Nguyên nhân sẩy thai: Những bất thường ở trứng là những nguyên nhân chính của sẩy thai tự nhiên, bất thường ở nhiễm sắc thể (NST) chiếm đến 70% trường hợp sẩy thai, trong khi cả 2 bố mẹ đều có hành trang NST hay nhiễm sắc đồ hoàn toàn bình thường. Những bất thường này không chứng tỏ cha mẹ phải có bệnh hay có dị tật và có thể phòng tránh được, sẩy thai chỉ là một tai biến của sự thụ tinh do đó trứng bất thường đó đã bị loại bỏ một cách tự nhiên. Sự cố hay gặp này không phải là bệnh mà chỉ là sự điều chỉnh tự nhiên. Cũng có thể tái diễn sự cố không may mắn nhưng không nên thất vọng mà hãy kiên nhẫn chờ đợi.
Sẩy thai không phải là biến cố hiếm gặp - có thai không có nghĩa là sẽ có con sau 9 tháng 10 ngày - bởi vì chỉ có loài người là loài duy nhất mà sự mang thai không phải chắc chắn sẽ dẫn đến việc sinh ra con.
15% những phụ nữ chậm kinh 5-6 tuần và được xác định là có thai bằng siêu âm nhưng sau đó đã kết thúc bằng sự cố sẩy thai không vì một lí do rõ rệt nào.
Nếu tính những thai nghén được xác định bằng phương pháp sinh vật (thử máu) sau khi chậm kinh 24-48 giờ thì số sẩy thai chiếm tỷ lệ 55%, như vậy là hơn 50% thai nghén không đi đến đủ tháng mà đã “hỏng” giữa đường vì những lí do hoàn toàn tự nhiên ở phụ nữ trẻ dưới 35 tuổi, càng nhiều tuổi thì nguy cơ sẩy thai càng tăng lên. Từ 35 đến 42 tuổi, tỷ lệ sẩy thai tăng từ 15 lên 30%. Với loại sẩy thai tự nhiên này, y học chưa có biện pháp gì để can thiệp.
Sẩy thai bao giờ cũng được báo trước bằng dấu hiệu ra máu âm đạo - một dấu hiệu khiến người phụ nữ phải đi gặp thầy thuốc, chỉ có chẩn đoán siêu âm mới có thể phân biệt ra máu do sẩy thai với những loại ra máu khác. Nếu trứng đã phát triển to thì cần phải hút trứng để tránh mọi biến chứng do bị tắc lại trong tử cung (chảy máu và nhiễm khuẩn).
Sau bao lâu kể từ khi sẩy có thể có thai trở lại?
Những thông tin kể trên có thể giúp em hiểu là sau khi đã hết những xúc động do sẩy thai gây ra cho bản thân người phụ nữ cũng như cho cả cặp vợ chồng, nếu là sẩy thai sớm (trong phạm vi 2 tháng rưỡi) thì chờ có kinh trở lại nghĩa là sau vài tuần là có thể có cơ may thụ thai lần nữa. Không nên có lo lắng đến mức ám ảnh vì sẩy thai lần đầu nhiều khi chỉ là sự cố.
Nếu đã bị sẩy 2-3 lần thì nên có một thời gian chờ đợi (từ 6 tháng đế 1 năm) để được khám và làm các thăm dò kỹ hơn, tìm nguyên nhân.
1. Làm thế nào để biết mình sắp bị sẩy thai?
Các triệu chứng bị sẩy thai rất khác nhau. Đối với một số phụ nữ, dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của sẩy thai là cảm giác không được mang thai nữa. Một phụ nữ sắp bị sẩy thai sẽ trải qua cảm giác bị chuột rút từ nhẹ đến dữ dội, cũng có phụ nữ không bị chuột rút mà thường bị chảy máu, từ ít đến nhiều. Một vài phụ nữ miêu tả cơn đau khi bị sẩy thai giống như đau đẻ.
2. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?
Nếu bạn nghĩ rằng bạn sắp bị sẩy thai, có thể bạn muốn liên hệ với bác sĩ hoặc bà đỡ và sắp xếp một buổi đi siêu âm để kiểm tra thai nhi. Điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị chảy máu nhiều, bị đau bụng dữ dội hoặc bị chuột rút, có các dấu hiệu mất máu như yếu đi, chóng mặt, không suy nghĩ được gì, bạn cảm thấy sốt hoặc ra nước nhầy có mùi khó chịu, hoặc rong kinh kéo dài hơn 1 tuần.
3. Tại sao lại xảy ra với tôi?
Rất thông thường khi đặt ra câu hỏi “tại sao” hoặc thậm chí cảm thấy không phải làm sao mặc dù thực tế các trường hợp sẩy thai đều do yếu tố môi trường hoặc hoạt động của người mẹ.
4. Sẩy thai mất bao lâu?
Thông thường một người phụ nữ sẽ bị chảy máu từ ít đến rất nhiều, ngoài ra họ cũng sẽ bị chuột rút từ nhẹ đến dữ dội. Quá trình này có thể mất 1 hoặc vài ngày.
5. Máu sẽ chảy trong bao lâu?
Sau khi bạn đã bị sẩy thai, máu vẫn bị chảy trong vòng 1 tuần, 2 tuần là nhiều nhất. Bạn có thể phải trải qua một vài lần bị chuột rút nhẹ vài ngày sau đó. Máu sẽ không chảy nhiều như ngày nhiều nhất của kỳ kinh. Nếu cứ 1 tiếng máu chảy đầy tấm băng vệ sinh hoặc nếu máu chảy kéo dài hơn 2 tuần, hãy thông báo ngay với bác sĩ.
6. Khi nào có kinh trở lại?
Theo như các trường hợp sẩy thai không phức tạp, hầu hết phụ nữ đều có kinh nguyệt trở lại trong vòng 4 đến 6 tuần sau khi bị sẩy thai.
7. Mất bao lâu để hồi phục lại?
Hồi phục tinh thần sau khi bị sẩy thai có thể mất đến vài tháng tùy từng độ tuổi. Đối với phụ nữ, hồi phục nỗi đau bị sẩy thai không đơn giản chút nào. Hồi phục về thể chất có thể phụ thuộc vào độ dài thời gian mang thai, những phức tạp xảy ra hay không và có vấn đề gì liên quan còn sót lại hay không. Đối với trường hợp không phức tạp, việc phục hồi thể chất chỉ mất từ 1 đến 2 tuần.
8. Khi nào nên bắt đầu lại?
Quyết định bắt đầu lại mang tính cá nhân, hãy đưa ra quyết định sau khi đã bàn bạc kỹ lưỡng về tình hình của bản thân với bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp không khó và đơn giản bạn có thể rụng trứng 2 – 4 tuần sau khi sẩy thai. Các chuyên gia thường khuyên bạn hãy chờ ít nhất 1 kỳ kinh nguyệt trước khi quyết định mang thai lần nữa. Dành thời gian để làm lành vết thương về tâm sinh lý sau khi bị sẩy thai là một lựa chọn thông minh. Sự cân bằng hooc-môn có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc của mình, và chờ đợi đến khi nào bạn đã hồi phục có thể giúp cho lần mang thai sau được an toàn và ít rủi ro hơn.
9. Làm thế nào để an ủi người bạn đời?
An ủi người bạn đời trong khi chính bản thân bạn đang rất đau lòng vì mất đi đứa con trong mơ của mình là điều rất khó khăn. Bạn cũng cần được hỗ trợ về tinh thần, được an ủi. Hãy nói chuyện với chồng về chuyện bạn bị sẩy thai. Khi cả hai cố gắng nuôi nấng những kỷ niệm đẹp, cách tốt nhất là hãy nói chuyện cởi mở với nhau về những cung bậc cảm xúc.
10. Làm thế nào để tưởng niệm đứa con đã mất?
Nhiều ông bố bà mẹ muốn tìm cách để tổ chức làm lễ tưởng niệm người con đã mất dù nó chưa ra đời. Có thể bạn muốn lưu giữ lại những kỷ niệm trong cuộc đời chẳng hạn như những tấm hình siêu âm của bé, dấu chân bé hoặc tất những gì liên quan giúp bạn cảm thấy được gần bé nhiều hơn khi bạn đang ở trong nỗi đau đớn bị mất bé.
Sảy thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây tổn hại cả tinh thần của người mẹ, thai càng to thì mức độ càng trầm trọng. Thực hiện các kiêng cữ như sản phụ sau khi sinh, đó là: kiêng lạnh (tắm nước lạnh, uống nước lạnh, giặt quần áo). Chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày: mỗi ngày tối thiểu 2 lần pha nước ấm với thuốc vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín, vừa chống nhiễm khuẩn vừa giúp khử mùi hôi.
Dùng túi chườm nóng (hoặc chai nước nóng) hoặc túi để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn. Việc này có tác dụng chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chóng hồi phục. Sau khi sảy thai vài ngày nên vận động trở lại để máu huyết lưu thông, cơ thể thoải mái, từ đó việc ăn uống và ngủ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên không nên vận động quá nhiều, làm ảnh hưởng đến sức khỏe vì các cơ ở bụng chưa co lại bình thường.
Chế độ ăn uống cần đầy đủ chất để giúp cơ thể nhanh hồi phục: ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; tránh những thức ăn gây dị ứng; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Nên ăn nhiều rau và trái cây. Bên cạnh đó cần kiêng sinh hoạt tình dục trong một thời gian tuỳ thể chất và tâm trạng mỗi người. Nếu sảy thai (to) thì kiêng khoảng 6 tuần.
Sau khi trải qua nỗi đau cả về thể chất và tinh thần, bạn cần chủ động lấy lại tinh thần và sức lực bằng cách tích cực bổ sung dưỡng chất và luyện tập, thư giãn; đặc biệt là những người có ý định mang thai lại trong tương lai gần.
Sau khi sảy thai, chắc chắn bạn sẽ mất đi rất nhiều sức lực cả về tinh thần và thể chất. Việc mất máu nhiều khi sảy thai nếu không được bổ sung dưỡng chất kịp thời sẽ làm chị em mệt mỏi và mắc bệnh. Vì vậy, ngay sau khi sảy thai, phụ nữ nên có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Dù vậy trên thực tế, không phải chị em nào cũng có kiến thức đầy đủ về việc bổ sung dưỡng chất sau khi sảy thai. Vậy phụ nữ cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào sau khi sảy thai và muốn nhanh có thai lại trong tương lai gần.
Sắt
Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ khoa sản, hầu hết các ca sảy thai đều có nguyên nhân do thiếu máu và sau khi sảy thai thì tình trạng này càng trở lên nặng nề hơn. Thiếu máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chị em và đặc biệt những lần mang thai tiếp theo sẽ lại gây sinh non, trọng lượng thai nhi thấp hoặc sảy thai… Nếu bạn không có ý định mang thai tiếp, thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hiện tại của bạn, gây mệt mỏi, khó thở thậm chí là chóng mặt, buồn nôn.
Sau khi sảy thai, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất...
Vì vậy, việc bổ sung sắt sau khi sảy thai là vô cùng quan trọng. Cùng với việc bổ sung các loại viên uống vitamin sắt, bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm dồi dào nguồn dưỡng chất này như các loại rau lá xanh, hoa quả màu đỏ, thịt bò, cá…
Axit folic
Nếu bạn đang cố gắng bồi bổ sức khỏe để tiếp tục mang thai thì hãy đảm bảo ăn uống đủ 400mcg axit folic mỗi ngày để giảm nguy cơ thai nhi sau này bị khuyết tật ống thần kinh. Đối với phụ nữ bình thường, nên bổ sung axit folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai còn với người đã sảy thai, hãy bổ sung loại dưỡng chất này ngay sau khi sảy thai hoặc ít nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, bổ sung đủ axit folic sẽ giảm nguy cơ bị khuyết tật từ 50-79%. Axit folic cũng có tác dụng tạo lên những tế bào hồng cầu mới có lợi cho sức khỏe phụ nữ.
Canxi
Mang thai có thể làm cạn kiệt đi nguồn canxi vốn có trong cơ thể bạn. Vì vậy, ngay sau khi sảy thai, bạn cần bổ sung nguồn dưỡng chất này. Phụ nữ, đặc biệt là bà bầu nên bổ sung đủ 1.200 mg canxi mỗi ngày. Việc bổ sung canxi trong thời gian mang bầu cũng rất có lợi cho xương và răng của thai nhi.
Rất nhiều phụ nữ bị chứng trầm cảm nặng nề sau khi sảy thai. Vì sao lại có hiện tượng này? Theo các bác sĩ khoa sản, việc thay đổi nội tiết tố sau khi sảy thai có thể làm tăng độ nhạy cảm và cảm xúc của chị em khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm. Nhiều phụ nữ cảm thấy khó khăn, chán nản và không còn muốn ăn uống gì nữa nhưng bạn nên biết rằng bạn vẫn phải nạp đủ calo mỗi ngày để duy trì sức lực cho cơ thể.
Vì vậy, sau khi sảy thai chị em nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cũng nên có kế hoạch tập luyện thể thao đều đặn và suy nghĩ tích cực để nhanh chóng lấy lại sức khỏe tinh thần.
Nên sinh con sớm sau khi sảy thai
Phụ nữ có thai trong vòng 6 tháng sau khi sảy thai sẽ ít có biến chứng hơn, đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm bác sỹ Scotland được công bố trên Tạp chí Y học Anh hôm 5-8. Thời gian các cặp vợ chồng nên đợi để có con tiếp sau khi vừa sảy thai từ lâu đã là đề tài tranh luận của nhiều chuyên gia y tế. Một số người cho rằng không có lý do gì để yêu cầu người phụ nữ ngưng thụ thai nhưng Tổ chức Y tế Thế giới thì khuyên rằng nên chờ ít nhất 6 tháng.
Bởi vậy, nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Scotland là một thông tin tham khảo giá trị đối với nhiều người.
Số liệu của những nhà nghiên cứu thuộc Đại học Aberdeen cùng Trung tâm nghiên cứu sức khỏe phụ nữ tại Bệnh viện phụ sản ở Aberdeen, Scotland cho thấy, ít nhất với phụ nữ nước này, không có gì chứng minh là đúng khi phải trì hoãn việc mang thai sau khi vừa sảy thai. Nhóm của bác sỹ chuyên về sản khoa Sohinee Bhattacharya đã dựa trên số liệu của hơn 30.937 phụ nữ bị sảy thai trong lần mang thai đầu và lần thụ thai tiếp theo giai đoạn 1981-2000. Kết quả, những ai có thai trong vòng 6 tháng ít bị sảy thai lần nữa so với những phụ nữ có khoảng cách sau hai lần mang thai là 12 tháng trở lên. Bên cạnh đó, các biến chứng như mổ lấy thai, sinh sớm, sinh con cân nặng thấp cũng ít hơn. Vì thế, trì hoãn thụ thai sau khi sảy thai cũng có thể tạo ra nguy cơ rủi ro lớn hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không đưa được câu trả lời mang tính kết luận rằng nếu sảy thai thì khi nào mang thai tiếp là tốt nhất bởi các trường hợp thống kê rất rộng, trong khi không phân biệt việc mang thai tiếp theo là do chủ ý hay vô tình. Bởi vậy, thông điệp mà cuộc nghiên cứu này đưa ra là không tác hại gì khi có thai ngay sau khi vừa sảy thai.
(ST).