụ về phía phụ nữ, cả về phương diện xã hội cũng như y
học. Trong nhiều nǎm gần đây, các cặp vợ chồng hiếm muộn đã có ý thức tìm hiểu
kỹ càng hơn xem "trách nhiệm" thuộc về ai, và trên cơ sở nguyên nhân
đích thực mà lựa cách sinh con với sự trợ giúp của y học.
Theo các thống kê đáng tin cậy thì ngay ở các nước phát triển tỷ lệ vô sinh có
nguyên nhân về phía người chồng (vô sinh nam) so với vô sinh nữ là khá tương
đương. Y học hiện đại đã phát hiện được nhiều nguyên nhân của vô sinh nam và đã
có nhiều thành công để giải quyết vấn đề này, đem lại niềm tin và hy vọng cho
các đức ông chồng cũng như cho cả gia đình.
Nguyên nhân bệnh vô sinh nam :
Các nguyên nhân chính dẫn tới vô sinh nam:
- Thiếu hụt cả về chất lượng và số
lượng tinh trùng.
Nguyên nhân này khá phổ biến. Nó có liên quan đến những cǎn bệnh di truyền và mắc
phải của nam giới. Chẳng hạn như các trục trặc hay khiếm khuyết về cơ cấu di
truyền có liên quan đến giới tính và bộ máy sinh dục nam. Một cǎn bệnh mắc phải
từ thời thơ ấu là cǎn bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai (bệnh quai bị) do virut
cũng để lại di chứng gây kém về chất lượng và suy giảm về số lượng các tế bào
tinh trùng.
- Tình trạng không có tinh và cả các tế bào tiền thân của nó trong tinh dịch -
được gọi là vô tế bào sinh sản nam do không bài xuất được. Nguyên nhân này
chiếm tới khoảng 10% các trường hợp vô sinh nam nói chung.
- Tình trạng không đi xuống được
của tinh hoàn (trong thời kỳ bào thai 2 tinh hoàn nằm trong ổ bụng) hay bị xoắn
thừng tinh hoàn và kể cả nguyên nhân bị mắc bệnh quai bị sau khi đã qua tuổi
dậy thì. Cǎn bệnh này để lại hậu quả là làm cho các tinh hoàn mất khả nǎng sản
xuất ra tinh trùng.
- Bệnh tự miễn: Vì một sự trục trặc nào đó trong hệ thống nhận biết các tế bào
của hệ thống miễn dịch của cơ thể mà một số tế bào làm nhiệm vụ cảnh giới
(lympho T) cho rằng các tinh trùng là các tế bào lạ và do đó huy động cơ thể
sản sinh ra các kháng thể chống lại. Từ đó mà hiện tượng vô sinh nam xuất hiện.
Tuy nhiên, nguyên nhân này chiếm một tỷ lệ rất ít.
Về nguyên tắc thì việc điều trị phải tùy thuộc vào nguyên nhân.
2.1 Các chỉ định điều trị nội khoa vô sinh nam bao gồm:
• Bất lực: dùng các thuốc làm tăng
cương dương vật (thuốc uống, tiêm, bơm niệu đạo)
• Bất thường về nội tiết: bổ sung nội tiết ngoại sinh
• Thiểu năng tinh trùng không rõ nguyên nhân: Nói chung, rất nhiều thuốc đã
được dùng điều trị vô sinh nam với chỉ định này, tuy nhiên hầu hết các thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đều không chứng minh được hiệu quả của
điều trị nội khoa cho thiểu năng tinh trùng không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, ở
nhiều nơi điều trị nội khoa vẫn còn là trị liệu khá phổ biến.
Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: mesterolone, testolactone, clomiphene
citrate, tamoxifen, hCG (Howards, 1995). Gần đây, FSH cũng được cho thấy là có
thể có hiệu quả trong điều trị vô sinh nam do thiểu năng tinh trùng.
2.2 Chữa vô sinh nam bằng phương pháp phẫu thuật
Các chỉ định điều trị gồm
• Lỗ niệu đạo lạc chỗ, hẹp bao qui đầu
• Dãn tĩnh mạch thừng tinh
• Bất lực do tổn thương thực thể: ống hút chân không, dây cột gốc dương vật
• Không có tinh trùng do tắc đường dẫn tinh: đây là phẫu thuật thường được thực
hiện để điều trị vô sinh nam. Phẫu thuật thông nối thành công thành công thường
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chỉ định phẫu thuật, trang bị vi phẫu thuật, tay
nghề của phẫu thuật viên vi phẫu. Tuy nhiên, nếu thông nối thành công, kết quả
có thai lại phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng là tuổi và khả năng sinh sản
của người vợ
2.3 Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Trong sinh lý bình thường phải có
đến từ vài chục đến vài trăm triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo để đảm bảo
có được 1 tinh trùng thụ tinh được noãn. Do đó, nếu số lượng tinh trùng trong
mỗi lần xuất tinh bị giảm nhiều thì khả năng có thai sẽ rất thấp hoặc không có.
Mục đích của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là tạo điều kiện thuận lợi để quá
trình thụ tinh và thụ thai có thể diễn ra với trong điều kiện số lượng và chất lượng
tinh trùng bị suy giảm.
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để chữa vô sinh nam gồm 3 kỹ thuật chính: bơm tinh
trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và tiêm tinh
trùng vào bào tương noãn (ICSI).
(St)