2. Ganh ghét đố kỵ nên mới nói xấu người ta thôi ,con người ấy chả tốt lành gì chỉ thuộc hạng tiểu nhân tầm thường trong xã hội.
3. Nói xấu sau lưng thì rõ ràng là ko tốt đẹp gì mới làm chuyện đâm lén sau lưng.nói ng` ta xấu 1 thì bản thân ng` nói xấu cũng xấu 10. nói thì nói vậy chứ bản thân tôi cũng đã từng nói xấu ng` khác sau lưng rồi, và tôi nghĩ nhiều bạn cũng đã từng vậy!
4. Đừng quan tâm đến dư luận, chỉ làm bạn mệt mỏi thêm mà thôi. không phải mình nói bạn đạp lên dư luận mà sống, thỉnh thoảng mình cũng lắng nghe để điều chỉnh lại bản thân (nếu đúng). Còn nếu nguyên nhân dư luận đó vì ganh ghét với nhau, thì bạn không cần phải chứng minh gì cả đâu, thời gian sẽ trả lời giúp bạn. một điểm đen trên 1 trang giấy trắng sẽ rất nổi bật, vì thế hãy tạo thật nhiều điểm trắng để khỏa lấp chấm đen đó bạn nhé. Hãy luôn là mình.
5. Những kẻ nói xấu sau lưng người khác ư. Tui càng thích họ làm như vậy. Bởi họ hoàn toàn nói xạo (hoặc ko chính xác)mới ko dám nói trước mặt bạn. Họ đã hạ nhân phẫm của chính họ.
6. Thôi kệ đi bạn ơi .có người tốt kẻ xấu mà .bạn sẽ có những người bạn chân thành và quý mến bạn nếu bạn là người ko xấu !
7. Những người “ngồi lê đôi mách” chỉ biết cạnh khóe hay nói xấu người khác sau lưng, họ làm gì thì tự họ hiểu, những điều họ nói xấu mình mà mình hoàn toàn không có thì điều duy nhất mình làm là: cười nhạt
Và sự thực thế nào thì để mọi người tự biết và tự hiểu!
Bạn không nên suy nghĩ gì nhiều hãy sống vui!
8. Quan tâm chi cho mệt, vì người nói xấu người khác sau lưng cũng sẽ bị đánh giá là ko tốt đó.
“Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ.
Nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhận thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Một trong số những minh sư của tôi, ngài Ngawang Dhargye, đã từng nói: “Quý vị ngồi lại với nhau và nói về lỗi lầm của một người khác, về những việc làm sai trái của người đó. Thế rồi quý vị tiếp tục thảo luận về những sai phạm và những phẩm chất tiêu cực của người khác, bởi vì quý vị tự thừa nhận với nhau rằng quý vị là những người tốt nhất trên thế giới”.
Khi tôi nhìn sâu vào bên trong, tôi nhận thấy rằng ngài Ngawang Dhargye đã nói đúng. Bị nung nấu bởi cảm giác bất an, tôi đã nghĩ sai rằng nếu người khác sai, xấu, đầy khuyết điểm, theo phép so sánh, thì tôi phải là người đúng, tốt và có năng lực. Chiến thuật hạ nhục người khác để tạo dựng lòng tự trọng của mình theo cách này rất khó có kết quả.
Lúc chúng ta tức giận người khác cũng là lúc chúng ta thường nói xấu họ. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói lỗi của người khác vì một vài nguyên do khác nhau. Đôi khi chúng ta nói xấu người khác để kéo mọi người đứng về phía mình. Chúng ta nghĩ rằng, nếu ta kể cho mọi người nghe về sự tranh luận giữa ta với anh A rồi thuyết phục mọi người rằng anh A sai và mình đúng. Như thế thì mọi người sẽ đứng về phía chúng ta. Chính vì ý nghĩ rằng: “Nếu mọi người nghĩ mình đúng thì chắc hẳn là mình đúng”. Việc tự nghĩ rằng mình đúng như thế ấy là một việc làm kém cỏi trong khi chúng ta không chịu dành thời gian để đánh giá một cách trung thực đối với những việc làm và động cơ của mình.
Có khi chúng ta nói xấu người khác vì ganh ghét họ. Chúng ta muốn được mọi người tôn trọng và đánh giá cao như người kia vậy. Từ trong sâu thẳm, chúng ta nghĩ rằng: “Nếu mọi người thấy những phẩm chất xấu của người mà mình nghĩ là tốt hơn mình thì thay vì tôn trọng và giúp đỡ người đó, họ sẽ khen ngợi và hỗ trợ mình”. Chiêu bài mà chúng ta dùng để giành lấy sự tôn trọng và đánh giá cao của người khác theo cách này rất khó mang lại hiệu quả.
Nói xấu người khác đem đến những hậu quả gì? Trước hết, chúng ta sẽ được biết đến như là một người thường gây ra sự bất hòa. Người ta sẽ không muốn tâm sự với chúng ta vì họ sợ chúng ta sẽ nói với người khác, thêm thắt những lời đánh giá của ta khiến cho họ bị xem là không tốt. Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy rằng người nào hay nói xấu người khác với tôi thì chắc hẳn họ sẽ đi nói xấu tôi với người khác. Hay nói cách khác, tôi không tin tưởng những ai thường hay phê bình người khác.
Thứ hai, chúng ta phải đối mặt với người bị chúng ta nói xấu khi họ phát hiện ra những gì chúng ta đã nói, và phiền phức hơn là lúc họ nghe được những gì chúng ta đã nói xấu về họ thì những điều đó đã bị phóng đại lên nhiều lần. Người đó có thể nói với người khác về lỗi của mình để trả đũa.
Thứ ba, một số người có thể sẽ bị kích động khi nghe nói về lỗi của người khác. Chẳng hạn, nếu một người ở trong văn phòng hoặc trong nhà máy nói xấu sau lưng người khác, mọi người ở tại nơi làm việc có thể sẽ tức giận và công kích người đã bị nói xấu. Điều này có thể sẽ làm dấy lên việc nói xấu sau lưng người khác ở sở làm và gây ra tình trạng bè phái. Điều này gây tổn hại đến một môi trường làm việc hòa hợp.
Thứ tư, chính bản thân ta cũng không có hạnh phúc khi mình luôn phanh phui lỗi của người khác. Khi chúng ta tập trung vào những điểm tiêu cực, hoặc là những sai lầm, chính tâm của chúng ta cũng không an vui. Những ý nghĩ rằng người này xấu, người kia không tốt,... thường không có lợi cho tinh thần của chúng ta.
Thứ năm, khi ta nói xấu người khác tức là chúng ta đã gây ra tác nhân để cho người khác nói xấu mình. Điều này có thể xuất hiện ngay trong đời này nếu người mà ta phê bình muốn hạ nhục mình, hoặc có thể xuất hiện trong tương lai khi mình bị người khác buộc tội một cách vô lối hoặc là bị vu oan. Khi chúng ta là người nghe những lời nói thô tục, chúng ta cần nhớ rằng đấy là kết quả từ hành động của chính chúng ta, chúng ta đã tạo ra nhân, nay đã đến lúc phải nhận quả. Chúng ta đã gây ra sự tiêu cực ở trong vũ trụ và trong tâm thức của mình, bây giờ nó trở lại với chúng ta. Không có lý do gì để giận hay buộc tội người khác khi chúng ta là người đã tạo ra nguyên nhân chính yếu đối với rắc rối của mình.
Tuy nhiên, có một số trường hợp có vẻ như là nói lỗi của người khác nhưng lại là cần thiết, nên nói. Mặc dù những trường hợp này rất giống với việc phê bình người khác, nhưng thực ra thì chúng không giống nhau. Điểm khác nhau ở đây là gì? Đấy chính là động cơ của ta. Nói lỗi của người khác thường là có ác tâm ở bên trong và thường bị thúc đẩy bởi động cơ ích kỷ. Bản ngã của ta muốn có được điều gì đó từ việc nói xấu người khác, muốn được tốt bằng cách hạ nhục người khác. Ngược lại, sự bàn thảo chính đáng về những lỗi lầm của người khác thường xuất phát từ sự quan tâm giúp đỡ và tâm thương yêu, chúng ta muốn làm rõ sự tình, ngăn chặn nguy hại, hoặc là muốn giúp đỡ. Chẳng hạn như khi chúng ta phải viết thư giới thiệu cho ai đó mà người ấy không được tốt lắm, chúng ta phải trung thực, phải đề cập đến những ưu điểm cũng như nhược điểm của anh ta để cho người chủ tương lai hoặc là chủ nhà của họ có thể quyết định xem người đó có thể làm những gì mà họ mong muốn hay không. Tương tự như vậy, chúng ta có thể phải báo trước về những thói quen của ai đó để cảnh báo những rắc rối có nguy cơ xảy ra. Trong cả hai trường hợp này, động cơ của ta là không phải để phê bình người khác, cũng không phải để thêm thắt những điều mà người đó không có. Chúng ta chỉ muốn đưa ra một lời diễn tả không có thành kiến về những gì chúng ta thấy mà thôi.
Đôi khi ta nghi ngờ rằng việc nhìn nhận của chúng ta về những tiêu cực của một ai đó có thể bị hạn chế, bị định kiến, cho nên ta nói với một người bạn mà người bạn đó không hề biết gì về người kia, nhưng người bạn đó có thể giúp ta nhìn thấy những khía cạnh khác. Điều này đem đến cho ta những ý tưởng, quan điểm có tính xây dựng, tích cực hơn và giúp cho ta biết cách để ứng xử với người kia. Người bạn của ta cũng có thể chỉ cho ta thấy những điểm nút của mình - những sự phản kháng và các vấn đề tế nhị - những điều mà ta đang phóng đại về điểm yếu kém của người khác, nhờ vậy mà ta có thể điều chỉnh cho phù hợp.
Có khi chúng ta không rõ về những việc người khác làm nên nhờ một người bạn - là bạn của mình và người đó - tư vấn để biết thêm về hoàn cảnh người đó, và từ đó đánh giá, ứng xử với họ một cách hợp lý. Hoặc là chúng ta phải tiếp xúc với một người mà mình nghi là họ có vấn đề, nên mình nhờ đến các chuyên gia tư vấn để biết cách ứng xử với người đó. Trong cả hai trường hợp này, chúng ta phải nói cho người bạn hoặc là chuyên gia nghe về những vấn đề, những việc không tốt của người khác, nhưng động cơ của mình là muốn giúp họ và muốn giải quyết sự khó khăn.
Trong một trường hợp khác, một người quen của mình có thể không biết là họ đang có hành vi gây tổn hại người khác hoặc là hành xử theo lối hạ nhục người khác. Để bảo vệ người ấy khỏi phải tai họa do sự thiếu sáng suốt của chính họ gây ra, chúng ta có thể nói cho họ biết rõ điều mà họ làm. Ở đây chúng ta nói không phải với giọng phê bình hay là thái độ xét nét mà nói với lòng thương yêu, nhằm chỉ ra lỗi lầm hoặc sai phạm của người đó để rồi anh ta có thể khắc phục.
Chúng ta thường có thói quen nói lỗi của người khác. Để từ bỏ thói quen này, chúng ta phải bắt đầu từ việc điều chỉnh thói quen đánh giá người khác. Thay vì đánh giá, phê bình người khác, chúng ta hãy lưu tâm đến những phẩm chất tốt và sự tử tế của họ. Chúng ta cần phải rèn luyện tâm mình, chỉ nhìn những điểm tốt, những điều tích cực của người khác. Rèn luyện như thế thì sẽ tạo nên sự khác biệt giữa niềm hạnh phúc, cởi mở và thương yêu của ta với sự buồn khổ, khó gần và khắt khe.
Chúng ta cần phải cố gắng để trau dồi thói quen chú ý vào những điều tốt đẹp, đáng yêu, đáng quý ở người khác. Nếu chúng ta để ý những thứ đó thì chúng ta sẽ không lưu tâm đến những lỗi lầm của họ. Thái độ vui vẻ và lời nói bao dung xuất phát từ việc này sẽ cải thiện những người xung quanh và sẽ nuôi lớn hạnh phúc, sự mãn nguyện và tình thương yêu ở trong ta. Vì thế, chất lượng cuộc sống của ta tùy thuộc vào việc chúng ta tìm thấy lỗi lầm với kinh nghiệm của mình hay là thấy những gì tốt đẹp ở bên trong nó.
Khi chúng ta nhìn thấy lỗi lầm của người khác là chúng ta bỏ lỡ cơ hội để thương yêu. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta không có khả năng để nuôi dưỡng bản thân một cách hợp lý với những sự hiểu biết chân tình khi chúng ta đem vào tâm mình những độc tố. Khi chúng ta có thói quen săm soi lỗi của người khác thì chúng ta cũng có xu hướng chỉ nhìn thấy những khuyết điểm, những lỗi lầm của bản thân. Điều này có thể đưa chúng ta đến việc làm giảm giá trị toàn bộ cuộc sống của mình. Thật bi thảm nếu chúng ta bỏ qua những điều quý giá và cơ hội trong cuộc sống của mình, không nhìn thấy khả năng thành Phật trong bản thân mình. Vì thế, chúng ta phải chấp nhận chính mình như những gì mình đang có trong hiện tại, đồng thời chúng ta cố gắng để trở nên những con người tốt hơn trong tương lai. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta làm ngơ trước những lỗi lầm của mình, mà là chúng ta không quá miệt thị về chúng. Chúng ta mừng vì mình được làm người, tự tin về khả năng của mình và tự tin về những giá trị chân thực mà chúng ta đã gầy dựng từ trước đến nay.
Mọi người đều muốn được thương yêu - muốn được mọi người chú ý và thừa nhận những khía cạnh tích cực của bản thân, muốn được quan tâm và tôn trọng. Hầu hết chúng ta đều không muốn bị đánh giá, bị phê bình và từ chối. Việc trau dồi thói quen nhìn thấy những điều tốt đẹp của bản thân và của người khác mà có thể đem lại cho mình và người niềm hạnh phúc khiến cho chúng ta cảm nhận và mở rộng tình thương yêu. Từ bỏ thói quen nhìn thấy lỗi lầm sẽ giảm thiểu sự đau khổ cho mình và người. Vấn đề này nên được xem là trọng tâm trong lộ trình tâm linh của chúng ta. Chính vì lý do này mà Đức Dalai Lama đã nói: “Tôn giáo của tôi là lòng tốt”. Chúng ta có thể vẫn thấy những điều chưa hoàn thiện của mình và của người khác, nhưng tâm chúng ta hiền dịu hơn, biết chấp nhận và rộng lượng hơn.
Đối lập với việc nói xấu người khác là nói với sự hiểu biết và thương yêu. Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biết và thương yêu là điều rất quan trọng. Khi chúng ta nhìn vào những phẩm chất tốt của người khác, chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Việc thừa nhận những phẩm chất tốt của người khác sẽ khiến cho lòng mình cảm thấy hạnh phúc, và tạo được bầu không khí hài hòa, đem đến cho người khác thông tin phản hồi hữu ích.
Khen ngợi người khác là một việc mà chúng ta cần phải thực tập trong quá trình tu tập của mình. Nếu chúng ta thường nghĩ đến những tài năng, những phẩm chất tốt của người khác thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và người khác cũng vậy. Chúng ta sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và gia đình của chúng ta, môi trường làm việc cũng như hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ hòa hợp hơn. Gieo những hạt giống từ những hành vi tích cực ấy ở trong tâm thức của mình, chúng ta sẽ tạo nhân duyên cho những mối quan hệ hòa ái và cho sự thành tựu những mục đích tâm linh cũng như những mục đích trong cuộc sống đời thường.
Một quy tắc dễ hiểu nhưng khó thực hiện. Tất cả chúng ta đều thích “buôn chuyện”, thích kêu ca và nói xấu sau lưng sếp. Tuy nhiên, quy tắc này lại đòi hỏi chúng ta không được làm những điều đó.
Bạn hãy học để chỉ nói ra những điều tích cực, tốt đẹp và lời khen. Mọi người đánh giá bạn không chỉ ở điều bạn nói ra, mà còn ở cách bạn nói (xem Quy tắc 2). Vì vậy, bạn hãy là một người luôn lạc quan và thân thiện.
Quy tắc 4.1
Đừng "Buôn chuyện"
“Đằng ấy có biết người ta nhìn thấy Steve ở phòng kế toán đi ra khỏi phòng ngủ của Debbie ở phòng marketing vào sáng sớm ngày chủ nhật không? Người ta còn nhìn thấy họ dùng bữa trưa với nhau hai lần ở nhà hàng Luigi và Kathy thề rằng cô ấy đã nhìn thấy họ nắm tay nhau trong thang máy. Đằng ấy biết rồi đấy, Steve thì đã có vợ còn Debbie đã đính hôn. Đằng ấy thấy sao? Họ có nên làm như vậy không?”
Câu trả lời là: “Điều đó có gì liên quan đến tôi cơ chứ?”
Đúng là chuyện đó chẳng liên quan gì đến bạn cả, trừ khi Steve vô tình là sếp của bạn và công việc của ông ta đang bị ảnh hưởng bởi việc đó, hay bạn vô tình là vị hôn phu tương lai của Debbie. Quy tắc này khuyên bạn đừng nên “buôn chuyện” chứ không bảo bạn không được nghe.
Bạn có thể thấy câu chuyện đó thật thú vị và đôi khi tình tiết của nó lại có ích cho bạn. Nhưng quy tắc này có một phần đơn giản vô cùng: bạn đừng tiếp tục kể chuyện đó cho người khác. Vậy thôi. Câu chuyện phiếm đó đến bạn là người cuối cùng.
Nếu bạn chỉ nghe chuyện mà không kể nó cho người khác hay thêm bình luận cá nhân, bạn sẽ được coi là “một thành viên của tập thể” chứ không phải là một người chuyên làm mất hứng. Bạn không cần phải tỏ ra không đồng tình, mà chỉ đơn giản là đừng tiếp tục kể cho người khác.
“Buôn chuyện” là sản phẩm của những cái đầu rỗi rãi - những người không đủ việc để làm. Đó cũng có thể là “lĩnh vực” của những công nhân làm những việc không phải dùng nhiều trí óc, những việc họ làm mà không cần suy nghĩ gì. Vì thế họ cần làm cho mình bận rộn bằng những câu chuyện ngớ ngẩn vô nghĩa, kể tội nhau, bịa chuyện, nói dối và những câu chuyện có thể làm ảnh hưởng đến người khác. Vấn đề là nếu bạn không tham gia, họ có thể cho bạn quá khắt khe hoặc hợm hĩnh. Bạn cần tỏ ra như thể mình “buôn chuyện” dù trên thực tế bạn không bao giờ làm thế. Bạn cũng đừng gắt gỏng lên và đi nói với người khác là họ đã ngớ ngẩn như thế nào.
Thận trọng là điều tối quan trọng. Đừng tỏ thái độ phản đối khi thấy người khác buôn chuyện - bạn chỉ cần tránh làm việc đó và giữ câu chuyện đó cho riêng mình.
Ghen tị là một cảm xúc có thể dày vò bạn với những giận dữ, thù ghét. Và nếu như bạn không thể hiểu được những nguyên nhân đằng sau lòng ghen tị của mình, bạn sẽ không bao giờ có được một cuộc sống hạnh phúc và hài lòng.
1. Hiểu được cảm xúc đó. Ghen tị là sự kết hợp của nỗi sợ và giận dữ; nỗi sợ bị mất đi thứ gì đó, và giận dữ vì người nào đó có cái mà bạn muốn. Cảm xúc đó có thể khiến bạn tự co rút bản thân để lẩn tránh nỗi đau.
2. Nhìn lại quá khứ của bạn để hiểu tại sao bạn cảm thấy bấp bênh như thế và những sự kiện gì đã khiến bạn có những cảm xúc giận dữ và ghen tị đang dày vò, phá hủy bạn. Khi xác định được gốc rễ của nó, bạn có thể bắt đầu tách bản thân ra khỏi chúng.
Việc chối bỏ sự thật có xu hướng thổi phồng những xúc cảm không có lợi và trở thành không thể chịu đựng được. Đối mặt với quá khứ có thể sẽ không dễ chịu gì nhưng bạn sẽ có được một tương lai hạnh phúc.
3. Cho phép bản thân thực sự “cảm nhận” xúc cảm đó một cách tích cực. Bạn không thể kiểm soát những gì bạn đang cảm thấy; bạn chỉ có thể kiểm soát những gì bạn đang làm từ cảm nhận đó.
Khi bắt đầu cảm thấy ghen tị, hãy tự hỏi bản thân : đó là vì sợ nhiều hơn hay vì giận nhiều hơn? Nếu có sự co thắt ở bụng, nhiều khả năng là sợ hãi. Nếu vai và hàm như lửa đốt, bạn đúng là đang giận dữ rồi.
4. Hãy thổ lộ về những cảm xúc của bạn với người mà bạn ghen tị. Nếu bạn bị làm ngơ, hãy nói điều gì đó. Giải thích rằng bạn quan tâm, bạn đang bị dằn vặt vì lòng ghen tị và không thể nào thoát khỏi ý nghĩ đó.
Tuy vậy, đừng có đưa ra bất kỳ lời kết tội hay yêu cầu gì hết. Chia sẻ những cảm xúc thực của bạn với ai đó nhưng không trách họ sẽ có thể tạo ra sự kết nối sâu sắc giữa 2 bạn.
5. Hãy xem sự ghen tị của bạn đang dạy bạn những gì. Sự ghen tị có thể cho bạn biết cái bạn muốn. Nếu bạn ghen tị với ai đó vì họ có nhiều tiền hơn, hãy tự hỏi bản thân, làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn thế trong cuộc đời bạn? Nếu bạn ghen tị với ai đó vì họ đẹp, hãy tự hỏi bạn có thể đẹp hơn ở những điểm nào?
(ST).