3 tháng cuối của thai kỳ, em bé đã phát triển đầy đủ. Nỗi lo về những biến dị có thể xảy ra đã không còn nữa. Lúc này cơ thể bạn bước vào giai đoạn trải nghiệm mới. Những đau đớn, khó chịu là đặc trưng của giai đoạn này. |
Phù (xuống nước) Xuống nước là chân (hoặc tay, mặt nhìn có vẻ sưng lên) có thể xảy ra nhiều lần. Nhiều người cho rằng, khi nào bà mẹ "xuống nước" 3 lần là sẽ đẻ, có người lại nói: mẹ chửa con trai, phải xuống nước 7 lần, con gái thì 9 lần thì mới đẻ. Điều đó chúng tôi xin để bạn tự kiểm chứng. Giải pháp:
Táo bón Quả bưởi có tác dụng rất tốt trong việc giảm táo bón ở thai phụ. Mỗi ngày ăn một quả bưởi, bạn sẽ không bị chứng táo bón quấy rầy nữa. Nếu bây giờ không phải là mùa bưởi, bạn có thể dùng các loại rau quả tươi khác cũng rất tốt trong điều trị táo bón. Canh mồng tơi với mướp hoặc rau đay là một ví dụ. Uống đủ nước cũng hạn chế táo bón. Nhưng bạn không biết uống thế nào là đủ, cách đơn giản nhất, bạn hãy uống sao cho nước tiểu của bạn không bị vàng. Khó ngủ Vào quý thứ 3 này, bạn rất dễ mắc phải chứng mất ngủ. Việc cần làm ngay là dừng uống chè hay cà-phê, bởi chúng sẽ làm chứng mất ngủ của bạn trầm trọng hơn. Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân nước nóng, uống một ly sữa ấm, mặc quần áo ngủ rộng rãi tùy thuộc vào thời tiết. Nếu là mùa đông, bạn nên mang tất (vớ), đội mũ nhẹ khi đi ngủ. Nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp bạn dễ thở hơn và cũng cho bé hoạt động dễ hơn. Nhưng nếu bạn khó ngủ quá, hãy nằm theo tư thế nào mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Suy cho cùng, bạn mà dễ chịu, ngủ ngon thì bé cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Chuột rút Nguyên nhân: Buổi đêm, bạn có thể giật bắn người vì đau đớn do chuột rút gây ra. Chuột rút, vọp bẻ thường có nguyên nhân là thiếu vitamin B hoặc thiếu Ma-giê. Có bị chuột rút thì thường thấy có giãn tĩnh mạch. Cách điều trị
Buổi đêm, bạn có thể phải đi tiểu đến 3,4 lần. Nếu bạn ngại việc đi lại của mình làm ồn người khác, bạn hãy mang một chiếc bô có nắp vào phòng mình. Việc tiểu nhiều cũng khiến bạn khát nước, hãy để một chai nước đầu giường, bạn sẽ không phải mất thời gian đi uống nước, cản trở việc ngủ lại. Buổi sáng khi ngủ dậy, nếu nước tiểu có màu vàng sậm, bạn không nên lo lắng. Hãy uống nhiều nước vào, nước tiểu sẽ lại trong ngay thôi. Đau hố chậu Vào cuối thai kỳ, em bé đã xoay. Đầu bé tì vào xương chậu đang dần "mở" dẫn đến những cơn đau và khó chịu mỗi khi bước đi. Bạn phải làm gì ? thực ra rất khó để giảm cơn đau bởi các bác sĩ luôn tránh kê thuốc giảm đau cho phụ nữ mang thai. Nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều có lẽ là giải pháp tốt nhất. Đau lưng, xương cụt, gót chân Sự đau đớn này lan từ eo lưng xuống mông, tới xương cụt, bắp chân và gót chân. Trong đó 3 điểm eo, xương cụt, gót chân phải chịu nhiều đau đớn nhất. Nguyên nhân: Do cơ thể phải nhanh chóng chịu một trọng tải quá nặng (tăng hơn 15 cân trong vòng 9 tháng) khiến các dây chằng bị kéo giãn, các đĩa sụn, các dây thần kinh bị đè nén, từ đó dẫn đến đau đớn. Bạn nên làm gì ? Hãy nghỉ ngơi nhiều, kê một chiếc gối mỏng dưới eo nếu nằm ngửa, hoặc cùng chiếc gối mỏng đó để kê bụng khi bạn nằm nghiêng. Bạn cũng có thể thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng. (Theo Bibi.VN) |
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
6,295 lượt xem