Khi nào có thể kết hôn?
Hôn nhân không phải là một cuộc thí nghiệm, càng không phải là một trò chơi để chúng ta mang cuộc đời mình ra đặt cược.
Muốn khẳng định mình: Nếu bạn có ý định muốn leo đến nấc thang cuối cùng của sự thành đạt, thì bạn nên kết hôn muộn một tí. Câu nói “Sau sự thành công của một người đàn ông là hình bóng của một người đàn bà” không thể hiểu ngược lại cho phụ nữ. Thường thì những cặp vợ chồng trẻ thường mang trong đầu tư tưởng truyền thống: Người chồng là trụ cột, là nguồn kinh tế chính của gia đình, người vợ chỉ lo chăm sóc gia đình thôi là đủ. Tuy nhiên, xã hội chúng ta mỗi ngày mỗi khác. Quanh quần trong xó bếp không phải là tiêu chuẩn của một phụ nữ hiện đại. Nói chung, những người kết hôn muộn thường có một cái nhìn bình đẳng về nghề nghiệp. Và một khi bạn đã đạt được một vị trí nào đó trong xã hội, bạn sẽ không để vấn đề hôn nhân dập tắt tương lai của mình. Bạn có thể nhìn tấm gương của những người phụ nữ thành đạt, họ không bao giờ kết hôn quá sớm vì đối với họ, hôn nhân chính là “rào cản” để họ tiến tới thành công.
Muốn không bị khủng hoảng kinh tế: Thường thì những người kết hôn ở độ tuổi 20 phải đối mặt với một vấn đề là tiền bạc. Sau những tuần trăng mật, sau những ngọt ngào của cái thế giới mà ai cũng muốn khám phá là một cuộc sống thật sự mà họ phải đương đầu. Nếu bạn muốn mái ấm của bạn đứng vững trên “đôi chân” của mình, hãy là người kết hôn ở độ tuổi 30. Vì thời điểm này bạn đã có thể xây dựng cho mình một sự nghiệp vững chắc. Những đói no của cuộc sống đời thường không làm bạn lo toan. Bạn biết không, những người đã kết hôn luôn cảm thấy “ganh tỵ” với những người bạn còn độc thân của mình, vì mỗi khi chi tiêu một món nào đó họ luôn phải tự nhắc nhở mình rằng sau lưng họ còn có một gia đình! Họ không thể sống theo cách của những người độc thân…
Người hỏi câu đó có thể là đàn bà có chồng có con tỏ vẻ hạnh phúc, cũng có khi là đàn bà có chồng có con đầu tắt mặt tối, cũng có lúc là đàn bà có chồng chưa con nhưng kiêm nghề ô sin cho chồng…
Mỗi lần nghe hỏi, tôi đều thấy buồn cười. Cứ như thể không lấy chồng thì không ra người ngợm gì, thì thê thảm lắm, kỳ dị lắm. Nhưng hễ tôi hỏi lại “Lấy chồng để làm gì hả chị?”, thì các bà các chị đều ngớ ra, chẳng biết trả lời sao, hoặc càng thấy tôi là “thứ con gái dở hơi”
Vậy lấy chồng để làm gì?
Phụ nữ bây giờ cái gì cũng làm được. Vậy thì lấy chồng để làm gì??? (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Vì phụ nữ cần có chỗ nương tựa ư?
Tôi nghĩ nếu vì lý do này thì các chị nên tỉnh táo nhìn lại. Trong tất cả những gia đình mà tôi biết, phụ nữ thật ra mới chính là trụ cột trong nhà. Phụ nữ lo cơm nước, cân đong ngân sách, chăm con bệnh, quán xuyến mọi thứ. Ông chồng nào mà biết phụ vợ một tay (phụ, và chỉ cần phụ một tay thôi nhé) thì đã được ngưỡng mộ như sao Hollywood, cô vợ ấy coi như “phước tám đời”. Vậy thì nhìn cho đúng sự thật đi, ai nương tựa ai?
Còn để nương tựa về mặt tài chính thì xin lỗi nhé, phụ nữ ngày nay đều phải đi làm như đàn ông, thu nhập thì cũng tương đương, có gì mà phải nương tựa? Tôi hoàn toàn có thể tự mua nhà, mua xe, chi trả các hóa đơn, chẳng cần phải có chồng nuôi.
Đó là chưa nói đến một bộ phận rất lớn các anh đàn ông vô trách nhiệm, tiền mình làm ra thì xài phung phí (đàn ông mà, phóng khoáng mà!), chừa được một mẩu nhỏ đưa cho vợ là coi như xong, còn lại thì em cứ “trổ tài tề gia” em nhé.
Lấy chồng để có con ư?
Làm mẹ là bản năng của phụ nữ, lý do này nghe cũng hợp lý đấy. Nhưng đâu cần phải lấy chồng mới có con được. Tôi có không ít bạn bè chọn cách làm mẹ đơn thân, vất vả thì có đấy, nhưng dù sao vẫn còn đỡ hơn những chị vừa nuôi con, vừa nuôi chồng, hoặc vừa nuôi con, vừa oán hờn ông chồng vô trách nhiệm.
Mới tháng trước thôi, tôi đi thăm 2 cô bạn cùng có con chưa đầy tháng, một có chồng, một không chồng. Chưa tìm được ô sin, cả 2 bà mẹ trẻ đều một mình đánh vật với tã, sữa. Tôi xin nhấn mạnh là cả 2 đều đánh vật một mình, vì ông chồng kia thì bận… đi họp lớp cũ. Với tôi, bà mẹ trẻ không chồng xem ra còn hạnh phúc hơn, ít nhất thì chẳng phải bực bội nguyền rủa ai trong lúc chăm con.
Thật tội nghiệp, những phụ nữ lúc nào cũng vất vả tất bật vì chồng, mà thậm chí không đặt câu hỏi xem mình vất vả tất bật như vậy để làm gì.
Người ta không hỏi tôi “Em có hạnh phúc không?”, “Em có vui không?”, mà hỏi “Khi nào lấy chồng?”. Như thể phụ nữ sẽ không sống nổi nếu không lấy chồng. Như thể cần phải có một ông chồng để phụ thuộc, để phục vụ, để chăm sóc, thì mới sống nổi.
Đàn ông chỉ hay ho khi còn là người yêu
Nhưng xin đừng hiểu nhầm là tôi mắc “hội chứng” căm thù đàn ông nhé. Không hề. Đàn ông khiến cuộc sống này sinh động hơn đấy chứ. Tôi vẫn hẹn hò, vẫn có bạn trai, tôi chỉ không phải là loại phụ nữ “phải có đàn ông thì mới sống được”, “phải lấy chồng thì mới hãnh diện”.
Vả lại, đàn ông khi làm người yêu thì còn hay, chứ còn rước về làm chồng thì chẳng khác nào rước một đứa trẻ hư không thể cải tạo, vừa ngỗ ngược vừa lười biếng, lại hay đòi hỏi.
“Khi nào lấy chồng?”, những phụ nữ hỏi tôi câu đó, không phải ai cũng có hạnh phúc với ông chồng của mình. Từ những “chuyện nhỏ” như chồng đi làm về chỉ biết nằm xem ti vi, nhà có đàn ông mà bóng đèn hư vòi nước rỉ đều phải gọi thợ, cho đến “chuyện lớn” như một tuần nhậu 7 bữa, bồ bịch lăng nhăng…
Họ mệt mỏi, phiền muộn, khổ sở, vất vả vì cãi cọ. Vậy mà họ vẫn ái ngại nhìn tôi – vốn đang sống hạnh phúc cuộc đời mình, và hỏi “Khi nào lấy chồng?”.
1. Lúc phụ nữ 16 tuổi, nhất định không được lấy chồng vì lấy ai kẻ đó sẽ vào tù.
2. Khi 17 tuổi, phụ nữ đừng lo lấy chồng mà nên lo tìm trâu để bẻ gãy sừng, mặc dù sừng bẻ xong chả biết dùng làm gì.
3. Lúc 18 tuổi, phụ nữ được gọi là teen. Teen phải nhanh chóng trở thành hot girl chứ chớ dại hot chồng.
4. Khi 19 tuổi, phụ nữ thường xem phim truyền hình Hàn Quốc và phát hiện ra những ông chồng sau này đều bị ung thư. Vậy lấy làm chi cho mệt.
|
5. 20 tuổi, không xem phim Hàn Quốc nữa mà xem phim Mỹ. Phát hiện ra chồng phần lớn là tội phạm. Lấy sẽ ra tòa.
6. 21 tuổi chả xem phim Hàn, chả xem phim Mỹ mà xem phim Việt Nam. Bàng hoàng khi phát hiện ra lấy chồng nghĩa là sẽ có mẹ chồng. Mà mẹ chồng luôn luôn gian ác.
7. 22 tuổi, băn khoăn giữa chồng dễ thương và chồng đẹp trai. Cuối cùng không lấy ai cả.
8. 23 tuổi mê một chàng trai hát hay. Lúc sắp cưới mới ngã ngửa người khi biết phần lớn chàng hát nhép. Thế là hủy bỏ hôn nhân.
9. 24 tuổi yêu một chàng trai thông minh. Sắp cưới thì dừng lại, tự hỏi tại sao thông minh mà nghèo.
10. 25 tuổi yêu một chàng trai là con ông lớn. Sắp cưới thì tạm hoãn khi biết bạn mình yêu được một anh con ông lớn hơn.
11. 26 tuổi chả quen ai cả. Ngồi nhớ lại những mối tình học trò. Tự an ủi là tình học trò chả bao giờ thành công.
12. 26 tuổi rưỡi ngồi nhớ lại những mối tình sinh viên. Toát mồ hôi vì hồi đó suýt nữa sống thử.
13. 27 tuổi quen một anh hiền lành, gia giáo, con nhà tử tế. Định cưới thì ngần ngừ vì anh ấy không có nhà. Đó là chưa kể mấy lần đi phụ dâu cho đứa bạn, thấy cô dâu sau đám cưới đếm phong bì thường khóc.
14. 28 tuổi cương quyết lấy chồng. Nhưng đi đâu cũng gặp những đàn ông cương quyết không lấy vợ.
15. 29 tuổi gặp anh này thì chê già quá, gặp anh kia thì kêu trẻ quá. Những anh chấp nhận được thì có vợ rồi.
16. 30 tuổi quyết tâm gặp ai cũng lấy. Nhưng ai cũng bảo chỉ muốn làm bạn thôi, đừng vội vàng tiến xa hơn.
17. 31 tuổi tuyên bố hạnh phúc khi độc thân, sung sướng khi thấy bạn bè ly dị. Cười nhếch mép khi gặp những bạn trai gầy ốm ngày xưa.
18. 32 tuổi đi du lịch, học ngoại ngữ, xách cặp da. Nói tới nhân loại, đến thế giới, đến cải cách xã hội. Không nói tới chồng.
19. 33 tuổi lên chức trưởng phòng. Nhìn đàn ông nghiêm khắc. Cáu gắt với mùi thuốc lá, mùi rượu. Thích kem dưỡng da. Thích nghe nhạc Trịnh. Không thích đàn ông.
20. 34 tuổi. Ngồi bar một mình. Hút thuốc. Tự trả tiền rượu. Gặp đàn ông cười khẩy. Khuyên bạn bè ly dị chứ đừng chịu đựng.
21. 35 tuổi. Đi thẩm mỹ viện. Đẹp như hồi 18 tuổi. Yêu các chàng trai tuổi teen.
Xem xét 6 vấn đề được nêu dưới đây giúp bạn hiểu rằng liệu bạn và người đó có chung quan điểm để cùng bước vào đời sống hôn nhân, và liệu người bạn trai hiện tại sẽ là tình yêu cả cuộc đời bạn hay sẽ là người chồng cũ sau này.
1. Không nên phớt lờ quá khứ của bạn trai
Có một phần quá khứ nào đó của bạn trai khiến bạn cảm thấy hình như đây không phải là con người mà mình từng biết? Nếu vậy, bạn cần phải suy xét xem liệu mối quan hệ của bạn có đi vào vết xe đổ đó hay không bởi vì như người ta thường nói “đánh chết cái nết không chừa”, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Nếu bạn thấy những việc anh ta đã làm trong quá khứ không thể chấp nhận được và không xứng đáng để bạn “chọn mặt gửi vàng” thì bạn nên quyết tâm chia tay và nói chuyện thẳng thắn. Hãy hỏi anh ta tại sao lại làm những việc đó. Nếu như nguyên nhân là do hoàn cảnh cụ thể xô đẩy (ví dụ như, ngày trước anh ta hay tiệc tùng vì anh ta sống cùng nhóm bạn nhậu sau khi ra trường), thì rõ ràng rằng đây chỉ là thói quen xấu có tính thời điểm.
Thế nhưng nếu những hành động chơi bời này lại tái diễn khi 2 người đã kết hôn – anh ta bù khú với bạn bè vì anh ta bị áp lực trong cuộc sống – điều này có nghĩa là những thói quen đó là một phần con người anh ta và không thể thay đổi được.
2. Phẩm chất cần ở người chồng tương lai
Bạn yêu một người thích nấu nướng hoặc quá quan tâm đến thời trang. Tốt thôi, đó không phải là vấn đề gì to tát miễn là bạn không bị lóa mắt bởi những “điều kiện tốt” của anh ta mà nhắm mắt làm ngơ trước một sự thật rằng anh ta thiếu những tiêu chuẩn mà một người chồng tốt cần phải có.
Khi đánh giá những phẩm chất của người bạn đời tương lai, bạn cũng nên tính đến những mặt trái của nó và xét đoán xem liệu bạn có thể chịu đựng được hay không. Ví dụ như bạn có thể yêu một người có nghề nghiệp tốt như tư vấn viên nhưng nếu như công việc đó yêu cầu đi lại quá nhiều thì liệu những thành công trong sự nghiệp có đủ bù đắp cho những khoảng trống trong tâm hồn bạn khi không có chồng ở bên?
Nếu bạn có nhiều bạn bè, đây có lẽ không phải là vấn đề lớn nhưng nếu như bạn là con người hướng nội, thích quanh quẩn ở nhà và muốn mỗi buổi tối lãng mạn trôi đi trong vòng tay của người chồng yêu quý, bạn chắc chắn sẽ không cảm thấy hạnh phúc với cuộc hôn nhân mà người chồng của bạn theo chủ nghĩa xê dịch.
3. Xem xét con người hiện tại của anh ta
Giả dụ như người bạn đang nhắm đến là một sinh viên quản trị kinh doanh với hoài bão trở thành một tổng giám đốc trong tương lai. Nhưng liệu bạn có cảm thấy rằng mình thực may mắn khi có được anh ấy nếu như anh ta ra trường với hàng chồng các biên lai cầm đồ, vay mượn?
Bạn nên chấp nhận một thực tế là những người khác có thể không thấy anh ta tài năng như bạn nghĩ về anh ta. Đây chính là mấu chốt của vấn đề vì những thất vọng, vỡ mộng khi chứng kiến sự khác biệt giữa những gì bạn trông chờ và thực tế phũ phàng, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cuộc hôn nhân đi vào bế tắc.
Và nếu những toan tính về tiền bạc khiến bạn chấp nhận đeo nhẫn cưới thì hãy tỉnh ngộ ngay.
4. Không tiến xa nếu không có cảm xúc
Khi đề cập đến những giá trị tinh thần và vật chất có thể chia sẻ giữa hai người khi mối quan hệ phát triển thêm một bước mới, đừng quên một nguyên tắc “cổ lỗ”: cần phải có sự lãng mạn.
Dĩ nhiên là hai người đã yêu nhau nhiều năm và bạn không nhất thiết phải làm mới bản thân từng giờ, từng phút. Nhà tâm lý học Lombardo cho rằng: “Một cuộc hôn nhân hạnh phúc nghĩa là người chồng và người vợ hiểu nhau và đồng cảm hơn cả những người bạn thân thiết nhất. Tình dục không thể giải quyết vấn đề triệt để nhưng hoàn toàn có thể giúp mối quan hệ của bạn vượt qua được những thời khắc khó khăn nhất”.
5. Vứt bỏ quan niệm lúc nào bạn phải cưới
Hãy lưu tâm xem khi nào bạn thấy lo lắng – bạn có cảm giác đó khi nói về đám cưới hay khi nói về “người ấy”?
Nhà tâm lý học hôn nhân gia đình Gauvan cho rằng: “Nếu bạn gặng hỏi một cô gái, thường thì cô ấy sẽ thú nhận rằng có một thời điểm tuyệt vời mà cô ấy nên kết hôn”. Dù con số bạn đưa ra dựa trên những tính toán về đồng hồ sinh học của bản thân hay những nhân tố ngẫu nhiên, ví dụ như chị gái bạn bao nhiêu tuổi khi chị ấy kết hôn, nó có thể chi phối đến những quyết định của bạn và khiến bạn vội vã lựa chọn một người chồng không phù hợp khi ngày sinh nhật đã cận kề.
Nếu bạn mất ăn mất ngủ lo việc lấy chồng vì chỉ mong có con, hãy nhớ rằng những quan niệm về trình tự hôn nhân truyền thống không còn quá khắt khe như xưa. “Phụ nữ nên hiểu rằng họ có thể có con bằng cách này hay cách khác, và kết hôn với người không phù hợp thực sự không phải là cách tốt nhất để có thể làm mẹ”.
6. “Người đó” có bình thường hay không?
Bạn có thể cảm nhận được rằng những bồn chồn, lo sợ của bạn chỉ là cảm xúc thoáng qua hay trực giác đang mách bảo bạn rằng bạn đang sai lầm? Hãy lưu tâm xem khi nào bạn thấy lo lắng – bạn có cảm giác đó khi nói về đám cưới hay khi nói về “người ấy”? Khi bạn chuẩn bị kết hôn, việc nói về người hôn phu của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng. Cũng là điều bình thường khi cô dâu sắp về nhà chồng lo lắng về đám cưới, nhưng chắc chắn không phải về người chồng tương lai của mình.
Nhà tâm lý học Lambardo cũng nói thêm rằng: “Bạn không nên hỏi bản thân hay bạn bè những câu hỏi đại loại như “Làm thế nào tôi có thể biết được rằng anh ta chính là người tôi cần"? Nếu bạn không chắc chắn vị hôn phu đó chính là người bạn có thể gửi gắm cả cuộc đời thì có lẽ anh ta không phải là người đó"
Mọi người cảm thấy bất ngờ khi nghe Thu Nguyệt, 21 tuổi, ngụ ở Q. Tân Bình, Tp.HCM thông báo mình đã ly hôn chồng sau ba năm chung sống.
Trải lòng với chúng tôi, Thu Nguyệt cho biết: "Tôi lập gia đình năm 18 tuổi, khi vừa tốt nghiệp phổ thông trung học. Trong khi các bạn đồng trang lứa cắp sách lên giảng đường, tôi phải ở nhà trông con, chăm lo cho gia đình".
Kết hôn sau 25 tuổi là thời điểm bạn đã chín chắn sau những va chạm đầu đời |
"Cuộc sống bó buộc giữa bốn bức tường khiến tôi cảm thấy như bị giam lỏng. Tôi nhận ra mình còn quá trẻ, muốn chạy nhảy tự do và làm những điều mình thích. Ở độ tuổi này, tôi thật sự chưa thích hợp với việc kết hôn".
Trên thế giới cũng như trong nước có rất nhiều người nổi tiếng lâm vào tình trạng như Thu Nguyệt: Ly hôn khi còn rất trẻ. Có thể kể vài cái tên như: Kim Tuyến, Đỗ Hải Yến, Như Phúc, Avril Lavigne, Kate Hudson, Britney Spears...
Bạn có biết con số ma thuật là gì?
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy chuyện ly hôn ngày càng phổ biến. Theo thống kê gần đây từ Bộ y tế và An sinh xã hội Mỹ, những phụ nữ kết hôn trong độ tuổi 18 - 24 có tỷ lệ ly hôn trong vòng mười năm cao hơn so với độ tuổi 25 trở lên. Kết hôn sau 25 tuổi là thời điểm bạn đã chín chắn sau những va chạm đầu đời.
Thực tế có rất nhiều lý do tạo ra sự khác biệt giữa ranh giới trước và sau 25 tuổi, nhưng có hai điểm lớn nhất: Kiến thức và tiền bạc.
Phụ nữ có kiến thức càng cao, tỷ lệ ly hôn càng thấp. Khi ở độ tuổi 25, các bạn gái thường đã tốt nghiệp một hoặc hai trường đại học. Người phụ nữ có kiến thức thường tự tin hơn khi tiếp xúc với đàn ông và ít khi bằng lòng với người không đúng tiêu chuẩn của họ.
Bên cạnh đó, gần như hầu hết mọi cuộc hôn nhân đều có mối quan hệ chặt chẽ với công việc và tiền bạc. Học cách chi tiêu khi còn độc thân sẽ giúp cho bạn tránh được những vấn đề về tài chính phát sinh sau này. Sống có trách nhiệm, hòa hợp với nhau, biết cách giải quyết những xung đột nghề nghiệp, tài chính... là những kỹ năng cần thiết để duy trì mối quan hệ tình cảm dài lâu.
Hiểu rõ bản thân mình
Ở độ tuổi 25, bạn đã đủ thời gian để tích lũy những kinh nghiệm sống quan trọng. Một số người có thể đã trải qua một hoặc hai mối tình để hoàn thiện bản thân, biết rõ mình muốn gì và mẫu người nào thích hợp với mình.
Nói cách khác, hầu hết phụ nữ từ 25 tuổi trở lên đều nhận thức được đâu là giải pháp tốt nhất và biết cách phản ứng lại những điều họ không thích ở một người đàn ông. Suy cho cùng, điều quan trọng nhất của việc kết hôn sau độ tuổi 25 chính là để bạn hiểu rõ thêm về mục tiêu cũng như giá trị thật sự của mình.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận có những phụ nữ kết hôn khi còn rất trẻ và có cuộc sống hôn nhân bền vững nhiều năm sau đó. Trái lại, cũng có trường hợp kết hôn sau 25 tuổi lại ly hôn chóng vánh. Độ tuổi kết hôn không phải là yếu tố duy nhất tác động đến hạnh phúc hôn nhân.
Bạn có biết
Hầu hết phụ nữ 25 tuổi và còn độc thân đều tỏ ra thất vọng với những người đàn ông bằng tuổi. Nguyên nhân vì các Adam cùng tuổi thường thiếu chín chắn và không thể thỏa mãn nhu cầu của bạn gái. Thông thường, đàn ông trở nên chín chắn thật sự khi bước qua tuổi 30. Các phụ nữ trẻ thích được quan tâm nên thường hướng sự chú ý của mình đến những người đàn ông đứng tuổi bởi họ có sự nghiệp, khả năng tài chính ổn định và biết cách cư xử.
|