Không thể phủ nhận vai trò của rượu thuốc trong
việc giúp cải thiện sức khỏe con người. Nhưng các bác sĩ cũng cảnh báo
tình trạng “mê” rượu thuốc đến mức xem nó như “thần dược” giúp người ta
“trẻ mãi không già” thì tuyệt đại đa số sẽ gặp phải tìng trạng “tiền mất
tật mang”
Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) từ xa xưa, rượu có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người cũng như trong y học. Trong y học cổ truyền, rượu dùng để dẫn thuốc chữa bệnh. Rượu cung cấp cho cơ thể năng lượng, góp phần lưu thông huyết mạch. Nếu những người bị bệnh tim mạch dùng một ly nhỏ trước khi đi ngủ, tăng chuyển hoá cho cơ thể thì có thể mang lại hiệu quả tốt. Các loại thuốc có tính hàn khi gặp rượu trở nên ôn hơn vì vậy rượu được dùng rất nhiều trong điều trị bệnh.
Tuy nhiên, vì rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: Đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh, trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế rượu thuốc cho phù hợp. “Cùng là bệnh liệt dương, nhưng với những người thuộc thể bệnh âm hư thì loại dược tửu chọn dùng hoàn toàn khác so với thể bệnh dương hư... Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất... Chỉ trên cơ sở chẩn bệnh một cách biện chứng mới có thể lựa chọn và điều chế rượu thuốc phù hợp và có chất lượng. Ngược lại, nếu chẩn bệnh sai thì khi dùng sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại”, Lương y Vũ QuốcTrung phân tích.
Ngay cả rượu rắn thường được dân gian ca tụng là loại thuốc bổ rất nhiều tác dụng thì không phải ai cũng dùng được. Theo BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, lâu nay người dân hay đồn thổi uống rượu rắn giúp bổ dương nhưng đây là quan niệm sai lầm. Rượu rắn chủ yếu chữa chứng phong, không bổ gì và không điều trị được thấp. Việc ngâm rượu rắn phải được sự chỉ định của thầy thuốc, nếu người dùng tự ngâm thì không ít trường hợp sẽ lợi bất cập hại. Ngay cả chuyện ngâm bìm bịp cả con còn nguyên lông, cá ngựa, tay gấu, bào thai hươu... cũng chỉ mang thêm bệnh vào người. Một số vị thuốc tốt nhưng phải biết kết hợp với bài thuốc nào để tốt hơn. Với các con vật cũng cần phải lưu ý không ngâm động vật có nọc độc vào trong rượu để uống bởi chúng sẽ dẫn đến suy hô hấp, tím tái thân thể, ngưng thở và tử vong. “Đó là chưa kể việc người dân không tuân thủ đúng quy trình bào chế động vật để ngâm rượu. Tay gấu, tay hổ, bìm bìp... khi ngâm rượu để cả lông sẽ rất mất vệ sinh, người uống có thể bị tiêu chảy. Người uống rượu ngâm nhung hươu không được cạo sạch lông có nguy cơ bị viêm ruột. Việc sử dụng thịt, bộ phận sống của các động vật quý hiếm ngâm rượu sẽ không có gì bảo đảm là tốt cho sức khỏe bởi thịt sống sẽ bị phân hủy vào trong rượu, uống rất mất vệ sinh. Vì vậy việc ngâm tất cả các loại cây, loại con vật quý bổ cần có bài bản và hướng dẫn của thầy thuốc”- bác sĩ Hướng cảnh báo.
Các bác sĩ cho biết thêm có rất nhiều người sử dụng rượu thuốc ngâm các loài động vật quý hiếm để chiêu đãi bạn bè và họ thả sức uống. Nhưng với những loại rượu thuốc thường chỉ được uống với liều lượng rất ít, nếu uống tràn lan cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Theo bác sĩ Hướng, mỗi ngày chỉ nên uống các loại rượu ngâm tối đa là 20 ml, uống vào buổi tối là tốt nhất. Không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng vì lúc này, đàn ông thường trong thể trạng dương khí vượng,uống vào sẽ khiến dương khí bị tản, lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người chóng già, sinh bệnh. Ngoài ra, những người bị bệnh gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... không được uống rượu ngâm, kể cả rượu ngâm các loài động vật quý hiếm.
Những người có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan nhiễm mỡ, loạn thần thì tuyệt đối không sử dụng, dù đó là rượu thuốc.
Viêm gan vì rượu thuốc
Dân gian chúng ta vẫn hay sử dụng các loại rượu thuốc để bồi bổ sức khoẻ. Các loại rượu này có thể được ngâm tẩm với các loại cây con thuốc khác nhau với những mục đích công dụng khác nhau. Nhưng ở một chừng mực nào đó, rượu thuốc có thể gây ra những tác hại như những loại rượu khác.
Ông Nguyễn Văn H., 49 tuổi ở Hưng Yên là một “tửu nhân” của loại rượu này. Vốn là một người thuộc tầng lớp trí thức nên ông rất hay đọc sách báo. Thấy nhiều tài liệu ca ngợi những công dụng tuyệt vời của rượu thuốc, ông thích lắm. Lại được bạn bè mách là cây này, con kia tốt nên ông ra công sưu tầm và ngâm tẩm để hy vọng có thể có được những công dụng “đại bổ”. Ông có đến cả một phòng nhỏ để chứa rượu thuốc. Ông có đủ các loại từ tắc kè, rắn, lô hội, amakong, nhân sâm, linh chi... Thường ngày, hôm nào ông cũng uống, ít thì dăm bảy chén, nhiều thì có khi đến hết nửa chai. Đến cuối tuần lại là dịp để ông thể hiện với bạn bè. Ông lúc nào cũng là thủ lĩnh trong việc sử dụng rượu so với người đồng trang lứa cùng quê. Có lẽ khó mà có thể tìm thấy hôm nào ông không có rượu.
Nhưng hai tháng gần đây ông thấy mình yếu hẳn. Ông không còn dáng đi thần sắc như trước. Người ông lúc nào cũng thấy uể oải. Ăn uống không ngon miệng. Trước ông có thể đánh “bay” 3 bát cơm dễ như không nhưng nay thì phải cố gắng lắm mới được 2 bát, không thì chỉ hơn một bát là cùng. Thấy nước da của ông vàng bệch, sức khoẻ sa sút, trên da nổi nhiều mụn và vết xước, vợ con ông giục ông đi khám. Đến bệnh viện 103, ông được các bác sỹ ở đây chỉ định làm xét nghiệm “men gan” vì ông bị nghi ngờ viêm gan. Kết quả, men gan của ông cao hơn bình thường gấp 4-5 lần. Ông được chẩn đoán là viêm gan do rượu và bắt buộc phải điều trị. Trên thực tế, bổ từ rượu chưa thấy đâu, nhưng gan của ông đã bị viêm đến mức phải can thiệp điều trị
Những lưu ý khi sử dụng
Rượu thuốc được bào chế trên nguyên tắc sử dụng rượu làm dung môi để ngâm tẩm những thảo dược nhằm chiết xuất ra những hoạt chất sinh học trong những thảo dược này có tác dụng với sức khoẻ và chữa bệnh. Nhưng việc bào chế và sử dụng rượu thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sỹ y học cổ truyền. Bởi lẽ, nếu không làm đúng quy chuẩn thì nồng độ hoạt tính có thể không được như mong muốn. Và mặc dù được công nhận là một phương thức điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nhưng nếu sử dụng bừa bãi hoặc theo cảm tính thì có thể gánh lấy những hậu quả do chính rượu thuốc gây ra.
Khi sử dụng rượu thuốc quá liều thì chúng ta có thể bị những biến chứng bệnh lý như rượu thông thường. Viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm tụy cấp là những căn bệnh thường gặp trong trường hợp này. Ở một khía cạnh khác, người bệnh có thể bị chứng nghiện rượu, loạn thần do rượu. Run tay, run chân, sức khoẻ suy giảm, chán ăn, tiêu hoá kém, đầy bụng, tiêu chảy, thay đổi tính tình, tư duy kém minh mẫn là những biểu hiện dễ thấy của chứng lạm dụng này. Khi có một hoặc nhiều các dấu hiệu trên thì nên đi khám để được xác định.
Không thể phủ nhận những tác dụng mà rượu thuốc có thể có nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta sử dụng không lưu ý. Nếu bạn là người có khả năng dung nạp thì mỗi bữa không quá một chén nhỏ và một ngày không quá ba chén nhỏ. Lượng rượu này đủ để tạo ra những tác dụng dược lý. Tốt nhất là không nên sử dụng nếu không có chỉ định y tế. Đặc biệt, những người có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, những người bị viêm gan nhiễm mỡ, loạn thần thì tuyệt đối không sử dụng, dù đó là rượu thuốc.
Nhiều người nghĩ rằng cứ có gì bổ cứ cho vào bình, đổ rượu ngon vào ngâm là khi uống vào không bổ ngang cũng bổ dọc. Thực ra, mỗi loại rượu bổ (rượu thuốc) đều có tác dụng trị liệu nhất định, bởi vậy phương pháp uống cũng khác nhau. Nếu không biết cách sử dụng thích hợp, hiệu quả trị liệu sẽ kém, lại có thể gây nên sự cố đáng tiếc.
Rượu bổ được bào chế dưới dạng ngâm lạnh hay ngâm nóng, hoặc sắc mà dung môi hòa tan thuốc là rượu; ngoài ra còn phương pháp ủ men rượu. Rượu ngoài tác dụng làm dung môi hòa tan các vị thuốc còn giúp dẫn thuốc đi khắp cơ thể. Nó vừa giúp chữa bệnh, lại vừa phòng bệnh, và thuốc phụ trợ cho những người bệnh sau ốm, sức khỏe chưa hồi phục. Chẳng hạn, rượu nhung hươu, rượu hải mã phòng chữa liệt dương hay chứng tiểu tiện nhiều lần ở người cao tuổi. Rượu kỷ tử, rượu nhân sâm, rượu long nhãn... được dùng để chống lão suy sớm.
Rượu thuốc làm huyết mạch và kinh lạc được thông, phát huy ưu thế của thuốc nên rất có hiệu quả với các bệnh chấn thương phần mềm, viêm khớp... Rượu thuốc ngâm lâu đặc biệt tốt vì sẽ làm ổn định dược tính.
Rượu bổ không phải là loại đồ uống đại trà. Nhiều khi vui bạn bè, các quý ông đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại ra chén chú chén anh, uống hết cốc này sang cốc khác không cần liều lượng gì. Cách uống này gây hậu quả khôn lường như sau ngộ độc rượu gây tổn hại đến tim, gan, thần kinh, có khi dẫn đến tử vong.
Cách dùng rượu thuốc
Không dùng kèm với thuốc tân dược như atrax, perphenazin, wintermin... và một số thuốc Đông dược như bột sắn dây (cát hoa)... Nếu như nhất thiết phải sử dụng thì trước đó cần dừng uống rượu bổ ít nhất là 24 tiếng để tránh tác dụng phụ.
Một số người không được sử dụng rượu thuốc như bệnh nhân viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim... vì rượu sẽ làm cho bệnh nặng lên.
Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đang khi đói hoặc bị dị ứng với rượu đều không nên dùng.
Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các loại rượu bổ, người dùng cần nắm 5 điểm sau:
Chú ý thời gian uống: Người có bệnh ở tim hay dạ dày cần uống rượu thuốc sau khi ăn cơm 15-30 phút. Nếu có bệnh ở dưới vùng bụng thì cần uống trước bữa ăn 10-60 phút. Loại rượu bổ có tác dụng cường thận lại cần uống trong bữa ăn. Còn loại rượu bổ có tác dụng bổ thận, sinh tinh cần uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ 15-30 phút.
Bảo vệ gan: Nếu sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, mỗi lần uống cần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan.
Chú ý liều lượng: Nhiều loại rượu thuốc khi uống đúng liều sẽ có tác dụng bồi bổ, làm tăng trương lực cơ, kích thích ăn uống, nhưng khi uống quá sẽ gây ngộ độc, như rượu mã tiền chẳng hạn... Do đó, rượu thuốc không thể uống như rượu thường mà phải căn cứ vào thể trạng và tính chất của thuốc. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống 10-30 g. Người tửu lượng kém có thể uống ít hơn.
Rượu được hâm ấm sẽ phát huy hiệu quả và dẫn thuốc tốt hơn. Nếu dùng rượu thuốc lúc ăn cơm cần uống từ từ, vừa uống rượu vừa nhấm nháp thức ăn.
Loại thuốc ngâm rượu cũng phải dùng đúng bệnh. Ví dụ người cần bổ huyết thì dùng rượu đương quy, rượu tiết hươu, rượu thập toàn đại bổ... Những người thường sợ nóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu kỷ tử, rượu song sâm. Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượu bổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợ dương ích thọ...
Nhiều
người thường tìm đến một chén rượu vào buổi tối để mong đi vào giấc ngủ
dễ dàng hơn. Nhưng một nghiên cứu mới, do các nhà khoa học Canada thực
hiện, cho thấy chén rượu đó chỉ khiến họ trằn trọc và thao thức nhiều
hơn. Chất cồn vẫn được coi là một phương thuốc xoa dịu
thần kinh và giúp con người dễ thiếp đi, nhưng đồng thời nó cũng mang
lại cho người uống một giấc ngủ chập chờn. Tiến sĩ Shawn Currie tại Đại
học Calgary phát biểu: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chất cồn không
phải là một phương tiện hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Nó rút ngắn thời gian
đi vào giấc ngủ, nhưng lại đảo lộn toàn bộ quãng nghỉ ngơi còn lại". Những ảnh hưởng tới giấc ngủ do chất cồn gây ra bao
gồm: thường xuyên thức dậy vào giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém, quãng
ngủ sâu ngắn đi và tỉnh dậy sớm hơn vào sáng hôm sau. Kết quả nghiên cứu này được rút ra từ việc theo dõi
quá trình ngủ của 63 người đã cai rượu. Tỷ lệ người mắc chứng mất ngủ
kinh niên trong toàn dân số là 10-15%, nhưng ở những người nghiện rượu
thì cao gấp 3-5 lần. Đặc biệt, chứng khó ngủ còn kéo dài hàng tháng sau
khi người ta đã bỏ rượu. Việc mất ngủ có thể khiến những người cai rượu quay
trở về con đường cũ. "Những người giận dữ, cô đơn, mệt mỏi là những
người dễ tái phạm nhất", giáo sư tâm lý David Hodgins nói. Ông cũng cho
rằng cần phải có những chương trình điều trị giúp người nghiện rượu có
giấc ngủ tốt hơn, như vậy mới giúp họ thoát khỏi cơn nghiện.
Theo cuộc điều tra của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), các chuyên gia đã thống kê trên 1.300 người tại châu Âu, có đến 1/3 nam giới và 1/5 nữ giới độ tuổi từ 16 đến 35 uống rượu với mục đích tăng khả năng giường chiếu. Tại Việt Nam, quan điểm uống rượu sẽ giúp đàn ông mạnh mẽ hơn trong chuyện gối chăn dường như tạo được niềm tin ở hầu hết những người đàn ông thích rượu.
Cứ rượu quý là bổ?
Đa phần quý ông thường tin rằng rượu có khả năng cải thiện thời gian “yêu đương”. Trên thực tế, đúng là chất cồn trong rượu, bia có khả năng làm tăng sự ham muốn tình dục ở đàn ông, kể cả phụ nữ. Nhưng điều đó không có nghĩa rượu, bia sẽ mang lại sự “cải tiến” trong quan hệ vợ chồng. Không những thế, kết quả còn khẳng định những người đàn ông nhậu nhẹt thường xuyên thường không mang lại hạnh phúc cho vợ của mình.
Không chỉ rượu, bia thông thường mà rất nhiều đàn ông
hiện nay vẫn tin vào khả năng vượt trội của rượu thuốc. Những loại rượu
“tráng dương bổ thận” như rượu ngâm hải mã, hải sâm, bào ngư, ốc vú
nàng, hoặc ngâm với ba kích, lộc nhung, dâm dương hoắc, cật dê… luôn
được quý ông truyền “bí kíp” cho nhau và sưu tầm.
Tuy nhiên, theo GS-TS Dương Trọng Hiếu, BV Y học Cổ truyền Trung ương, rượu sẽ làm tê liệt hoặc gây rối loạn quá trình hưng phấn. Các tế bào thần kinh vốn rất nhạy cảm với bất cứ chất độc nào nên khi uống rượu cồn đã gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động của não bộ, làm cho não bộ không còn kiểm soát và điều chỉnh được hoạt động của các trung tâm bên dưới nữa.
Các trung tâm này thoát khỏi sự kiểm soát của não bộ, lâm vào tình trạng bị kích thích và tất cả hoạt động trở nên hỗn loạn, vô tổ chức. Cũng vì vậy nên người sinh hoạt tình dục trong khi say là không thể đạt đỉnh điểm. Hiện tượng kém cương cứng, không đạt khoái cảm nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo cơ chế tâm lý không tốt và là tác nhân gây nên bệnh rối loạn cương dương.
Người thường xuyên có lượng rượu 300 ml thì coi như đã liệt dương hoàn toàn. Vì vậy, người bình thường cũng không nên uống rượu hay lạm dụng rượu bổ bởi thực tế, thái quá sẽ sinh bất cập, tức là vượng lên quá sẽ liệt hẳn. Bệnh nhân mắc chứng liệt dương thì tuyệt đối không nên uống rượu.
Giết chết tinh binh trước khi lâm trận
Có thể nói hứng thú tình dục và lượng rượu sử dụng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một chút “cồn” trước khi quan hệ sẽ làm
tăng hưng phấn cũng như mang lại sự thư giãn cho tinh thần. Tuy nhiên,
quá nhiều sẽ gây ra một số những ảnh hưởng không tốt cho tình dục.
Đầu
tiên, rượu sẽ làm hủy hoại hệ thống thần kinh, làm mất khả năng phản
ứng tình dục một cách tự nhiên và làm thay đổi sự vận hành thông thường
của hệ thống trung khu thần kinh. Do vậy, khi đã “ngã ngựa” vì rượu thì
sẽ chẳng bao giờ có thể tìm thấy hứng thú tình dục. Nếu biểu diễn theo
đồ thị, ta sẽ thấy sự hưng phấn tăng lên khi lượng rượu sử dụng tăng dần
từ 0 nhưng điều này sẽ chỉ được bảo đảm trong mức cho phép là một hoặc
hai ly, vượt con số đó có nghĩa là bạn đã lạm dụng rượu và phá hỏng hứng
thú của mình.
Một cảnh báo đáng ghi nhớ của WHO là chất nicotine trong thuốc lá và chất cồn trong rượu, bia có thể làm giảm lượng tinh trùng có trong tinh dịch, giết chết tinh trùng và làm dị tật tinh trùng. Ngoài ra, WHO còn cho biết tinh trùng của người đàn ông thường xuyên uống rượu thấp hơn so với người không uống rượu là 60%. Và tất nhiên, có đến 20% trường hợp vô sinh trên thế giới là do đàn ông uống rượu và hút thuốc lá liên tục trong vòng 36 tháng.
Ngoài sự tàn phá của rượu đối với sức khỏe, rượu còn…
có công trong việc làm tê liệt hệ thần kinh, làm mụ mị đầu óc, gây mất
tập trung, dẫn đến những hành động ngoài kiểm soát của não bộ, có thể
gây nên những hành vi thiếu kiểm soát về mặt đạo đức. Những hành vi bạo
lực tình dục ngoài mong muốn do mất kiểm soát của hệ thần kinh thường
xảy ra trong những trường hợp này.
Với cảnh báo trên, đàn ông cần
tỉnh táo nhận diện “hung thủ” tàn phá hạnh phúc vợ chồng và sức khỏe của
bản thân mình, đặc biệt là sức khỏe của những “tinh binh” giúp đàn ông
duy trì nòi giống.
BS LÊ THÚY TƯƠI, BV Y Dược học dân tộc TP.HCM:
Đã có nhiều ca ngộ độc rượu bổ
Cá ngựa, tắc kè, dâm dương hoắc, chim bìm bịp, kỷ tử, mật cá chép, gan gà trống… được áp được với công thức pha chế rượu bổ như trên đang được rao bán tràn lan trên mạng, mục đích là phục vụ quý ông “tráng dương bổ thận”. Tuy nhiên, các công thức ngâm ủ rượu này hầu như không có kiểm chứng bởi bất kỳ cơ quan y tế nào. Để tránh uống nhầm rượu hại, cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản xuất, thành phần và cả ý kiến của bác sĩ về sự phù hợp của thể trạng với những loại rượu được ngâm với động vật hoặc thành phần lạ, để trước tiên là bảo vệ sức khỏe chính mình, tránh bị ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong.
Một chút đồ uống có cồn kết hợp với lối sống lành mạnh
và tích cực có thể là công thức để kéo dài tuổi thọ. Đó là kết luận từ
nghiên cứu của tạp chí Tim mạch Châu Âu.
Uống một chút rượu có lợi cho sức khỏe |
Một nhóm nghiên cứu từ Đan Mạch cho biết những người có lối sống lành mạnh ít có nguy cơ bị bệnh tim và nguy cơ này còn giảm hơn nữa nếu như họ uống đồ uống có cồn một cách điều độ.
Tuy nhiên các chuyên gia Anh lại cảnh báo mọi người không nên uống rượu vì uống quá nhiều rượu rất nguy hại cho sức khỏe.
Nghiên cứu này đựoc tiến hành với sự tham gia của 12000 người, bao gồm cả phụ nữ và đàn ông trong vòng 20 năm. Trong thời gian nghiên cứu, 1242 người đã chết do bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người không uống rượu hay không tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tim cao nhất, hơn 49% so với những người có uống rượu hoặc có tập thể dục hay vừa uống rượu vừa tập thể dục.
Khi tiến hành so sánh những người đã tập thể dục với cường độ như nhau, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người uống rượu điều độ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 30% so với những người không uống rượu.
Những người không uống rượu nhưng thường xuyên luyện tập thể dục tích cực có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 31%-33% so với những người không uống rượu đồng thời không tập thể dục.
Hơn nữa, những người thường xuyên tập thể dục đồng thời uống rượu ít nhất một tuần một lần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 50% so với những người không tập thể dục và không uống rượu.
Những nghiên cứu trong quá khứ chỉ ra rằng sử dụng những loại đồ uống có cồn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bởi vì đồ uống có cồn làm tăng các cholesterol “tốt” trong máu.
Nhà nghiên cứu, giáo sư Morton Gronbaek thuộc Viện Sức khỏe cộng đồng Copenhagen nói: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng luyện tập sức khỏe thường xuyên đồng thời uống rượu điều độ là cách rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch và tử vong do tất cả các nguyên nhân khác nhau".
Đồng tình với quan điểm của giáo sư Morton Gronbaek, Ellen Mason thuộc Tổ chức tim mạch Anh nhấn mạnh: “Việc kết hợp giữa sử dụng đồ uống có cồn một cách điều độ và tập thể dục thường xuyên dường như là một biện pháp để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu sẽ làm mất đi những tác dụng tốt của rượu và nguy cơ tăng huyết áp. Những nghiên cứu trước đây cho thấy hoạt động thể dục có nhiều tác dụng tốt với tim nói riêng và sức khỏe nói chung so với việc sử dụng đồ uống có cồn. Rượu có tác dụng như một chất giảm đau trong khi đó tập thể dục tạo ra các hóc môn hưng phấn có các dụng tốt đối với cuộc sống cũng như là giảm nguy cơ tử vong".
Thận trọng khi uống rượu thuốc
Mặc dù được cảnh báo rất nhiều về sự nguy hiểm của việc uống và lạm dụng rượu nhưng số ca ngộ độc rượu chuyển đến các bệnh viện vẫn không hề thuyên giảm mà còn có dấu hiệu tăng mạnh.
Ngoài những nguyên nhân “cũ” như uống quá nhiều rượu hay uống phải rượu lậu, rượu giả, rượu kém chất lượng thì còn một nguyên nhân đáng nói khác, đó là uống rượu thuốc, rượu ngâm.Khi rượu ngâm, rượu thuốc có độc
Rượu thuốc là rượu được ngâm với một số vị thuốc, rễ cây, con đã được truyền qua nhiều đời. Đó chính là những vị thuốc được chiết xuất, hòa tan từ dung môi là rượu và là một chế phẩm độc đáo của y học cổ truyền. Rượu thuốc có tác dụng nhất định trong việc chữa trị một số loại bệnh và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thuốc nào, con nào, cây nào cũng có thể mang ngâm rượu và uống. Thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc dẫn đến tử vong do uống rượu thuốc, rượu ngâm.
Ngày 11-8-2005, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh tiếp nhận ba ca ngộ độc sau khi uống rượu đế ngâm tắc kè. Sau bốn ngày điều trị tại đây, hai trong ba nạn nhân đã tử vong, đó là anh Phùng Văn Trung (SN 1974) và anh Vũ Văn Tâm (SN 1968), cùng trú tại xã Lê Xuân Minh, huyện Bình Chánh. Nguyên nhân được xác định là do ba người đã uống phải loại rượu ngâm có chứa độc tố.
Ngày 18-8-2009, ông Huỳnh Văn Kình và ông Nguyễn Văn Linh (cùng trú tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) ngồi nhậu cùng hai người bạn. Tưởng chai thuốc xoa bóp để bên cạnh là rượu thuốc, họ đã đổ thêm rượu vào để uống. Chỉ trong vòng vài phút, cả bốn người đều có biểu hiện chóng mặt, co giật, khó thở và nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện. Tuy nhiên, ông Kình và ông Linh đã tử vong, hai người còn lại tiếp tục được điều trị trong tình trạng khá nguy kịch. Theo kết luận của các bác sỹ, bốn người đàn ông trên đã uống rượu pha thuốc xoa bóp có chứa mã tiền hàm lượng cao. Nguyên nhân gây tử vong là do ngộ độc mã tiền, ngoài ra không loại trừ việc cồn xoa bóp có chứa methanol gây chết người.
Mới đây, trưa ngày 23-12-2009, ba người dân ở Tùng Lâu, Tung Chung, Mường Khương, Lào Cai rủ nhau uống rượu ngâm cây rừng để chữa bệnh đau dạ dày. Hậu quả, sau khi uống rượu, cả ba bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai) nhưng hai người đã tử vong trên đường đi cấp cứu là anh Nông Văn Lợi (SN 1971) và anh Lục Bình Xuân (SN 1966), cùng trú tại Tùng Lâu, Tung Chung Phố, Mường Khương. Bệnh nhân còn lại là anh Hà Văn Bình (SN 1969, trú tại Thống Nhất, TP Lào Cai) bị ngộ độc nhẹ hơn do uống ít rượu đã qua cơn nguy kịch và được xuất viện sau đó vài giờ.
Ngoài việc uống rượu ngâm, những nguyên nhân khác dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu còn do uống rượu có pha lẫn các loại huyết, con vật hay rễ cây. Khi uống các loại rượu có chứa độc, bệnh nhân thường có biểu hiện nôn mửa, hôn mê, suy hô hấp, phù não, tụt huyết áp… và khi được chuyển đến bệnh viện thì đã quá muộn.
Cần ngâm rượu theo chỉ dẫn của thấy thuốc
Thống kê của Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, hầu như ngày nào trung tâm này cũng tiếp nhận những bệnh nhân bị ngộ độc rượu cấp, trong số đó, nhiều bệnh nhân đã tử vong do chuyển đến muộn hay do uống các loại rượu ngâm, rượu thuốc có chứa độc tố.
Theo PGS.TS Đặng Tiến Hoạt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh thì nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu thuốc, rượu ngâm nói chung có thể xét ở hai yếu tố: Rượu và thuốc (rễ cây). Nếu rượu được nấu theo phương thức thủ công, không đúng quy trình sẽ chứa nồng độ độc cao. Khi đem những loại rượu này ngâm với một số vị thuốc, rễ cây rất dễ dẫn đến ngộ độc.
Ngoài ra, cũng phải xét đến những chất hay loại thuốc đem ngâm với rượu là những chất gì, con gì, thuốc gì, có lẫn độc tố không, quá trình bào chế như thế nào vì nhiều khi thuốc tốt nhưng việc bào chế không chuẩn cũng dễ gây nên ngộ độc. Bên cạnh đó, thời gian ngâm rượu cũng là yếu tố không thể bỏ qua.
Như vậy, khi ngâm rượu thuốc, người dân cần chú ý chọn các loại rượu sạch, đảm bảo chất lượng. Thuốc, rễ cây, con đem ngâm cũng phải chọn các loại đảm bảo và chỉ nên mua ở những cơ sở đáng tin cậy. Một điều quan trọng khác là tỷ lệ ngâm, pha giữa rượu và thuốc phải có sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc. Tuyệt đối không nên tự ý ngâm, pha hay uống rượu được bào chế từ những loại thuốc lạ, không nguồn gốc, không biết tác dụng của nó ra sao vì như thế sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả khó lường.
(ST).