Chữa hăm ở trẻ sơ sinh

seminoon seminoon @seminoon

Chữa hăm ở trẻ sơ sinh

18/04/2015 05:29 PM
23,103

Chữa hăm ở trẻ sơ sinh như thế nào an toàn mà hiệu quả nhấtt. Mách mẹ trẻ một số cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh cực hiệu quả và an toàn cho bé.

Hình ảnh có liên quan

 

Điều trị hăm da ở trẻ

Dấu hiệu và triệu chứng

•Da bị mẩn đỏ

•Hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi và mông

•Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da bình thường khác

•Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi bạn thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé

Các trường hợp bị nặng có thể gây đau đớn cho bé và xuất hiện các vết loét.

Hăm da có phổ biến?

Hăm da rất phổ biến. Tất cả trẻ em đều bị một dạng hăm da nào đó một vài lần. Một số trẻ em phải nhập viện vì bị mẩn đỏ. Hăm da còn thường xuất hiện sau khi thức ăn hàng ngày của bé có thêm các loại thực phẩm cứng hoặc khi bé đang dùng thuốc kháng sinh. Các yếu tố khác dẫn đến hăm da là da thường liên tục bị ẩm ướt hoặc thay tã không thường xuyên, bị tiêu chảy và sử dụng loại quần chứa nhiều chất ni lông để mặc ngoài tã.

•Nhiều trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 15 tháng tuổi bị hăm da

•Hăm da thường gặp nhất ở trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi

•Hăm da thường dễ xuất hiện hơn ở các bé đi tiêu tiểu nhiều, đặc biệt là bé ngủ suốt đêm mà không được thay tã

•Hăm da thường xuất hiện ở những trẻ bắt đầu ăn thức ăn cứng

•Hăm da dễ thường dễ thấy ở những trẻ đang dùng thuốc kháng sinh

•Trẻ cũng thường bị hăm da khi mẹ bé đang dùng thuốc kháng sinh

•Trẻ có làn da đang ở trong tình trạng nhạy cảm như bị chàm bội nhiễm thường dễ bị hăm da hơn 

Hăm da có lây không? Thường thi hăm da không lây lan

Điều trị bằng cách nào? Cách chữa hăm ở trẻ.

Cởi tã cho bé và để da bé được tiếp xúc với không khí. Cho bé mặc các loại tã lót ít lớp, thoáng hoặc đặt bé trên tấm vải lót, trên tấm nhựa. Dành thời gian cho bé được chơi đùa.

•Nếu bạn đang cho bé dùng loại khăn lau chỉ sử dụng 1 lần và bé bị mẩn đỏ, bạn nên chuyển sang dung sản phẩm của một nhà sản xuất khác hoặc là ngưng sử dụng loại sản phẩm này. Dùng nước sạch để vệ sinh cho bé là tốt nhất.

•Một số sản phẩm có thể gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu bạn đang dùng bột giặt, chất tẩy mạnh hoặc nước xả vải, bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm của nhà sản xuất khác hoặc ngưng sử dụng các loại sản phẩm này.

•Thoa thuốc mỡ hoặc dầu lên mông bé. Cách làm này giúp bảo vệ da bé. Thoa cho bé sau mỗi lần thay tã.

•Tránh dùng các sản phẩm của người lớn cho da bé

•Bạn có thể đổi loại tã cho bé nếu bạn cho rằng loại tã bé đang sử dụng có thể làm bé bị kích ứng da hoặc hăm da

•Tránh sử dụng các loại bột phấn. nếu hít vào, chúng có thể gây kích ứng có phổi của bé

•Tránh dùng bột bắp. nó có thể giúp vi khuẩn sinh sôi trong vùng da tiếp xúc với tã của bé. 

Có thể đề phòng hăm da không?

•Giữ vùng da mặc tã khô và sạch. Thường xuyên thay tã cho bé. Trẻ em thường dùng 6-8 tã trong vòng 1 ngày.

• Tránh sử dụng các loại khăn lau sử dụng 1 lần. Chúng có thể gây kích ứng hoặc khô da bé. Rửa vùng da mang tã của bé bằng nước sạch sau mỗi lần thay tã. Vỗ nhẹ vào da bé để làm sạch. Không được chà mạnh vào da.

•Tránh dùng các loại xà phòng mạnh. Các loại xà phòng dịu nhẹ là tốt nhất. Dùng xà phòng 1 lần mỗi ngày là đủ

•Vỗ nhẹ vào vùng mang tã để làm khô sau khi rửa sạch. Không nên chà mạnh hoặc dùng máy sấy tóc để làm khô vùng da này.

•Tránh cho bé mặc các loại quần chứa nilong. Chúng làm cho vùng da mang tã của bé không đủ thoáng để tiếp xúc với không khí.

•Tránh mang các loại tã quá chật cho bé, vì chúng có thể chà mạnh lên da bé

•Dùng các loại bột giặt nhẹ để giặt tã lót cho bé

•Tránh dùng nước xả vài hoặc miếng giảm tĩnh điện khi giặt tã

Hăm da sẽ khỏi trong bao lâu?

•Các trường hợp hăm da nhẹ có thể tự khỏi sau 3-4 ngày

•Một số trường hợp hăm sẽ bớt sau vài ngày, và phải điều trị

•Hăm da có thể hết hẳn trong một vài tuần lễ

Khi nào cần đi khám?

Thông thường, hăm da rất dễ điều trị và sẽ bớt trong vài ngày sau khi đã được điều trị tại nhà. Nếu như những biện pháp điều trị thông thường như thường xuyên thay tã và thoa thuốc mỡ sau vài ngày vẫn không bớt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong một số trương hợp, hăm tã có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phái sinh, đòi hỏi phải điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên đưa bé đến khám tại bệnh viện nếu vết hăm trở nên trầm trọng hơn dù đã được chữa trị tại nhà nếu tình trạng hăm xảy ra cùng với các triệu chứng sau đây:

•Sốt

•Phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da hăm

•Chảy máu

•Vùng da chai cứng

•Các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ với một đường viền hình vỏ sò

•Mưng mủ hoặc chảy mủ

Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng tã giấy (bỉm) hoặc việc vệ sinh không đúng cách là những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ.

Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ

ảnh minh họa

Dưới đây là vài cách cơ bản để mẹ có thể tự điều trị dứt điểm tình trạng hăm tã cho trẻ tại nhà:
- Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm.

- Hãy vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ!

- Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Bằng cách này, cha mẹ có thể giúp bảo vệ da bé tránh bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Trên thị trường có một số loại thuốc mỡ dùng ngoài da như oxit kẽm trắng... tạo thành một lớp dày bên ngoài da của trẻ sẽ rất tốt trong việc bảo vệ làn da mỏng và nhạy cảm cho trẻ.
- Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn. Nếu em bé của bạn mặc tã vải, không nên sử dụng thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho phần được quấn tã của trẻ.
- Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, hãy tạm thời không đóng tã (bỉm) và ngừng bôi thuốc mỡ càng lâu càng tốt bởi khi tiếp xúc với không khí thoáng mát và sạch sẽ, tốc độ chữa hăm tã cho trẻ sẽ nhanh hơn rất nhiều.

- Các mẹ cũng hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không dùng tã (bỉm), chỉ cần lót bên dưới mông trẻ một tấm vải chống thấm, bảo vệ cho chiếc đệm là được. Như vậy phần bên dưới của trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc hăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Hăm tã ở trẻ thường xuất hiện do nhiễm trùng bởi nấm men, và có thể điều trị tại nhà bằng một vài loại thuốc kháng nấm để bôi cho trẻ quanh khu vực mặc tã. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt và những nốt phát ban (vùng da bị đỏ) không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sỹ.

 

Phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh

Những năm đầu đời, da trẻ rất mong manh, dễ mắc các bệnh như rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm. Nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu và đặc biệt là hăm tã.

Vì vậy, việc chăm sóc da và giữ vệ sinh cho trẻ không hề đơn giản, đòi hỏi người mẹ phải quan sát, theo dõi hằng ngày.

Theo BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê (Phó giám đốc BV Nhi Đồng 2): Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã (mông, đùi trên, bụng dưới). Da vùng quấn tã có biểu hiện cấp tính như: các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy.

Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, vết trợt… và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

Phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh, Sức khỏe đời sống, Suc khoe, y te, tre so sinh, ham ta, thuy dau

Cẩn thận với tã giấy

Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con nhỏ nên xu hướng dùng tã giấy nhanh và tiện dụng thay thế cho tã vải ngày càng nhiều. Các bà mẹ nên cẩn trọng khi mua chọn tã giấy an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này giấy rất đen, được lót bên dưới một lớp nilông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ. Một số loại tã có uy tín trên thị trường, đã được kiểm nghiệm và an toàn thì lại bị “nhái”.

Ngoài ra, hăm tã cũng xuất phát từ việc cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ: mặc tã cho trẻ quá chật, ít thay tã làm ảnh hưởng đến làn da còn nhạy cảm; khiến tích tụ chất dơ trong kẽ da, tạo điều kiện cho vi trùng và nấm phát triển. Nồng độ pH của nước tiểu để lâu cũng dễ làm nhiễm trùng da, gây kích ứng da, nhiễm trùng tiểu và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.

Phòng tránh hăm tã

Để phòng tránh bệnh ngoài da và hăm tã cho trẻ, BS. Hạnh Lê khuyên các bà mẹ lưu ý:

- Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm cho trẻ sau khi trẻ đi đại tiện, tiểu tiện; phải dùng vải mềm và có chức năng thấm hút tốt, phù hợp với cơ thể trẻ .

- Khi thay tã cho trẻ, nếu thấy vùng mông, các kẽ đùi… của trẻ có màu đỏ, không nên bôi phấn rôm lên vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.

- Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ.


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị hăm tã dùng phấn thơm gohwson̉s baby Blossom bôi có được không
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
con minh ba thang cung bi ham o co. neu khong lau rua ma thuong xuyen mac do bit kin hoac cot khan qua lau se khien be bi ham nen phai thuong xuyen tam rua sach xe cho be. de thoang vung co , sau khi tam rua phai lau that kho nhung cho co nep gap nhu co, nach..de thoang it phut roi oi mac do..luc cac ke chua bi ham tam xong lau kho boi phan rom vao de chong am cho vung da do , se han che duoc ham, lo bi ham roi lay nuoc am lau nhe nhang va lam kho vung ham boi 1 lop mong Evamoter roi de thoang vung do. typ kem nay boiboimun nhot rat hieu qua co ban o trung tam da lieu
bị hăm vùng cổ thì làm sao
con em sinh duoc25ngay nhung be bi ham mui rat nang du e thay ta va ve sinh be hang ngay ma ko het jo e phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Ham o ben thj lam sao nhj
Ban nen dung thuoc chong ham boi cho tre. Va ngung mac bim nhe
Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Bằng cách này, cha mẹ có thể giúp bảo vệ da bé tránh bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Trên thị trường có một số loại thuốc mỡ dùng ngoài da như oxit kẽm trắng... tạo thành một lớp dày bên ngoài da của trẻ sẽ rất tốt trong việc bảo vệ làn da mỏng và nhạy cảm cho trẻ. Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn. Nếu em bé của bạn mặc tã vải, không nên sử dụng thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho phần được quấn tã của trẻ. Các mẹ cũng hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không dùng tã (bỉm), chỉ cần lót bên dưới mông trẻ một tấm vải chống thấm, bảo vệ cho chiếc đệm là được. Như vậy phần bên dưới của trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc hăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.
Tre bi hăm dang an dam co phai kieng an nhung thuc pham nao
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Cà chua, cam,Dâu tây, mâm xôi, việt quất cũng là những loại quả có tính axit, có thể dẫn đến hăm tã. Các axit trong những thực phẩm này làm thay đổi thành phần phân của bé, khiến bé dễ bị hăm tã hơn.
Bo phan sinh duc cua be so sinh ngua va gai den chay mau thi phai lam gi
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Con toj hjen dc 2thag tuoi la be gaj cho toi hoi lm sao de lo tai chau ko bi chay nuoc vang va lanh nhanh duoc ko va vanh tai chau bi lot da do cha xat mah lam sao de khoi mog cac ban giup
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Con em nam nay 5 tuoi, hang ngay em ve sinh va thay ao quan cho chau thuong xuyen. Mot tuan em con cho chau ngam nuoc tra xanh 1 lan, nhung chau van bi ham do het vung bo phan sinh duc va sau mong. Vay em phai lam sao? Xin moi nguoi chi dum. Xin noi them rang, em co dua be di kham va duoc bac si cho uong thuoc cung nhu boi thuoc roi, nhung khong hieu qua.
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
con em nam nay cung 5 tuoi,hang ngay em cun thuong xuyen ve sinh sach se cho chau nhung chau van bi ham do bo phan sinh duc .Em co dua chau di kham bac si bao khong sao nhung chau van thuong xuyen bi ham vay em phai lam gi
có thể dùng Betadin pha loãng để rửa bộ phận sinh dục cho trẻ không?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
BE NHA E MOI 2 THANG, BI HAM O HAU MON,NOI NHUNG NOT TRON DO TAY.BE THUONG HAY BI SON PHAN NEN HAU MON LUON BI AM UOT.XIN HOI LAM SAO CHUA LANH HAM VA HET SON PHAN
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Con e dc 1thang ma be bi ham o hau mon noi cac not do tay vi be di dai tien nhieu luc nao cung uot sin hoi lam sao cho be khoi dc
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Con em sinh đuoc 4ngay vung cô be bi ham lam cach nao cho be hêt bi ham
Để vùng da của bé được tiếp xúc với không khí, không mặc nhiều tã lót, bôi thuốc mỡ lên vùng da bị hăm, thay thế nhiều loại tã khác, không bôi bột phấn hay bột bắp.Nếu như vài ngày bé không khỏi chị đưa bé đi bac sĩ nhé.Đừng quá lo lắng
Con em duoc 3thang tuoi ma no bi ham o ngan co noi mu vay lam the nao cho be het
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Chị nên để chõ hăm của bé thoáng, khô và sạch sẽ.rửa bằng nước sạch là tốt nhất, tránh dùng các loại bột phấn.Ngoài ra chị cũng có thể được tư vấn tại các cửa hàng dược phẩm.Nhưng nếu tình trạng quá nghiêm trọng thì nên đi bác sĩ.Vì hăm da có mủ không phải bé nào cũng bị chị nhé.
con em 5 tuoi chau cung thuong xuyen bi ham do o bo phan sinh duc.Em co dua chau di kham va xet nghiem nuoc tieu, bac si bao khong sao nhung chau van thuong xuyen bi ham mac du ngay nao em cung ve sinh sach se cho chau .vay em phai lam gi cho chau khoi bi ham
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
con em duoc 10 ngay nhung bi ham mui hoi em thuong xuyen ve sinh cho be hang ngay ma khong khoi.em phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cháu được 30 ngày , bị hăm ở bộ phận sinh dục . Mỗi lần cháu đi tiểu tiện tôi vệ sinh rồi bôi phấn rôm mà không khỏi . Tôi phải làm sao
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
p dung dung phan rom nhe vi dung phan rom co the lam cho be ham them do . ngay truoc be nha m kug the . p dung nuoc la che xang pha that dac va am am juj ngam vao mjeg p phun tu tu zua cho be nhe. nhat la buoi sang khj p chua danh zang y
Cháu sinh được 45 ngày , ở cổ xuất hiện những mụn đỏ hàng ngày tôi thường rửa nước ấm nhưng không khỏi vậy phải chữa bằng cách nào để hết mẩn đỏ ở cổ cho bé.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
chị dùng gentrisone mua ở tiệm thuốc tây, về bôi cho bé lớp mỏng ngày khoảng 2,3 lần là bớt thui
Rất có thể bé bị hăm do sữa tràn dính ướt, bạn nên giữ cho cổ bé sạch sẽ, có thể dùng phấn rôm dành cho trẻ em để thấm khô
Hellow
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
p tren ns dug do ak . ngay truoc be nha m ham lm . nkug rua nuoc che xanh that dac rui zua ngay 3lan cho be la khoi do ak
con gái e được 3 tháng tuổi bị hăm ở vùng bộ phận sinh dục e đã bôi benthapen mà ko khỏi , nhai chè búp đắp cũng ko đỡ lắm . mọi người giúp e với
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Bạn thử dung nước trà xanh,, ngậm vào miệng và phun vào chỗ bé bị hăm xem có hết ko, đây là cách chữa dân gian , 2 bé nhà mình thường dùng cách này để vệ sinh cho bé , nên các bé thấy ko bị hăm ( tốt hơn nếu sau khi ngủ dậy mà bạn chữa đánh răng, ngậm vào phun vì trong nước bọt cũng có kháng sinh có lợi)
tre bi di ve sinh nhieu va bi do vung mong chua nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Be nha em bi ham o co thi chua nhu the nao a.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con nha e duoc 25 hom rui ma chau bi ham o mong e boi thuoc 7mau .mi thuoc mat mo ma k thay chau do bay gio e phai lam the nao ha moi nguoi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Xinh chao cho em hoi.con gai em duoc hon hai tuoi cu do mo hoi nhieu lam.hai ham han.ham nach thuong xuyen.vay em phai lam sao cho het chung do mo hoi .het ham han va nach cua be?.em xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Xinh chao cho em hoi.con gai em duoc hon hai tuoi cu do mo hoi nhieu lam.hai ham han.ham nach thuong xuyen.vay em phai lam sao cho het chung do mo hoi .het ham han va nach cua be?.em xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Xinh chao cho em hoi.con gai em duoc hon hai tuoi cu do mo hoi nhieu lam.hai ham han.ham nach thuong xuyen.vay em phai lam sao cho het chung do mo hoi .het ham han va nach cua be?.em xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
C0n toi duoc 7thang tuoi be bi ham do dai tien bay gio bi do ra nuoc dich.chua the nao a.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con e đc 2 tháng bị hăm ở cổ có mùi hôi .hàng ngày e vệ sinh bôi phấn rôm mà vẫn ko khỏi nó càng đỏ thêm . E phải làm sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bi hăm đỏ ở cổ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con tui bi o vung lung thay đỏ va co mũ phai lam the nao thu bac si. Toi thanh that biet on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con tui moi dc 13 ngay tuoi .be bi ham o lung vung da be đỏ va co mũ toi phai lam sao de be mau khoi .xin cho y kien
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Tre bi hamm o co lam sao het
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bé nhà e 13 tháng nó bị đỏ ở bộ phận sinh dục từ nhỏ đến giờ ak. vậy cho e hỏi làm cách nào để lành k ạ.mọi người tư vấn giùm e với ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Da thua bac si la con tui moi dk 5 ngay tuoi ma bj ham o mog va đít ma da dug nhju thuok nhu la phan rôm rui ma van trua khoi thj fai lms ha bac si
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
con e moi dk 23ngay ma bi ham o mog tu luk moi sinh ra dk 1tuan toi h van chua het.... e cug co dug nhug cah moi ng chi nhug van khg bot co me nao pk cach nao hieu qua chi e voi. thay be bi ham ma hk ngu dk e sot lam may me oi!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cho minh hoi con minh bi ham o mong bi do va noi mun minh co boi thuoc chog ham cho tre va co rua bang nuoc la che tuoi nhug van k thau do.gio minh pha lam the nao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
�DUNG DỊCH VỆ SINH THẢO DƯỢC MẸ KEN Chỉ với 145k/chai �Công dụng: - Làm hồng, trị viêm nhiễm, nấm ngứa - Trị khí hư nhiều, viêm âm đạo - Khử mùi, se khít, suy yếu Nấm - Tăng hệ thống miễn dịch, tránh viêm nhiễm hiệu quả... - Trị hăm tả cho trẻ e.. :-) mang lại bao nhiêu tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chị em ko cần phải hằng ngày hái lá trầu đun nước hàng ngày nữa rồi nhé !! ��. Sản phẩm đc kiểm nghiệm bởi viện Pasteur nên các chị các cô yên tâm tin dùng. �Thành phần chính : Lá ngãi cứu, trầu không, húng quế
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý