Nào châu chấu lúa, châu chấu tre, nhưng thơm ngon nhất phải kể tới châu chấu sim béo ngậy, cẳng to nhiều thịt. Cách chế biến châu chấu phổ biến nhất là món châu chấu rang đơn giản với lá chanh, muối, chút nước dưa muôi tạo nên món ăn dân giã ngon tuyệt.
Cách làm:
Nhộng tằm là ấu trùng của con tằm, có hình dạng giống như con đuông, kích cỡ nhỏ hơn ngón tay út, dài khoảng 2 – 2,5 cm màu vàng sậm.
Nhộng tằm là dạng biến đổi cuối cùng (giai đoạn thứ tư) của con tằm chín nhả tơ. Người ta thu hoạch nhộng tằm ở những kén đã chín vàng. Đây là món ăn dân dã phổ biến ở những địa phương có nuôi tằm. Hiện nay, nhộng tằm có bán ở các siêu thị.
Theo y học hiện đại, nhộng tằm có nhiều chất bổ dưỡng. Trong 1 kg nhộng tằm tươi có hàm lượng protein tương đương với 0,35 kg thịt heo, và 2,8 kg trứng gà. Nhộng tằm còn chứa phosphore, calci, vitamin và các chất khoáng khác…Nhộng tằm đặc biệt rất tốt cho trẻ bị ốm yếu, còi xương.
Nhộng tằm
Theo y học cổ truyền, nhộng tằm có vị mặn, ngọt, bùi, béo, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, chữa trị các chứng bệnh của người già yếu, bệnh tật như: suy nhược cơ thể, suy thận, liệt dương, tiểu són, tiểu nhiều lần, táo bón…(dùng tươi hay sấy khô).
Nhộng tằm tươi có thể chế biến nhiều món ngon như: rang muối, nướng chấm nước mắm, kho khô, nấu cháo, làm gỏi xoài… Nhưng có một món dễ làm, nhanh gọn mà “dân nhậu” rất tán thưởng là nhộng tằm tươi lăn bột chiên giòn.
Nhộng mua về rửa sạch bằng nước muối pha âm ấm, để ráo. Cho nhộng vào tô, ướp gia vị (muối, bột ngọt,…) vừa ăn. Bột chiên giòn rắc lên nhộng tươi cho dính một lớp áo bột bên ngoài. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào chảo. Chờ dầu sôi thả từng con nhộng tằm (có bọc bột) vào cho đến khi chín vàng là được.
Cà chua xắt miếng, sà lách xếp ra dĩa, xếp nhộng tằm lăn bột chiên vàng đặt lên, thêm một chén nước mắm tỏi ớt... Món này ăn nóng và “lai rai” với bia lạnh thì không có gì bằng.
Nhộng tằm là một món ăn bổ dưỡng, có thể được chế biến làm thuốc. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều khi chế biến thực phẩm này.
Nhộng tằm phải được rửa kĩ lưỡng trước khi chế biến. Không nên ăn sống, hoặc chế biến sơ.
Nhộng tằm không tươi, mầu sắc thay đổi thì thường có mùi hôi, không nên ăn.
Không sử dụng nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh, và quá 20 giờ khi thời tiết nóng.
Không nên nấu cùng cá hoặc tôm, có thể gây dị ứng. Đặc biệt là với những người có tiền sử dị ứng, không nên ăn loại thực phẩm này.
Nhộng tằm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng khi chế biến, nên kết hợp với những phụ gia khác, không nên chế biến một mình nhộng tằm.
Chỉ cần cần thận trong lựa chọn và chế biến nhộng tằm, bạn sẽ có một món ăn bổ dưỡng, có tác dụng tốt cho gan và thận, nhất là với nam giới.
Nhộng tằm xào tỏi tây
Nhộng ngon, giàu chất đạm, giá trị dinh dưỡng gấp 2 lần thịt, 4 lần so với trứng, 10 lần so với sữa. Nhộng giúp bồi bổ gan, thận, là món ăn tốt cho đàn ông.
Tỏi tây không chỉ ngon mà còn có tác dụng tốt cho gan và thận.
Nguyên liệu:
- 1 hộp nhộng tằm(200gr)
- ớt chuông đỏ và vàng
- tỏi tây
- bột ớt khô, hạt tiêu, dầu ăn,rượu
- Nhộng rửa thật sạch, có thể cắt mình nhộng thành nhiều phần nếu con to.
- Đun nóng dầu, cho nhộng vào xào, thêm ít hạt tiêu. Xào khoảng 3,4 phút.
- Thêm một thìa cà phê rượu cho thơm. Nêm muối, nước mắm, đường cho vừa.
- Ớt vàng và đỏ thái miếng, cho vào xào cùng.
- Tỏi tây cắt khúc, cho vào xào trong khoảng nửa phút. Tắt bếp, đổ ra đĩa.
- 100 g Dế làm sạch để ráo nước
- Gừng , tỏi ,xả băm nhỏ.
- Lá chanh thái chỉ.
2.Cách chế biến
- Bột ngọt, bột nêm, ướp trong vòng 3-5 phút, Cho vào chảo chiên chin, vừa độ giòn ngậy, cho ra bát có sẵn một ít gừng, tỏi, xả băm nhỏ và lá chanh thái chỉ, trộn đều để dậy mùi thơm.
- Bày ra đĩa gồm lá thơm,lá lốt, phồng tôm, …
3.Cách chế biến nước chấm
- Tỏi, sả, ớt băm nhở, bột ngọt, đường, nước mắm, và tương ớt trộn đều sao cho nước chấm có độ sánh, có vị cay chua ngọt là được.
(ST).