Chống ốm nghén khi mang thai
Trong số chị em chúng ta, ít ai khi mang thai mà lại không phải trải qua những khoảng thời gian ốm nghén, tưởng như là đang bệnh. Dưới dây là cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng ốm nghén.
Sô-cô-la cũng là thức ăn những người ốm nghén ưa thích. |
Một nghiên cứu gần đây cho biết, khoảng 40% phụ nữ có thai thèm cái gì đó ngọt ngọt. Tiếp theo là những thức ăn mặn khoảng 33%. Số chị em nghén thèm các loại gia vị chiếm khoảng 17%. Số thèm các loại thức ăn chua chát như táo xanh, quýt chua chỉ chiếm khoảng 10%. Thèm ăn “thứ nọ thứ kia” là một triệu chứng rất rõ của hiện tượng nghén, lý do tại sao họ thèm thì cho đến nay vẫn chưa rõ. Một số cho rằng đó là những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trong quá trình thai nghén. Nhưng điều gì giải thích cho những hiện tượng nghén “ăn dở” và thích ăn những loại thức ăn kì cục, hoàn toàn rất ít dinh dưỡng? Loại thức ăn nhiều người thường thèm là các loại đồ ngọt như: đường, sữa, các thực phẩm có gia vị, các loại quả chua và các loại bánh mặn. Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi kem, các đồ muối chua, nước sốt cà chua, nước chanh, phomát và cả sô-cô-la là những thức ăn những người nghén hay thèm, nhất khi mang thai.
Tại sao?
Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng tại sao phụ nữ có thai hay thèm ăn lung tung. Trong thực tế cũng có những phụ nữ không thèm ăn nghén. Đó có thể do:
Thay đổi hormone trong quá trình thai nghén có thể làm thay đổi sự cảm nhận mùi, vị của người phụ nữ làm cho họ có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước đây họ không hề thích thú. Điều này cũng có thể giải thích tại sao những người mãn kinh cũng có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn. Thiếu dinh dưỡng tạm thời có thể gây thèm ăn, tuy nhiên lí do này không thể giải thích nổi tại sao một số người lại thèm ăn số lượng nhiều hơn mức dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, việc thèm các món ngâm giấm có thể do lượng Na trong máu thấp, thèm sô-cô-la có thể là dấu hiệu báo thiếu vitamin nhóm B. Thèm thịt chứng tỏ thiếu protein, thèm đào, mơ, có thể thiếu -caroten.
Nhu cầu tình cảm cũng có liên quan đến chuyện ăn uống. Nhiều phụ nữ có thai có thể thèm ăn linh tinh, một cách có ý thức hoặc tiềm thức để đáp ứng nhu cầu tình cảm. Nhiều chị thèm những thức ăn quê nhà để nhớ thời thơ ấu, phong tục, tôn giáo, văn hóa, đặc biệt là khi họ ở xa “chùm khế ngọt”.
Để giảm bớt những khó chịu trong quá trình mang thai
Một số cách khắc phục
1. Không ăn quá nhiều trong bữa chính
Một trong những cách chống nghén hiệu quả là bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa chính. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn khoảng 5 bữa mỗi ngày, và chỉ nên ăn một chút trong mỗi bữa. Cách ăn này giúp bạn không bao giờ quá no hoặc quá đói. Hãy nhớ, dạ dày rỗng cũng làm tăng cảm giác buồn nôn. Các thực phẩm giàu protein hay cacbon hydrate giúp chống lại ốm nghén rất hiệu quả.
Tốt nhất là bạn hãy để một vài miếng bánh mỳ khô hoặc bánh quy và một cốc sữa ở đầu giường để đề phòng trường hợp bạn cảm thấy đói vào đêm và sáng sớm.
3. Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.
5. Ăn bánh quy bơ và kẹo bạc hà khi buồn nôn cũng là một cách làm không tồi.
6. Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa.
7. Với một số trường hợp, uống bổ sung khoảng 50mg vitamin B5 mỗi ngày là một cách rất tốt. Tuy nhiên, hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi quyết định dùng nhé.
9. Không chỉ giúp chế biến các món ăn mát bổ trong
mùa hè, quả me còn là vị thuốc chữa nôn nghén, chán ăn hiệu nghiệm cho
thai phụ. Để cải thiện cảm giác khó chịu trong thời gian đầu mang thai,
các bà bầu có thể làm theo cách sau:
- Quả me 30 g, đường trắng
10 g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300 ml nước, đun sôi kỹ còn 200 ml,
chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống
trong vài ba ngày liên tiếp.
10. Và cuối cùng, luôn để đồ ăn vặt ở trong túi hay quanh mình để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao. Lạc rang, đậu phộng hoặc một số loại hạt như hạt dưa, hay trám, ô mai… cũng làm giảm đáng kể cảm giác nôn nao của bạn.
Người chồng nên làm gì?
Những ông bố tương lai nên ủng hộ và thông cảm với các bà bầu.
Những công việc như: nấu ăn, cho đứa lớn ăn hay chăm sóc vật nuôi, không được ngủ trưa, đi chợ, cọ phòng tắm… đều có thể làm tình trạng ốm nghén của thai phụ thêm nặng nề. Vì vậy, hãy giúp đỡ vợ để giảm thiểu những mệt mỏi. Luôn khuyến khích vợ nghỉ ngơi.
(St)