Sự chẩn đoán ung thư vú và việc điều trị - đặc biệt nếu nó đưa tới việc cắt bỏ bộ ngực - vẫn còn rât đáng sợ. Tuy những kỹ thuật giải phẫu đều cố bảo tồn vú nhưng tỉ lệ lo lắng và thât vọng vẫn rất cao. Phụ nữ lo âu vì bị ung thư cũng tương đương với nỗi lo âu vì bị giải phẫu cắt mất vú.
Không hẳn những người không bị phẫu thuật cắt tuyến vú sẽ ít bị tác động về tâm lý hơn những người bị cắt tuyến vú. Những suy nghĩ kiểu này thậm chí vẫn tồn tại ở một vài bác sĩ - điều đó có thể gây ra rất nhiều vấn đề trong điều trị cũng như việc theo dõi bệnh. Người bệnh sẽ ngại bày tỏ những mối lo âu vì sợ phiền bác sĩ. Thật ra đó là cách nghĩ không hợp lỹ - bất cứ người bệnh nào, dù phải phẫu thuật hay không phẫu thuật đều cần nhận được sự quan tâm và đồng cảm đúng mực - đừng để họ phải một mình họ phải đối mặt với nỗi đau cả về thể xác và tinh thần.
Thử nghiệm tâm lý trước khi mổ có thể nhận diện được 90% phụ nữ sẽ bị lo âu trầm cảm sau khi mổ để có cách theo dõi và giúp đỡ hợp lý. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có nhiều bất ổn, bạn nên yêu cầu được làm thử nghiệm (dùng test với thang biểu HAD).
Xạ trị
Xạ trị có thể tiến hành mỗi ngày trong vòng 6 tuần. Càng nhận nhiều lượng tia, càng bị nhiều phản ứng phụ. Nếu bạn chưa mãn kinh, chắc bạn lo sẽ không thể có con được nữa. Thật ra không hẳn như thế đâu. Khi bác sĩ nói với bạn “đây là một phương pháp đảm bảo loại trừ ung thư tận gốc”, để trấn an bạn thì lại làm cho bạn thêm hoang mang. Nghĩ đến xạ trị thôi đôi khi cũng đủ bị phản ứng phụ rồi. Bạn càng hiểu rõ lý lẽ và cơ chế của phương pháp điều trị bao nhiêu thì bạn sẽ càng ít lo âu bấy nhiêu.
Hoá trị
Gần như ai cũng sợ hoá trị hơn tất cả các cách điều trị khác vì gần như luôn luôn bị phản ứng phụ, kể cả tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Đối với người phụ nữ cảm thấy bị tổn thương sâu sắc cả về thể chất và tinh thần thì viễn cảnh phải chịu nhiều đợt hoá trị có thể dẫn đến nỗi sợ hãi lẫn hoang mang. Giống như xạ trị, yêu cầu phải dùng hoá trị dương như đồng nghĩa với chuyện không thể chữa khỏi ung thư.
Có thể thông cảm chuyện bạn lo âu và xuống tinh thần vì bị những phản ứng phụ phiền phức. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu nghĩ là điều trị phải đau đớn thì mới có hiệu quả và nghĩ rằng dù bạn có nói ra cho bác sĩ biết thì cũng không làm gì được. Thật ra, bạn nên bày tỏ cho họ hiểu, bác sĩ sẽ làm tất cả những gì có thể được đê giúp bạn và nâng đỡ bạn.
Quan hệ chăn gối
Định kiến trong xã hội cho rằng bộ ngực phụ nữ là biểu tượng của khả năng làm mẹ, nữ tính và tình dục. Đừng nghĩ một cách sai lầm là mất tuyến vú thì đời sống gối chăn của bạn sẽ bị đảo lộn nghiêm trọng, khiến bạn mất đi sự tự tin, cảm thấy không còn quyến rũ, bối rối và cản trở hoặc mất ham muốn tình dục. Khoản 1/5 phụ nữ mất hứng thú gối chăn vài tháng sau khi mổ, và sau hai năm thì con số đó tăng lên thành 1/3.
Khoảng 1/4 phụ nữ trong tuổi sinh nở mất hứng thú gối chăn sau khi giải phẫu không kể đó là phương pháp giải phẫu nào. Nếu bạn cần điều trị bổ sung thì bạn đặc biệt dễ bị tổn thương và hình như quan tâm hơn đến chuyện hình dáng bên ngoài, quan hệ lứa đôi và cảm thấy mất đi nữ tính và sự hấp dẫn.
Nếu là xạ trị, bạn có thể mất nhiều cảm giác bên ngực bị bệnh. Nếu đối với bạn, bộ ngực là nguồn kích thích quan trọng thì bạn cần được giúp đỡ và tham vấn để vẫn duy trì được hứng thú như trước. Có người lo sợ bị nhiễm xạ vì ngực bị chiếu tia, thật ra không có mối nguy hiểm ấy đâu.
Tác động tâm lý của chẩn đoán và điều trị ung thư xảy ra vì quá lo lắng đến mạng sống của mình, chuyện gối chăn chỉ là điều quan tâm sau cùng. Đối với một số cặp vợ chồng, nỗi đau buồn và lo lắng vì căn bệnh làm cho họ gắn bó với nhau hơn.
ST