Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, không có triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh lang ben có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.
Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
Yếu tố để gây bệnh: phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân có một bệnh nặng ở nội tạng, bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường, bệnh nhân được điều trị corticoides lâu ngày.
Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.
Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.
- Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.
Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.
Nhiều bệnh cũng có thương tổn tương tự như lang ben. Do đó, bệnh nhân cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Thường bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng là đủ. Một số trường hợp phải làm thêm xét nghiệm tìm vi nấm.
Nếu những đốm nhỏ và ít, ta có thể dùng thuốc thoa tại chỗ như Antimycose, BSI, ASA có hiệu quả nhưng đôi khi bệnh nhân khó chịu vì đau rát và tróc da. Để tránh khó chịu và đau rát, bệnh nhân có thể thoa kem Nizoral trong 3 tuần thì đạt được kết quả khả quan.
Trường hợp có nhiều đốm lang ben xa nhau dùng thuốc thoa dễ bỏ sót vì vậy chúng ta nên dùng thuốc uống:
- Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg, ngày uống 1 viên trong 10 ngày.
- Sporal (Itraconazole) viên 100mg, ngày uống 2 viên trong 7 ngày.
Hai thuốc trên uống sau khi ăn. Khi dùng thuốc uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không nên mặc quần áo ẩm ướt.
Đề phòng bệnh phát trở lại, sau khi điều trị bệnh nhân nên tắm ngày một lần với dầu gội Nizoral (Nizoral sampoo) trong năm ngày liên tiếp.
Hắc lào và lang ben là hai bệnh do vi nấm gây ra. Với khí hậu vừa nóng, vừa ẩm như ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho hai bệnh này phát triển. Nguyên nhân nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội” (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, còn thuốc corticoid làm giảm sự đề kháng nên các vi nấm có điều kiện tăng sinh).
Còn lang ben là do nhiễm Mallassezia furfur với mảng da bị nhiễm màu trắng hơi bong vẩy, nổi bật trên nền da màu nâu của mặt, cổ, cánh tay, ngực..., khi đổ mồ hôi có thể gây ngứa.
Thuốc cổ điển dùng để trị hắc lào, lang ben là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), antimycose (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (aspirin, natri salicylat). Hiện nay, có nhiều thuốc dùng tại chỗ với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol (nizoral), econazol...
Việc điều trị hắc lào, lang ben cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm và bảo đảm kết quả điều trị như:
- Ðiều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2-3 lần) cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục thoa ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát. Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán kỹ hơn. Riêng với lang ben, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt với triệu chứng da của giang mai thời kỳ 2, bệnh bạch biến, bệnh Chloasma...
- Khi tổn thương quá rộng, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng các thuốc uống để trị vi nấm như Griseofulvin, Ketoconazol...
- Kết hợp điều trị với giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tốt
Do các bệnh da nhiễm vi nấm có nhiều loại, nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định chính xác bệnh mới có thể trị dứt điểm.
Có thể phòng các bệnh nhiễm vi nấm ngoài da nói chung, trong đó có lang ben, hắc lào bằng cách: Không dùng chung khăn lau, quần áo với người khác; Tránh gần gũi, chung đụng với thú nuôi trong nhà bị rụng lông bất thường...
Ngoài yếu tố da nhờn do tăng hoạt động của các tuyến bã, yếu tố góp phần phát sinh bệnh lang ben là tăng tiết mồ hôi, ẩm ướt, thai kỳ, suy dinh dưỡng, điều trị corticoit và các thuốc ức chế miễn dịch.
Lang ben (pityriasis versicolor, tinea versicolor) là dạng nhiễm nấm cạn ở da thường gặp. Đây là tình trạng nhiễm nấm mạn tính ở lớp sừng của da (lớp sát bề mặt da). Biểu hiện chủ yếu là những dát hoặc mảng nhạt màu hoặc đậm màu (tăng sắc tố ), ranh giới rõ, không đều đặn, trên bề mặt có vẩy mịn. Vị trí thường gặp ở thân, cổ và đầu gần các chi. Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở giai đoạn đang có sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn (từ tuổi dậy thì đến thanh niên). Tỷ lệ hiện mắc lang ben thay đổi 2-8 % ở Mỹ và 12-40% ở các nước có khí hậu nóng ẩm.
Lang ben do vi nấm Malassezia furfur gây ra. Gần đây, nhiều loài Malassezia đã được phát hiện và có những phân loại mới, trong đó nhấn mạnh tác nhân gây bệnh chủ yếu là M.globosa. Những yếu tố thuận lợi cho sự gây bệnh là khí hậu nóng ẩm, cơ thể tăng tiết bã nhờn, tăng tiết mồ hôi. Bệnh không hay gặp trước tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số trẻ em vẫn bị nhiễm lang ben, đặc biệt ở các nước nhiệt đới. Khi trẻ em bị bệnh, thương tổn lang ben ở mặt thường gặp hơn so với người lớn. Tỷ lệ mới mắc lang ben giảm sau tuổi trung niên do sự bài tiết chất bã giảm dần.
Điều trị lang ben thường dễ, song để bệnh hết hẳn hoặc hạn chế tái phát rất khó. Điều trị có thể dùng các thuốc bôi tại chỗ hoặc dùng đường toàn thân. Nhiều loại thuốc được dùng điều trị cục bộ trong bệnh lang ben. Một số nhóm thuốc không có tác dụng trực tiếp chống lại Malassezia, mà chỉ tác dụng về mặt hóa học hoặc lý học để loại bỏ lớp sừng bị nhiễm nấm. Nhóm này thường được sử dụng trước những năm 1980, gồm các thuốc: dung dịch riềng dấm 20 - 27%, BSI 2% , ASA 10% (Aspirin, Natri salicylate), propylene glycol, lưu huỳnh với axít salicylic. Những nhóm mới sau này là thuốc tác động trực tiếp chống lại nấm men Malassezia.
Thuốc bôi thuộc nhóm azole gần sau này hơn như ketoconazole phần lớn đã thay thế những thuốc trước kia. Ketoconazole dưới dạng kem 2% (Nizoral kem), dạng dầu gội (Nizoral shampoo) hoặc dạng dầu tạo bọt cũng có kết quả với thời gian điều trị thay đổi từ 1 đến 3 tuần, thậm chí loại gội có thể có hiệu quả với việc sử dụng một lần.
Điều trị toàn thân dưới dạng thuốc uống thường được lựa chọn hơn đối với trường hợp bị nặng, diện tích thương tổn rộng hoặc bị tái phát nhanh. Bệnh nhân cũng thích dùng thuốc uống vì nó tiện lợi, ít tốn thời gian, thời gian điều trị ngắn. Trong đó, Ketoconazole (Nizoral) là thuốc uống có hiệu quả điều trị lang ben. Bệnh nhân có thể dùng Ketoconazole 200 mg một ngày trong 10 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn không nên dùng sản phẩm với liều cao trong thời gian dài vì có tiềm năng gây ngộ độc gan. Bên cạnh Ketoconazole, Itraconazole (Sporal) là một triazole có tác dụng tốt và an toàn trong điều lang trị ben. Sự hấp thu thuốc được tăng cường khi uống trong bữa ăn. Thuốc thường có hiệu quả với liều 200 mg mỗi ngày trong 5-7 ngày. Liều tích lũy tối thiểu của Itraconazole là 1.000 mg. Fluconazole (Diflucan) cũng có nhiều hứa hẹn trong điều trị lang ben.
Chữa lang ben hiệu quả bằng giềng tươi
Bệnh bạch biến hay lang ben là bệnh khi trên da ở vùng mặt, lưng hay khắp người có những đốm trắng (hoặc hồng nhạt) xuất hiện.
Lúc nhỏ tôi bị bệnh này và mẹ tôi bảo: “Con lấy củ riềng rửa sạch, giã nhỏ và trộn với rượu trắng nồng độ cao (loại để ngâm thuốc) sao cho sền sệt rồi đắp lên chỗ bị bệnh. Nhớ là trước đó dùng dao sạch cạo nhẹ đi”. Tôi làm theo lời mẹ và thấy da hơi xót nhưng chỉ sau vài lần là khỏi.
Gần 2 năm trước, con trai tôi lúc đó được 7 tuổi cũng bị bệnh này. Tôi cho cháu đến khám và được bác sĩ cho biết đây là bệnh nấm da và bán cho 1 loại thuốc mỡ khoảng 45 ngàn đồng và được hướng dẫn là bôi 1 lớp mỏng lên da và có căn dặn phải cẩn thận vì thuốc này độc.
Tôi sực nhớ tới bài thuốc năm xưa của mẹ và đem áp dụng ngay, đắp củ riềng tươi giã nhỏ đã hòa sâm sấp với rượu trắng (buối tối, trước lúc đi ngủ). Lần này điều kỳ diệu cũng đã xảy ra: chỉ sau 3-4 lần đắp cháu đã khỏi bệnh hoàn toàn. Cả tôi và cháu đều không bị tái phát (tôi sau 40 năm và con tôi sau 2 năm).
Các bạn hãy thử xem. Cách chữa này gần như không mất tiền và không để lại bất cứ hậu quả gì.
(ST).