Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.
Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu
Tư vấn về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai. |
Nhiễm độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu kỳ thai diễn biến khác hẳn. Lúc đầu, thai phụ cũng có triệu chứng của nhiễm độc nhẹ nhưng thường xảy ra sớm hơn. Tình trạng nhiễm độc mỗi ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thức ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.
Đối với tình trạng nhiễm độc thai nghén nhẹ, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, nên ăn nhẹ và chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Có thể sử dụng một ít thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ, bao gồm các triệu chứng sau:
Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay. Ở những người bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay. Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên sẽ hết phù. Còn ở những bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi. Cân nặng tăng nhanh tới 500 gam mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.
Protein niệu: Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.
Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.
Biến chứng của nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật.
Tiền sản giật: Sản phụ choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn, nhưng chưa có cơn giật.
Nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.
Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.
Khi bị sản giật, toàn thân co cứng, mắt đảo, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời, rồi ngừng thở, sau đó chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển sang thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật. Hiện tượng này nếu không được xử lý thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí tử vong.
Đối với sản giật trước đẻ, những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. Nếu được điều trị tốt, sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống.
Đối với sản giật trong khi chuyển dạ, cơn giật sẽ làm cơn co tử cung mạnh. Vì vậy nếu cổ tử cung của sản phụ mở chậm phải xử trí bằng mổ lấy thai ngay.
Sản giật sau đẻ thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ. Vì vậy đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp, thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, đồng thời phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị.
Để phòng sản giật
Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt. Khi có thai cần chú ý đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axit folic...). Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ cho an toàn.
Cách xử trí
Dùng một cái nẹp dài hoặc một que to bản như cái đè lưỡi cuốn băng ở bên ngoài để ngáng miệng, đề phòng sản phụ trong cơn sản giật cắn vào lưỡi. Nếu là mùa đông, cần giữ ấm cho sản phụ. Tiêm ngay một trong các thuốc an thần như morphin 0,01mg x 1 ống, hoặc thuốc như barbituric, seduxen rồi nhanh chóng chuyển sản phụ lên bệnh viện có chuyên khoa sản.
Cần lưu ý, những sản phụ có lên cơn giật thì phải đề phòng chảy máu nhiều sau đẻ. Nhiễm độc thai nghén không được điều trị, theo dõi có thể dẫn đến tiền sản giật và sản giật. Những thai phụ ở tháng thứ 7 hoặc tuần thứ 30 mà huyết áp tối đa tăng thêm 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng thêm 15mmHg so với trước khi có thai và những thai phụ có huyết áp trên 140/90mmHg thì phải được theo dõi và điều trị ngay để phòng tránh tai biến sản giật.
Những loại thực phẩm phòng ngừa nhiễm độc thai nghén
Trên thực tế, nhiễm độc thai nghén có nhiều mức độ khác nhau và nếu cẩn thận thì sản phụ có thể tránh được những rủi ro này.
Để hạn chế nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, chị em nên quan tâm hơn đến
chế độ ăn uống của mình. Có một vài loại thực phẩm có tác dụng rất tốt
trong việc này.
- Hạt vừng đen: Tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào
- Cà chua: Giảm bớt thiệt hại ở da
Khoa học khảo sát cho thấy rằng lâu, nếu thường xuyên tiêu thụ cà chua và các sản phẩm từ cà chua lâu dài thì con người sẽ ít bị bức xạ, nhiễm độc và tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Các kết quả thử nghiệm cho thấy rằng lycopene (có nhiều trong cà chua) khi vào cơ thể con người sẽ dập tắt các gốc tự do trên bề mặt da và để tạo thành một rào cản tự nhiên, ngăn chặn có hiệu quả thiệt hại bên ngoài do bức xạ tia cực tím lên da.
- Rong biển: Tăng cường chức năng miễn dịch, chống gây đột biến
Rong biển chống bức xạ, chống gây đột biến, chống oxy hóa, selenium. Selen là loại nguyên tố vi lượng quan trọng, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe con người. Thai phụ nên ăn rong biển để hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ đột biến ở thai nhi.
- Hạt tiêu: Bảo vệ, tránh thiệt hại cho DNA
Các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu, cà ri, gừng... vừa tốt cho hệ thống miễn dịch, lại còn có thể bảo vệ DNA của tế bào, tránh được các hiện tượng bức xạ, nhiễm độc.
Tuy nhiên, những loại gia vị này không nên được tiêu thụ quá nhiều trong thời gian mang thai.
- Tỏi: Tăng sức đề kháng
Tỏi là một gia vị nấu ăn không thể thiếu. Selenium và chất chống oxy hóa trong tỏi có tác dụng tốt hơn so với nhân sâm. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, vì vậy, khi mang thai chớ nên từ chối thứ gia vị này.
- Đậu xanh: Để giúp cơ thể bài tiết chất độc
Nghiên cứu y tế hiện đại cho thấy đậu xanh có chứa giúp cơ thể bài tiết độc tố, tăng tốc độ chuyển hóa các chất, có thể được hiệu quả chống lại các hình thức khác nhau của ô nhiễm, nhiễm độc, bao gồm cả nhiễm độc thai nghén.
- Nấm đen: Tốt cho ruột
Nấm đen có tác dụng làm sạch hệ thống tiêu hóa khỏi các bụi, tạp chất và các chất phóng xạ...
(St)