Cách têm trầu - phong tục dân gian của người Việt

seminoon seminoon @seminoon

Cách têm trầu - phong tục dân gian của người Việt

18/04/2015 04:36 PM
8,544

Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích... phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt.




Trước hết, miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng - Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập.

Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu - một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ cũng là "đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay... đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian.
Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng có từ rất xưa. Truyện được nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc. Vì thế, cô Tấm có dáng dấp của Chị Hai quan họ. Rất hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo. Miếng trầu của cô Tấm đã trở thành một hình tượng đẹp, có sức quyến rũ độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa vùng, rất đáng trân trọng. Miếng trầu têm cánh phượng còn mang nét đẹp biểu trưng, đầy tự hào của người Kinh Bắc. Có thể nói, mỗi câu chuyện đều thắm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.
Trầu là món ăn không giải quyết việc đói, no. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi... tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người; bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ:
“Tách riêng, thì đắng, thì cay.
Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.
Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.
Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?
... Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!...”.
(Sự tích Trầu cau - Hồng Quang)
Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu rất quen thuộc, dễ kiếm. Trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa. Giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có, từ Bắc chí Nam. Ăn trầu là một phong tục truyền thống, nhưng cách têm trầu thì lại mang rõ dấu ấn văn hóa của vùng miền.
Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.
Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp - “Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”.
Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ - “Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”.
Đặc biệt nữa là miếng trầu hôi đãi khách của Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có cái gì thật khác thường, chất chứa đầy sự thách thức và một bản lĩnh của người mời:
-“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại.
Đừng xanh như lá bạc như vôi”.
(Mời trầu - Hồ Xuân Hương)
Bài thơ chưa đưa nữ sĩ vào con đường tuyệt vọng, nhưng vẫn ngân lại trong lòng người một nỗi buồn lai láng. Nó phản ánh số phận không mấy suôn sẻ, thể hiện bản lĩnh người phụ nữ trong cuộc sống của xã hội tự khiêm.
Nét đặc trưng tiêu biểu của miếng trầu là được dùng nhiều trong lối ứng xử giao duyên giữa trai thanh gái lịch và được thể hiện khá nhiều trong thơ ca:
-“Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.
(Ca dao)
Có thể tình yêu làm họ gắn bó, hòa quyện, cùng nhau làm nên cái mùi vị thơm cay, cái hơi men nóng bừng, cái sắc đỏ đẹp tươi ấy: “Có trầu mà chẳng có cau. Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm!”; hoặc “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”... (Tương tư - Nguyễn Bính).
Mời trầu không ăn, thì trách móc nhau: “Đi đâu cho đổ mồ hôi; chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn; - Thưa rằng bác mẹ tôi răn! Làm thân con gái, chớ ăn trầu người” - (Ca dao). Một khi đã quen hơi bén tiếng, trai gái cũng mượn miếng trầu để tỏ tình, để tán tỉnh:
- “Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.
- Một thương, hai nhớ, ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi”.
(Ca dao)
Nếu yêu nhau mà không lấy được nhau, thì chẳng khác gì “có trầu, có vỏ, không vôi. Có chăn, có chiếu, không người nằm chung”. Ca dao than rằng - “yêu nhau chẳng lấy được nhau. Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già”. Miếng trầu không đắt đỏ gì, chỉ “ba đồng một mớ trầu cay”, thế nhưng cũng rất có thể “miếng trầu nên dâu nhà người”.
Ngày nay, để răng trắng, có thể nhiều người không biết ăn trầu, nhưng theo phong tục trong ngày hỏi cưới, giỗ chạp... nhà ai cũng có trầu. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu ăn được hay không ăn cũng chẳng ai từ chối - “Cho anh một miếng trầu vàng; mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”.
Ngày xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ “bùa mê”, “bùa yêu” nên ta có thói quen “ăn trầu thì mở trầu ra; một là thuốc độc, hai là mặn vôi”.
 





Vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính được phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng... nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật. Nhất là lễ cưới, lễ hội vùng Kinh Bắc, trầu thường được têm nhiều theo kiểu cánh phượng - miếng trầu cô Tấm.
Trầu têm cánh phượng đã thành tục lệ truyền thống lâu đời, có “cau róc trổ hoa, cau già dao sắc”; từ lá trầu, quả cau, cho đến cách bổ, cách têm trầu cũng thật nhiêu khê! Có trầu quế, trầu hồi; cũng có trầu cay, trầu hôi; có cau tươi, cau khô, cau già, cau non, cau quả to, cau quả nhỏ; cau tiễn chũm long đào...
Trầu têm cánh phượng thường dùng để đãi khách quý, được têm bằng cau tiễn chũm lòng đào. Cách têm này cũng đòi hỏi phải chọn lá trầu quế vừa tầm để cắt tỉa cánh phượng, chọn vỏ đỏ dày để cắt trang trí phần đuôi. Muốn cho miếng trầu thêm đẹp, người ta thường cài thêm vào cùng miếng vỏ một cánh hoa hồng, tạo thành đuôi phượng, làm miếng trầu thêm lộng lẫy với sắc màu sặc sỡ, tươi tắn.
Trầu cánh phượng thường được bày trên đĩa đặt ở bàn tiệc, dùng làm vật trang trí. Mỗi đĩa trầu có thể bày từ 5 đến 10 miếng, đầu châu vào giữa, đuôi có cánh hồng ở phía ngoài, trông rất sang trọng, lịch thiệp và đẹp. Có nơi người ta bày trầu theo kiểu khác. Trầu được cắm trong lọ hoặc li thủy tinh; trong li không đựng nước mà đựng gạo. Mỗi miếng trầu cánh phượng được cắm bằng que tre nhỏ dài chừng 20 cm vào đầu cau, trông như một cành hoa lạ. Tùy theo cỡ bàn to nhỏ mà cắm nhiều ít cho phù hợp; mỗi lọ ít nhất cũng cắm từ 5 đến 7 “bông”, thành một lọ hoa đẹp! Có thể đặt trang trí trên bàn tiệc cùng hoa tươi, trông rất kiểu cách, ấn tượng.
Ngày nay, trong tiệc cưới ở một số làng quê Kinh Bắc, trầu cánh phượng được têm rất cầu kỳ; mỗi miếng đựng trong một hộp nhựa màu trong suốt, hình vuông hoặc trái tim. Trước khi tiễn quý khách ra về, chủ nhà mời mỗi người một miếng trầu tính trầu tình, - “trầu têm cánh phượng xinh xinh, chở trao cho thắm môi mình, lòng say”. Để khi cầm miếng trầu têm cánh phượng trên tay, ai cũng bùi ngùi, phấn chấn, cảm động đến khó tả, dù chỉ một lần được nhận.
Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê.
Nhìn các liền chị têm trầu mà cứ ngỡ là cô Tấm vừa chui ra từ vỏ thị, đang sống giữa cuộc đời, thiết tha tình tứ, giăng mắc cùng lời ca Quan họ - “Dao vàng bổ miếng cau hoa. Bày lên đĩa sứ, mang ra thết chàng”. Miếng trầu cánh phượng vì thế mà đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc, thấm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.


Để têm trầu cánh phượng, đầu tiên là chọn lá trầu xanh, đừng bị sâu. Gấp đôi lại, và cắt xéo theo đường gân. Quẹt tí vôi tôi vào giữa, gấp 2 cánh bên vào, rồi cuốn từ dưới chỏm lá lên.

Dùng cuốn lá đâm vào cuộn lá để cố định lá trầu.

user posted image

user posted image

Còn đây là thành phẩm.

user posted image

Bỏ vào hộp, và để vào khay trầu.

user posted image

Một khay trầu bao gồm 4 miếng trầu và 4 miếng cau (một q uả cau bổ ra làm bốn).
Hình ảnh: Trầu têm cánh phượng

Trước tiên ,chọn lá trầu hơi nhỏ, cuống lá hơi dài ,phần lá hai bên cuống lá cân xứng nhau ,không được méo ! Hơ lá trầu hơi héo một chút (không nên để tươi quá khi cuộn lại sẽ bị gãy..)
Dùng kéo cắt hai bên lá , phía gần cuống, cắt thành hai miếng hai bên,(trông giống như hai cái càng của con trâu ) Dùng vôi bôi vào giữa miếng trầu (miếng lớn nằm ở giữa),xếp 2 mép của miếng giữa vào trong và cuộn lại cho đến hết lá. Dùng que sắt nhỏ đâm xuyên qua phần trầu vừa cuốn.Cuối cùng
lấy cuống lá trầu,nhét ngược vào chỗ lỗ vừa xuyên thủng cho thật chặt. Hai cánh trầu hai bên lá xòe ra,kèm phần giữa lá đã được cuốn lại,trông rất ưa nhìn..Tiếp đến bạn cho phần trầu đã têm vào ngăn mát trong tủ lạnh,lá trầu sẽ cứng và tươi hơn rất nhiều.,chờ cho đến khi bỏ vào mâm quả sẽ mang ra..
Cách têm trầu này được gọi là têm trầu cánh phượng..Hiện nay,chỉ dùng để làm nghi thức trong những buổi lễ, tiệc cưới...





"Dao sắc đã có, người ta bắt đầu róc vỏ cau, nhưng phải khéo vì chỉ cắt vứt đi chừng 1/3 vỏ phía dưới thôi, rồi tiễn chũm. Xong đâu đấy, lấy loại dao tỉa thủy tiên khắc hoa trên phần vỏ xanh còn lại. Quả cau trổ hoa hay không đều được bổ dọc chia làm 5 hay 6 phần đều nhau, khi ăn thì tước bỏ chỗ vỏ xanh đi.

Muốn têm trầu cánh phượng thì người ta gấp lá trầu làm hai theo chiều dọc, đoạn đưa một nhát dao hơi xéo vào hai bên phiến lá, khoảng từ giữa lá lên phía cuống, nhưng không được để đứt. Phần giữa lá, xén bỏ hai bên mép lại cho thẳng như têm trầu ăn thường ngày, đoạn phết một chút vôi ở giữa, rồi cuộn tròn lại; sau đó dùi một lỗ ở giữa cuộn trầu, xong gài cuống lá vào cho chặt. Hai rẻo lá hình cong được cắt gần sát cuống lúc đầu, vì không cuộn nên vểnh lên trông như hai cánh con chim phượng.

Hai rẻo lá hình cong vểnh lên ở hai đầu cuộn trầu trông cũng giống hình vành trăng non lưỡi liềm, mà theo thần thoại Trung Hoa thì trên cung trăng, nơi Hằng Nga ở có cây quế nên cung trăng còn được gọi là cung quế, và trầu cánh phượng cũng được gọi là trầu cánh quế.

Têm trầu cánh kiến cũng vậy thôi, chỉ khác là thay vì rọc một đường khá rộng (1cm) hai bên phiến lá thì người ta rọc làm hai, ba đường hẹp, rẻo lá vểnh ra có nhiều cánh nhỏ trông như những cánh của con kiến xòe ra vậy."

Têm trầu khó lắm, trầu cánh phượng khó gấp đôi.

Trước kia, người Hà Nội từ 13 tuổi trở lên là biết ăn trầu. Theo sứ giả nhà Nguyên vào đời Trần, ở Thăng Long, 61 phố phường đều trồng rất nhiều cau và trầu không. Người Hà Nội trước đây có câu:

Mua vôi chợ Quán, chợ cầu

Mua cau Nam Phố, mua trầu chợ Dinh



Chợ Cầu, chợ Quán là các chợ lẻ, chợ phụ dọc đường, Nam Phố là tên cũ của phố Hàng Bè bây giờ, nơi xưa bán rất nhiều cau tươi, cau khô. Chợ Dinh gần dinh quan phủ Phụng Thiên (quãng phố Phủ Doãn và Ngõ Huyện bây giờ). Ngày nay, người Hà Nội ít ăn trầu hơn trước nên không còn những phố bán trầu mà tập trung phần lớn ở những chợ một số ít được đem bán rong. Người Hà Nội rất công phu trong cách chọn trầu. Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không già, không non, vừa tới hạt (nửa màu, nửa hạt). Người sành ăn thường kén mua cau Đông ở tỉnh Hải Hưng (cũ). Từ tháng 8 có thêm cau miền Nam nhưng người ta ít ăn vì loại cau này nhiều hạt không ngon. Mua trầu phải chọn lá hơi ánh vàng, nhỏ, dày, tươi. Ngày trước có trầu không làng Chả ngon nổi tiếng vì lá nhỏ, vừa thơm vừa cay, để có được lá trầu như vậy người làng Chả ngày đó trồng trầu cũng rất công phu, dàn trầu không phải được trồng trên đất trồng gừng. Ngày nay người Hà Nội ăn trầu Hưng Yên, vào dịp lễ hỏi người ta mua trầu Tây Sơn vì lá to đẹp. Người sành ăn trầu chọn vôi xứ Đoài - Sơn Tây.

Têm trầu cánh phượng - Nghệ thuật của người Hà Nội

Bộ đồ ăn trầu của người Hà Nội gồm có: cơi đựng trầu bằng đồng hoặc quả trầu sơn khảm xà cừ, ống vôi chạm bạc, ống nhổ bằng đồng thau đựng quết trầu. Những cụ già ăn trầu còn có thêm cối giã trầu bằng đồng chạm trổ khá tinh vi chỉ bỏ vừa miếng trầu, miếng cau, vỏ để giã. Dao bổ cau phải sắc để bổ cau cho đẹp và hạt không bị vỡ. Cũng chỉ là "Quả cau nho nhỏ, lá trầu xanh. Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.

Nhưng cách ăn trầu của người Hà Nội rất duyên dáng, họ ăn trầu không những làm đỏ môi, răng đen mà còn tạo nét môi cắn chỉ rất đẹp, Người ta không cho cả cau, trầu và rễ vào cùng một lúc mà ăn từng thứ một. Cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là rễ quệt thêm một ít vôi, khi ăn người ta thường lấy tay quệt ngang miệng, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ. Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay. Còn trong y học cổ truyền người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc chống bệnh sốt rét rừng một khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai, săn bắt đồi mồi... Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung xưa kia coi việc têm trầu là một nghệ thuật. Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong cách, tính nết c��ng như nếp sống của con người. Chính vì lẽ đó, khi đi xem mặt nàng dâu tương lai, nhà trai đòi bằng được cô gái ra têm trầu, trước là để xem mặt cô dâu, sau là để xem cử chỉ têm trầu của cô gái mà phán đoán tính nết. Miếng trầu têm vụng về là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ miếng cau to là người không biết tính toán làm ăn; miếng trầu quệt nhiều vôi là người hoang phí không biết lo xa...

Ngày nay, ở Hà Nội hầu như chỉ những người trên 60 tuổi mới ăn trầu cho nên Hà Nội không còn cảnh mời trầu như A.de Rovodes - một người Pháp nói về việc ăn trầu của người Thăng Long thế kỷ XII: "Họ có tục đem theo một vài túi con đầy trầu cau đeo ở thắt lưng, họ để mở trong khi qua lại phố phường để mời bạn bè. Khi gặp họ bắt đầu chào hỏi nhau, rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn". Tuy nhiên, quan niệm "miếng trầu là đầu câu chuyện" của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Ngày Rằm, mồng Một hoặc các ngày lễ Tết hoặc trong những dịp lễ ăn hỏi, cưới xin của các gia đình Việt Nam vẫn không thể thiếu miếng trầu quả cau trên bàn thờ tổ tiên.Trầu cau chỉ là một thứ nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng lại có nhiều ý nghĩa trên lĩnh vực y học, tâm lý xã hội... dùng trầu cau còn là một truyền thống văn hoá của dân tộc. Ngày nay, không mấy ai ăn trầu nhưng nét đẹp đó vẫn được gìn giữ và áp dụng trong cuộc sống của người dân.

Trầu têm cánh phượng

Miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng-Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập. Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu-một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay... đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian


Trầu là món ăn không giải quyết việc đói, no. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi... tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người; bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ:

“Tách riêng, thì đắng, thì cay.

Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.

Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.

Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?

... Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!...”.

(Sự tích Trầu cau-Hồng Quang)

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu rất quen thuộc, dễ kiếm. Trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa. Giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có, từ Bắc chí Nam. Ăn trầu là một phong tục truyền thống, nhưng cách têm trầu thì lại mang rõ dấu ấn văn hóa của vùng miền.
“Mẹ tôi sáng nào cũng sang chợ ,chỗ ngã ba của làng để tìm mua dầu cau.Mẹ tôi bảo phải đi sớm để chọn được những lá trầu ngon.Về nhà mẹ ngồi cặm cụi têm trầu, rồi gói thành những gói nhỏ để đi biếu những người bạn giàu cau.Mỗi buổi chiều về ,các bà ,các cụ lại ngồi quây quần bên nhau bên hè phố nhỏ, ăn miếng trầu thơm, chuyện trò vui vẻ…

Mời trầu

- Miếng trầu đạo ngãi tương tư

Không ăn cầm lấy cũng như ăn rồi

- Miếng trầu ai rọc ai têm

Miếng cau ai bổ mà nên vợ chồng

-Mua cau , chọn những buồng sai

Mua trầu chọn những trăm hai lá vàng

Cau tiện ngang , trầu vàng ngắt ngọn

Thời buổi này kén chọn làm chi

Sao em không lấy chồng đi

-Miếng trầu là miếng trầu vàng

Ăn rồi ta kết nghĩa chàng nên đôi

- Trầu xanh , cau trắng , chay hồng

Vôi pha với nghĩa , thuốc nồng với duyên


- Yêu nhau trao một miếng trầu

Giấu thầy giấu mẹ , đưa nhau ăn cùng


- Vườn em tốt đất trồng cau

Cho anh trồng ghé bụi trầu một bên

Bao giờ cau nọ tốt lên

Trầu kia bén ngọn ta nên vợ chồng


-Tuổi em mười tám đang tròn

Rắp mua trầu lộc cau non để nhà

Để mà thết khách đàng xa

Bây giờ thấy khách lòng đà mừng thay

Gió hương đưa khách tới đây

Trầu têm cánh phượng hai tay bưng mời


-Trầu này ai dạm em đây

Hay là bông vải mẹ thầy em cho

Trầu này thực của em têm

Trầu phú trầu quý trầu nên vợ chồng

Trầu này bọc khăn tơ hồng

Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây


- Trầu đà có đây , cau đã có đây

Nhân duyên chửa định trầu này ai ăn

Trầu này trầu túi , trầu khăn

Cùng trầu giải yếm anh ăn trầu nào


- Trầu bọc khăn trắng cau tươi

Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh

Ăn cho nó thoả tâm tình

Ăn cho nó hả sự mình sự ta


-Trầu này trầu quế trầu hồi

Trầu loan , trầu phượng , trầu tôi , trầu mình

Trầu này trầu tính , trầu tình

Trầu nhân , trầu ngãi , trầu mình lấy ta


- Trầu này sáu miếng rõ ràng

Bỏ ra cơi thiếc mời chàng , chàng ơi

Trầu em trầu quế vừa vôi

Chàng ăn một miếng kết đôi vợ chồng


-Trầu này cúc , trúc ,mai đào

Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi

Trầu này trầu quế , trầu hồi

Trầu này thục nữ ước người trượng phu


-Trầu không vôi ắt là trầu nhạt

Cau không hạt ắt là cau già

Mình không lấy ta ắt là mình thiệt

Ta không lấy mình ta biết lấy ai


-Trầu anh têm những hôm qua

Cau anh mới bổ nó ra con rồng

Trầu anh têm đã có công

Trầu mặn trầu nồng ăn chẳng có chê


-Vợ chồng ăn miếng trầu cay

Phải đâu khách lạ mà khay xà cừ


-Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu

Trầu này têm những vôi tầu

Giữa đệm cát cánh , hai đầu quế cay

Trầu này ăn thật là say

Dù mặn , dù nhạt , dù cay , dù nồng

Dù chẳng nên đạo vợ chồng

Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương

Cầm lược thì nhớ đến gương

Cầm khăn nhớ túi , nằm giường nhớ nhau


-Tay cầm trái cau vừa đi vừa bổ

Tay nhấc ngọn trầu vừa trổ vừa têm

Đôi ta trong ấm ngoài êm

Xa nhau đằng đẵng bao đêm em khóc thầm


-Trầu này trầu tính trầu tình

Trầu têm cánh phượng , trầu mình trầu ta

Trầu này trong tráp bỏ ra

Trầu têm cánh phượng , cau vừa chạm xong

Miếng trầu có bốn chữ tòng

Xin chàng cầm lấy vào trong thăm nhà

Nào là chào mẹ chào cha

Cậu cô chú bác mời ra xơi trầu


-Miếng trầu là miếng trầu cay

Làm cho bể ái khi đầy khi vơi

Miếng trầu têm để trên cơi

Nắp vàng đậy lại đợi người tri âm

Miếng trầu kèm bức thư cầm

Chờ cho thấy khách tri âm sẽ chào

Miếng trầu têm ở trên cao

Chờ cho thấy khách má đào mới cam

Miếng trầu têm để bên Nam

Mang sang bên Bắc mời chàng hôm nay

Miếng trầu xanh rõ như mây

Hạt cau đỏ ối như dây tơ hồng

Miếng trầu như trúc như thông

Như hoa mới nở như rồng mới thêu




Dùng trầu cau để ăn thì lá trầu được cắt nhỏ, có phết tí vôi (loại vôi ăn trầu) và cuốn lại (gọi là “têm trầu” - có thể têm bình thường hoặc têm tạo dáng có đôi cánh bay gọi là têm trầu cánh phượng). Loài chim phụng, con đực gọi là hoàng, con cái gọi là phượng. Têm trầu cánh phượng và bổ miếng cau cánh hoàng còn thể hiện biểu tượng hành phúc lứa đôi như đôi chi phượng chim hoàng). Trái cau được cắt (bổ) làm sáu hoặc 8 miếng.




Người Việt đựng trầu cau bằng nhiều cách:



Hộp đựng trầu



tráp quế (bằng vỏ cây quế)



mâm trầu cưới



buồng cau


cơi trầu

cơi đựng trầu bằng đồng


Dùng trầu cau là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người Việt Nam công nhận và làm theo. Miếng trầu (kèm vôi hồng và theo miếng cau) tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có.





Sau đây là một số sinh hoạt văn hóa có sử dụng trầu cau ở Việt Nam, những điều này được người Việt diễn tả bằng nhiều câu thơ lục bát:
Miếng trầu đi đôi với lời chào:
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là

"Đầu trò tiếp khách" là trầu, quí nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng trái cau sẽ bị bổ thành nhiều miếng mỏng hơn - "cau sáu bổ ra thành mười".
Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra thành mười

Đặc biệt "trầu là đầu câu chuyện" giao duyên giữa đôi trai gái:
Lân la điếu thuốc miếng trầu,
đường ăn ở dễ chiều lòng bạn lứa
***


Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

Mời trầu không ăn thì trách nhau:
Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn.

Và người kia sẽ cho biết lý do:
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

Khi đã quen hơi bén tiếng, trai gái cũng mượn miếng trầu để tỏ tình, nhất là các chàng trai nhờ miếng trầu mà tán tỉnh:
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.

Hoặc: Một thương, hai nhớ, ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.


Miếng trầu thực ra là không đắt đỏ gì, người ta bảo "ba đồng một mớ trầu cay" nhưng phải có "miếng trầu” mới được nên “dâu nhà người".


Theo tục lệ, nhà ai có con gái gả chồng, sau khi làm Lễ ăn hỏi xong cũng đem cau trầu cau biếu hàng xóm và bà con nội ngoại. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên ăn được hay không cũng chẳng ai chối từ . Thời xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ "bùa mê", "bùa yêu" nên người ta có thói quen:
Ăn trầu thì mở trầu ra
Một là thuốc độc hai là mặn vôi.

Vôi ăn trầu được chọn kỹ, ngoài loại vôi trắng còn có vôi pha màu hồng cánh sen. Vôi đựng trong “bình vôi” - sản phẩm mỹ thuật được làm bằng gốm sứ, đất nung, đồng.



Bình vôi Việt tk 19



Bình vôi thế kỷ 18







Các cụ càng già ngày trước nghiện trầu, nhưng không còn răng nên phải giả trầu cau trong chiếc cối đồng nho nhỏ; vì vậy, "đi đâu chỉ những cối cùng chày" (Nguyễn Khuyến). Cối chày giã trầu làm bằng đồng, chỉ bỏ vừa miếng cau, miếng trầu, miếng vỏ nhưng trạm trổ rất công phu.


Cối giả trầu (bằng đồng)


Ở Việt Nam, trầu cau là "đầu trò tiếp khách", biểu tượng sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng...
***
Trầu cau vừa là sản phẩm văn hóa nhưng chính nó cũng có những yêu cầu khi sử dụng - văn hóa ăn trầu.
Têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật, miếng trầu lễ cưới têm cánh phượng có cau vỏ trổ hoa, "cau già dao sắc" thì ngon. Bày trầu trên đĩa, hạt cau phải sóng hàng, trầu vào giữa, đĩa trầu bày 5 miếng hoặc 10 miếng, khi đưa mời khách phải bưng hai tay. Tế gia tiên thì trầu têm, còn tế lễ thiên thần thì phải 3 là trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và 3 quả cau để nguyên .
Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt. Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn với một câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Chuyện Trầu Cau.

Tóm tắt
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao sinh được hai người con trai giống nhau như hai giọt nước, thật khó phân biệt ai là anh, ai là em. Khi hai anh em đến tuổi 17, 18 thì cha mẹ đều qua đời cả. Anh em lại càng yêu thương nhau nhiều hơn.
Hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Thấy hai anh em chăm chỉ học hành, lại đứng đắn nên thầy quý như con. Ông đạo sĩ có một cô con gái xinh đẹp tươi giòn, tuổi đã 16, 17 sinh lòng yêu mến hai chàng trai, muốn kết duyên với người anh như không thể phân biệt được người nào là anh, người nào là em. Sau đó, cô mới nghĩ ra một kế: dọn 2 bát cháo mà chỉ đặt một đôi đũa rồi mời hai anh em cung ăn. Người em lễ phép nhường đôi đũa cho người anh ăn trước. Cô gái xinh đẹp xin phép cha mẹ cho được lấy người anh làm chồng.
Từ ngày lấy vợ, người anh hình như dồn tất cả tình yêu cho vợ nên tình cảm anh em không còn được thắm thiết như trước nữa. Người em buồn tủi vô cùng. Một lần đi nương về, trời đã tối, cô gái họ Lưu từ buồng ra gặp người em tưởng là chồng, vội ôm chầm lấy. Người em vội kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Còn người anh thì lại nghi ngờ chị dâu và em chồng có tình ý gì nên càng hững hờ với em hơn trước. Một buổi chiều, ở nhà một mình, trống vắng, buồn tủi, cô đơn, người em đã bỏ nhà ra đi, đi mãi vào tận khu rừng âm u. Trời tối mịt, người em vẫn đi. Trăng đã lên. Phía trước là một con suối rộng, sâu, nước xanh biếc, chẳng lội qua được. Chàng ngồi bên bờ suối mà khóc, khóc mãi. Sương khuya lạnh thấm vào cõi lòng cô đơn. Chàng chết mà vẫn trơ trơ, biến thành một tảng đá.
Thấy em bỏ nhà ra đi mãi chưa về, người anh đi tìm em. Lại ngồi trước con suối, người anh rầu rĩ than khóc, ngất đi rồi chết cứng, hoá thành một cây không cành mọc thẳng đứng bên tảng đá. Người vợ lại bỏ ra đi tìm chồng, tìm em. Lạ thay người lại đi theo con đường vào rừng xanh, cũng đến bờ suối, ngồi cạnh tảng đá, dưới gốc cây. Nàng vô cùng đau khổ khóc than, mình gầy xác ve, chết tự lúc nào, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá. Trong vùng, ai cũng thương tâm.
Một lần vua Hùng đi qua con suối ấy, nhân dân đem truyện ba người kia kể lại cho vua nghe. Vua bảo thử lấy quả ở cây không cành nghiền với lá cây leo thì một mùi thơm toả ra; nhai thử thấy thơm ngon đậm đà và nhổ vào tảng đá, lạ chưa bãi nước biến thành sắc đỏ. Nhân dân đặt tên cây không cành ấy là cây cau, cây dây leo là cây trầu, lại lấy tảng đá nung lên cho xốp để ăn với trầu, cau cho thơm miệng, đỏ môi.
***
Tục ăn trầu của dân ta có từ đấy. Trầu cau không thể thiếu trong lễ hội, trong cưới xin... Mỗi lần khách đến chơi nhà "miếng trầu là đầu câu chuyện" làm cho tình nghĩa thêm đẹp và đằm thắm, đậm đà. Truyện Trầu cau là một trong những truyện cổ tích thần kì sớm nhất ở Việt Nam. Truyện đã đã giải thích một cách nên thơ, cảm động, với bao tình tiết đậm đà chất trữ tình tục ăn trầu - một mĩ tục dân gian, biểu hiện một nét đẹp truyền thống lâu đời giàu bản sắc của nền văn hoá Việt Nam. Đồng thời còn ca ngợi tình nghĩa thắm thiết, thuỷ chung của anh em, vợ chồng trong gia đình. Cái chết của ba người-hai anh em họ Cao và cô gái họ Lưu- chỉ là một sự hoá thân kì diệu: cau - trầu - vôi. Cây cau toả bóng chở che cho hòn đá, cây trầu quấn chặt lấy thân cau. Cũng như trầu với cau ăn với tí vôi làm cho miệng thơm môi đỏ. Trầu cau đã gắn bó với lễ hội cổ truyền, trong giao tiếp của cộng đồng người Việt xưa nay.
Từ Chuyện cổ trên đay, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có bài TRẦU CAU với phần lời như sau
***
Ngày xưa có hai anh em nhà kia
Cùng yêu thương ở cùng nhau bỗng đâu chia lìa .
Vì hai người cùng yêu mến một cô gái làng bên ,
Nhưng người anh được kết duyên cùng nàng .
Vì như thế nên người em lòng buồn rầu bỏ ra đi khỏi làng . . .
(Người em : Lang Sinh)
Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu ?
Kìa sông sâu giòng êm reo như gợi mối sầu
nhìn nước cuốn lệ rơi tuôn biết sao vơi niềm riêng
Kìa mây sầu giăng chơi vơi
Làm sao dừng cho nhắn đôi lời
Giòng nước lờ trôi mây trắng cùng trôi qua chốn nao
nơi xa xôi anh say sưa cùng ai đang xe mối tình duyên .
Thôi hết rồi giấc mơ huyền .
Qua bao nhiêu ngày ta đi lang thang bởi vì đâu ?
Ôi ta buồn ta đi quyên sinh cũng vì ai . . .
(Tiếng vang hợp ca)
Tang tính tình tính tang tính tình bên sông sâu
tình Lang sinh thành phiến đá sầu thương theo ngày qua
Trông ngóng chờ tin không biết vì sao nên Tân sinh
Ra đi mong tìm em thương yêu nỗi niềm thương nhớ .
(Người anh : Tân Sinh)
Qua bao ngày ta đi lang thang cố tìm em
Giòng sông êm đềm trôi cuốn như vương tiếng buồn
nhìn nước cuốn lệ rơi tuôn
biết sao ngăn niềm thương
Trời xanh cùng mây bay cao
Rừng sâu tìm em biết phương nào ?
Nhìn chốn rừng hoang nghe tiếng rừng vang
trong gió ngàn như than van
Bao nhiêu đau lòng sao ta đâu thấy hình em .
Thôi hết rồi phút êm đềm
Qua bao ngày ta đi lang thang cố tìm em
Ôi ta buồn ta đi quyên sinh cũng vì em .
(Tiếng vang hợp ca)
Tang tính tình tính tang tính tình tang tính tình
bên sông sâu
Người Tân Sinh gần phiến đá thành cây cau trồi lên Trông ngóng chờ tin không biết chồng sao
Nên bâng khuâng ,
trong yêu thương nàng ra đi mong kiếm chồng yêu mến .
(Vợ Tân Sinh)
Đây cây rừng thông reo vi vu bóng chồng đâu ?
giòng sông ơi nào ai sớt cho vơi mối sầu ?
nhìn nước cuốn lệ rơi tuôn
Biết sao vơi niềm thương
Làn mây chiều đang giăng tơ
Nhìn mây lòng man mác mong chờ .
Kìa gío rừng lên xao xuyến lòn g em thương nhớ chàng ôi sao quên ?
Mây ơi xin đừng bay cho ta nhắn vài câu .
Cho thấy chồng bớt nguôi sầu .
ôi đây cây rừng thông reo vi vu biết làm sao ?
Đây hương hồn em xin theo anh đến trời cao .
(Tiếng vang hợp ca)
Tang tính tình tính tang tính tình tang tính tình
Bên sông sâu, niềm tương tư nàng chốc biến
thành ra dây trầu xanh .
Lưu luyến tình xưa âu yếm trầu leo
Quanh thân cau
Qua bao năm tình thiêng liêng
Thắm cùng mưa nắng . . .



...Cau già xa gốc trơ vơ
Trái đau trổ muộn bạc phơ mái đầu
Nửa đêm ngồi ngoáy cối trầu
Nghiền tan cay đắng trộn màu thời gian....
thơ Kiên Giang
***

Mâm trầu rước dâu - Lễ Thành hôn của Gấu bền Hoàng Hồ Ngọc Đức

hộ tống mâm trầu



Chợ Cầu, chợ Quán là các chợ lẻ, chợ phụ dọc đường, Nam Phố là tên cũ của phố Hàng Bè bây giờ, nơi xưa bán rất nhiều cau tươi, cau khô. Chợ Dinh gần dinh quan phủ Phụng Thiên (quãng phố Phủ Doãn và Ngõ Huyện bây giờ). Ngày nay, người Hà Nội ít ăn trầu hơn trước nên không còn những phố bán trầu mà tập trung phần lớn ở những chợ một số ít được đem bán rong. Người Hà Nội rất công phu trong cách chọn trầu. Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không già, không non, vừa tới hạt (nửa màu, nửa hạt). Người sành ăn thường kén mua cau Đông ở tỉnh Hải Hưng (cũ). Từ tháng 8 có thêm cau miền Nam nhưng người ta ít ăn vì loại cau này nhiều hạt không ngon. Mua trầu phải chọn lá hơi ánh vàng, nhỏ, dày, tươi. Ngày trước có trầu không làng Chả ngon nổi tiếng vì lá nhỏ, vừa thơm vừa cay, để có được lá trầu như vậy người làng Chả ngày đó trồng trầu cũng rất công phu, dàn trầu không phải được trồng trên đất trồng gừng. Ngày nay người Hà Nội ăn trầu Hưng Yên, vào dịp lễ hỏi người ta mua trầu Tây Sơn vì lá to đẹp. Người sành ăn trầu chọn vôi xứ Đoài - Sơn Tây.

Bộ đồ ăn trầu của người Hà Nội gồm có: cơi đựng trầu bằng đồng hoặc quả trầu sơn khảm xà cừ, ống vôi chạm bạc, ống nhổ bằng đồng thau đựng quết trầu. Những cụ già ăn trầu còn có thêm cối giã trầu bằng đồng chạm trổ khá tinh vi chỉ bỏ vừa miếng trầu, miếng cau, vỏ để giã. Dao bổ cau phải sắc để bổ cau cho đẹp và hạt không bị vỡ. Cũng chỉ là "Quả cau nho nhỏ, lá trầu xanh" nhưng cách ăn trầu của người Hà Nội rất duyên dáng, họ ăn trầu không những làm đỏ môi, răng đen mà còn tạo nét môi cắn chỉ rất đẹp, Người ta không cho cả cau, trầu và rễ vào cùng một lúc mà ăn từng thứ một. Cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là rễ quệt thêm một ít vôi, khi ăn người ta thường lấy tay quệt ngang miệng, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ. Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay. Còn trong y học cổ truyền người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc chống bệnh sốt rét rừng một khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai, săn bắt đồi mồi... Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung xưa kia coi việc têm trầu là một nghệ thuật. Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong cách, tính nết cũng như nếp sống của con người. Chính vì lẽ đó, khi đi xem mặt nàng dâu tương lai, nhà trai đòi bằng được cô gái ra têm trầu, trước là để xem mặt cô dâu, sau là để xem cử chỉ têm trầu của cô gái mà phán đoán tính nết. Miếng trầu têm vụng về là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ miếng cau to là người không biết tính toán làm ăn; miếng trầu quệt nhiều vôi là người hoang phí không biết lo xa...

Ngày nay, ở Hà Nội hầu như chỉ những người trên 60 tuổi mới ăn trầu cho nên Hà Nội không còn cảnh mời trầu như A.de Rovodes - một người Pháp nói về việc ăn trầu của người Thăng Long thế kỷ XII: "Họ có tục đem theo một vài túi con đầy trầu cau đeo ở thắt lưng, họ để mở trong khi qua lại phố phường để mời bạn bè. Khi gặp họ bắt đầu chào hỏi nhau, rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn". Tuy nhiên, quan niệm "miếng trầu là đầu câu chuyện" của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Ngày Rằm, mồng Một hoặc các ngày lễ Tết hoặc trong những dịp lễ ăn hỏi, cưới xin của các gia đình Việt Nam vẫn không thể thiếu miếng trầu quả cau trên bàn thờ tổ tiên.

Trầu cau chỉ là một thứ nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng lại có nhiều ý nghĩa trên lĩnh vực y học, tâm lý xã hội... dùng trầu cau còn là một truyền thống văn hoá của dân tộc. Ngày nay, không mấy ai ăn trầu nhưng nét đẹp đó vẫn được gìn giữ và áp dụng trong cuộc sống của người dân.

***
10g30 tối 05/01/2009, đài VTV có Phim về Trầu cau.... Phim quá hay và rất có giá trị văn hoá. Cũng giới thiệu câu:

...mua vôi Chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phố, mua trầu Chợ Dinh"


Thôn Nam Hoa thuộc tổng Hữu Túc là tên cũ đất phố Hàng Bè bây giờ; thôn Nam Hoa sau đổi tên là Nam Phố và tổng Hữu Túc cũng đổi là tổng Đông Thọ. Hàng Bè còn một ngôi đình ở chỗ số nhà 29 gọi là đình Ngũ Hầu thờ Cao Tứ một vị tướng của triều Thục. Ngũ Hầu là một làng vạn, đình ở ngoài đê, đến khi dòng sông ra xa thì làng chài cũng lênh đênh theo và đình vẫn ở nguyên chỗ cũ. Hàng Bè là một khúc của con đê cũ, khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ nứa lá song mây, những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về áp vào đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè. Khi bè mảng không vào được sát chân đê nữa vì cát bồi đưa sông ra xa, thì phố này là nơi buôn bán cau, nên cũng có tên là phố Hàng Cau. Trước kia, hàng năm thuyền mành từ miền trong ra đem hàng như đường Quảng, vây cá, tôm he, cá khô, nước mắm, cau khô của Qui Nhơn, Bình Định; khi về họ chở vào; bát ăn cơm, giấy hàng mã, vải, nồi đồng, mâm thau. Thuyền đinh lớn to mấy gian, bên trong có cả hoành phi câu đối, khám thờ, tủ chè và nuôi cả gà chó. Lái buôn người Việt Nam - và cả lái buôn người Tàu - đem hàng ra từng kiện, chứa trong kho những nhà chứa trọ phố Hàng Bè tất nhiên là sầm uất cho đến khi lòng sông lùi ra xa, một con đê mới đắp ở cách xa đê cũ, nứa gỗ chuyển đến nơi khác, và cau thì vẫn đem bán ở đây. Con đê mới nói trên có đoạn tên là Bè Thượng, khi người Pháp mới đến Hà Nội, họ vẽ bản đồ ghi là Rue de la Digue (phố trên đê), tức là con đường Nguyễn Hữu Huân bây giờ. Những năm thập niên 20 và 30, các cửa hàng bán cau tươi, cau khô ở Hàng Bè chiếm gần nửa tổng số nhà ở phố này. Những nhà buôn to có Phúc Lợi (số 18), Thịnh Phát (số 4). Hàng Bè có bốn năm nhà bán sơn sống Phú Thọ ở gần ngã tư Cầu Gỗ là phố chuyên buôn bán sơn. ngoài ra trong phố có độ dăm nhà mở cửa hàng bán đồ khô vì ở gần chợ. Hiệu bánh gai Đan Quế (số 24) khai trương năm 1940. Những nhà mở cửa hàng nhỏ bày bán tương cà mắm tép mắm rươi là mãi sau năm 1954 mới có. Nói chung Hàng Bè thời kỳ xa lòng sông không có nhà nào buôn bán vào loại lớn. Việc buôn bán cau, sơn ở trong tay phụ nữ, đàn ông đi làm. Những nhà không buôn bán, con cái đi làm, ban ngày đóng cửa. Tuy nhiên phố Hàng Bè cũng có nhà giàu lớn, họ làm giàu về nghề thầu khoán. Như Trương Trọng Vọng, thàu đá kè đê ở các tỉnh; Hàn Tính cũng là thầu khoán, có cổ phần trong một công ty nấu rượu ở Hà Đông. Đinh cơ Trương Trọng Vọng ở số 42 Hàng Bè, gồm nhiều lớp, bên trong có cả nhà thờ họ (nay là Trường phổ thông cơ sở Bắc Sơn). Nhà xây vào năm 1925 - 1926; chỗ đó trước là một bãi đất trống, làm chỗ tụ họp hàng rong bán rau cỏ tôm cá. Nhà Phúc Lợi số 18 của ông Cả Tụng là một ngôi nhà rộng lòng sâu. nhà số 10 là nhà của bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết làm vào năm 1938.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cách têm trầu - phong tục dân gian của người Việt
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
DAU TIEN PHAI XE CHO GIONG CANH PHUONG ROI QUAN LAI VOI NHAU LA DUOC THOI
Cau thi phai che lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Thường thì tớ thấy người ta bổ cau làm 4
TRAU TEM NHU THE NAO CHO DEP. CACH TEM GIONG NHU CO TAM CA QUA.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Trầu têm cánh phượng là đẹp nhất.Có thể học trên Youtube nhé
cách têm trâu
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý