Biết cách làm ảo thuật khiến bạn luôn nổi bật giữa đám đông. Hãy là một người có nhiều biệt tài khiến người khác phải thán phục. Đơn giản với những lá bài bạn cũng có thể khiến người khác trầm trồ với tài lẻ của mình.
Một số trò ảo thuật cần sự phức tạp đến nỗi thật khó biết hiệu ứng là gì và
cái gì dẫn tới hiệu ứng.
Ý ở đây là khi xem hướng dẫn mà bạn vẫn ko hiểu đang lam gì. Vì vậy, đây là một
số mẹo nhỏ cho việc học tập ảo thuật hiệu quả hơn.
- Trước tiên bạn phải nhìn lại thổng quan về trò diễn
Mục đích là để thấy được toàn bộ trò diễn trong cái nhìn tổng quát, trước khi
bạn bắt đầu luyện tập. Hãy nhớ toạn bộ những gì phải phải trong trò diễn. Một
số sách viết hướng dẫn đọc rất khó để nhớ, và hiểu. Cố gắng hình dung trò diễn
với suy nghĩ của 1 khán giả, và tưởng tượng hiệu ứng của trick.
-Thông thường vấn để thường xuất hiện khi bạn học các động tác. Rất dễ để quên
nhưng gì bạn đang làm. Vì vậy, cố gắng để hiểu được mục đích của động tác đó.
Hãy tự đặt câu hỏi cho bạn : Mục tiêu của động tác này là gì?
- Nó là dễ dàng hơn nhiều để làm theo hướng dẫn khi bạn biết được mục đích của
nó là gì. Thí dụ, một “double undercut” dùng để control lá bài từ giữa bộ bài
lên đầu.
Ảo thuật thường hướng dẫn bạn từ điểm A đến điểm B
Vì vậy hãy tìm hiểu trong bạn A và B là gì. (ý ở đây là động tác, từ động tác A
qua động tác B)
- Sau đó ghép tất cả lại với nhau, và bắt đầu tập luyện từ đầu cho đến cuối
trò diễn. Để học 1 trò ảo thuật bạn phải tốn thời gian để luyện tập và biểu
diễn. Ngay cả với những trò đơn giản bạn cũng phải qua bước này.
- Bạn cần phải biết trò diễn nhìn như thế nào với con mắt của khán giả. Đồng
thời bạn phải chắc chắn rằng khán giả không thấy được bí mật của trò
diễn.
- Luyện tập cho đến khi bạn có thể thực hiện mà không cần quan tâm đến nó
như nhịp tim tự đập vậy. Bạn sẽ cảm thấy nó rất đơn giản. Nhưng bạn phải nhớ toàn
bộ trò diễn và những gì phải làm, và cứ lập đi lập lại. ( cái này mình bị rùi,
hồi đó mới học ảo thuật học 1 trò 10 phút à… ra diễn thì lấp ba lắp bắp,
làm cứ suy nghĩ phải làm gì tiếp. Hic, giờ nghĩ lại thấy ngu wa’)
- Khi diễn thử trước gương còn tốt hơn là quay clip lại. Và khi bạn làm chính
bạn ngạc nhiên, thì bạn đã thành công.
7 điều cần biết trước khi diễn ảo thuật
1 – Giữ bí mật
Thường
thì bí mật của 1 trò ảo thuật rất đơn giản. Nếu chúng ta nói cho khán
giả biết bí mật của trò ảo thuật thì sẽ bị lấy đi sự thần bí và sự độc
đáo của trò ảo thuật. Và rồi thì sao? khán giả sẽ cảm thấy họ đã bị lừa
và giận dữ…
2 - Tập luyện
Phải
luyện tập thật kỹ nếu muốn trò diễn của bạn thành công. Một trò bạn có
thể tập 5 phút nhưng nếu 2 ảo thuật gia cùng biểu diễn 1 trò với 1 nhóm
người, 1 người chỉ tập 5 phút, 1 người bỏ công luyện tập thật kỹ lưỡng
thì bạn nghĩ ai sẽ thành công hơn?
Bạn biết mình phải làm gì còn quan trọng hơn là biết cách làm. Cách tốt nhất là tập trước cái gương và vừa nói vừa biểu diễn y như thực, khi bạn lừa dc chính bạn thì lúc đó bạn đã sẵn sàng.
3 - Chọn thời điểm thích hợp
Bạn
phải chọn thời điểm thích hợp nhất để biểu diễn bất cứ lúc nào. Khi bản
cảm thấy tự nhiên và vui vẻ với bạn bè thì đó là lúc thích hợp nhất.
4 – Làm cho khán giả chú ý đến mình
Tạo sự tò mò cho khán giả, và khi khán giả bắt đầu chú ý đến bạn thì đó là lúc.
5 – Tạo sự vui vẻ
Biểu diễn ảo thuật đơn giản là mọi người vui vẻ với nhau. Hãy tạo những niềm vui cho khán giả của bạn.
6 – Biểu diễn chỉ 1 lần
Thường
thì khi bạn lập lại trò diễn trước đó của mình thì khán giả sẽ chỉ chú ý
đến bằng cách nào bạn làm dc điều đó hơn là thưởng thức trò ảo thuật.
Hãy kích thích sự tò mò của họ bằng cách chỉ thực hiện 1 lần
7 – Kinh nghiệm:
Sau
mỗi lần biểu diễn bạn sẽ rút dc nhiều kinh nghiệm quí giá, những gì tốt
những gì sai. Sau đó thì sửa lại cái sai và giữ cái tốt. Từ đó kỹ thuật
của bạn sẽ lên rât nhanh, và tiến xa hơn bạn nghĩ.
Nếu bạn muốn tạo nền tảng chắc thì hãy tiếp tục biểu diễn những trò đó và thay đổi khán giả. Thay dổi khán giả vẫn tốt hơn thay đổi tricks.
5 cách để đánh lạc hướng khán giả khi diễn ảo thuật
1- Ánh mắt
Bất
cứ khi nào bạn nhìn họ, họ sẽ nhìn bạn. Vì thế tạo quan hệ tốt với họ
và nhớ nhìn thẳng vào mặt họ. Và di chuyển hướng nhìn của họ khỏi động
tác bí mật.
2- Đặt câu hỏi cho họ
Hỏi
họ về cái gì đó: ” Tên của bạn là gì” hay ” Có nhớ là bài của bạn ko?” .
Rồi Họ sẽ nhìn thẳng vào mặt bạn. Khi họ nhìn thẳng vào mặt bạn thì đó
là khoảnh khắc bạn cần.
3- Che dấu động tác nhỏ bằng động tác lớn
Sử dụng động tác lớn để che động tác nhỏ. Hai động tác dừng lại cùng 1 lúc.
4- Làm họ bận rộn
Làm họ bận rộn với làm 1 việc gì đó. Như :” mời bạn ký tên vào lá này”, trong khi họ ký, đó là lúc bạn dc rãnh tay.
5- Làm họ cười
Làm
chuyện gì đó thật buồn cười và làm họ cười. Khi họ cười sự chú ý của họ
sẽ giảm đi, và đó là lúc bạn có thể làm động tác bí mật đó
Các bạn xem clip học theo cách diễn nhe, Lee to chúc các bạn thành công.
Ảo thuật những quân át kỳ ảo
Hướng dẫn:
Chuẩn bị 7 quân bài, trong đó có 4 quân Át và 3 quân bài khác.
Khi cho khán giả xem các quân Át, 3 quân bài kia úp xuống, giấu giữa quân Át thứ nhất và quân Át thứ hai. Cụ thể trong trường hợp này, 3 quân bài khác được giấu giữa quân Át chuồn và Át rô.
Biểu diễn:
1. Đầu tiên, chuyển quân Át bích từ tay trái sang phần bài phía bên phải. Lật úp quân bài này xuống bộ bài.
2. Tiếp tục với quân Át cơ, úp quân bài này sang phần bài bên phải.
3.
Tương tự như vậy, tiếp tục úp quân Át chuồn cho tới khi chỉ còn lại
quân Át rô. Bên dưới quân Át rô là 3 quân bài khác ( Động tác phải khéo
léo, sao cho khán giả không phát hiện ra độ dày của quân bài )
Đặt
quân Át rô sang phần bài bên phải ( thật ra quân Át rô trên cùng, 3
quân khác giấu bên dưới, bạn đã đặt 4 quân bài một lúc nhưng khán giả
không hề biết )
Sau đó lại lật úp quân Át rô xuống. Sau khi úp, khán giả sẽ nghĩ rằng, bốn quân trên cùng của bộ bài là 4 quân Át.
4. Chia bài làm bốn phần từ trái sang phải. Như vậy vị trí thứ nhất chính là quân Át rô, ba quân bài được giấu sẽ lần lượt nằm ở vị trí 2,3,4.
Lấy từ bộ bài ra ba quân bài trên cùng. Khán giả sẽ cho rằng ba quân
bài này là ba quân bài khác ( không phải Át ), nhưng thực tế đây là ba
quân Át cơ, chuồn, bích. Đặt ba quân Át này xuống dưới quân Át rô.
5. Lại lấy ba quân bài tiếp theo trên bộ bài, đặt xuống các vị trí 2,3,4. Mỗi cột bài sẽ có bốn quân cả thảy.
6. Cuối cùng, búng tay, lần lượt lật các cột bài lên.
7. Cột bài ngoài cùng bên trái chính là 4 quân Át.
Đến với bộ môn ảo thuật năm 16 tuổi lúc đang... thất tình, sau 3 năm tự học, Hà Khánh đã có thể biểu diễn với bộ bài cả tiếng đồng hồ khiến người xem phải chóng mặt.
Năm
học lớp 10, trong lúc Khánh đang buồn chán vì chia tay với người yêu
thì vô tình giờ ra chơi cậu bạn cùng lớp mang bộ bài ra "biểu diễn". Chỉ
là những động tác đơn giản thế nhưng mọi người trầm trồ thán phục rất
nhiều. Hà Khánh cũng như bị "thôi miên" luôn từ đấy.
Tối hôm đó
về, Khánh lên mạng tìm kiếm thông tin, xem clip, thậm chí đăng ký vào
rất nhiều diễn đàn ảo thuật để học hỏi kinh nghiệm của mọi người. Từ đó,
lúc nào có thời gian rảnh, Khánh cũng đầy tay với khăn, gậy, bài, giấy
và hoa để luyện tập. Thế nhưng Khánh tự nhủ "Nếu muốn giỏi thì phải tìm
thầy".
Nói là làm, Khánh cùng với 2 người bạn nữa đi đăng ký học
ảo thuật. "Có được như bây giờ, Khánh cảm ơn rất nhiều đến người thầy
của mình là Z18" (Z18 là ảo thuật gia nổi tiếng của Việt Nam từ những
năm 80, 90), Khánh bộc bạch.
"Nói
là đi học thế nhưng đối với Khánh, thầy chỉ là người hướng dẫn cho mình
những bước cơ bản, còn bản thân mới là yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công. Bên cạnh sự dẫn dắt của thầy, ngày nào mình cũng bỏ ra 7
tiếng để tự học ảo thuật ở nhà với đầy sự đam mê, nhiệt huyết".
Để
có được các tiết mục biểu diễn thành thục như bây giờ, hồi đầu không
ngày nào Khánh không bị thương tích. Với chiếc gậy thì Khánh bị đập vào
người liên tục khiến cơ thể chảy máu, thâm tím thường xuyên. Thế nhưng
anh chàng vẫn không nản mà "cắn răng" luyện tập cho bằng được.
"Căng
thần kinh nhất là màn múa dao", Khánh cho biết và chìa ra đôi bàn tay
đầy vết sẹo, vết tích từ luyện tập các dụng cụ ảo thuật. "Có đau thương
con người mới trưởng thành", ảo thuật gia 9x bày tỏ. Với màn biểu diễn
dao này, Khánh cũng phải mất ăn, mất ngủ 3 tháng trời mới học được biểu
diễn những thao tác cơ bản.
Cuối cùng Khánh đành phải gọi
điện cầu cứu thầy giáo. Đây cũng là bài học đáng nhớ cho Hà Khánh khi
sau này bước vào con đường làm ảo thuật gia chuyên nghiệp.
(ST).