Kỹ năng làm việc độc lập

seminoon seminoon @seminoon

Kỹ năng làm việc độc lập

18/04/2015 04:59 PM
1,622
Kỹ năng làm việc độc lập. Những kỹ năng cơ bản để bạn có thể phát triển tốt nhất khi làm việc độc lập.



Kỹ năng làm việc độc lập

ky nang lam viec doc lao 300x225 Kỹ năng làm việc độc lập


Chúng ta ngày nay thường nói nhiều đến kỹ năng làm việc nhóm, đến sự tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong cùng một tổ, phòng hay đơn giản chỉ trong một nhóm sinh viên với nhau! Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm chúng ta sẽ rất khó khăn để hòa nhập vào cuộc sống chung với mọi người! Nhưng nếu không biết cách làm việc độc lập, một mình xử lý công việc của mình thì bạn cũng sẽ rất kho để thành công trong sự nghiệp!

Cũng giống như sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, làm việc độc lập là một kỹ năng mà rất nhiều nhà tuyển dụng đề cặp đến khi tìm hiểu về một nhân viên nào đó! Vấn đề không phải ở chỗ họ có thể giải quyết nhiều công việc cùng một lúc, vừa là công việc của nhóm vừa công việc của bản thân hay không! Quan trọng là họ có biết cách vừa làm việc hòa đồng, vừa làm việc độc lập được hay không? Bởi vì có lúc cần đến sự tương tác nhưng có lúc lại cần sự độc lập trong công việc!

Không phải lúc nào chúng ta cũng làm việc cùng nhau có lúc chúng ta phải giải quyết vấn đề của mình mà không nhận được sự trợ giúp nào từ những đồng nghiệp vì họ cũng pahir làm việc của mình! Nếu bạn chỉ biết tương tác và hỗ trợ lẫn nhau mà thiếu hụt kỹ năng làm việc độc lập bạn cũng sẽ không được cấp trên đánh giá cao đâu! Cũng như trong học tập, đâu có phải môn học nào giáo viên cũng cho phép chúng ta chọn nhóm để làm việc mà từng người tự mình xử lý đề tài và trình bày nó! Điều này đòi hỏi chúng ta phải có kinh nghiệm làm việc một mình! Tuy đơn chiến nhưng vẫn đảm bảo chất lượng!

Có nhiều người thích làm việc một mình, nhưng cũng có những người chỉ thích làm việc theo nhóm! Tuy nhiên cần có sự kết hợp của cả hai kỹ năng này để bạn có thể xử lý tốt công việc của mình! Dù làm việc nhóm chúng ta vẫn có những lúc cần đến sự độc lập để hoàn thiện công việc của mình!

Thế nên đừng vì quá đề cao kỹ năng làm việc nhóm mà quên mất kỹ năng làm việc độc lập bạn nhé! Phải rèn luyện cả hai để  học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc hiệu quả hơn!


“Rèn” kỹ năng làm việc

Sau khi vượt qua giai đoạn thử việc, bạn trẻ không nên chủ quan mà còn cần phải tiếp tục phấn đấu để thực sự làm chủ công việc.

Nhất nghệ tinh

Sau mỗi lần chuyển chỗ làm, Hồng Thắm (24 tuổi) lại có thu nhập cao hơn hẳn, phần lớn nhờ bộ CV hấp dẫn thể hiện kinh nghiệm phong phú. Hơn một năm, cô chuyển 3 công việc khác nhau: tiếp tân, thư ký, PR… Tuy nhiên, theo một chuyên gia về nhân sự thì kinh nghiệm và chuyên môn mà người lao động trẻ thực sự gặt hái được từ khoảng thời gian làm việc ngắn ngủi kia là không đáng kể! Lý do: trung bình, một nhân viên phải mất ít nhất một năm mới có thể thực sự thành thạo công việc. Vượt qua 2 tháng thử việc, bạn chỉ chứng tỏ được rằng mình có thể thích nghi với môi trường doanh nghiệp chứ không có nghĩa là đã làm tốt công việc rồi.

Do đó, bạn trẻ đừng vội quan tâm đến chuyện “nhảy việc” với mức thù lao cao hơn. Khi bạn đã “cứng” tay nghề, đa số nhà tuyển dụng sẽ có cơ chế đãi ngộ xứng đáng vì rất khó tìm người phù hợp với đặc trưng của công ty. Ngoài ra, với sự thành thạo công việc, không khó để bạn có được một chỗ làm tốt hơn, dù là ở công ty khác hoặc công ty hiện tại. “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, có chuyên môn nghĩa là bạn đã có vị thế trên thị trường lao động.

“Tôi” cái… tôi

Thép cần được tôi luyện, bạn trẻ cũng cần không ngừng tự mình làm giàu thêm tri thức nghề nghiệp bằng cách cập nhật các kiến thức mới về: yêu cầu chuyên môn, nhu cầu thị trường lao động. Tham gia vào các diễn đàn nghề nghiệp, mạng xã hội… trên internet là một cách thức hữu hiệu để bạn trẻ tạo dựng mối quan hệ cũng được chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.

Bên cạnh đó, để làm việc thành thạo, người lao động cần quan tâm rèn luyện các kỹ năng “mềm” để ứng dụng tốt kiến thức vào thực tiễn. Ví dụ, một người dù giỏi ngoại ngữ đến mấy nhưng nếu thiếu kỹ năng giao tiếp thì cũng khó làm việc tốt với người nước ngoài. Một số kỹ năng mềm cần thiết trong công việc là: tự học hỏi, giao tiếp, phát hiện và giải quyết vấn đề, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, quản lý thời gian… Kỹ năng quản lý công việc theo tiến độ thời gian rất quan trọng. Để không bỏ sót công việc, bạn có thể ghi chú những việc cần làm ra giấy màu, dán ở nơi dễ trông thấy hoặc sử dụng chức năng Task của Microsoft Office Outlook.

Điều mấu chốt là phải nhận biết chính xác các mặt hạn chế của bản thân và quyết tâm cải thiện bằng nhiều cách: tham gia các khóa học, tự nghiên cứu tư liệu, học hỏi kinh nghiệm từ chính mình và người chung quanh… Gia Huệ (23 tuổi, nhân viên kinh doanh) thổ lộ: “Hàng ngày phải gửi e-mail bằng tiếng Anh cho khách hàng nhưng mình lại hay viết sai chính tả. Vì thế, mình đã theo đuổi khóa học kỹ năng viết tiếng Anh chuyên ngành và mỗi ngày đều dành 30 phút để rèn luyện kỹ năng viết. Mẹo nhỏ của mình là soạn thảo văn bản trên Microsoft Word để tận dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả và tìm từ đồng nghĩa, sau đó mới copy vào e-mail. Ngoài ra, mình hay dùng các trang web để kiểm tra văn phạm tiếng Anh như: Spellchecker.net/spellcheck/, Spellcheckplus.com.”

Sau mỗi nỗ lực, bạn cần tự nhận xét xem mình đã tiến bộ như thế nào. Có câu, “hãy làm việc bình thường một cách xuất sắc trước khi làm việc xuất sắc một cách bình thường”.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý