Kiêng cữ trong ăn uống được xem là một biện pháp điều trị các bệnh tim mạch. Ðối với một số bệnh như cao huyết áp, suy tim, hay tiểu đường, suy thận, chế độ kiêng cữ hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm bớt lượng thuốc cần phải uống hàng ngày, tăng tác dụng của một số thuốc điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp điều trị này hầu như chưa được thực hiện đúng để đem lại hiệu quả cho bệnh nhân.
CHẾ ÐỘ ĂN
Trước hết cần phải hiểu rõ quan niệm về kiêng cữ của Tây y. Dân gian ta thường cho rằng kiêng cữ nghĩa là phải tránh dùng một vài loại thức ăn nào đó, chẳng hạn không được ăn thịt bò, cá lóc, trứng vịt, rau muống v.v... Thật ra, Tây y quan tâm nhiều hơn đến loại chất trong thức ăn, chẳng hạn chất đạm (thịt, cá...), chất béo (dầu, mỡ...), chất tinh bột (gạo, khoai...), chất xơ (rau củ), hay potasium (có nhiều trong nho, chuối) v.v... Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên kiêng bớt chất đạm nghĩa là bạn phải hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt hoặc cá nào. Nếu bạn không ăn thịt nhưng vẫn ăn nhiều cá thì cũng không đạt được hiệu quả gì.
Ðối với phần lớn các bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bạn kiêng ăn mặn và chất béo. Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim, cao huyết áp. Ăn mặn ở đây không phải là chay-mặn mà là mặn-lạt, nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm... Tóm lại là bạn phải tránh những thức ăn có vị mặn. Một câu hỏi thường được đặt ra là phải hạn chế đến mức độ nào? Xin nêu một ví dụ, người bệnh suy tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl (tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn) cho cả ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu. Chế độ ăn như vậy sẽ làm thay đổi khẩu vị nên đa số mọi người (nhất là ở nông thôn) có thói quen ăn mặn hầu như không thể thực hiện được. Như vậy phải làm sao? Cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa có thể được. Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ kiêng cữ tốt thì không những bệnh thuyên giảm mà còn giúp bạn giảm bớt được thuốc men, đỡ tốn tiền chữa bệnh.
Nếu bác sĩ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ hợp lý.
Các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Nói chung loại thức ăn này thường chỉ có lợi chứ không hại gì đối với cơ thể, ngoài ra chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Tuy nhiên trước những thông tin như vậy, người bệnh thường lại hay áp dụng một cách quá đáng, như mỗi ngày ăn tới vài ký bưởi, uống đến chục ly nước cà chua. Xin nhớ rằng nguyên tắc quan trọng nhất trong vấn đề ăn uống vẫn là điều độ. Ngoài ra một chất rất quan trọng đối với tim là potasium có nhiều trong các loại quả như nho, chuối, dừa. Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít. Trong các thuốc chữa bệnh tim, có loại thuốc làm giảm potasium, có loại lại làm tăng lượng potasium trong máu. Do đó, bạn phải hỏi kỹ bác sĩ xem mình có cần kiêng cữ các loại trái cây này hay không?
NƯỚC UỐNG
Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho biết nhu cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của bạn.
RƯỢU BIA - THUỐC LÁ
Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nhưng đối với những người chỉ uống ít thì sao? Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với cholesterol máu. Như vậy, người bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên cần nhắc lại điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.
Còn
thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc
lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch
như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể
bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...Và nhất thiết bạn
phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh
tim mạch.
Xã
hội càng hiện đại, số người mắc bệnh liên quan đến tim mạch càng lớn.
Những thực phẩm lý tưởng sau sẽ giúp bạn có 1 trái tim khoẻ. 1. Trà đen Trà đen rất tốt cho tim mạch với lượng hợp chất chống ôxy hoá cao giúp bảo vệ thành mạch khỏi tác hại của các gốc tự do. Các cuộc nghiên cứu gần
đây đã chỉ ra rằng uống 1-2 tách trà mỗi ngày sẽ giúp giảm 46% các bệnh
liên quan đến tim mạch,uống 4 tách trà mỗi ngày giảm 69% nguy cơ mắc
bệnh. Các chất chống ôxy hoá thường hao hụt trong các sản phẩm trà chế biến vì thế uống trà tươi để có hiệu quả cao. 2. Cần tây Trong cần tây có nhiều kali, ít
calo hơn chuối nên giúp giảm huyết áp và điều chỉnh chất khoáng trong
cơ thể, rất tốt để giảm cân. 3. Nấm Nấm ít calo, dồi dào riboflavin và 2 loại chất xơ chitin và beteglucan giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giảm mỡ máu. 4. Hành, tỏi Hành rất tốt cho tim, chống lại
vi khuẩn gây ung thư dạ dầy. Ăn hành sống là cách hiệu quả nhất đeer
giảm mỡ trong máu và tăng cường các cholesterol tốt. Ăn tỏi hàng ngày giúp ngừa máu vón cục và làm lành các tổn thương ở động mạch. 5. Nước ép quả lựu Nước ép quả lựu có nhiều chất chống ôxy hóa hơn rượu vang đỏ, trà xanh, nước ép quả việt quất và nước cam. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép quả lựu giúp giảm các tổn thương ở động mạch. 6. Hạt hướng dương, hạnh nhân Hạnh nhân giàu chất xơ, chất béo đa bão hòa và chất chống ôxy hoá. Kết quả nghiên cứu với 90.000
phụ nữ tham gia, ăn 30g hạnh nhân/lần, 5 lần/tuần trong suốt 14 năm cho
thấy: nguy cơ bệnh tim giảm 30%. Hạt hướng dương nhiều
vitamin E, chất xơ, vitamin và chất sắt hơn các loại quả hạnh giúp giảm
nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch. 50g hạt hướng dương cung cấp khoảng 12 miligram vitamin E. 7. Ngũ cốc nguyên cám Có tác dụng giảm cholesterol nên giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và là nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. 8. Cá Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cá nên có trong chế độ ăn giúp khoẻ tim, nên tránh các loại cá ăn thịt. 9. Chocolate đen Chocolate đen rất tốt cho tim giúp chống lại những tổn thương ở tế bào do ảnh hưởng của các gốc tự do. 10. Mật ong Uống mật ong pha với nước tăng khả năng chống lại quá trình ôxy hoá trong máu nên rất tốt cho tim và mạch máu.
Tim không khoẻ là một trong những nguyên nhân gây
nhiều bệnh cho cơ thể. Hãy ưu tiên những thực phẩm dưới đây trong những
bữa ăn hàng ngày để có trái tim khoẻ mạnh.
>> Ăn gì để trái tim luôn khoẻ?
1. Hạnh đào
Đối với người lớn, ăn khoảng 300g hạnh đào mỗi ngày có thể giúp giảm tới 13 - 20% mỡ máu.
Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Toronto (Canada), tác dụng của loại quả này tốt hơn cả một số loại thuốc. Hạnh đào là một loại quả khô giàu năng lượng. Nó đặc biệt tốt cho tim vì trong thành phần của nó có rất nhiều vitamin E - một chất chống oxy hoá giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra hạnh đào còn chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng.
Bạn có thể ăn sôcôla chứa hạnh đào, cho hạnh đào khô vào sữa chua…
2. Dầu ô liu
Loại dầu này rất giàu mỡ chưa bão hoà, đặc biệt tốt cho các thành mạch. Thay thế các loại mỡ bão hòa (bơ, phô mai, mỡ động vật…) bằng dầu ôliu sẽ giúp giảm cholesterol xấu trong máu.
Loại mỡ chưa bão hoà này còn có trong quả bơ và hạt dẻ. Nhưng chỉ với dầu ô lưu cơ thể chúng ta còn được cung cấp chất polyphenol - chất giúp ngăn cản cholesterol thâm nhập vào thành mạch máu.
3. Sữa chua tự nhiên
Theo một vài nghiên cứu của Mỹ, những người có chế độ dinh dưỡng cân bằng canxi và kali sẽ phòng được bệnh huyết áp cao. Những chất này có rất nhiều trong sữa chua tự nhiên.
Hãy ăn sữa chua hằng ngày vào các bữa ăn sáng hoặc tráng miệng. Ăn sữa chua thay vì bánh ga tô, mứt… sau bữa ăn chính còn giúp bạn giảm cân hiệu quả.
4. Cam
Cam rất ngon và mát. Hơn thế nữa mỗi quả cam trung bình chỉ cung cấp cho bạn 65 calo. Vậy bạn có thể ăn nhiều cam mà không sợ tăng cân.
Cam chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất pectin do đó nó có tác dụng làm giảm cơn đói và kiểm soát tỷ lệ cholesterol trong máu.
Bạn có thể bổ cam thành 6 hoặc 8 miếng để ăn tráng miệng sau bữa ăn. Ngoài ra, vào mùa hè, bạn có thể uống nước cam cả ngày để giải nhiệt.
5. Quả seri
Quả seri rất giàu các chất antôxian - chất chống ô xy hoá cho phép trung hoà các enzym được tạo nên bởi những những mảng bám gây nên bệnh xơ vữa động mạch.
Seri tươi hay được sấy khô đều có tác dụng như nhau do đó bạn có thể ăn seri quanh năm mà không cần phải đợi tới mùa.
Bạn có thể làm sữa chua, bánh, kem… với loại quả tuyệt vời này.
6. Tỏi
Tỏi có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Để tận dụng hết được tác dụng của loại gia vị này, các nhà khoa học khuyên chúng ta hãy ăn nhiều tỏi mỗi ngày (ăn cả nhánh hoặc nước ép tỏi).
Người Việt Nam ta chế biến nhiều món ăn với tỏi vì tỏi có mùi thơm và được coi như một vị thuốc. Hãy ướp thịt xào rau… với tỏi để thêm hương vị cho món ăn và cũng là để bảo vệ sức khoẻ của bạn.
7. Cà rốt
Theo một nghiên cứu của trường đại học Harvard - Mỹ, mỗi ngày uống 1/2 chén nước của một loại rau hoặc củ có mầu sẫm hoặc mầu da cam như cà rốt sẽ giảm được 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo họ, trong thành phần của cà rốt tập trung rất nhiều các chất chống oxy hoá của thực vật do đó nó mang lại cho chúng ta hiệu quả trên.
Sử dụng nhiều cà rốt trong chế biến món ăn không những tốt cho sức khoẻ mà còn giúp món ăn của bạn có mầu sắc bắt mắt.
8. Thịt thăn lợn
Những người thường xuyên ăn loại thịt rất giầu protein này có cơ hội đốt cháy được gấp 2 lần năng lượng dự trữ trong cơ thể. Do đó, có thể nói loại thịt này giúp chúng ta giảm cân và đặc biệt tốt cho tim. Chỉ với 122 calo/30g thịt, đây là một nguồn protein thực vật không béo tuyệt vời cho cơ thể chúng ta.
Thịt thăn dùng chế biến được rất nhiều món ăn hàng ngày, còn do dự gì nữa, bạn hãy sử dụng nhiều loại thịt này trong khẩu phần ăn.
9. Cá hồi
Cá hồi là nguồn Omêga-3 tuyệt vời cho sức khoẻ chúng ta. Ngoài tác dụng chống viêm, omêga-3 còn có tác dụng trong phòng chống bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Với cá hồi, bạn có thể thưởng thức món gỏi cá tuyệt diệu. Ngoài ra bạn cũng có thể chế biết cá hồi với các loại thực phẩm khác.
10. Đậu đen
Rất ít loại rau giàu chất magiê như đậu đen. Người lớn không được cung cấp đủ khoáng chất này hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 2 lần.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, 1 chén nước đậu đen cung cấp 120mg magiê (nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành là 320mg).
Món chè đậu đen đặc biệt được ưa thích vào mùa hè. Bạn hãy nấu món ăn bổ dưỡng này cho cả nhà ăn vào mùa hè nhé.
Cuộc sống ngày càng bận rộn khiến chúng ta không còn thời gian chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mình cũng như những người thân trong gia đình. Và thức ăn nhanh đang dần trở thành món ăn khoái khẩu và là lựa chọn của rất nhiều người.
Tuy nhiên, những thực phẩm nhiều chất béo đó lại là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh tiềm ẩn, gây tổn hại sức khỏe của chúng ta, trong đó có bệnh tim.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhà dinh dưỡng học đã đưa ra một danh sách những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. Mời các bạn cùng tham khảo:
Yến mạch
Yến mạch thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Trái ngược với ngũ cốc đã qua tinh chế, đây là loại ngũ cốc vẫn còn nguyên cám và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm: vitamin B, vitamin E, chất xơ và các chất chống oxy hóa khác.
Bột yến mạch có chứa một chất xơ hòa tan có tên gọi beta-glucan giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol “xấu” (LDL) gây đau tim. Một số nghiên cứu đã chứng minh, những người ăn yến mạch thường xuyên có thể giảm được 18% tổng số cholesterol và 9% cholesterol xấu (LDL).
Ngoài ra, yến mạch còn là thực phẩm có chỉ số glycemic (GI) thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch vành.
Bột yến mạch là món ăn thích hợp nhất cho bạn vào bữa sáng.
Rượu vang đỏ
Nhờ có các chất chống oxy hóa trong thành phần chế tạo, nhất là chất resveratrol, rượu vang đỏ được biết đến như là một thứ đồ uống tốt cho tim mạch. Những hợp chất này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, bảo vệ tim. Ngoài ra, resveratrol cùng với poliphenol được tìm thấy trong thành phần của rượu vang đỏ còn góp phần làm giảm quá trình đông máu bằng cách ức chế tiểu cầu.
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, rượu vang có khả năng làm thư giãn các động mạch, do đó có tác dụng hạ huyết áp.
Rau bina
Rau bina cũng như một số loại rau lá xanh khác có chứa folate và vitamin B9. Theo các nhà khoa học, folate không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ dị tật cột sống ở trẻ sơ sinh, mà còn giúp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh. Folate có thể làm giảm homocysteine trong máu, ngăn ngừa bệnh đột quỵ.
Nói chung, một chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp giảm huyết áp một cách đáng kể, tốt cho bệnh nhân bị huyết áp cao.
Hạnh nhân
Hạnh nhân và một số loại hạt khác đều là những nguồn thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn, giúp làm giảm tổng hàm lượng cholesterol trong máu, nhưng lại tăng hàm lượng cholesterl “tốt” (HDL).
Bên cạnh đó, hạnh nhân còn chứa hoạt chất phytosterol- chất này đóng vai trò ngăn cản đường ruột hấp thu tất cả các loại chất béo.
Tuy nhiên, cũng như các loại hạt khác, hạnh nhân có một nhược điểm là chứa nhiều calo, do đó, chúng ta nên chú ý đến khẩu phần ăn mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
Cá hồi
Cá hồi tốt cho sức khỏe tim mạch
Cá nói chung và cá hồi nói riêng có thể được coi là “liều thuốc” bảo vệ tim tốt nhất, bởi vì có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Axit béo omega-3 có trong cá hồi có tác dụng giảm huyết áp, ngăn cản quá trình đông máu cũng như hình thành mảng bám trong thành động mạch, giúp bạn bảo vệ tim mạch.
Omega-3 cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoặt động điện của tim, giảm nguy cơ tử vong đột ngột do bệnh tim. Thay vì ăn các loại thịt đỏ, chúng ta có thể thay thế bằng thịt gia cầm và thịt cá để giảm 30% nguy cơ bệnh tim- nghiên cứu khoa học đã chứng minh.
Thay đổi hành vi
Chế độ ăn uống chỉ đóng góp một phần trong công tác chăm sóc sức khỏe tim mạch. Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta còn cần phải thay đổi hành vi, suy nghĩ và lối sống của mỗi người. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chúng ta nên tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, luôn phát huy lối sống lành mạnh.
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về tim mạch. Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi cho tim mạch theo lương y Vũ Quốc Trung:
Nên dùng nhiều cá
Cá là chất đạm có lợi cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, việc thay thịt bằng cá trong chế độ ăn hằng ngày đã giúp hạ thấp một cách đáng kể lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn và có hiệu quả trong việc giảm lượng
cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch. Người ta cho rằng, tác dụng này là nhờ các a-xít béo omega-3 có trong cá, các a-xít béo này còn làm giảm triglyceride và có thể làm tiểu cầu bớt dính lại nhờ đó giảm nguy cơ đông máu, giảm nguy cơ mắc cơn đau thắt ngực không ổn định, hay cơn đau tim cấp.
Ngoài cá, dầu ô liu là loại chất béo không bão hòa cũng rất tốt cho tim. Chất béo không bão hòa dạng đơn này có lợi điểm làm tăng HDL (loại cholesterol tốt), mà không làm tăng cholesterol toàn phần. Ngoài dầu ô liu, các nguồn chất béo không bão hòa dạng đơn bao gồm trái ô liu, vừng (mè), lạc, quả óc chó, quả hồ đào và các loại dầu từ các quả này sẽ tốt cho tim mạch.
Đậu nành cũng là thực phẩm có lợi cho tim mạch, protein đậu nành có thể giúp hạ LDL cholesterol (loại này không có lợi cho cơ thể) và làm tăng HDL cholesterol. Đậu nành còn chứa các chất chống oxy hóa, có thể giúp ngừa bệnh tim. Protein đậu nành còn chứa đầy đủ các a-xít amin so với phần lớn các protein thực vật, nhờ đó có thể dùng để thay thế các loại thịt.
Và nhiều rau quả tươi
Trái cây và rau quả tươi nếu dùng mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ ung thư ruột già. Ăn nhiều rau quả và trái cây là một cách hiệu quả để làm giảm lượng chất béo trong chế độ ăn. Rau quả tươi là nguồn chất xơ quan trọng, được xem như một phần của chế độ ăn ít béo giúp làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Các loại bánh ngũ cốc yến mạch, các nguồn chất xơ hòa tan khác nhau còn có như: các loại đậu, lúa mạch, các trái cây họ chanh, táo và ngô.
Các loại hạt nguyên vỏ cũng chứa chất xơ. Với việc ăn nhiều hơn các hạt nguyên vỏ, giúp giảm được nguy cơ bệnh tim một cách đáng kể. Nhưng cần ăn hạt nguyên vỏ, chứ không phải các loại hạt đã qua chế biến. Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì và cám là các nguồn thức ăn hạt nguyên vỏ. Hãy tìm các loại ngũ cốc có chứa từ 3 đến 6 gram chất xơ mỗi khẩu phần. Bánh mì làm từ các loại hạt nguyên vỏ chứa ít nhất 2 gram chất xơ mỗi khẩu phần cũng là một nguồn thức ăn tốt.
Các loại rau lá xanh, các loại đậu đỗ, đậu Hà Lan, nước cam, thịt gà, thịt nạc bò... là các thức ăn chứa folate và vitamin B6 cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì cả hai (folate và vitamin B6) giúp hạ nồng độ homocysteine máu (nồng độ homocystein cao sẽ làm tăng nguy cơ cơn đau tim).
Trà cũng là loại có lợi cho tim. Trà đen là một nguồn cung cấp flavinoids, là các chất chống oxy hóa được xem làm chậm lại sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng việc tiêu thụ chừng mực rượu vang nho sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, là nhờ vào khả năng làm tăng HDL - cholesterol, cũng như khả năng làm giảm đông máu bất thường...Sức khỏe tim mạch đang được gọi là vấn nạn của cộng đồng. Phần lớn các bệnh lý tim mạch đều liên quan khá chặt chẽ đến vấn đề dinh dưỡng nói chung, trong đó chế độ ăn uống có nhiều mỡ, nhất là loại mỡ có chứa nhiều cholesterol, acid béo bão hoà, triglydigyde… là các thủ phạm chính gây ra các vấn đề cho hệ tim mạch.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý có thể mang lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh, bên cạnh đó còn giúp bạn có được vóc dáng đẹp và dẻo dai.
Cá hồi
Dinh dưỡng: các axít béo omega-3
Lợi ích: các axít béo omega-3 làm giảm cholesterol có hại (LDL), duy trì sự dẻo dai của các động mạch và tĩnh mạch, củng cố các cơ tim, phục hồi các cơ tim bị tổn thương. Chúng cũng giúp làm giảm huyết áp; và vì chúng làm giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa chứng xơ cứng các thành động và tĩnh mạch, do đó sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ của các cơn đau tim và tai biến.
Hạt lanh
Dinh dưỡng: các axit béo Omega-3, chất xơ, phytoestrogens
Lợi ích: lượng omega-3 có trong hạt lanh nhiều hơn ở bất kỳ loài cá nào. Nói đến lợi ích cho hệ tim mạch, hạt lanh giúp tăng khả năng hoạt động và bảo vệ tim khỏi các nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn. Cũng giống như cá hồi, hạt lanh giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giảm huyết áp.
Bột yến mạch
Dinh dưỡng: các axit béo Omega-3, magiê, kali, folate, niacin, canxi, chất xơ có thể hòa tan
Lợi ích: các chất xơ có thể hòa tan trong bột yến mạch giúp làm giảm các cholesterol có hại (LDL) mà vẫn duy trì cholesterol có lợi cho cơ thể (HDL). Việc ăn bột yến mạch thường xuyên làm giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Đậu đen
Dinh dưỡng: các loại vitamin B, niacin, folate, magiê, các axit béo omega-3, caxi, chất xơ có thể hòa tan.
Lợi ích: các chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol. Ăn đậu đen thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư và sự lão hóa.
Quả hạnh nhân
Dinh dưỡng: vitamin E, magiê, chất xơ, các chất béo mono và polyunsaturated rất có lợi cho tim, phytosterols.
Lợi ích: việc ăn một lượng quả hạnh nhân vừa phải giúp làm giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Quả óc chó
Dinh dưỡng: vitamin E, magie, folate, các chất béo mono và polyunsaturated rất có lợi cho tim, phytosterols.
Lợi ích: quả óc chó giúp làm giảm cholesterol, tăng cường sự đàn hồi của các mạch máu, giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Rượu vang đỏ
Dinh dưỡng: Catechins và resveratrol (flavonoids)
Lợi ích: rượu vang đỏ giúp làm tăng lượng cholesterol có lợi (HDL) và ngăn chặn sự hình thành cholesterol LDL có hại cho hệ tim mạch. Rượu vang đỏ cũng giúp ngăn ngừa tình trạng máu vón cục và giảm các tổn hại đến mạch máu do hiện tượng đóng mỡ gây ra. Những người thường xuyên uống rượu đỏ thật sự hạn chế được các bệnh về tim mạch.
Cá ngừ
Dinh dưỡng: Axit Omega-3, folate, niacin.
Lợi ích: các axit béo trong cá ngừ rất tốt cho hệ tim mạch. Chúng giúp tim đập đều và nhịp nhàng hơn, giảm tình trạng máu vón cục trong các động mạch, tăng hàm lượng HDL và giảm lượng LDL.
Đậu hũ
Dinh dưỡng: Niacin, folate, canxi, magiê, kali.
Lợi ích: ăn đậu hũ thường xuyên có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì các chất có trong đậu hũ giúp giảm lượng cholesterol có hại (LDL).
Gạo nâu (gạo chưa xử lý)
Dinh dưỡng: các loại vitamin B, chất xơ, niacin, magiê.
Lợi ích: chất xơ có trong gạo nâu giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu – đây là chìa khóa để ngăn chặn các bệnh lý về tim mạch; ăn gạo nâu cũng giúp kiểm soát huyết áp.
Sữa đậu nành
Dinh dưỡng: các loại vitamin B, niacin, folate, canxi, magiê, kali.
Lợi ích: đậu nành giúp giảm lượng cholesterol có hại và do đó giúp cơ thể hạn chế các tổn hại cho hệ tim mạch.
Quả việt quất
Dinh dưỡng: Beta-carotene và lutein (carotenoids), anthocyanin (a flavonoid), ellagic acid (a polyphenol), vitamin C, folate, calcium, magiê, kali, chất xơ.
Lợi ích: với thành phần giàu chất xơ, các chất chống oxy hóa và khả năng hòa tan các cholesterol có hại cho cơ thể, quả việt quất là một loại thực phẩm rất lý tưởng có vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh lý về tim mạch. Loại quả này còn giúp củng cố hệ cơ tim.
Cà rốt
Dinh dưỡng: Alpha-carotene (a carotenoid), chất xơ.
Lợi ích:ăn cà rốt thường xuyên giúp giảm lượng cholesterol có hại và kiểm soát huyết áp.
Rau chân vịt (cải bó xôi)
Dinh dưỡng: Beta-carotene (a carotenoid), Vitamins C và E, kali, folate, calcium, chất xơ.
Lợi ích: rau chân vịt giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch.
Lơ xanh
Dinh dưỡng: Beta-carotene (a carotenoid), Vitamins C và E, kali, folate, canxi, chất xơ.
Lợi ích: lượng kali dồi dào trong lơ xanh giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể, còn chất xơ giúp giảm lượng cholesterol có hại.
Khoai lang
Dinh dưỡng: Beta-carotene (a carotenoid), Vitamins C và E, kali, folate, canxi, chất xơ.
Lợi ích: ăn khoai lang giúp giảm huyết áp. Lượng kali dồi dào có trong khoai lang cũng giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và tai biến, giúp tim hoạt động bình thường. Nó giúp duy trì sự cân bằng giữa lưu chất và chất điện phân trong các tế bào của cơ thể.
Ớt chuông đỏ
Dinh dưỡng: Beta-carotene và lutein (carotenoids), các loại vitamin B, folate, potassium, fiber
Lợi ích: ớt chuông đỏ giàu chất dinh dưỡng hơn ớt chuông xanh gấp nhiều lần. Các chất có trong ớt chuông đỏ giúp cơ thể phòng và tránh được các bệnh về tim.
Măng tây
Dinh dưỡng: Beta-carotene và lutein (carotenoids), các loại vitamin B, folate, chất xơ.
Lợi ích: măng tây giúp củng cố và tăng cường hoạt động của tim.
Quả cam
Dinh dưỡng: Beta-cryptoxanthin, beta- và alpha-carotene, lutein (carotenoids) và flavones (flavonoids), vitamin C, kali, folate, chất xơ.
Lợi ích: quả cam giúp duy trì huyếp áp ở mức an toàn ổn định, cân bằng các chất điện giải trong tế bào, duy trì hoạt động khỏe mạnh của hệ tim mạch.
Cà chua
Dinh dưỡng: Beta- và alpha-carotene, lycopene, lutein (carotenoids), vitamin C, potassium, folate, fiber.
Lợi ích: cà chua có tác dụng thanh lọc máu, nó cũng làm giảm lượng cholesterol có hại và do đó làm giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch.
Trà
Dinh dưỡng: Catechins và flavonols.
Lợi ích: trà có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc uống ít nhất 1 tách trà mỗi ngày sẽ làm giảm 50% nguy cơ bị các cơn đau tim tấn công.
Chocolate đen
Dinh dưỡng: Resveratrol và cocoa phenols.
Lợi ích: Một viên chocolate mỗi ngày sẽ làm giảm huyết áp và giúp hệ tim mạch hoạt động êm ái, nhưng lưu ý nên chọn loại có từ 70% ca-cao trở lên.
Đu đủ
Dinh dưỡng: Beta-carotene, beta-cryptoxanthin, lutein (carotenoids), Vitamin C và E, folate, calcium, magiê, kali, chất xơ.
Lợi ích: quả đu đủ rất giàu chất xơ giúp giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể, nó cũng chứa các chất chống oxi hóa giúp ngăn chặn tình trạng oxi hóa cholesterol – khi cholesterol bị oxi hóa có thể dẫn đến các cơn đau tim.
Dưa đỏ
Dinh dưỡng: Alpha-, beta-carotene và lutein (carotenoids), B-complex và vitamin C, folate, kali, chất xơ.
Lợi ích: dưa đỏ rất giàu kali có thể giúp làm giảm huyết áp, từ đó ngăn ngừa được các cơn tai biến.
Quả bí đầu (acorn squash)
Dinh dưỡng: Beta-carotene và lutein (carotenoids), B-complex và vitamin E, folate, canxi, magiê, kali, chất xơ.
Lợi ích: ăn bí đầu giúp làm giảm homocysteine – chất gây tổn hại đến thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và tai biến.
*Lưu ý: Các loại thực phẩm trên còn có rất nhiều tác dụng hữu ích khác, tuy nhiên bài viết chỉ tập trung cung cấp các thông tin liên quan đến sức khỏe tim mạch.
Dù thành tựu y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp và loại thuốc để
chữa trị, cho phép nhiều bệnh duy trì lối sống gần như bình thường, các bệnh tim
mạch vẫn đứng đầu danh sách những nguyên nhân gây tử vong trên thế giới.
Vì vậy,
phương pháp tôt nhất là phải biết nâng niu trái tim, tìm hiểu xem trái tim ta
thích gì để không mắc bệnh.
Trái tim thích chúng ta vận động
Mỗi ngày bạn chỉ tập thể dục ít phút cũng tốt hơn không làm gì. Thường xuyên
duy trì đi bộ 30 phút/ngày là mức tối thiểu để duy trì phong độ cho trái tim
khỏe mạnh. Ngay cả sau khi bị đột quỵ, các bác sỹ vẫn khuyên bệnh nhân nên dắt
chó đi dạo 2 lần/ngày.
Trái tim thích chúng ta ăn uống điều độ
Điều đó có nghĩa là chúng ta phải ăn nhiều rau quả hơn, nhiều thức ăn thô
hơn, dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Dầu thực vật nói chung là nguồn chủ
yếu cung cấp các axit béo không bão hoà, tác động tốt tới sự trao đổi
cholesterol. Như vậy, sử dụng dầu thực vật sẽ tốt hơn cho tim.
Trái tim thích chúng ta luôn giữ gìn phong độ cơ thể
Lý tưởng nhất là duy trì trọng lượng cơ thể như lúc ta 25 tuổi (nếu thời thơ
ấu và thanh niên ta không quá béo hoặc quá gầy gò).
Trái tim vui mừng khi chúng ta không hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá
Nếu không thể cai thuốc được thì bạn cũng nên cố gắng hạn chế số lượng thuốc hút trong
một ngày. Hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khoẻ mà còn làm mất tác dụng những
loại thuốc bổ mà chúng ta bồi dưỡng cho cơ thể.
Trái tim thích chúng ta điềm tĩnh
Khoa học đã chứng minh được rằng thái độ tích cực đối với cuộc
sống tác động tốt tới sức khoẻ. Buồn nản, cáu giận, hung hăng - là những trạng
thái tình cảm không chỉ có hại cho những người xung quanh mà cả cho bản thân sức
khoẻ của ta.
Trên thực tế, trong cuộc sống không ai có thể tránh được trạng thái căng thẳng - "stress". Vì vậy, có rất nhiều điều tuỳ
thuộc vào phản ứng đối với stress. Nếu chúng ta dùng rượu để giải toả stress thì
trong bối cảnh tâm lý đó sẽ xuất hiện những mối nguy mới.
Cung cấp đủ chất cho trái tim:
Để có được trái tim khoẻ mạnh, chúng ta cũng cần phải cung cấp đủ cho tim các chất:
Kali
: góp phần thải loại dung dịch thừa ra khỏi cơ thể và cải thiện
hoạt động của cơ tim. Kali có nhiều trong các hạt đậu, quả mơ, thịt gà, đào, nấm
khô, chè đen, cacao, sữa đặc.
Magiê
: đây là chất có tác dụng làm giãn mạch và lợi tiểu. Những sản phẩm có
nguồn gốc thực vật là nguồn cung cấp magiê chính cho cơ thể. có nhiều trong đại
mạch, kiều mạch, các loại hạt đậu, dưa hấu, hạnh nhân, cà phê, chè đen, cacao,
tảo...
Iốt
: tác động tốt tới trao đổi chất khi bị xơ vữa động mạch. Giàu iốt nhất là
hải sản: cá biển, cá mực, tảo biển, tôm. Iốt cũng có trong thịt, trứng, sữa, củ
cải, salad, khoai tây, cải bắp, dưa chuột, ô liu.
Vitamin P
: giúp củng cố mao mạch, giảm thẩm thấu thành mạch, có trong phúc
bồn tử đen, anh đào, thanh trà, đậu xanh, cam, chanh, ớt, dâu.
Đồng thời, vitamin trong ớt ngọt đỏ, táo, thìa là, sa táo giúp củng cố mạch
máu, hữu ích cho tim.
Một nghiên cứu kéo dài hơn 50 năm của các nhà khoa học trường ĐH Tulane (New Orleans, M��) đã chứng minh: Sữa đậu nành không đơn thuần là loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn có thể giúp phòng chống được nhiều bệnh, trong đó có tim mạch!
Giảm cholesterol xấu trong máu
Những nghiên cứu thuộc trường đại học Tulane ở New Orleans (Mỹ) cho thấy: Sau khi chọn 302 người bị cao huyết áp và cho họ dùng đậu nành thì sau một thời gian, huyết áp giảm rõ rệt.
Những tác dụng của đậu nành gây ấn tượng mạnh đến nỗi, Hiệp hội bác sĩ liên bang Mỹ đã cho phép ghi trên các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành câu: “Có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh mạch vành”.
Tháng 10/1999, Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đưa ra kết luận: “Bổ sung 25 gam đậu nành trong khẩu phẩn ăn hằng ngày với ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm nguy cơ đau tim”.
Làm được chuyện “thần kỳ” này là vì sữa đậu nành có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol LDL “xấu” trong máu. Nhà nghiên cứu Ethan Balk ở Trung tâm Nghiên cứu Y khoa New England đã chỉ ra rằng: chính nhờ giảm được cholesterol “xấu” nên sữa đậu nành hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não… Theo tỷ lệ, cứ 1% cholesterol “xấu” được giảm đi trong máu thì các dạng nguy cơ tim mạch cũng giảm 1%.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đại học Alabama ở Birmingham (Hoa Kỳ), sữa đậu nành có thể giúp tránh sự tích tụ mỡ ở vùng bụng - đặc biệt là với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, một hiện tượng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đây là một kết luận có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh những người có vòng bụng quá khổ ở các thành phố lớn đang tăng lên nhanh chóng. Vòng eo càng lớn thì tuổi thọ càng ngắn bởi người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc mắc chứng xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch cao hơn 40 % so với những người bình thường.
Sữa đậu nành - “trợ thủ” cho quả tim khỏe mạnh!
Các thống kê gần đây của Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, số ca đột quỵ ở Việt Nam đã tăng gấp 3 so với 10 năm trước, tỷ lệ nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với những năm 1960. Bệnh cao huyết áp cũng tăng mạnh ở các thành phố lớn.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thay đổi thói quen dinh dưỡng theo hướng tăng chất đạm và béo. Chính vì thế, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Phó Viện Dinh dưỡng Việt Nam, khuyến nghị: cần đảm bảo một tỉ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật và chất béo thực vật. Trong đó, nên giảm lượng chất béo động vật và tăng chất béo có nguồn gốc thực vật, ví dụ như đậu nành.
Ở các nước châu Á, sữa đậu nành từ rất lâu đã được xem như một loại thức uống kỳ diệu bởi đậu nành giàu đạm và acid amin thiết yếu, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na; và chứa hoạt chất Isoflavone có tác dụng rất tốt với phụ nữ.
Giờ đây, với những phát hiện mới về công dụng của mình, sữa đậu nành càng đáng được quan tâm hơn. Không chỉ rất tốt cho hệ tim mạch, cũng cần nói thêm là đậu nành có rất ít tinh bột nên có cũng lợi cho những bệnh nhân thừa cân, béo phì hay tiểu đường - những căn bệnh vốn là “anh em họ hàng” với bệnh tim mạch.
Khi lối sống hiện đại với một chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý đang khiến cho nhiều trái tim phải làm việc quá sức và số người mắc các bệnh lý tim mạch tăng cao thì đậu nành có thể xem là một trong những cách ngừa bệnh hiệu quả, thân thiện và ít tốn kém.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng sữa đậu nành được sản xuất theo quy trình công nghệ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, có nhãn mác đầy đủ, có nguồn gốc xuất xứ và thời hạn sử dụng rõ ràng.
Đối với sữa đậu nành
bán rong ngoài đường phố, người tiêu dùng phải thận trọng vì sữa có thể
không đảm bảo vệ sinh và có chứa các chất phụ gia thực phẩm không kiểm
soát. Nguy cơ ngộ độc và mắc bệnh là rất lớn trong những ly sữa đậu nành
bán rong, không rõ nguồn gốc mà chúng ta tiêu thụ với niềm tin đấy là
thực phẩm rất giàu dinh dưỡng.
im là bộ phận vô cùng
quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tim không khoẻ là một trong những
nguyên nhân gây nhiều bệnh cho cơ thể. Hãy ưu tiên những thực phẩm dưới
đây trong những bữa ăn hàng ngày để có trái tim khoẻ mạnh.
>> Ăn gì để trái tim luôn khoẻ?
1. Hạnh đào
Đối với người lớn, ăn khoảng 300g hạnh đào mỗi ngày có thể giúp giảm tới 13 - 20% mỡ máu.
Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Toronto (Canada), tác dụng của loại quả này tốt hơn cả một số loại thuốc. Hạnh đào là một loại quả khô giàu năng lượng. Nó đặc biệt tốt cho tim vì trong thành phần của nó có rất nhiều vitamin E - một chất chống oxy hoá giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra hạnh đào còn chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng.
Bạn có thể ăn sôcôla chứa hạnh đào, cho hạnh đào khô vào sữa chua…
2. Dầu ô lưu
Loại dầu này rất giàu mỡ chưa bão hoà, đặc biệt tốt cho các thành mạch. Thay thế các loại mỡ bão hòa (bơ, phô mai, mỡ động vật…) bằng dầu ôliu sẽ giúp giảm cholesterol xấu trong máu.
Loại mỡ chưa bão hoà này còn có trong quả bơ và hạt dẻ. Nhưng chỉ với dầu ô lưu cơ thể chúng ta còn được cung cấp chất polyphenol - chất giúp ngăn cản cholesterol thâm nhập vào thành mạch máu.
3. Sữa chua tự nhiên
Theo một vài nghiên cứu của Mỹ, những người có chế độ dinh dưỡng cân bằng canxi và kali sẽ phòng được bệnh huyết áp cao. Những chất này có rất nhiều trong sữa chua tự nhiên.
Hãy ăn sữa chua hằng ngày vào các bữa ăn sáng hoặc tráng miệng. Ăn sữa chua thay vì bánh ga tô, mứt… sau bữa ăn chính còn giúp bạn giảm cân hiệu quả.
4. Cam
Cam rất ngon và mát. Hơn thế nữa mỗi quả cam trung bình chỉ cung cấp cho bạn 65 calo. Vậy bạn có thể ăn nhiều cam mà không sợ tăng cân.
Cam chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất pectin do đó nó có tác dụng làm giảm cơn đói và kiểm soát tỷ lệ cholesterol trong máu.
Bạn có thể bổ cam thành 6 hoặc 8 miếng để ăn tráng miệng sau bữa ăn. Ngoài ra, vào mùa hè, bạn có thể uống nước cam cả ngày để giải nhiệt.
5. Quả seri
Quả seri rất giàu các chất antôxian - chất chống ô xy hoá cho phép trung hoà các enzym được tạo nên bởi những những mảng bám gây nên bệnh xơ vữa động mạch.
Seri tươi hay được sấy khô đều có tác dụng như nhau do đó bạn có thể ăn seri quanh năm mà không cần phải đợi tới mùa.
Bạn có thể làm sữa chua, bánh, kem… với loại quả tuyệt vời này.
6. Tỏi
Tỏi có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Để tận dụng hết được tác dụng của loại gia vị này, các nhà khoa học khuyên chúng ta hãy ăn nhiều tỏi mỗi ngày (ăn cả nhánh hoặc nước ép tỏi).
Người Việt Nam ta chế biến nhiều món ăn với tỏi vì tỏi có mùi thơm và được coi như một vị thuốc. Hãy ướp thịt xào rau… với tỏi để thêm hương vị cho món ăn và cũng là để bảo vệ sức khoẻ của bạn.
7. Cà rốt
Theo một nghiên cứu của trường đại học Harvard - Mỹ, mỗi ngày uống 1/2 chén nước của một loại rau hoặc củ có mầu sẫm hoặc mầu da cam như cà rốt sẽ giảm được 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo họ, trong thành phần của cà rốt tập trung rất nhiều các chất chống oxy hoá của thực vật do đó nó mang lại cho chúng ta hiệu quả trên.
Sử dụng nhiều cà rốt trong chế biến món ăn không những tốt cho sức khoẻ mà còn giúp món ăn của bạn có mầu sắc bắt mắt.
8. Thịt thăn lợn
Những người thường xuyên ăn loại thịt rất giầu protein này có cơ hội đốt cháy được gấp 2 lần năng lượng dự trữ trong cơ thể. Do đó, có thể nói loại thịt này giúp chúng ta giảm cân và đặc biệt tốt cho tim. Chỉ với 122 calo/30g thịt, đây là một nguồn protein thực vật không béo tuyệt vời cho cơ thể chúng ta.
Thịt thăn dùng chế biến được rất nhiều món ăn hàng ngày, còn do dự gì nữa, bạn hãy sử dụng nhiều loại thịt này trong khẩu phần ăn.
9. Cá hồi
Cá hồi là nguồn Omêga-3 tuyệt vời cho sức khoẻ chúng ta. Ngoài tác dụng chống viêm, omêga-3 còn có tác dụng trong phòng chống bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Với cá hồi, bạn có thể thưởng thức món gỏi cá tuyệt diệu. Ngoài ra bạn cũng có thể chế biết cá hồi với các loại thực phẩm khác.
10. Đậu đen
Rất ít loại rau giàu chất magiê như đậu đen. Người lớn không được cung cấp đủ khoáng chất này hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 2 lần.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, 1 chén nước đậu đen cung cấp 120mg magiê (nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành là 320mg).
Món chè đậu đen đặc biệt được ưa thích vào mùa hè. Bạn hãy nấu món ăn bổ dưỡng này cho cả nhà ăn vào mùa hè nhé.
- Dịch bệnh mùa hè Kỹ năng cấp cứu cần biết Các mẹo vặt tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn uống Chủ nhật, 22/07/2012 04:59
Chế độ ăn tốt cho tim mạch và giảm béo
Với những lưu ý sau đây trong chế độ ăn uống, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cả hai mục tiêu giảm cân và có một trái tim khỏe mạnh.
Quả hạnh nhân
Loại quả này là một nguồn tuyệt vời chứa chất béo không bão hòa đơn, liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tim giảm và mật độ lipoprotein thấp (cholesterol xấu). Hạnh nhân là loại quả hạch có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. So với các loại quả hạch khác, hạnh nhân chứa lượng protein và vitamin lớn nhất. Hạnh nhân cũng có tác dụng tốt trong việc giảm cân bởi nó chỉ số đường huyết thấp, tức là không làm mức đường trong máu tăng đột biến, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn.
Không dùng sữa thực vật
Các loại sữa có nguồn gốc thực vật (chẳng hạn như sữa ngô…) có thể bao gồm các chất béo bão hòa và có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu của bạn. Thậm chí loại sữa này còn chứa cả chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol. Cả hai chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm bạn tăng cân.
Giảm lượng muối
Các chuyên gia tim mạch luôn yêu cầu bệnh nhân tim phải giảm lượng muối tiêu thụ vào cơ thể. Nếu lượng natri đưa vào cơ thể cao, khối lượng nước trong máu và các mô tăng lên, gây căng thẳng cho tim và các mạch máu. Ăn ít muối không chỉ làm giảm huyết áp mà còn giảm bớt các triệu chứng bệnh tim, chẳng hạn như khó thở. Theo một nghiên cứu khoa học, mỗi người chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2.400mg muối mỗi ngày.
Chọn thịt tươi
Thịt đỏ từ lâu đã được xác định là một thủ phạm bệnh tim, nhưng sự nguy hiểm thực sự có thể đến từ các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói… Những người ăn thịt bò tươi, thịt lợn hoặc thịt cừu có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn những người ăn một lượng nhỏ các loại thịt đóng gói mỗi ngày.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm từ thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và đậu... Thực phẩm chứa chất xơ thường không có hàm lượng calo cao nên có tác dụng tích cực đối với việc giảm cân.
Ăn nhiều cá
Cá có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện mức độ cholesterol, hạ huyết áp và giảm nguy cơ đau tim. Nên ăn các loại cá gầy như cá tuyết hoặc cá béo như cá hồi và cá thu. Nên ăn thường xuyên các loại cá hồi và cá trích, là loại cá chứa các axit béo có lợi, nhưng ít kim loại độc hại. Cá ngừ và cá thu có số lượng các kim loại nặng độc hại cao hơn, do đó không nên ăn thường xuyên.
Thêm hạt lanh trong thực đơn
Hạt lanh rất rất giàu chất xơ và axit béo omega-3. Do đó thường xuyên ăn hạt lanh có thể giảm nguy cơ đau tim. Thêm 1-2 muỗng hạt lanh xay trong các món ăn như súp, thịt hầm… mỗi ngày, sẽ có tác dụng tốt hơn sử dụng dầu hạt lanh hoặc để nguyên hạt.
Trứng
Trứng có chứa lượng đường huyết thấp, giúp giữ lượng đường huyết ổn định và không làm bạn tăng cân. Do đó nên ăn trứng 1-2 lần một tuần. Tuy nhiên, để giảm lượng chất béo bão hòa trong trứng, chỉ nên ăn lòng trắng.
1. Dùng AspirineCác nhà nghiên cứu Đại học Bắc Carolina phát hiện việc sử dụng đều đặn Aspirine sẽ làm giảm được 28% nguy cơ bệnh mạch vành ở người chưa bao giờ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim mạch.
Để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc trên huyết áp, người ta khuyên nên dùng thuốc liều thấp trước khi đi ngủ.
2. Tăng cường sử dụng acid folic
Một nghiên cứu công bố trên tờ British Medical Journal cho thấy người dùng đều đặn hằng ngày một lượng acid folic như khuyến cáo thì 16% ít có khả năng bị bệnh tim so với người thiếu chất này trong khẩu phần ăn. Những thực phẩm giàu acid folic là cải broccoli, ngũ cốc...
3. Chăm đáng răng súc miệng
Sử dụng các loại nước súc miệng và đánh răng đúng mức sẽ làm giảm được vi khuẩn trong miệng, như thế có thể giảm được 200%-300% nguy cơ đột quỵ tim.
4. Dùng chocolate đen
Cacao chứa các flavonoid có tác dụng làm máu lưu thông tốt, không bị vón cục. Ít nhất 1/3 chất béo trong chocolate là acid oleic, có tác dụng tốt cho sức khỏe, một chất béo đơn không bão hòa cũng được tìm thấy trong dầu ô-liu. Nên sử dụng chocolate đen, vì nó chứa nhiều flavonoid.
5. Hãy dùng tỏi
Ngoài tác dụng làm giảm cholesterol và chống lại các bệnh nhiễm trùng, tỏi còn giúp giảm thiểu tối đa tình trạng tổn thương tim ở người sau mổ tim và nhồi máu cơ tim. Một số nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy những con thú nào được dùng tỏi hằng ngày thì ít bị những gốc tự do tấn công vào tim hơn so với con vật không dùng tỏi.
6. Chọn người bạn đời đúng
Người lập gia đình hạnh phúc thì ít bị bệnh tim hơn so với người không lập gia đình. Một khảo sát tại Đại học Toronto (Canada) trên 100 người nam và nữ có tình trạng cao huyết áp nhẹ 3 năm sau khi lập gia đình cho thấy người nào có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì ít bị bệnh tim sau đó so với người không lập gia đình. Do vậy, để trái tim không bị tan nát theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bạn nên cẩn thận khi chọn lựa người bạn đời.
7. Hãy dùng mật ong
Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois phát hiện trong mật ong nhiều chất có tác dụng chống ô-xy hóa, như thế giúp phòng chống được các bệnh tim mạch. Thực tế là người nào dùng mật ong đều đặn thì ít bị bệnh tim mạch so với người không dùng. Trong khi đó, người nào thường dùng đường thì lại có nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt) giảm, như thế nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ xuất hiện nhiều hơn.
8. Cười lên đi
Tại Đại học Harvard, qua theo dõi 1.300 người mạnh khỏe trong vòng 10 năm, người ta nhận thấy người nào lạc quan, yêu đời và hay cười thì ít có vấn đề về tim mạch so với người bi quan, chán đời, ít cười.
9. Tránh khí monoxide carbon
Phần lớn những vật dụng sinh hoạt trong nhà máy đun nước, máy giặt, máy làm khô... có thể rò rỉ một lượng nhỏ monoxide carbon trong nhà. Một lượng lớn khí này có thể gây tử vong một người trong vài giờ, nhưng việc tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ có thể làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn đến tai biến tim mạch. Để phòng ngừa, bạn nên tạo cho nhà thông thoáng khí, sử dụng thiết bị phát hiện khí monoxide carbon gần phòng ngủ.
(theo VNExpress)
Bản thân em thì vẫn đang dùng đều đặn viên dầu cá Omega3, ngoài ra em còn có một bài thuốc dân gian của Trung Hoa đó là: dung tim heo hầm với bột chu-sa (lọa này có bán tại các hiệu thuốc Bắc), sau đó vớt lấy nước trong (bột chu-sa lắng xuống đáy nồi) rồi uống.
Nhiều nghiên cứu cho thấy một trái tim khỏe mạnh phụ thuộc khá nhiều vào các loại thực phẩm và thức uống bạn dùng mỗi ngày. Mỗi khi khát nước, bạn hãy nghĩ tới...
Nước dâu ép
Các loại nước ép từ họ hàng nhà dâu như dâu tây, dâu tằm... rất tốt cho sức khỏe.
Trong loại quả này chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất như ka-li, na-tri, sắt...
Những thức uống từ dâu tây làm tăng sức đề kháng, thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp mạch máu lưu thông tốt, hạn chế các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, dâu tằm còn có tác dụng bổ thận, huyết...
Mỗi ngày, uống một ly nước ép dâu sẽ tốt cho sức khỏe.
Nước cam ép
Công dụng đầu tiên của nước cam là giúp hạ huyết áp. Mỗi ngày, uống hai ly nước cam sẽ bổ sung cho cơ thể lượng vitamin C và E đáng kể, loại nước ép này đưa huyết áp trở lại trạng thái bình thường và ổn định chỉ sau bốn tuần.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, nước cam còn cung cấp a-xít folic, giúp giảm homocysteine. Đây là chất thường gây viêm nhiễm, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nước lựu ép
Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung khoảng 300ml nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng máu huyết lưu thông.
Trong quả lựu chứa hàm lượng các chất chống ô-xy hóa cao gấp ba lần so với trà xanh. Loại quả này giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư và các bệnh về tim mạch.
Nếu chúng ta dùng liên tục trong ba tháng, lượng máu điều hòa khắp cơ thể lên đến 17%.
Nước ca cao
Loại thức uống này giúp cải thiện sự lưu chuyển máu. Đặc biệt, ca cao đen chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, có lợi cho tim mạch, đồng thời giúp phòng chống tình trạng tắc nghẽn động mạch.
Vì thế, khi pha ca cao nóng, bạn nên chọn loại đen.
Lưu ý: Không nên cho thêm sữa. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chất chống ô-xy hóa kết hợp với sữa sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ hết chất dinh dưỡng.
Ly rượu vang nhỏ
Theo các nghiên cứu, mỗi ngày uống đều đặn một ly rượu vang nhỏ sẽ tốt cho quá trình thúc đẩy sự sản xuất cholesterol HDL có lợi.
Đồng thời, chúng còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đến 40%.