Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành. Loại răng này mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi. Nằm
phía trong cùng của hàm răng, răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là
răng mọc cuối cùng của mỗi người. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì
chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại
rất phổ biến.
Răng
khôn mọc lệch hoặc răng khôn mọc ngầm thường được chỉ định nhổ bỏ, răng
của em vừa mọc lệch và vừa có biểu hiện viêm nhiễm (đau nhức, khó chịu)
thì nên sớm được nhổ đi em. Nếu cố giữ sẽ dẫn đến viêm lợi, viêm nha
chu, viêm mô tế bào, ảnh hưởng đến các răng khác…
Khi nhổ bỏ răng nào cũng có thể bị tai biến chứ không riêng gì răng khôn nha em, nhưng không vì thế mà không nhổ bỏ.
Trước
hết, em nên đến BV Răng Hàm Mặt khám và chụp X.quang, BS sẽ đánh giá và
có lời khuyên cho em nên điều trị như thế nào (có nên nhổ hay không,
nhổ một hoặc hai cái và sau đó thì nên làm gì…), tùy từng bệnh nhân BS
sẽ có lời khuyên thích hợp.
Hàm trên mọc răng khôn khiến anh Hòa bị đau nhức âm ỉ, ăn uống khó khăn, đến bệnh viện kiểm tra bác sĩ phát hiện chiếc răng khôn mọc lệch đâm vào răng bên cạnh. Tại nha khoa AVA bệnh nhân được can thiệp triệt để nhờ phương pháp nhổ răng khôn không đau.
Nhờ sự giới thiệu của bạn bè anh đến bệnh Viện Chuyên Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ & Nha Khoa AVA kiểm tra. Tại đây, bác sĩ phát hiện chiếc răng khôn mọc lệch đâm vào răng bên cạnh gây tình trạng viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Một tuần sau khi được can thiệp bằng phương pháp nhổ răng không không đau tại AVA anh đã thoát khỏi những cơn đau.
BS Phạm Việt Hùng, Nha khoa AVA cho biết: “Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành. Loại răng này mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi. Hàm răng của con người thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới) nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng không ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường “tự tìm đường khác” như mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên.”
Chức năng của răng khôn không rõ ràng, nhưng những “phiền toái” nó gây ra cho “chủ nhân” lại rất khó lường. Có nên nhổ răng khôn hay không đang còn là vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên những trường hợp răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì cần phải nhổ.
Triệu chứng sớm của việc răng khôn mọc lệch thường là những cơn đau âm ỉ. Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm “chiếc răng khỏe mạnh” dần bị tiêu hủy, lung lay có thể dẫn đến sâu, nặng hơn nó sẽ khiến chiếc răng này bị xô đẩy chèn ép và rụng đi.
“Răng khôn” (wisdom tooth) được dùng để chỉ răng cối lớn thứ ba. Chiếc răng này có đặc trưng là mọc trễ nhất trên cung răng (mọc vào khoảng từ 18 đến 25 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc, cùng với một số yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ bị lệch và ngầm. Theo nghiên cứu thực hiện tại khoa răng hàm mặt Đại học y dược TP.HCM thì răng khôn hàm dưới có tỷ lệ lệch và ngầm cao nhất. Răng mọc lệch và ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh nên thường gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế... và các răng này cũng ít tham gia vào chức năng ăn nhai. Chính vì vậy can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.
Trục răng khôn có rất nhiều chiều thế khác nhau, điều này góp phần quan trọng đến độ khó và kỹ thuật nhổ răng khôn. Một số dạng có thể gặp: mọc thẳng, lệch ngoài, lệch trong, lệch gần, lệch xa, nằm ngang, nằm ngược và phối hợp các dạng này với nhau.
Biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc bất thường
Viêm nướu trùm, viêm mô tế bào, các răng mọc lệch gây nhồi nhét thức ăn, vùng này lại rất khó vệ sinh làm sạch nên lâu ngày gây nên hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, sau đó tạo túi mủ (áp xe), cứng hàm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ phá hủy xương xung quanh răng này và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết…
Sâu răng kế bên, khi răng khôn mọc lệch, kẹt nghiêng tựa vào răng kế bên, vị trí này thường bị nhồi nhét thức ăn, viêm nhiễm, mà rất khó làm sạch được. Kết quả là bản thân các răng này và các răng kế cận bị sâu. Cần chú ý răng kế cận răng khôn là răng cối lớn thứ hai, là răng có vai trò rất quan trọng tham gia vào quá trình ăn nhai.
Nang thân răng, các răng ngầm trong xương có thể tạo nang thân răng tiến triển âm thầm trong xương hàm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm. Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch, làm xô đẩy có thể gây chen chúc các răng trước.
Khi nào cần nhổ răng khôn?
Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn khi: răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng... Răng mọc lệch lạc ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc ăn nhai, gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng. Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia thì việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch khi chưa xảy ra tai biến giúp tránh những tai biến đau nhức cho bệnh nhân về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn.
24 giờ đầu sau nhổ răng
Chảy máu, có thể xuất hiện vài giờ đầu sau khi nhổ răng. Để nhanh cầm máu, bệnh nhân cắn chặt miếng gạc vô trùng trong 45 phút. Trong thời gian này, bệnh nhân không súc miệng mạnh, không khạc nhổ, không ngậm hay súc miệng nước muối, không dùng nước nóng, không hút thuốc, uống rượu bia, không dùng tay hay lưỡi chà xát vùng mới nhổ răng. Nếu máu vẫn chảy ít thì có thể tiếp tục cắn gạc vô trùng, nhưng nếu máu chảy nhiều, bệnh nhân phải đến bác sĩ ngay để được can thiệp kịp thời.
Sưng, có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ khó của răng nhổ và cơ địa bệnh nhân. Để giảm sưng, có thể chườm lạnh sau mỗi 20 phút, mỗi lần chườm khoảng 10 phút.
Phản ứng đau, khi thu���c tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có phản ứng đau, cường độ đau tùy thuộc cơ địa mỗi người. Bệnh nhân sẽ được nha sĩ kê toa thuốc giảm đau và kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng. Thuốc nên uống càng sớm càng tốt khi cơn đau chưa xuất hiện.
Ăn uống, nên dùng thức ăn lỏng, mềm và uống nhiều nước. Không nên ăn thức ăn nóng vào ngày đầu sau phẫu thuật. Chải răng các vùng răng khác bình thường, không chải trực tiếp lên vùng vừa nhổ răng trong 24 giờ sau nhổ và nên nghỉ ngơi sau phẫu thuật nhổ răng khôn.
Trên
thực tế, cho đến nay, ngoại trừ các răng khôn mọc lệch hoặc ngầm cần
phải nhổ, người ta vẫn chưa biết trước được liệu răng khôn mọc thẳng có
gây biến chứng hay không? Một số nha sĩ khuyên nên nhổ bỏ răng khôn dù
chiếc răng này chưa gây khó chịu cho bạn. Mặc dù có các quan điểm khác
nhau, song bạn cũng cần hiểu rõ những lợi ích hoặc bất lợi có thể xảy ra
khi giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn.
Vì sao lại phiền toái?
Trong
quá trình tiến hóa, xương hàm của con người bé dần, phần lớn chỉ đủ chỗ
cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Nhưng thực tế, con
người có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới,
mọc sau cùng, thường vào độ tuổi từ 17 - 25. Phiền toái xảy ra khi những
chiếc răng mọc sau cùng này không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường
mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm
thẳng về phía răng số 7… và gây hại cho cả hàm răng.
Quá trình
mọc 2 răng khôn hàm trên thường diễn ra bình thường. Riêng 2 răng khôn
hàm dưới, do xương hàm dưới hẹp nên rất hay mọc lệch. Nó có thể lệch về
phía trước, húc vào răng số 7 hoặc lệch ra má, vào phía dưới, chìm trong
xương hàm, có lợi trùm hoặc bị cả xương và lợi che lấp (gọi là răng mọc
ngầm). Hoặc là răng khôn cùng chung lá mầm với răng số 7.
Khi
mọc, răng số 7 kéo mầm răng số 8 hướng về gần, dễ gây tư thế lệch gần.
Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai
biến như lợi trùm. Khi ăn uống, vun thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm
túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có
khi sốt. Nếu viêm lan rộng, bệnh nhân có thể sưng to một bên mặt, vùng
lợi ở góc hàm căng đỏ, trên mặt có mủ, rất đau, không há được miệng,
không ăn uống được. Nếu không xử lý kịp thời, viêm túi mủ răng khôn có
thể chuyển thành viêm phần mềm xung quanh, áp xe hoặc viêm tổ chức liên
kết lan tỏa, có thể lan vào xương hàm, gây cốt tủy viêm xương hàm… Đối
với những trường hợp nhẹ hơn, vùng răng khôn mọc lệch đầu đau âm ỉ mấy
ngày rồi hết.
Nếu răng khôn mọc lệch húc vào răng số 7 gây sâu
răng, kẽ răng ở đây bị viêm lâu ngày sẽ gây tiêu xương. Cuối cùng răng
số 7 cũng bị viêm tủy, viêm quanh cuống răng và lung lay, phải nhổ bỏ,
làm giảm hẳn sức nhai vì số 7 và số 6 là hai răng chủ lực nhai của hàm…
(Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được
chữa kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang
tai, má, mắt, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng). Do đó, nếu bạn ở độ tuổi
23 - 25 mà răng số 8 mới chỉ nhìn thấy một phần của răng thì gần như
chắc chắn là răng khôn của bạn đã mọc lệch.
Có nên giữ lại?
Đây
là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới nha sĩ. Nếu răng khôn mọc
bình thường thì việc giữ lại những chiếc răng khôn này có lợi. Trước hết
là việc còn nguyên hàm răng, giúp cho bạn có bộ răng khỏe và thực hiện
được đầy đủ các chức năng. Thứ nữa là bạn không phải trải qua bất cứ
cuộc phẫu thuật nào, dù là tiểu phẫu. Và cuối cùng là giúp phục hình
răng trong trường hợp mất răng số 7. Chiếc răng khôn mọc thẳng này có
thể được dùng làm trụ để phục hình cầu răng của bạn.
Tuy nhiên,
nếu chiếc răng khôn xảy ra biến chứng thì sao? Có nên giữ lại? Câu trả
lời là không. Các nha sĩ đã chỉ ra rằng, những biến chứng của răng khôn
không có lợi cho sức khỏe của bạn. Đó là:
Viêm lợi trùm: Là một
nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi
hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn, đôi khi kèm theo sốt và
đau vùng góc hàm. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức
liên kết gây sưng mặt. Để giải quyết, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt
lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.
Viêm
nha chu: Rất thường xảy ra trên các răng khôn, gây ảnh hưởng đến xương ổ
răng và nướu vùng răng khôn. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát
hiện túi sâu thêm 5mm, nhất là ở bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém.
Răng
mọc chen chúc: Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm
phía trước. Một răng khôn mọc kẹt cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2
răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các
răng cửa. Để ngăn ngừa, việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.
Làm
hư các răng khác: Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm phía
trước nó. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặt xa
răng số 7 và dẫn đến trường hợp hiếm hơn, các răng khôn mọc kẹt có thể
gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận.
Viêm mô tế bào: Là biến
chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị phồng lên, da căng, màu bình
thường hay hơi đỏ, sờ vào đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há
miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn. Có thể nóng sốt, mệt mỏi, không
ăn ngủ được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra
qua lỗ rò trong miệng hoặc ra ngoài da.
U nguyên bào men: Trường hợp này khá hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
Những ảnh hưởng của răng khôn
Sâu
răng: Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và
vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một
phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày gây
sâu răng. Đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.
Viêm lợi: Sự tích
tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm trùng lợi xung
quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm
(bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm lợi này tái phát nhiều
lần chưa được chữa trị, và những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng
cao.
Hủy hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm
sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi
gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc
lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.
Phòng bệnh ngay từ nhỏ
Theo
bác sĩ Nguyễn Văn Hải, nha khoa Hà Nội (316 Lạch Tray, Hải Phòng), các
mầm răng khôn xuất hiện lúc khoảng 5 tuổi và lớp men răng được tạo thành
từ lúc 8 tuổi cho đến 12 tuổi, bắt đầu mọc nhú lên lúc 16 tuổi cho đến
khi 21 tuổi. Một chiếc răng khôn có hình dạng cuối cùng, có rễ hẳn hoi
ít nhất là khi đã đến tuổi 25 hoặc muộn hơn.
Để tránh những biến
chứng do răng khôn mọc lệch, bạn nên chú ý đến răng của trẻ, dự đoán sớm
nhất những chênh lệch về vị trí của răng khôn. Ngay từ khi trẻ mọc
những chiếc răng đầu tiên được 6 tháng, hãy cho trẻ làm quen với nha sĩ
và có các cuộc khám định kỳ và thường xuyên. Khi trẻ được 14 - 15 tuổi,
tức là trước khi răng khôn nhô ra khỏi lợi, bạn nên đưa trẻ đi khám và
chụp Xquang hàm răng để phát hiện mầm răng.
Răng khôn ở trạng
thái mầm không có chân, trông giống như những viên bi nhỏ. Quan sát phim
chụp, nha sĩ ước lượng được vị trí răng sẽ mọc. Nếu chiếc răng khôn
tương lai có thể làm xiên xẹo hàm răng, nha sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng. Đây
là một thủ thuật nhỏ, dễ thực hiện vì răng chưa có chân. Sau khi gây tê
tại chỗ, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, lấy ra mầm của 2 răng khôn đối
nhau (ở hàm trên và hàm dưới) nhằm tránh những vấn đề về khớp cắn khi
chiếc răng kia mọc.
Tuy nhiên, cũng có một số tai biến có thể xảy ra khi nhổ răng khôn như:
Viêm ổ răng khôn: Là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi, nữ dễ bị hơn nam.
Sưng
mặt: Rất thường xảy ra, nhất là trong các trường hợp tiểu phẫn răng
khôn mọc kẹt hoặc ngầm có khoan xương. Hiện tượng này sẽ giảm dần nếu
người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của nha sĩ. Ngoài
ra, sau khi nhổ răng khôn người bệnh cảm thấy khó mở miệng. Đó là phản
xạ bảo vệ vết thương và không đáng lo ngại, chỉ sau một thời gian ngắn
sẽ hết.
Một lời khuyên là, sau khi nhổ răng khôn, người bệnh nên
chờ ít nhất là 1 giờ mới súc miệng để cho các mạch máu tại vết thương
được bịt kín lại, tránh tình trạng xuất huyết trong miệng.
(ST).