Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên dị ứng. Bệnh này nếu biết cách thì chữa rất đơn giản. Cùng tìm hiểu về bệnh dị ứng để bảo vệ cơ thể được tốt hơn.
Bệnh dị ứng và mề đay hiện nay đang rất phổ biến ở nước ta. Phương pháp điều trị bệnh dị ứng và mề đay này cần phải có một quy trình cụ thể mới có thể điều trị dứt điểm.
1. Biểu hiện dị ứng
Theo y học hiện đại, dị ứng là một phản ứng không bình thường của cơ thể khi có sự xâm nhập của một chất lạ, thường gọi là “dị nguyên”. Dị nguyên có thể là bụi, phấn hoa, những lông nhỏ trên cành, lá của một vài loại thực vật, các protein, dịch tiết các loại côn trùng, hóa chất... Khi bị xâm nhập, lập tức trong cơ thể xuất hiện phản ứng kháng nguyên - kháng thể và một chất trung gian sinh học histamin được phóng thích khỏi các tế bào dưới dạng tự do. Chính chất này đã gây nên hiện tượng dị ứng làm mẩn ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, phù nề, hắt hơi, sổ mũi, co thắt phế quản, khó thở, đôi khi làm giãn mạch, tụt huyết áp...
Sự xâm nhập của các dị nguyên có thể theo nhiều đường khác nhau như đường hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa (do ăn uống), đường máu (do tiêm chích, côn trùng đốt) và phần nhiều qua đường da do tiếp xúc.
Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều. Cũng có thể do dùng thuốc uống, thuốc tiêm dẫn đến quá mẩn gây ra. Còn dị ứng mãn tính, thường vì gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan, kinh nguyệt không đều...
- Vị trí hay gặp: đầu mặt, thân mình, tay chân, hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể.
- Tổn thương cơ bản: Là sẩn phù (sẩn mề đay) : màu hồng hay trắng như màu da, gồ cao, lỗ chân lông dãn rộng, kích thước sẩn vài mm đến 1-2 cm hoặc cả mảng. Có khi nhiều sẩn liên kết với nhau thành mảng vằn vèo như bản đồ. Xuất hiện đột ngột; biến đi nhanh chóng trong vòng một vài giời- một vài ngày, không để lại vết tích gì trên da. Nếu mọc ở vùng da lỏng lẻo như mi mắt, da bìu thì lan to nhanh, gây nề.
-Triệu chứng: Ngứa dữ dội, dấm dứt. Có khi kèm đau bụng, ỉa lỏng, khó thở ( do ban mọc ở đường tiêu hóa, hô hấp). Tiến triển từng đợt vài ngày, có khi tái phát dai dẳng hàng tháng, năm nọ tới năm kia.
2. Nguyên nhân
+ Thường do dị ứng, giải phóng Histamin, Serotonin. Thể địa dị ứng IgE tăng.
+ Cây cỏ, côn trùng lông súc vật, phấn hoa, bụi...
+ Hoá chất
+ Thuốc men: Sulfamid, aspirin, penixilin.
+ Thức ăn- tôm cua cá, ốc (hải sản).
+ Do lạnh: Nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh.
+ Không rõ nguyên nhân.
3. Cách điều trị theo 2 phương pháp Tây y và Đông y
* Theo Tây y:
Uống kháng Histamin tổng hợp như: Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên / ngày hoặc Claritine 10mg x 1 viên/ngày.
Đặc biệt lưu ý: nếu bạn có ý định tiêm Corticoid thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.
* Theo Đông y:
Tây y điều trị giai đoạn cấp rất hiệu quả tuy nhiên dễ tái phát, để điều trị triệt để cần kiên trì điều trị kết hợp đông y. Nguyên nhân gây dị ứng nói chung là do chứng năng gan kém, nóng gan vì vậy cần kiêng đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị úng. Hải sản là thức ăn nhiều người bị dị ứng.
Để chữa dị ứng mẩn ngứa, bạn có thể chọn một trong những vị sau sắc uống: cây đơn kim 15g, lá đơn tía (đơn lá đỏ) 15g, cây đơn nem 10g hoặc lá đơn tướng quân 15g.
4. Một vài phương thuốc dân gian
Những người hay bị dị ứng ngoài da, có thể dùng các món ăn bài thuốc dưới đây để chữa trị:
- Dùng 100g lá hoa đỗ quyên còn tươi rửa sạch đem sắc (nấu) lấy nước dùng (uống) và rửa bên ngoài.
- Đậu xanh, đậu tương (mỗi loại cùng 100g) đem nghiền nhỏ, rồi cho cùng nước vào nồi nấu chín, cho đường vào để dùng hết trong ngày.
- 150g lá hẹ, 50g lá hành, rượu trắng 30 ml, đem cả 3 nấu với nước, chia làm hai lần dùng trong ngày.- Vỏ bí đao (khoảng 20g), hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g và một ít mật ong vừa dùng. Lấy vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào nồi, đổ nước vào nấu để lấy nước, rồi cho mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt, phòng chữa dị ứng ngoài da.
- Dùng 10g hoa quế nấu lấy nước uống.- Thân cây đu đủ 30g, đem nấu lấy nước dùng trong ngày.
- Lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu vừa đủ. Lấy lá khổ qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột nhỏ, rồi trộn cùng với mật cá trắm đen, sau đó trộn đều với cây cải dầu đắp lên vùng da bị dị ứng.
- Vỏ táo chua, vỏ nhãn (lượng bằng nhau) đem sắc lấy nước rửa chỗ da bị dị ứng.
- Dùng lá trà (chè), vỏ cam, cam thảo, nấu lấy nước để rửa vùng da bị dị ứng.
- Khi bị dị ứng bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút. Nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
- Pha chanh với một cốc nước ấm, thêm 1 chút mật ong vào trong nước chanh, uống khi buổi sáng sớm mới thức dậy. Uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Mật ong là phương thuốc chữa dị ứng lành tính và cực kỳ hiệu quả.
- Nước hoa quả cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, bạn hãy uống 500 ml nước cà rốt hay pha trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột, uống thường xuyên, cũng sẽ đem lại ích lợi.
- Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản…Bạn cũng có thể uống 1 – 2 chén trà xanh mỗi ngày dùng thêm với chút mật ong. Cách này cũng có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng.
- Trong quá trình điều trị, nên tránh hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn.
Để chữa dị ứng mỹ phẩm, tốt nhất, bạn nên áp dụng một số bài thuốc sau:
- Thuốc đắp ngoài: Dùng cây kim cúc hoặc cây bồ công anh, 20 – 30g tươi ( hoặc 10 -15g khô), sắc lấy nước đặc, dùng khăn tẩm nước thuốc đắp lên chỗ dị ứng ngày 3 – 5 lần, giống như khi đắp bằng nước lạnh hoặc nước muối sinh lý đã nói ở trên. Cây kim cúc tức cây hoa cúc có hoa vàng (tên khoa học là Chrysanthemum indicum L.) thường thấy mọc hoang dã khắp nơi. Nếu không tìm được cây tươi, có thể mua kim cúc ở hiệu thuốc Đông dược, cũng có tác dụng tốt, nhưng tất nhiên không bằng cây tươi. Bồ công anh cũng có thể mua ở các hiệu thuốc Đông dược.
- Thuốc uống trong: Dùng Kim ngân hoa 10g, thương nhĩ tử (quá ké đầu ngựa) 8g (sao vàng), sinh địa 12g, đương quy 10g, bạch thược 8g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát; sắc nước uống thay nước trong ngày, theo từng liệu trình, mỗi liệu trình 7 – 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 3 – 4 ngày.
5. Điều trị dị ứng mỹ phẩm
Khi bị dị ứng mỹ phẩm, ngoài việc ngừng ngay sử dụng loại mỹ phẩm đó, trước hết cần tiến hành ‘sơ cứu’ như sau: Lấy khăn mềm tẩm nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý, đắp lên những chỗ da dị ứng, ngày 3 – 5 lần, mỗi lần đắp khoảng 15p. Đắp như vậy, có tác dụng làm mát, đỡ nóng rát, tiêu viêm, chống mẩn ngứa khá tốt.
Với những trường hợp dị ứng nặng hơn, có thể sử dụng một số loại thảo dược để đắp ngoài và uống trong để chống dị ứng. Theo những tài liệu chúng tôi có trong tay, đúng là tại một số địa phương, dân gian thường dùng quả hồng xanh để chống dị ứng. Nhưng không xát trực tiếp lên da, mà làm các bước sau: Hái khoảng nửa cân hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rồi rót vào lọ dùng dần; hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da dị ứng 3 – 4 lần. Một số địa phương, người ta hái hồng xanh, giã nát với nước, rồi dùng bông thấm nước bôi. Với những trường hợp da mẩn ngứa, nóng rát do dị ứng, loại nước ngâm hồng xanh nói trên có tác dụng khá tốt. Còn đối với dị ứng mỹ phẩm, chúng tôi cũng không rõ tác dụng ra sao.
Bên cạnh đó, trong ăn uống cần hạn chế chất đường, tránh các chất kích thích, nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả. Đồng thời có thể kết hợp phương pháp vuốt da mặt (cần làm đều đặn mỗi ngày). Thực hiện như sau:
+ Úp hai tay (đã rửa thật sạch) vào mặt, sát hai bên sống mũi, lòng tay và các ngón áp sát da. Sau đó, vuốt da mặt căng giãn theo chiều ngang bằng cách di động hai bàn tay rời xa nhau. Đặt hai tay về vị trí cũ, rồi thực hiện tiếp động tác trên (25-30 lần).
+ Trán: Vuốt từ giữa trán ra hai bên thái dương (25-30 lần)
+ Má: Dùng hai lòng bàn tay vuốt từ xương gò má đến hết xương hàm (25-30 lần)
+ Môi trên: Dùng hai đầu ngón giữa và áp út vuốt từ nhân trung ra hai bên mép (25-30 lần)
+ Cằm: Dùng một lòng bàn tay vuốt từ mép môi dưới xuống cằm, rồi vòng theo chiều cong của cằm đến hết cổ (25-30 lần).
Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị. Không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa dị ứng.
(ST)