Gia trưởng... gia truyền!
Gia trưởng được hiểu đơn giản là chủ nhà, là thủ trưởng gia đình, là nhà quản trị dòng họ, vậy có gì phải săm soi, có gì để "lớn tiếng" với những người gia trưởng chứ? Nhưng mọi việc có thể sẽ đơn giản hơn khi chức vụ gia trưởng được "bầu bán" một cách công khai hoặc được ai đó "bổ nhiệm". Đằng này gia trưởng thường được một cá nhân tự ứng cử và trúng cử đương nhiên mà không có bất kỳ đối thủ tranh cử nào!
Phải chăng vì trong hầu hết các hộ gia đình, chức chủ hộ đều được mặc định chỉ dành riêng cho đàn ông, người phụ nữ ít có cơ hội đảm nhận vai trò này nếu vẫn còn đó... dấu vết của người đàn ông, dù họ có phải là đàn ông "thứ thiệt" hay không! Điều này có thể tạo tâm lý "ta là một, là riêng, là thứ nhất", và đôi khi ngộ nhận về vai trò của mình nên người đàn ông sẽ gia trưởng một cách hết sức tự nhiên mà không cần biết người xung quanh có chấp nhận hay không.
Có người lại cho rằng vì con trai từ nhỏ đã được giáo dục phải mạnh mẽ, phải cứng rắn cho ra dáng đàn ông nên điều đó đã hun đúc tính gia trưởng của họ rồi. Tính gia trưởng đã được bật đèn xanh ngay từ trong gia đình chứ đâu có xa xôi gì? Có người cho rằng vì ở các nước phương Đông, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nên gia trưởng vẫn như là một... đặc điểm trang sức của cánh đàn ông. Ngay chính người phụ nữ cũng xem trọng con trai hơn con gái. Do đó tính gia trưởng của đàn ông vừa có tính gia truyền, vừa có tính lịch sử của cả một hệ ý thức tồn tại biết bao đời nay!
Gia trưởng "biết điều" trong xu thế mới?
Trong thực tế, phải chăng chỉ có người đàn ông mới tỏ ra gia trưởng? Những quan hệ gọi là gia trưởng không chỉ xuất hiện trong gia đình mà còn trong cả sinh hoạt cơ quan... Một số nhà quản lý khi điều hành công việc đã thể hiện sự quyết đoán của mình đến mức thiên hạ gọi đó là tính gia trưởng.
Mặt khác, ở nhiều gia đình, không ít người đẹp lại hết sức quyền uy như một chủ nhân tuyệt đối của gia đình hay của đơn vị công tác. Mặc dù có vẻ gia trưởng nhưng những phụ nữ ấy vẫn hết sức duyên dáng và quyến rũ như thường, tính gia trưởng chẳng hề làm suy giảm nét phụ nữ đặc trưng của họ! Phải chăng ngày nay tính gia trưởng không còn là đặc tính riêng của nam giới? Phải chăng ngày nay nhiều phụ nữ đã trở nên gia trưởng, hay có thể cho rằng tính gia trưởng đã bắt đầu chuyển đổi vị trí từ người đàn ông sang người phụ nữ?
Dù ở nam hay nữ, tính gia trưởng là tích cực hay tiêu cực trong quá trình giao tiếp, thiết lập quan hệ hiệu quả với người xung quanh? Trong gia đình có cần chút gia trưởng để "làm chủ tình hình" hay... giành thế áp đảo không? Khi cha hoặc mẹ có tính gia trưởng thì con cái sẽ gìn giữ được gia phong hoặc những nét truyền thống tốt đẹp đã có của gia đình? Nếu không gia trưởng thì gia đình có nhiều nguy cơ đánh mất sự gắn bó, tôn ti và giềng mối họ hàng?
Đã có nhiều người chấp nhận tính gia trưởng. Họ cho rằng thà có người chủ xướng mạnh mẽ dứt khoát, còn hơn là cứ mãi băn khoăn chẳng biết xác định hướng đi và đi như thế nào để không bị lạc đường trong một bàn cờ chằng chịt lối. Trong trường hợp này, gia trưởng không có vẻ độc đoán mà chỉ là sự thể hiện một cá tính mạnh mẽ, một phong cách đặc trưng của người sẵn sàng chấp nhận vai trò trụ cột.
Tuy nhiên gia trưởng kiểu này lại cần phải có sự uyển chuyển hơn, mềm mỏng hơn để "cấp dưới" chấp nhận và an tâm hơn về tính gia trưởng "biết điều" trong xu thế mới!
Ở góc độ khác, một số người tỏ ra gia trưởng chỉ để chứng minh giá trị của mình hoặc để phản ứng thực tế nào đó. Một vài người đàn ông cố tình thể hiện tính gia trưởng khi cảm thấy mình bị...cạnh tranh giá trị trong gia đình. Có thể đó chỉ là những phản ứng vô thức nhưng dẫu sao vẫn phản ánh sự bất phục của họ khi ai đó có vẻ... xem thường mình.
Nhiều người tự hỏi tại sao các quí ông lại cứ phải "phát xít" thế?
Mọi người đàn ông khi chứng minh được năng lực, giá trị của mình sẽ đương nhiên được gia đình thừa nhận và có thể trở thành người "người dẫn đường" đáng kính, mà không cần phải cố chứng tỏ mình là người gia trưởng như thế nào!
Gia trưởng cũng có thể là tội đồ của tình yêu:
Theo bà Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ 1900585868, nhiều người phụ nữ khốn khổ vì tính gia trưởng của chồng và nhiều người trong số họ muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân chỉ vì kiểu tình yêu áp đặt này.
Đau khổ vì được chồng... “yêu”
Trung tâm Tư vấn tâm lý Người bạn tri kỷ đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của khách hàng liên quan đến vấn đề này. Chỉ vì tính áp đặt của chồng mà không ít người phụ nữ đã phải hàng đêm rơi nước mắt, chịu không nổi nên đã gọi điện đến cho chuyên gia tư vấn tâm lý.
Gần đây nhất có một cuộc gọi từ Quảng Bình. Khách hàng lại là một phụ nữ nói giọng miền Nam đặc sệt. Chị sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu trong một gia đình khá giả. Chồng chị quê Quảng Bình nhưng làm việc tại Vũng Tàu.
Cơ quan bên chồng có đại diện đặt tại Quảng Bình nên tháng thì ở Quảng Bình, tháng ở Vũng Tàu. Họ yêu nhau được 6 tháng thì cưới. Ngày vợ mang bầu được 2 tháng, chồng chị thuyết phục chị về quê anh ở Quảng Bình để tiện cho ông bà nội chăm sóc.
Chị làm nghề thêu, không ràng buộc về thời gian nên đã đồng ý theo chồng về quê để dưỡng thai và sinh nở. Hai vợ chồng chị cùng thống nhất là chị sẽ ở quê khoảng 10 tháng, lúc con cứng cáp thì sẽ quay về Vũng Tàu với chồng. Lúc con chị được 3 tháng tuổi, cũng là lúc thời gian 10 tháng đã hết. Chị bàn với chồng quay về Vũng Tàu thì chồng chị không đồng ý. Anh bảo,nhà chỉ có anhlà con trai, anh đã xa bố mẹ rồi nên muốn vợ con ở nhà cho ông bà vui vầy.
Mặc dù nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh chị, nhớ quêhương bản quán nhưng nghĩ “thuyền theo lái, gái theo chồng” nên chị đành thôi. Mặc dù trong thâm tâm, chị cũng cảm thấy ấm ức vì chồng đã không giữ đúng lời hứa với mình.
Ngồi nhà mãi cũng chán, chị muốn mở một tiệm may ở nhà để làm việc thì chồng chị cũng không cho. Anh ấy bảo, tiền anh kiếm ra đủnuôi sống cả gia đình nên chị không phải làm gì hết, chỉ cần ở nhà trông con và chăm bố mẹ già.
Chồng chị là kỹ sư bên dầu khí. Tiền anh kiếm ra hàng tháng vài ba chục triệu đồng nên chị cũng chẳng phải logì về kinh tế. Tuy nhiên cứ ngồi nhà, chẳng giao tiếp giao du với ai, ăn không ngồi rồi phụ thuộc vào những đồng tiền mà chồng mang về cũng rất chán, nên chị đã “đấu tranh” với chồng để cho chị đi làm. Hoặc nếu không thì anh phải để mẹ con chị trở về Vũng Tàu. Nhưng chồng chị đã ra điều kiện: một là ly dị, hai là chị phải ở đây và không được đi làm gì hết.
Căng thẳng và mệt mỏi vì bị chồng khống chế áp đặt, chị vô cùng chán nản. Thời gian gần đây, anh ấy còn tỏ rõ sự ghen tuông một cách bệnh hoạn. Chị đi chợ một lúc thì anh ấy trahỏi “đi với thằng nào?”. Nếu bắt gặp chị đứng nói chuyện với bất cứ người đàn ông nào, anh ấy cũng ghen.
Những tháng ở Vũng Tàu, anh ấy thường xuyên gọi điện về nhà. Lúc anh ấy gọi về mà chị không có nhà thì thể nào sau đó cũng bị tra hỏi và hai vợ chồng lại căng thẳng và to tiếng với nhau.
Chị tâmsự với chuyên viên tư vấn: “Ngày chưa lấy nhau anh ấy cũng ghen. Em còn nhớ một lần đi học ngoại ngữ, khi anh ấy đến đón em thì bắt gặp em đang đi với một người bạn trai, anh ấy đã ghen và tỏ ra rất đau khổ. Lúc đó em không nghĩ anh ấy lại ghen bệnh hoạn như bây giờ. Thấy anh ấy ghen như vậy em lại cảm thấy hạnh phúc vì nghĩ rằng mình đã có một người đàn ông yêu mình thực sự, chứ biết đâu nên nỗi như thế này. Em chỉ muốn đi làmđể giải tỏa tinh thần và để cho cuộc sống có ý nghĩa hơn thì anh ấy lại nghĩ bậy bạ rằng em đi làm chỉ để tiện cặp bồ. Giờ cuộc sống của emnhư địa ngục trần gian. Tiến thoái lưỡng nan và không biết giải quyết thế nào!”.
Những ông chồng lắm điều, đa nghi có thể khiến hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. |
Chồng áp đặt = bi kịch; vợ áp đặt = hạnh phúc?
Đây là công thức tâm lý học được bà Lê Thu Hiền đã đúc rút từ thực tế cuộc sống và từ kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng trong nhiều năm qua. Vì sao vậy?
Nhà tâm lý Lê Thu Hiền cho rằng, sở dĩ sự áp đặt của chồng dễ nảy sinh bi kịch là bởi tính gia trưởng và muốn khống chế người bạn đời theo tư tưởng gia trưởng củamình. Còn khi trong gia đình, nếu người vợ áp đặt mọi quyết định thì khi đó họ rất được chồng nể trọng. Một người đàn ông bản lĩnh, hiểu biết thì mới làm được điều này, vì khi đó họ đã vượt qua được quan niệm gia trưởng ăn sâu từ hàng nghìn năm qua.
Một lý do khác, khi người đàn bà áp đặt thì gia đình đó hạnh phúc là bởi giữa đàn ông và đàn bà có sự khác nhau rất lớn trong quan niệm và ứng xử đối với gia đình. Đàn ông xem gia đình là nơi nương náu sau thời gian làm việc bươn chải ngoài xã hội.
Gia đình đối với đàn bà còn có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều. Nó không chỉ là nơi nương náu mà là hy vọng và cả cuộc đời của phụ nữ. Gia đình đối với phụ nữ là tất cả. Vì vậy, khi quyết định bất cứ việc gì trong gia đình, xuất phát điểm của phụ nữ cũng đều vì gia đình. Bởi vậy, sự áp đặt của phụ nữ không ngoài mục đích đó.
Còn người đàn ông, khi họ áp đặt thường là do theo ý muốn chủ quan và xuất phát từ mục đích tối thượng là cái tôi của họ. Khi quyết định chuyện gia đình xuất phát từ cái tôi thì lúc đó bi kịch nảy sinh.
Quay trở lại trường hợp của cặp vợ chồng ở trên, bà Hiền cho biết: thực ra vì yêu vợ nên anh chồngmới như vậy. Anh ta nghĩ đơn thuần đi kiếm tiền mang về cho vợ con, để vợ không phải chật vật kiếm sống. Xuất phát điểm là vì anh ta yêu vợ. Việc anh ta ghen cũng là vì yêu vợ. Nhưng do không hiểu vợ, do mang tư tưởng gia trưởng và sống áp đặt nên vô hình chung đã tạo nên một sức ép với người bạn đời.
Bản thân anh ta không nhận thức được rằng, những suy nghĩ và quyết định của anh ta là làm khổ vợ. Anh ta chỉ nghĩ rằng, anh lo cho vợ đến như vậy thì không có lý do gì vợ anh phải khổ cả. Đó làsuy nghĩ chủ quan của anh. Bằng tư tưởng gia trưởng và cách sống áp đặt này, anh ta sẽ dần giết chết tình yêu của vợ và có thể đẩy gia đình vào thảm kịch.
Trên thực tế có rất nhiều đàn ông mang tư tưởng và cách sống này. Đây chính là mẫu đàn ôngtiêu biểu nhất cho dạng đàn ông không biết cách yêu.
Gia đình phải được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu, tôn trọng và cảm thông lẫn nhau của vợ và chồng. |
Tác động... ngược
Theo bà Hiền, giữa hai vợ chồng luôn luôn tồn tại những sự khác biệt lớn. Bất kể họ là hai người tốt hay xấu, yêu nhau hay không yêu nhau. Do vậy giữa vợ và chồng thường xảy ra tình trạng không hiểu nhau.
Đặc biệt đối với những người đàn ông gia trưởng, họ luôn cho rằng những điều họ nghĩ là đúng nên chính điều đó đã cản họ không hiểu được người bạn đời của mình cần gì và thích gì. Cái mà họ nghĩ là vợ cần thì thực ra hoàn toàn khôngphải. Do vậy những việc mà họ cố công làm cho vợ rốt cuộc chỉ là con số 0. Bi kịch là ở đó.
Cũng tại Trung tâm tư vấn tâm lý Người bạn tri kỷ, một người đàn ông bức xúc gọi điện phàn nàn về vợ anh. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, để thể hiện sự quan tâm đến vợ, anh đã mua một bộ đồ tràng kỷ về tặng mẹ vợ.
Tiền mua tủ, bàn ghế và tiền thuê xe chở từ Hà Nội vào tận Quảng Bình lên đến 50 triệu đồng. Mặc dù tốn kém, vất vả lắm anh mới mang được quà biếu về cho mẹ vợ, nhưng vợ anh vẫn không hài lòng. Khi chuyên gia tư vấn hỏi vợ anh ta thì chị vợ kể: anh ta làm mà không báo trước cho vợ một câu.
Chiều 28 Tết, cơ quan vừa cho nghỉ Tết, đang chuẩn bị đi mua sắm thì chồng chị đột ngột bảo chị theo xe về quê để mang bàn ghế về cho mẹ. Vì không được tham khảo ý kiến của mình, hơn nữanghĩ gia cảnh của mình còn khó khăn, nhà cửa chưa có, nợ nần chưa trả, nên việc làm thơm thảo của chồng càng khiến chị tức tối.
Theo bà Hiền, yêu là một kỹ năng được rèn luyện, không chỉ là cảm xúc. Yêu còn được gọi là hành động thể hiện thiện chí. Đôi khi bản chất việc mình làm là tốt nhưng vì không có khả năng thấu hiểu, không hiểu được tình cảm của người bạn đời, nên sự việc mà mình cho là tốt đẹp lại làm người bạn đời đau khổ và thất vọng.
(St)