Kinh nghiệm nuôi chim chào mào

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm nuôi chim chào mào

18/04/2015 04:24 PM
2,847
Kinh nghiệm nuôi chin chào mào. Nuôi chào mào theo từng giai đoạn như thế nào.


Chào mào (ở miền trung gọi là chim đội mũ đít đỏ vì có mào nhọn và đít màu đỏ, gọi vậy để phân biệt với loài tương tự nhưng đít có màu vàng) Loại này dễ nuôi, có thể cho ăn được rất nhiều thứ như: thịt, cám, trái cây...


Điều kiện nuôi

 Chào mào thật đơn giản, không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây, ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, tớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam và đặc biệt là cà rốt thì rất tốt. Vì vậy chào mào được gọi là vua của rau quả. Có thể hấp mềm rau quả cho chim ăn. Theo kinh nghiệm thì những loại rau có sắc màu đỏ sẽ giúp chim giữ đít màu đỏ đẹp cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên như cây xanh hoặc hoa hòe màu đỏ sẽ khiến chim có bộ lộng đẹp hơn.

Nuôi chim từ nhỏ

Khi còn non, cho Chào mào ăn cám chim, trộn cám đều và hơn sệt để cho ăn, ngoài ra cần cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn thêm. Có thể thay sâu bằng cách cho ăn thịt heo hoặc thịt bò đều được (không nên ăn thịt sống vì dễ bị nhiễm bệnh từ gia súc). Không nên cho ăn cào cào để tránh bị bệnh giun sán.

Khi cho ăn dùng que mỏng xúc cám bón cho chim. Chim mọc đủ lông bón nhấp nhứ gần mỏ, chim đói sẽ đớp mồi, thấy chim đớp mồi thì không bón đút nữa mà bón nhấp nhứ gần mỏ cho chim tự mổ. Chim mổ quen thì nhử dần que bón xuống máng và xúc cám ở máng cho chim nhìn thấy, dần dần chim tự mổ cám ở máng để ăn.

Nuôi chim bồi
Chim bồi là chim đánh bẫy được hoặc mua từ những người khác đánh bẫy từ tự nhiên. Bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tích thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của chim còn nhiều thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi,để chim không chui đầu ra gây tróc đầu chảy máu. Nếu tróc đầu chảy máu thì đừng quá lo lắng, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại.

Cách tập cho chim dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi chim ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp chim dạn hơn với chủ.

Khi nuôi được cỡ khoảng 5 tháng chim phải khá dạn và hót siêng rồi, lúc này ta nên để ý siêng tắm cho chim hơn. Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi ngay từ đầu ta nên treo nhiều chỗ khác nhau, xung quanh nhà hay đặc biệt là trên cây, việc này giúp chim làm quen với chỗ lạ,để sau này chim có thể đấu bất cứ nơi nào. Lưu ý tránh cho đấu với chim mồi khác nhiều (chỉ đôi khi cần thiết) vì đấu nhiều lần sẽ khiến chim sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu hết sức mặc dù nhìn nó vẫn đấu bình thường) Nếu có đấu với chim mồi thì không nên cho đấu lâu bởi đấu với nhiều chim mồi hay sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng. Nên cho chim đấu với con ngang lứa với nó để chim quen dần. Cách này giúp cho độ sung của chim về sau tăng lên (tránh nhất thời thấy chim sung mà cho đấu đá vô độ).

Làm chim bẫy

Trong thời gian nuôi, nếu muốn sử dụng chim dùng để bẫy sau này thì nên cho chim làm quen với sào. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì sẽ khiến chim sợ sào. Vì vậy ta cần tập để chim quen hơn. Cách thực hiện là cầm cây sao đưa tới lồng, bản năng sẽ khiến chim nghĩ mình sẽ dùng sào xua đuổi nên sẽ hoảng sợ. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần chim sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì 1 chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào.Chào mào khi nghe giọng chim lạ hót sẽ hót đối lại rất hăng, nếu chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi, đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế.

Nếu cho đấu mà thấy độ sung mãn của chim đấu mạnh, cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công. Còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các bạn vẫn có thể mang đi thử, theo kinh nghiệm thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận được, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Khi nuôi qua năm (một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung và đi vài lần nó sẽ sung hẳn lên, hay lên thấy rõ. Và sau thêm 1 thời gian trôi nữa, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.

Phụ kiện lồng chim
Lồng cho chào mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu cho chim
Chỉ nên dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh chóng và chân không bám vững khi đậu

Xây dựng chuồng chim đẹp ngoài trời cho các loài chim thú cưng của bạn.

Nhìn chung, Aviary ngoài trời rộng rãi hơn nhiều so với lồng truyền thống, và chúng cho phép các loài chim nhiều không gian hơn để di chuyển xung quanh và hoạt động. Nó cung cấp một môi trường tự nhiên hơn và cho chim tiếp xúc với không khí trong lành và ánh sáng mặt trời - một nguồn quan trọng của vitamin D3.

Thiết kế

Mỗi chuồng chim là có khác nhau, tùy thuộc vào loài chim bạn nuôi trong đó, tùy theo khí hậu nơi bạn dự định làm , cho dù bạn đang nuôi chim hoặc đơn giản là cung cấp một sân chơi ngoài trời dành cho thú cưng của bạn. Một số người muốn có một hiên nhà hoặc ánh nắng phong cách của chuồng kết nối với căn nhà của bạn. Một số người khác lựa chọn một khu vực rông lớn ngoài vườn . Một số Aviary giống như một nhà kính...

Làm thế nào xây dựng một chuồng lớn ? Ít nhất, khuyến cáo các chuyến bay có ít nhất hai hoặc ba lần so với sải cánh của chim cho chiều rộng, sáu lần cơ thể của con chim cho chiều dài và chiều dài ít nhất bốn lần cơ thể của cho chiều cao..

Tìm hiểu xem các tiếng ồn có thể cản trở các kế hoạch của bạn. Nếu bạn sống trong một khu, nhà phố hoặc phát triển nhà ở khác theo kế hoạch, có thể có các hạn chế đối với cộng đồng của bạn về các loại cấu trúc ngoài trời được phép xây dựng.

Xây dựng Bird Aviary của bạn

Đối với một vẻ tự nhiên hơn, đặt một lớp cát, sỏi hoặc thông bào trên bê tông, sau đó mỗi ngày bạn xúc trong cát bẩn dọn dẹp. Bạn cũng có thể , trồng cây, cây bụi hay, lá ăn được không độc hại cho các loài chim của bạn để tận hưởng.

"Nói chung, tôi không khuyên bạn làm tầng đất , bởi vì có rất nhiều ký sinh trùng trong bùn đất, có thể làm hại cho chim mặt khác các vấn đề sức khỏe liên quan với các bụi bẩn .

Nếu bạn xây dựng với một sàn bê tông, thì độ dày 12-inch của xi măng vào mặt đất . Sau đó là bạn có thể xây dựng trên khung hình của bạn., nhựa hoặc gỗ được xử lý vào khung chuyến bay của bạn. tuy nhiên, gạch đá, hoặc kim loại là vật liệu tốt nhất khung của bạn.

thiết kế Aviary phụ thuộc vào giữ những gì là các loài chim dự định nuôi , không gian sẵn có và các vật liệu để xây dựng nó.

Những con chim bạnxác định kích thước của lưới. Đối với chim sẻ, budgies và cockatiels cần vuông 1 / 2 inch bằng 1 / 2 inch, nó an toàn hơn. Đối với nó những 19G mỏng hơn (gauge) là lưới thích hợp. 16G lưới là tốt cho senegals và conures, 14g hoặc 12g lưới là tốt cho macaws và cockatoos; 2 inch phù hợp cho các vẹt lớn hơn và thường là rẻ hơn.


Lựa chọn khu vực

Đặt chuồng chim xa cây chống lại lá rơi, nhưng đặt nó trong tầm nhìn của ngôi nhà và cho một hướng, nơi ánh sáng mặt trời đến từ buổi sáng .. Đặt chuồng chim ra khỏi đường chính, vì nếu bạn không xem xét nó, chim có thể giật mình bởi ánh đèn xe và được tiếp xúc với một nguy cơ từ kẻ trộm thích nghi.
hãy cảnh giác Động vật săn mồi như những con chim săn mồi, động vật gặm nhấm, chuột,, cáo, rắn, mèo là kẻ thù của các loài chim

Chuồng có thể chi phí rất nhiều, nhưng với các vật liệu chất lượng, lập kế hoạch tốt và chăm sóc, nó sẽ mang lại cho bạn niềm vui và sự phấn khích cho cả cuộc đời. . Nó là một đầu tư tốt nếu bạn có một mong muốn cho một số lượng lớn các loài chim.Xây Dựng Aviary Căn Bản

Chọn một VỊ TRÍ

Quá trình bắt đầu xây dựng Aviary với vị trí không gian thích hợp. Không gian này có thể là bất cứ đâu trong nơi cư trú của bạn, nhưng chắc chắn là không bị giới hạn một số điều kiện cần thiết như kích thước, chiều cao , ánh sáng tự nhiên.

Mặt bằng và khoảng không tối thiểu cho phép xây dựng một Aviary cho các loài chim nhỏ và vừa như Chào Mào, Chích Chòe, Khướu..... :
Chiều Ngang : 1m
Chiều Dọc : 2,15 m
Chiều Cao : 2.0 m


Tuy nhiên kích thước trên chỉ là cơ bản vì còn tùy theo điều kiện sinh hoạt của từng loài chim

Hướng làm Aviary phải có ánh nắng chiếu vào tối thiểu là 2 tiếng (đồng hồ) trong 1 ngày ( trừ những ngày mưa, bão.... hì hì ) nếu không có điều kiện thì có thể tạo ánh sáng nhân tạo nhưng sẽ làm anh hưởng tới sự sinh sản của chim. vì hầu hết các loài chim đều rất cần đến ánh nắng hoặc ánh sáng tự nhiên

Nếu các Bạn tận dụng Lan Can (ban công) để làm Aviary thi được lợi một mặt ( có thể là 2 hoặc 3) là vách tường nhà các bạn như thế các bạn chỉ còn thiết kế xây dựng phần còn lại mà thôi
Các bạn có thể làm khung (xương) Aviary bằng Gỗ hoặc bằng Sắt, Kiến trúc khung ( xương ) thì tùy theo thị hiếu thẩm mỹ riêng của từng người. Nếu các Bạn làm Aviary trên Lan can thì phai bảo đảm được sự vững chắc cho Aviary cũng như nhà của các bạn

Trần của Aviary các bạn cò thể làm bằng Tôn nhựa hoặc ni lông loại dày làm sao để ánh sáng xuyên qua càng nhiều càng tốt. Nếu các bạn làm bằng lưới sắt (b40) kết hợp với lưới nhựa ( lưới ruồi )là tốt nhất nhưng không được thẩm mỹ lắm vì làm bằng lưới Aviary có thể nhận được ánh sáng và sương đêm môt cách trực tiếp điều này rất có lợi cho chim rừng quen sống ở môi trường hoang dã, hơn thế nữa là có lợi cho các loài cây và hoa mà các Bạn đặt trong Aviary




Mặt chính của Aviary thường là một mảng liền lạc không có cửa. Các bạn có thể làm bằng lưới sắt với lỗ to hoặc nhỏ tùy theo kích cỡ loại chim mà các bạn muốn nuôi làm sao để chim không thể chui ra ngoài được. Các Bạn nên chọn loại lưới có tráng kẽm để hạn chế sét rĩ và không có góc cạnh sắc nhọn làm chim bi thương khi bám đậu trên lưới

Cửa ra vào thường làm ở mặt ít tiếp nhận ánh sáng nhất. Có hai loại cửa ra vào Aviary mà không làm chim xảy ra ngoài

1./ Cửa hai lớp : Các bạn làm hai lớp cửa để khi vào thì mở cánh thứ nhất sau đó đóng lại rồi mở cửa thứ hai để vào Aviary mà chim không bị xảy ra ngoài ( nên làm cửa lùa là tốt nhất )

2./ Cửa rèm : Các bạn làm một cánh cửa bình thường trong cánh cửa các bạn treo một tấm rèm làm bằng xích sắt sợi nhỏ sát với nhau và thòng sát mặt đất như vậy khi vén rem để vào Aviary rèm sẽ buông xuống ngay chim không thể xảy ra ngoài

cuối cùng các bạn có thể sơn Aviary để trang trí và tránh rĩ sét sau đó các bạn có thể bỏ một số loài cây kiểng hoặc hoa Lan vào Aviary, các bạn nên làm một hòn non bộ nhỏ trong Aviary để làm nơi cho chim tắm cũng như tạo độ ẩm cho Aviary


Kinh nghiệm nuôi chim chào mào:

1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".
Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này, chủ chim chỉ còn việc hưởng thụ thôi.

Chọn chim
1/ Chọn chim thuần, chim đã sành
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp. Chi tiết thì cơ bản là:
- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to … Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Tiếp theo là về nết – lối chơi của con chim:
Cái này thì mỗi người thích mỗi kiểu, có người thích chim lăng xăng, năng động; có người thích chim trầm tĩnh điềm đạm. Về nết thì tôi xin nói chung chung thôi:
- Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như nó không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.
- Nết siêng: là nó chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối, hế móc ra là chơi.
- Nết dữ: là chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.
- Nết đằm: đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó – nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.
- Kết hợp: có nhiều nết trong một con chim.
- Lối chơi của chim CM: Về cơ bản thì có:
+ Giang cánh xòe đuôi: lối này làm mát lòng “điểu sĩ”! Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.
+ Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.
+ Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ Ha-oai, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm. Nhìn có vẻ đẹp vậy nhưng nó làm thế là để … chọc tức đối thủ là chính, với lại là để tán gái đó, thông qua tán gái để chọc tức đối thủ.
+ Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía giặc đòi cấu xé …
+ Nhứ: Con chim khi đấu nó vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ của nó – cái lối này là dễ “tiễn đưa” đối thủ nhất, nhiều con chẻ nẹt tóac tóac chứ không nguy hiểm, hiệu quả như cái lối quái đản này.
+ Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lối này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.
+ Kết hợp: chim có nhiều lối chơi như ở trên.
Về giọng chim CM thì cứ xoay quanh mấy âm thanh witch witch whèo whèo thôi. Cơ bản có:
- Rao: chim hót giọng bình thường, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho nó. Rao là khi nó đứng một mình, tâm trạng phấn chấn, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy. Chứ cứ rao như rao kẹo kéo thì nghe một chặp là oải người rồi.
- Whitch: là tiếng chim kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. chim whitch nhiều thì không tốt, nhưng khi treo trong rừng nghe tiếng whitch nó vang vang cũng cảm giác run người.
- Sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt – nghe mới ép-phê. Khi con chim sung nó đang rao mà có con khác “chõ mõm” vào là nó chuyển qua giọng sổ – ôi thôi rồi … nghe mà sướng tái tê …
- Chẻ: em chim nó sung tột độ thì nó ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu của nó – khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn thì nó chẻ. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang. Có nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ là lũ chim kia giật mình nhốn nháo, có ku trốn tuốt xuống đáy lồng nhòm lên ngơ ngác cứ như né bom …
- Rọt: Cũng là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.
- Nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Nó nẹt là để quát đối thủ trấn át theo kiểu to mồm hàm hồ. Kiểu như mình quát trâu bò khi chúng sực lúa vậy.

Cái này mới quan trọng ah nha - Bệnh thường gặp ở chim CM và cách chữa

Đối với người chơi chim nói chung và chơi Chào mào nói riêng thì một nỗi lo không nhỏ là các chú chim bị bệnh, tật. Với những người chơi lâu năm có kinh nghiệm thì ít gặp nhờ sự chăm sóc, phòng bệnh tốt về dinh dưỡng, vệ sinh và các sinh hoạt khác cho chim cảnh của mình. Những người mới chơi thì thực sự gặp khó khăn, lúng túng khi chú Chào mào của mình bị một bệnh gì đó, phần lớn gặp ở chim bổi và khi phát hiện ra bệnh thì đã quá nặng dẫn đến chim bị chết.
Mình tạo Chủ đề này để ae tham khảo, chia xẻ kinh nghiệm phòng và trị bệnh hay gặp của Chim Chào mào. Vì thời gian chơi chim chưa lâu, kinh nghiệm chưa nhiều nên các thông tin chủ yếu do mình học hỏi qua bạn bè và internet, xét thấy nó đúng nên viết ra đây, mong ae thảo luận thêm.
- Có câu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", vì thế trước hết mình đưa ra cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào:
+ Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp chim khỏe, nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: thức ăn chính hằng ngày là cám (có thể tự chế biến hoặc mua) + mồi tươi (sâu, dế, cào cào,...); thức ăn bổ xung là hoa quả (bổ xung các Vitamin và khoáng) hoặc có thể dùng một số loại thuốc bổ tổng hơp (dầu gấc, dầu cá, các loại thuốc bỏ dành cho gia cầm...)
+ Chế độ vệ sinh: đối với chim thì thường xuyên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng - mùa hè tắm 1 lần/ngày, mùa đông thì cho chim tắm những ngày có nắng; cho chim phơi nắng cũng là 1 biện pháp phòng bệnh tốt - các thời điểm cho chim phơi nắng tốt nhât là: lúc bình minh (phơi khoảng 15-20 phút) giúp chim tăng cường tổng hợp Vitamin D; từ 8h-10h, thời điểm này nắng chua gắt chim vừa phơi nắng vừa làm sạch bộ lông của nó đồng thời tốt cho Hệ tuần hoàn của chim; từ 15h-17h, thời điểm này tuy nắng gắt nhưng ta có thể áp dụng cho những chim mồi nhăm tăng khả năng chinh chiến khi đi bẫy. Đối với lồng, cóng, cầu đậu, áo lồng ta cũng phải vệ sinh thường xuyên 2 ngày/lần là tốt nhất, để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân, cóng đựng thức ăn.
+ Các chế độ khác như tập dượt ở cội áp dụng tùy điều kiện mỗi người; chế độ ngủ của chim: khi ngủ tốt nhất là phủ áo lồng cho chim, treo nơi yên tĩnh, tránh xa mèo chuột, kiến, mối (thạch thùng), cho chim ngủ sớm khi hết ánh nắng tự nhiên.
Trên đây là các cách phòng bệnh chung nhất cho Chào mào. Sau đây mình nêu ra một số

 Bênh hay gặp ở Chim Chào mào:

* Bệnh tiêu chảy cấp: bệnh này thường diễn biến nhanh, dễ lây lan
- Nguyên nhân: do chim nhiễm phải một số loại vi khuẩn gậy hại ở đường ruột, do ngộ độc thức ăn,...
- Biểu hiện: Chim đứng ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng hoặc xanh có khi lẫn cả máu, chim có thể chết chỉ qua 1 đêm hoặc từ sáng đến chiều.
- Điều trị: + Nếu bệnh nhẹ (chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động bình còn linh hoạt chỉ đi ỉa phân lỏng trắng) thì cho uống nước chè hoặc nghiền 01 viên Becberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục trong 2,3 ngày.

+ Dùng kháng sinh khi chim có các biểu hiện nặng hơn như đã mô tả ở trên, một số kháng sinh có thể dùng: Chloramphenicol (hay còn gọi là Cờ-lo-xit) 10mg/100g trọng lượng chim, pha 1 thuốc/10 nước cho chim uống liên tục trong 3-5 ngày. Tetracyclin + Bespton 10mg/100g thể trọng pha vào nước theo tỷ lệ 1:10 cho chim uống liên tục 3-5 ngày.
+ Dùng Vitamin B1 10mg, nghiền thành bột, trộn vào cám cho chim ăn để trợ lực cho chim.
- Phòng bệnh: + Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, cầu đậu, áo lồng.
+ Cách ly chim bệnh nếu nhà nuôi nhiều.
+ Cho chim khỏe uống kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị chim bệnh.
+ Tăng cường dinh dưỡng, các sinh tố trong hoa quả tươi.

* Bệnh về đường hô hấp:
- Nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn, virus, do chim hít phải hơi độc, khói thuốc...
- Dấu hiệu nhận biết sớm: chim có động tác vảy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở hắt ra (giống như hắt hơi), chảy nước mắt, nước mũi, chim hót ít hơn nhưng vẫn nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng lên khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, phải há mỏ để thở, thân mình rung lên theo nhịp thở; kèm theo là chim đi ỉa phân toàn nước màu trắng hoặc xanh, mùi phân tanh...

- Điều trị:
+ Nếu chim mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dùng thuốc kháng khuẩn (Amoxicillin, erythromycin..., dùng 1 trong các loại kháng sinh này, đóng gói dạng bột 250mg cho trẻ em + 1 gói Bé Ho hòa vào nước theo tỷ lệ 10mg/100g thể trọng, pha vào 10ml nước cho chim uống liên tục trong ngày.

+ Chim bị bệnh cúm mùa hoặc H5N1, SARS... ta có thể dùng 1 số các loại thuốc dành cho người như: Arbidol, Tamiflu... (trường hợp này mình chưa gặp nên chỉ giới thiệu để các bạn tham khảo)

+ Cho chim dùng kết hợp các sinh tố Vitamin B1, Vitamin C để trợ lưc.
- Phòng bệnh: (các bước tiến hành tương tự như bệnh ỉa chảy)

* Bệnh bại chân: (chào mào rất hay gặp bệnh này)
- Nguyên nhân: do lạnh, thiếu sinh tố B1, có thể do một loại virus (vì chưa có nghiên cứu cụ thể).

- Biểu hiện: một hoặc 2 chân cm duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân bị bại không bám được cầu, một số còn kèm theo cả nghẹo cứng cổ, đầu không ngóc lên được.

- Điều trị: mình đã chữa thành công đến 80% cho một chú chim bị bại 1 chân bằng cách cho ăn cơm nóng (theo kinh nghiệm chữa bệnh này ở gà và bồ câu của các cụ ngày trước) - trước bữa ăn cơm khoảng 2-3 tiếng ta bỏ đói chim xong cho 1 thìa cafe cơm nóng vừa đun chin vào cóng thức ăn bỏ vào lồng cho cm ăn. Hoặc cho chim uống Vitamin B1.

- Phòng bệnh: tăng cường dinh dưỡng cho chim. Thuốc Vitamin B1 10mg dạng viên nén nghiền nhỏ 1 viên trộn vào thức ăn cho chim dùng trong ngày. Dùng 1 đợt 10 ngày liền.
+ Vệ sinh lồng, cầu đậu sạch 2 ngày/lần.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chao ace minh chua biet nuoi chim nhung minh lai rat thich choi chim len minh hoi cac ace nao biet giay minh voi
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
lam the nao cho chim sung
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
ngay nao cung bat ra cam 15 phut nha bac cam o co cho mau chet
lay tay tum co that chat
Em vừa bẩy lồng được 2con chào mào lân.được khoảng 2tuần rồi.đã sổ giọng và tương đối đứng lồng.nhưng cho em hỏi nuôi khoảng bao lâu thi em no dạn hoàn toàn.em tập đút bằng que và nó đã chiụ ăn rồi
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
sao nong cua no khong muot
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
bay nuoi chim boi
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
chào mào nhà toi dạo này rất ít hót
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Chimchaomao lon phai lam the nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
ghj minh cung moi lkam dc mot con ko nhay santo nua
co ai biet giup toi voi .nha toi co 60mvuong nuoi 8con cm con nao it dc 2nam tuoi long nhieu dc 4nam gio no cu hot ca dem toi phai lam sao /cuou toi voi
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
mang ra chợ chim bán bớt đi là được
ban cho no an dua leo la no hot it lai lien
Lo nhieu gio ban chim di cha co duoc khong ha an em
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
chao tat ca cac ae nuoj va dam me chjm.mjnh muon hoj ae ve cach bay chjm.mjnh o moc chau sla.nhieu chim CM lam.mjnh co mof con moj hang lam vua roj mjnh bay dc mot e dom trang ma chi trog vong co 10 phut fhoj la dc roj fu hom mjnh bay dc con moj cua mjnh gio no hang qua cu vao rung no hof nhieu qua lam cac e so j bay dj hef gjo mjnh phaj lam the nao de no fro laj bjng fhuong ah,ae a e nao bjet cho mjnh hay voj nhe
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
son long chao mao co bi moc ko
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
minh` co' 1 con chim chao mao` nhung no' con` nhat minh` ko bjt' lam` sao ch0 bot' nhat' no'dang chim bj. tray` tren dau va` no' chi? co' 2 long mao` thoi minh` ko bit' cho no' an ji` mau ra long lai xin cac ban chi/ cho mjnh` v0j'
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Dần dần mới quen được chứ bạn. Cũng như người vậy ah, ở mãi mới bit lòng nhau, rùi thân quen nhau
chao mao cua em sao no cu co cai canh xeo ra it cup zo vay
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Chắc ku cậu lạ chuồng, đang hoảng đấy
cho minh hỏi là mình mới nuôi 1 chú chào mào nhưng ban ngày nó hót rất ít tối khi bạt điện thì lại hót liên tục như thế là sao ? làm cách nào để cho nó hót nhiều hơn vào ban ngày?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Xin mạn phép hỏi bác nuôi chào mào lâu chưa? Nếu lâu bác sẽ cảm thấy là nó....đang buồn =>> nói hót một mình. Giống như người tự kỷ ấy. sáng bác treo ra ngoài cho nó hót, và phải có con khác hót đối lại hoặc kiếm 1 em chào mào lạ cho hót cùng, đảm bảo hết 100%Em chim mồi trước của mình cũng vậy, tối cứ hót một mình,hót nhiều nhưng ríu ríu trong miệng, cho gặp chim lạ dợt 1 buổi là hết luôn.
nha mjnh co nuoi 1 con chim.no cu xoa chanh.mjnh muon hoi lam the nao de cho no khoi xoa canh.hay giup minh voi^_^
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
neu chim xoa canh chi can cho tam nhieu va cho an chuoi voi con nhen hang ngay la chim xe gon lai ngay
chim minh bi hu long canh co ae nao bay minh de dieu tri ko???
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
kệ nó để mùa sau nó thay lông là đẹp
có ai chỉ mình cách trị bệnh hen của chim chào mào không các bạn hjhj
Chao cac bac. Cho e hoi ty.em o hanoi vua mua 1em chim moi o tren cao bang ve.em gui xe o to.ve den nha dc 4 hom rui nhung no hot it lam. Chac di xe no so. Chu cu cua no bao e tu lam cam nhung e ko biet lam.e mua cam ngai cho no an.hom nay em phu kin ao long va bat dien thoai len kich no hot. Nghe no do suong ghe. Vay cac bac cho e hoi lam the nao cho no quen voi moi truong moi nhanh nhat.va e ko lam cam ma mua cam khac cho an tuc la thay doi dot ngot cam co bi anh huong gi ko.va bao gio co the mang em no di bay dc.thanks
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Lam the nao de mao chim cong va nhon
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
nó tự nhiên thôi bạn ạ
lam sao cho chim chao mao de nen cho de o dau
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Nha e nuôi 5 con cm nhưng 1 con do cánh ma so it lam the nao đê chim e hot sung
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
E có nuôi 2 còn chào mào vừa mua về được mấy hum cho nó tắm nó k chịu tắm nó bị sứt đầu vì xông lồng thì phải bh e muốn hỏi xem là làm ntn để CM dạn người hơn và chịu tắm hơn ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
minh muon hoi cach lam chuong de cua cua chao mao nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Ngoài hàng người ta bán nhiều mà bạn, mua sẵn cho nhanh
Mình có nuôi 1 chú chào mào.Đặc biệt là chim rất dạn nên mình nuôi không cần lồng.Chim chỉ quanh quẩn trong nhà, vẫn hót,ăn uống,tắm bình thường gần bên người.Mình muốn các bạn hướng dẫn thêm cho cách dạy chim thế nào để chim khôn hơn: có thể đậu trên tay người khi có tiếng huýt, thực hiện lệnh người...Chân thành cảm ơn rất nhiều
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
để thật đói.rồi lấy cám cho ăn.trước khi cho ăn thỳ huýt sáo.2 tuần là ok.
Với câu trả lời trên thì bạn mới là khùng hay đúng hơn mày là thằng vô học,không có văn hóa. Đừng bao giờ lên mạng nữa xấu hổ lắm
Chim mình bị hen làm sao để chưa đây các bạn ơi chỉ mình với
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Chim chào mào bj hen thì bạn nên cho ăn cam, đồng thời nhỏ 3 giọt mật ong vào cóng nước cho uống. Nên chú ý nước pha mật ong ngọt nên chim uống nhanh hết, vì vậy bạn nên kiểm tra nước chứ thiếu nước thì chim chết vì khát chứ không phải chết vì hen! Thay nước pha mật ong hằng ngày. Sau tầm 3 đến 4 ngày chim sẽ khỏi bệnh!
1 là.bác pha bổ phế vs mật ong vào nước cho chim uống.1 ngày thay nước 1 lần nhé.bổ sung thêm hoa quả.bôi ít dầu vào đáy lồng.bác thử làm thế coi sao.để nơi tránh gió bác nhé.khi nào có nắng thì cho em nó phơi năng 1 lát rồi lại cất vào nhà 2. rửa sạch cho vào nồi đun sôi 5 phút với 100ml nước khi tắt lửa thì cho muối vào quấy đều lên . lấy 1 chén nhỏ để nguội cho vào cóng cho chim uông trong ngày còn thừa pha nguội cho chim tắm bạn làm thế 3 ngày nếu chim hợp sẽ ok ban ạ.
chao mao cho an kieu che do nhu ga choi the ah???
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
ko. cho nó ăn mật ong. hoa quả
Tùy từng con chim đã từng được nuôi như thế nào và thói quen ăn uống nhé.Cơ bản chăm sóc chim giống gà chọi thì không ổn lắm.Kích thước 2 con này khác nhau mà
Lam the nao de cho chim sang long tam de nhat ae oi minh co 1 con chim ma lam cach nao no cung ko sang long tam jo minh phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
chim ban khong sang long tam thi ban phoi chim ngoai nang khong cho uong nuoc khoang 20 phut roi ke qua long tam dat biet lay mot vo chai nuoc khoang do nuoc vao roi khoang 2lo thung tren duoi dat tren long tam cho nuoc nho tung giot xuong mang nuoc thi chim cung dau cua ban xong qua lien chuc ban thanh cong
chim chao mao em nuoi 3 mua chan co" vay? nhu vay? rong lun nhung van~ con` nhat" khj cho an la sao
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
cach thuan chao mao ma trang nhanh nhat khoang 2 tuan chim thuan = 5/7 chim nuoi lam the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
che áo lồng lại. dần dần rồi mở áo lồng ra. khoảng 5 tháng là dạn
len cho chim non uong 1 chut mau cua mk
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thật hả bạn ?? Lần đầu nghe thấy đấy!
chjm cua mih moi bay 1 tuan la tam dc roi
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
chim hay bu chup
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
chim dang choi hay nhay xuong day long cach tri
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý