Bong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng khớp, xảy ra do sự cử động quá mức, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về vị trí. Bệnh nhân không bị sai khớp hay gãy xương. Tổn thương thường xảy ra khi đi giày cao gót bị lật giày, hoặc ngã do chạy nhảy.
Khi bị bong gân, bệnh nhân cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn biết đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật. Bong gân thường chia ra 3 độ:
- Độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.
- Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.
- Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.
Cách xử lý: Đắp nước đá hoặc nước lạnh ngay sau khi bị chấn thương nếu không có xây xát da. Để khớp bị bong gân nằm yên, kê càng cao càng tốt. Nếu bong gân độ 1, chỉ cần làm cho hết đau và cho khớp nghỉ ngơi vài ngày là đủ. Nếu bong gân độ 2-3, cần làm cho hết đau, đồng thời giúp dây chằng bị đứt hoặc rách liền lại, nếu không sẽ mang tật suốt đời.
Thuốc dùng:
- Lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi tổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi âm ấm, bó vào nơi tổn thương. Ngày 1 lần.
- Lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương. Ngày thay một lần.
Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức, là tai biến dễ gặp ở mắt cá chân, bàn chân, khớp gối. Thường do những nguyên nhân sau gây nên:
- Do bị trượt chân khi chạy hay đi.
- Do đeo giày cao gót.
- Do dây chằng bị kéo căng
- Khi bị ngã
- Khi nâng, nhấc một vật nặng
- Do tai nạn
Khi bị bong gân có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau đây:
- Thái hành khô và bọc lại trong một miếng gạc, sau đó đắp lên vùng bị bong gân.
- Tạo dung dịch bột nhão từ lá chanh và bơ, đắp trực tiếp lên vùng bị đau.
- Trộn một thìa dầu quả hạnh và một thìa dầu tỏi, bôi lên vết thương.
- Trộn 1 thìa bột lá chanh với 1 thìa mật ong, đắp lên vùng bị bong gân.
- Hơ nóng lá bắp cải, nhưng nhớ đó là những lá già ở bên ngoài, sau đó nhanh chóng dùng dây buộc xung quanh vết thương.
Để đề phòng bong gân, nên mang bao khớp gối, bao cổ chân trong hoạt động thể thao. Bình thường, nên thực hiện các bài tập làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối.
Lưu ý:
- Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.
- Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, làm dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, không được tự ý chữa trị mà hãy chuyển ngay tới các cơ sở y tế.
Những cách làm này chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.
1. Chườm nước nóng sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ cảm giác đau đớn. Chính vì thế, khi bị bong gân muốn làm dịu cơn đau đừng quên chườm nước nóng.
2. Làm nóng trái me (có thể đem nướng hay hấp trái me), sau đó lấy cùi trái me đem đắp lên vùng bị bong gân hay sưng phồng. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm nhẹ cơn đau và nhanh chóng bình phục.
3. Bạn cũng có thể ngâm trái me trong một cốc nước, sau đó chắt lấy nước của nó. Đem nước này đun nóng lên, rồi cho thêm một thìa muối và 1 thìa đường thốt nốt. Đun sôi hỗn hợp cho đến khi nó cô đặc lại như một dạng keo. Dùng hỗn hợp cô đặc đó đắp lên vùng bị bong gân khi còn nóng, mỗi ngày làm đều đặn một lần, bạn sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng của mình.
4. Trộn lẫn nước chanh vắt và mật ong, rồi bôi lên vùng bị tổn thương.
5. Dùng đường thốt nốt trộn lẫn với bơ sữa. Đun nóng hỗn hợp lên và thoa lên chỗ bị bong gân khi dung dịch còn nóng và dùng một dải vải để buộc chỗ đó lại.
6. Dùng bột của lá cây cà ri trộn lẫn với nước cốt chanh, để đắp lên chỗ sưng phồng. Cách làm này còn hiệu quả trong những trường hợp bạn bị sưng mọng nước và đau đớn khi bị bỏng.
7. Dầu của cây đinh hương rất hiệu quả trong việc điều trị chứng bong gân và chuột rút. Hãy sử dụng nó như một loại thuốc đắp và thoa trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
8. Dùng cam thảo ngâm trong nước, để qua đêm và hôm sau lấy nước này bôi lên vùng bị bong gân.
9. Dầu của cây kinh giới ô cũng rất hiệu quả trong việc trị bong gân. Bạn hãy dùng loại dầu này thoa trực tiếp lên vùng bị đau.
10. Dùng bột nghệ trộn với nước chanh và muối, rồi đắp lên vùng bị bong gân, bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả.
11. Dùng củ hành khô thái nhỏ, sau đó đắp lên vùng bị bong gân, rồi lấy một miếng vải để băng kín lại.
12. Dùng hỗn hợp bột lá chanh và bơ để tạo thành một dạng hồ nhão, đắp lên vùng bị tổn thương.
13. Lấy một thìa dầu quả hạnh, 1 thìa dầu tỏi, trộn lẫn với nhau và đắp lên vùng bị bong gân.
14. Hơ nóng một lá bắp cải và dùng một dây vải để băng lá bắp cải lên vùng bị thương.
15. Trộn một thìa muối cùng với 2 thìa bột nghệ, cùng một ít nước. Đun lên cho tới sôi và cô lại thành một dạng bột nhão. Đắp lên vùng bị tổn thương khi lớp hồ nhão này vẫn còn nóng.
V ới trường hợp bong gân ảnh hưởng đến khớp, sau khi cố định khớp, chúng ta có thể nhanh chóng sử dụng một số bài thuốc Nam đơn giản sau:
Thuốc đắp ngoài:
Bài 1: lá ngải cứu, lá cúc tần, nghệ vàng, tất cả lấy một lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn và bó vào vùng tổn thương.
Bài 2: lá náng, quả đu đủ non, vỏ cây gạo lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, bó vào khớp đau.
Bài 3: Lá dây chìa vôi, lá dây đau xương, lá huyết dụ, lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào vùng tổn thương.
Bài 4: dây chìa vôi 50g, gừng tươi 50g, rượu trắng 20ml, tất cả đem giã nhuyễn rồi bó vào khớp đau.
Bài 5: lá náng 1 phần, vỏ cây gạo gọt bỏ vỏ cứng thái nhỏ 1 phần, dọc cây đu đủ 1 phần, giã nát với một ít rượu trắng và nước tiểu trẻ em (đồng tiện) bó vào khớp đau.
Bài 6: rễ cây cỏ xước 30g, lá lốt 20g, lá huyết dụ 10g, cây lưỡi hổ 20g, lá nhài quạt 20g, tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa với một chút rượu uống, phần bã đem xào với dây chìa vôi 50g, rượu tốt 50ml, gừng tươi 10g (giã nhỏ) rồi chườm vào tổn thương.
Bài 7: xuyên ô 12g, thương truật 08g, đại hồi 05g, quế chi 05g, long não 03g, huyết giác 05g, đinh hương 05g, tất cả tán vụn ngâm với 1 lít rượu, sau 10 ngày là dùng được. Tất nhiên bài này phải chuẩn bị dự phòng từ trước.
Bài 8: củ cây chìa vôi 60g, giã nát, sao nóng cùng với chút rượu và dấm thanh chườm vào chỗ đau.
Bài 9: hồ tiêu 10g giã nhỏ, tỏi 5 củ giã nhỏ, lòng trắng trứng gà 2 quả, mía roi 3 gang tay giã nát. Hồ tiêu, tỏi và mía đem sao nóng với 1 lít nước tiểu trẻ em rồi đổ lòng trắng trứng vào quấy đều, đắp vào chỗ đau.
Bài 10: lá tre 20g, muối ăn 08g, dấm thanh lượng vừa đủ. Giã nát lá tre với muối, hòa với dấm thanh, xào chín, sau đó lấy lá chuối xé rách đặt vào chỗ đau, đắp thuốc lên trên, lại dùng lá chuối bọc ngoài, để qua đêm.
Bài 11: lá cỏ lào hoặc lá cây thanh táo rửa sạch, giã nát, bó vào khớp đau.
Thuốc uống trong
Bài 1: lá quýt hôi tươi 40g (còn gọi là tầm xoọng) giã nát, hòa với một bát nước sôi để nguội, gạn lấy nước, mỗi lần 100ml. Cách 1 ngày uống 1 lần, giảm sưng đau thì thôi.
Bài 2: nhựa cây si 1 chén (100ml), rượu trắng 100ml, hai thứ hòa lẫn, lắc đều, chia uống 3 lần trong ngày. Nếu không lấy được nhựa si thì dùng lá si tươi 100g giã nát, sắc kỹ lấy nước uống. Uống liền vài ngày, khi hết đau thì thôi.
Trên đây là những bài thuốc rất hữu ích tham khảo cho những trường hợp bong gân nhẹ. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, không được tự ý chữa trị mà phải đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
|
Khi bị bong gân, cần bất động khớp, sau đó có thể lấy lá cây đại tươi (cây bông sứ) 100-200 g giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại, ngày hai lần.
Bong gân là tổn thương gân cấp tính, chủ yếu là tổn thương dây chằng, màng gân, bao khớp, gân bị sưng chướng đau, ở chỗ bị thương có điểm ấn đau rõ rệt, hoạt động bị trở ngại, chức năng của gân bị ảnh hưởng. Tổn thương gân nghiêm trọng nhất là đứt toàn bộ tổ chức, mất hoàn toàn chức năng, sưng đau rõ rệt, cần đưa tới bệnh viện.
Khi bong gân, cần bất động khớp, sau đó dùng các bài thuốc:
Nghệ vàng 40 g, cúc tần 40 lá, hai thứ giã nhỏ, thêm 30 ml rượu, xào cho sôi, để nóng vừa phải rồi bó vào chỗ sưng đau, ngày làm 1-2 lần.
Nghệ vàng 40 g, lá ngải cứu 40 g, hai thứ giã nhỏ, thêm 30 ml rượu trắng vào 30 ml giấm thanh, xào nóng, bó vào chỗ sưng đau, ngày 1-2 lần.
Lá chìa vôi, lá cúc tần, lá ngải cứu, lá náng, lá thầu dầu tía. Dùng 1-3 loại lá trên, giã nát trộn giấm hoặc rượu, sao nóng đắp vào chỗ sưng đau, ngày 2 lần.
Lá náng 1-2 lá, hơ trên lửa cho nóng chín, sau đó bó vào chỗ sưng đau, khi nguội hơ nóng và bó tiếp, ngày làm 2-3 lần cho đến khi khỏi.
Món ăn bài thuốc
Chữa tổn thương gân trong giai đoạn cấp tính, sưng nề, đau: Hoa hòe 18 g, hạt bí xanh 15 g, sơn tra 15 g, thêm nước đun sôi 5 phút, bỏ bã lấy nước hãm trà uống.
Chữa tổn thương gân giai đoạn sau, có tác dụng giãn gân hoạt huyết, giảm nhức mỏi do lạnh:
- Tiết gà 100 g, đậu phụ 100 g, thái miếng nhỏ, cho vào 250 ml nước luộc gà đun sôi, thêm gia vị đun sôi ăn.
- Thịt gà 50 g bỏ màng gân, băm vụn, dùng dầu ăn xào chín, cải trắng thái chỉ, xào dầu chín, trộn với thịt gà băm, thêm gia vị.
- Thịt lợn 200 g, thái miếng nhỏ, quế chi 3 g, hoa tiêu 3 g, hồi hương 3 g, dùng vải màn bọc thuốc thêm gừng tươi 5 g, đường, xì dầu, nấu tới khi thịt lợn chín nhừ, bỏ bã thuốc, dùng ăn.
(ST).