- Nấu chưng cách thủy: Khoảng từ 20 phút đến 30 phút cho đường phèn liều lượng tùy ý thích mỗi người. Cho 2 lát gừng vào 1 chén yến để khử mùi
- Một tổ yến sào chia làm 2- 3 chén tùy tổ lớn nhỏ, mỗi ngày dùng 1 chén, vào buổi tối là tốt nhất, 100 gram dùng trong khoảng 20 ngày
- Yến sào sau khi đã làm sạch hãy để vào tủ lạnh ngăn làm mát, nhớ là để khô không ngâm nước.
- Để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng trong yến sào không bị mất đi. Chúng ta không nên nấu yến sào trực tiếp như các món chè, cháo thông thường mà phải nấu chưng cách thủy.
Tổ yến chưng đường phèn:
-Tổ yến nguyên miếng đã qua sơ chế ( xem phần hướng dẫn sơ chế), khoảng 5 Gr cho một lần ăn/ một người, Đường phèn liều lượng tùy thích, Nước để nguội ( không lạnh không nóng ), Một chén nhỏ ( hay thố nhỏ ) để chưng cách thủy, Một nồi vừa đủ để đựng chén ( hay thố nhỏ ).
Cách Làm :
1. Tổ yến sau khi mua về,
- Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất ( xem thêm phần hướng dẫn cách làm sạch lông ) trước khi qua bước 2.
-Nếu là yến đã qua sơ chế ( yến đã làm sạch lông ), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 20ph rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.
2. Cho tổ yến đã làm sạch ( Khoảng 5Gr ) và đường phèn ( liều lượng tùy thích ) vào một chén ( thố nhỏ ) cùng một lúc. Đổ nước cho đầy ( vừa ngập tổ yến và đường phèn).
3. Đặt chén ( hay thố nhỏ ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén ( hay thố nhỏ ).
4. Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.
5. Sau khi kiểm tra thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa lấy chén yến ra ăn nóng hay để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh cho người thích ăn lạnh , có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến
Lưu ý : không nên chưng quá lâu so với thời gian trong bảng đã quy định, tổ yến có thể bị nhão, làm mất hương vị đặc trưng của tổ yến.
Cách Chế Biến Làm Sạch Lông Tổ Yến,Yến Sào
- Chuẩn bị :
- Một thau sạch màu trắng để dễ thấy lông chim.
- Một nhíp gắp (kẹp gắp).
- Một cái ray sạch. ( loại ray có lổ nhỏ như hình bên dưới )
- Một cái muỗng.
- Một dĩa hay chén để đựng yến sạch.
- Cách làm :
- Bước 1 : Ngâm tổ yến trong khoảng 1 , 2 tiếng đồng hồ tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến ( xem thêm bảng hướng dẫn thời gian ngâm tổ yến bên dưới ) ngâm cho đến khi tổ yến tơi ra.
- Bước 2 : Tổ yến sau khi ngâm tiến hành làm cho ráo nước và cho vào 1 đĩa ( màu trắng ) và chuẩn bị 1 chén nước sạch. Tiếp theo chúng ta tiến hành nhặt lần đầu những lông lớn và những tạp chất ( đất, vôi v.v..... ) và một số lông kim ( lông nhỏ khó nhặt ). Chén nước sạch ta dùng để nhúng đầu nhíp vào khi nhặt lông.
- Bước 3: Sau khi nhặt lần đầu tương đối sạch, khi đó tổ yến còn một số lông kim và tạp chất nhỏ khó nhặt. Chúng ta tiến hành gắp từng phần yến để vào ray và để vào 1 tô nước. Dùng muỗng khuấy nhẹ sẽ làm rớt đi những lông kim khó nhặt và hạn chế để tổ yến tiếp xúc nước thời gian lâu vì dễ làm mất đi những khoáng chất có trong tổ yến ( dùng loại ray có lỗ nhỏ sẽ không làm rớt yến ra ). Tiếp tục ta tiến hành làm cho hết phần yến còn lại.
- Bước 4: Làm lại bước 3 thêm 1 lần. Lúc này ta sẽ có được tổ yến sạch lông và có thể tiến hành nhặt lông lại tùy theo nhu cầu của Quý khách.
- Bước 5: Nếu Quý khách làm 1 lần để dùng cho nhiều lần thì phần yến sạch sau chưa dùng tới, Quý khách để vào ray, để ráo nước rồi mới để vào tủ lạnh bảo quản. Không để tổ yến còn nước khi bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ làm hư tổ yến.
- Bước 6: Chúng ta tiến hành lấy phần yến đem chưng cách thủy hoặc dùng nồi chưng chuyên dùng. Quý khách chú ý: khi tiến hành chưng cách thủy, cho yến sạch và 1 lát gừng vào chưng ( nhàm làm mất mùi tanh của yến ) cho đến khi nồi chưng bắt đầu nổi bọt sôi là vừa. Bắt xuống và cho đường phèn vào ( số lượng tùy theo quý khách ).
- Quý khách tuyệt đối không làm theo lời những cửa hàng,công ty bán tổ yến khuyên bỏ Đường phèn cùng lúc với tổ yến khi bắt đầu chưng. Vì làm theo cách này, tổ yến sẽ không nở ra và cơ thể sẽ không hấp thụ hết dưỡng chất. Bên cạnh đó Quý khách cũng không biết được tổ yến mình đang dùng là thật, giả hay kém chất lượng. Vì khi chưng đường phèn tan ra và bao bọc tổ yến làm cho tổ yến giả, yến kém chất lượng không tan ra. Đây là một cách giúp ta phân biệt được yến sào chất lượng cao hay giả, kém chất lượng.
- Thời gian chưng cách thủy đối với Tổ Yến Nuôi Thô là khoảng 15 phút - 20 phút.( khi mới bắt đầu nổi bọt sôi là vừa và thời gian sôi tùy theo Tổ Yến già hay non. ).
- Thời gian chưng Tổ Yến Nuôi Thô khi dùng nồi chưng chuyên dùng là khoảng 50 phút - 1 tiếng 20 phút. ( khi mới bắt đầu nổi bọt sôi là vừa và thời gian sôi tùy theo Tổ Yến già hay non. ).
- Phần yến sạch chưa dùng tới, Quý khách phải để ráo nước ( tương đối ) rồi mới để vào tủ lạnh bảo quản.
- Do một số cửa hàng, công ty bán những sản phẩm tổ yến kém chất lượng, tổ yến pha bột, tổ yến non ( chưa đủ tháng ) họ sẽ khuyên Quý khách chưng tổ yến với thời gian ngắn hoặc khi chưng để đường phèn vào chung nhằm làm tổ yến kém chất lượng không tan ra.
Yến sào, từ xưa tới nay vẫn được coi là món ăn bổ dưỡng và quý giá. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, rất có thể bạn đã vô tình làm mất đi một số chất, hoặc dùng không đúng phương pháp, khiến cho cơ thể chúng ta không hấp thụ được tối đa dưỡng chất từ yến. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra những lưu ý khi dùng yến sào như sau :
LƯU Ý CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN
- Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.
- Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.
- Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN TỔ YẾN
- Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.
- Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…
LƯU Ý KHI DÙNG YẾN SÀO
- Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.
- Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.
- Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.
LƯU Ý ĐỐI TƯỢNG DÙNG YẾN SÀO
- Ai nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào
Chuẩn bị :
. Một thau sạch
. Một nhíp gắp (kẹp gắp)
. Một cái ray sạch
. Một cái muỗng
. Một dĩa hay chén để đựng yến sạch
Cách làm:
Bước 3 : Tách tổ yến ra thành từng sợi sau đó cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước , dùng muỗng khuấy nhẹ, nhấc rây lên xuống. Lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần ta sẽ có yến sạch.
Quý khách có thể ngâm 2 đến 3 tổ yến một lúc sau đó làm sạch, để ráo nước và bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian tối đa có thể giữ trong tủ lạnh là 1 tuần.
Lưu ý : phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước.
Cách 2: ( Dùng cho tổ yến có nhiều lông và tạp chất )
Chuẩn bị :
. Một thau sạch (nên dùng thau nhựa màu trắng)
. Một nhíp gắp (kẹp gắp)
. Dầu ăn
. Một dĩa hay chén để đựng yến sạch
Cách làm:
Bước 2 : Lau thau nhựa cho sạch và khô, sau đó thoa đều dầu ăn lên xung quanh thành thau, đổ tổ yến sau khi ngâm vào thau rồi dùng tay khuấy đều để sợi yến tơi ra, lông yến sẽ theo dầu ăn bám vào thành thau (làm 2 lần) lúc này ta đã có yến tương đối sạch tạp chất nhỏ và lông con, rửa sạch và tiếp tục thực hiện bước 3
Bước 3 : rửa tổ yến lại bằng nước sạch, cho vào một dĩa trắng, dùng nhíp (kẹp gắp) nhặt sạch lông hay tạp chất còn sót lại, nhúng lông vào chén nước và để yến sạch sang một bên,ta sẽ có yến sạch.
Quý khách có thể ngâm 2 đến 3 tổ yến một lúc sau đó làm sạch, để ráo nước và bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh.Thời gian tối đa có thể giữ trong tủ lạnh là 1 tuần.Lưu ý : phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước ( chỉ có tính tương đối, không cần phải vắt khô sợi yến ).
Cách thông thường và tốt nhất để chế biến và thưởng thức Yến là chưng cách thủy, (tham khảo bảng trên để biết thời gian chưng thích hợp cho từng loại yến). Nếu quý khách muốn ăn mềm hay người bệnh bệnh nặng không thể ăn được thì thời gian chưng có thể lâu hơn.
Yến sào hạt sen
Yến Sào Hạt Sen: Đặc biệt đối với sản phụ, người già, người bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy, ăn một bát chè yến sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thèm ăn, chống mệt mỏi.
1. Nguyên liệu:
- 1/2 tổ yến
- 12 hạt sen.
- 80g đường phèn.
- 400ml nước.
- 1 lát gừng mỏng
2. Cách thực hiện:
- Sơ chế Yến sào
- Nếu có hột sen tươi thì chỉ cần lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hột sen, làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó.
- Nếu là hột sen khô ngâm trong nước nóng khoảng một hai giờ rồi mới mở lửa lên nấu nhỏ lửa cho đến khi vừa mềm là vớt ra.
- Đường phèn tán nhỏ. Lưu ý nếu đường không sạch phải nhúng nhanh qua nước sôi. Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.
- Chia vào mỗi chén 2/3 muỗng súp yến đã chế biến cho nở mềm, 10 hoặc 12 hột sen, ½ muỗng súp đường phèn hoặc hơn chút ít, một lát gừng (tùy thích), hấp cách thủy khoảng 20 phút hay cho đến khi hột sen mềm hoàn toàn, đường tan hết. Khi lấy ra, cho thêm chút nước ấm nếu muốn chè đậm lạt.
3. Thưởng thức:
- Lấy yến chưng hạt sen ra bát. Món này dùng nóng hay lạnh đều rất ngon.
Lưu ý:
Dù món mặn hay ngọt sau khi đã chế biến, khi ăn hãy ngậm vài sợi yến trong vài phút sẽ nhận ra vị ngọt mát rất ngon, khác với khi vừa sơ chế, hoàn toàn không giống như vị ngọt mát của rau câu (rong biển) vì đây là loại vật liệu chính cùng với một số phụ gia khác mà người ta hay dùng để làm giả yến.
Cũng với cách làm tương tự, có thể nấu món chè yến ninh táo tàu, đậu xanh hoặc chè yến thập cẩm.
Theo những đầu bếp có kinh nghiệm nấu các món yến thì mỗi tuần ăn ba bát chè yến là vừa, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ.
Đặc biệt đối với sản phụ, người già, người bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy, ăn một bát chè yến sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thèm ăn, chống mệt mỏi.
Tổ yến súp bồ câu non
1. Nguyên liệu:
- 60gr yến tươi (hay 10g yến khô) đã qua sơ chế ( xem phần hướng dẫn sơ chế )
- 1 bồ câu non
- 60 Gr hạt sen
- 100 Gr thịt heo nạc
- 1/4 miếng vỏ quýt khô
- 8 ly nước sôi
- Bột nêm
2. Cách thực hiện:
- Ngâm nước vỏ quýt khô và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ. Rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.
- Mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch. Luộc sơ bồ câu và thịt nạc. Rửa và để ráo nước.
- Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa và ăn nóng.
Súp cua yến sào
Món Súp cua yến sào giúp bồi bổ sức khỏe, tẩy nếp nhăn, làm cho làn da thêm hồng hào.
1. Nguyên liệu:
- 40g yến tươi,
- 2 cái càng cua,
- 1 trái bắp ngọt,
- 100g bí đỏ,
- 50g nấm rơm,
- 3 chén nước dùng gà,
- 1 thìa súp bột bắp,
- 1 thìa café tiêu,
- 1 thìa café hạt nêm,
- ½ thìa café muối,
- ½ thìa café đường. Hành ngò.
2. Cách thực hiện:
- Càng cua luộc chín, để nguội, bóc vỏ.
- Bắp ngọt tách hạt, rửa sạch.
- Nấm rơm gọt chân, ngâm nước muối loãng, vớt ra rửa sạch, tỉa hoa.
- Bí đỏ gọt vỏ, luộc chín mềm, tán nhuyễn
- Tổ yến ngâm nở, làm sạch, đem chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
- Cho nước dùng gà vào đun sôi, trút bắp ngột vào đun khoảng 3 phút. Cho bí đỏ vào khuấy đều. Tiếp tục cho nấm rơm và thịt cua vào nấu sôi.
- Làm sánh với bột nếp bắp pha loãng, nêm nếm thịt lại vừa ăn, tắt bếp, cho yến chưng vào khuấy đều.
- Nhắc xuống, rắc tiêu và hành ngò cắt nhỏ vào. Dùng nóng.
Món Cháo thịt bằm với Yến Sào này giúp tăng cường sức khỏe cho người ốm, mau chóng phục hồi sức khỏe.
1. Nguyên Liệu:
- 2 tai yến nguyên miếng đã qua sơ chế (xem thêm phần hướng dẫn cách sơ chế)
- 100g thịt bằm
- 1 ly gạo
- 7 ly nước
- Hành ta cắt nhỏ
- Dầu ăn
- Bột nêm
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê xì dầu
- 1 muỗng cà phê nước gừng
- 1 muỗng cà phê rượu
- Vài giọt dầu mè
- Một nhúm tiêu trắng
- 1/2 thìa dầu
2. Cách thực hiện:
- Vo gạo. và nấu chín cháo.
- Phi hành và xào thịt cho chín.
- Cho thịt bằm vào cháo Quấy đều. Nêm gia vị vừa ăn.
- Múc cháo ra chén, cho yến sào đã làm sạch vào chén cháo và cho vào chưng cách thủy 25 phút.
3. Thưởng thức:
- Rắc hành và ngò lên và ăn khi còn nóng.
- Yến sào có tác dụng bổ dưỡng cao, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, gây ngủ, cầm máu, chữa được bệnh ho, thổ huyết, kiết lỵ. Đây là vị thuốc bổ rất tốt cho người ốm yếu, cao tuổi, sản phụ băng huyết, trẻ em suy dinh dưỡng.Ngày qua ngày, chim yến hàng (loài chim sống ở biển miền Trung và các đảo) miệt mài nhả dãi (nước bọt) thành những vòng tròn xoáy trôn ốc để xây nên những chiếc tổ xinh xắn mà nếu bị lấy đi, chim lại tiếp tục không nản làm lại tổ khác để duy trì nòi giống.Tổ chim yến còn có tên dân dã là tai yến (vì tổ nom giống như tai người), còn trong y học cổ truyền và giao dịch kinh tế, nó được gọi là yến sào (yến: chim én, sào: tổ). Tổ yến được khai thác làm hai đợt. Đợt thứ nhất vào tháng 3 trước khi chim đẻ trứng. Đợt thứ hai vào tháng 7-8 sau khi chim non rời tổ, tự bay và kiếm mồi. Chính việc khai thác hợp lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đàn chim phát triển (dưỡng chim).Tổ yến hình nôi tròn hoặc bầu dục, cong bán nguyệt, màu trắng xám, có khi màu hồng hoặc đỏ, to bằng nửa quả trứng vịt, dài khoảng 7 cm, rộng 5 cm, nặng độ 10 g. Đôi khi có những tổ to, dày, nặng khoảng 18-20 g mà người ta cho rằng đó là tổ do chim xây lần đầu, những lần sau làm lại tổ nhỏ dần và mỏng. Lại có nhận định là tổ to do chim trẻ làm và tổ nhỏ do chim già làm. Tổ yến khai thác về được chải sạch chất bẩn, nhặt hết lông tơ, rồi phân thành nhiều loại như sau:Yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng, được xếp vào loại thượng hạng. Loại yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ. Theo các nhà khoa học, tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyde sắt, còn theo truyền thuyết dân gian thì do chim cố gắng hết sức để làm tổ nên bị ra máu.Yến quang hay yến bạch là tổ làm lại lần thứ hai, to dày, màu trắng trong, nặng 10-12 g, là loại một.Yến thiên màu trắng đục, xanh hoặc vàng, nặng 9-10 g, loại hai.Yến địa màu xám, tím hoặc đen nhạt, nặng 6-7 g, loại ba (tổ của chim già).Ngoài ra, còn có yến bã trầu màu hồng, yến bài là tổ chưa làm xong hoặc bị vỡ, yến mao là tổ mới làm lần đầu, yến xiêm là tổ rất bẩn, dính đầy lông (ít được dùng).Cách chế biến tổ yến: Ngâm tổ trong nước lã 3-4 giờ hoặc nước nóng 1/2-1 giờ, khi thấy các sợi dãi đã tã ra thì vớt lên (có thể xoa ít dầu lạc), nhặt hết lông chim, rác rưởi, rêu núi và các chất bẩn khác còn bám vào. Thay bằng nước lã, khỏa đều. Cứ thế rửa sạch nhiều lần, để ráo nước. Lúc này, sợi yến có màu trắng lục nhạt, nhỏ và dai giống như sợi miến.Tổ yến có hàm lượng protein khá cao (43-55%, nhiều hơn thịt, cá) và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể con người, không thay thế được và như cystein, phenylalamin, tyrosin.... Nó cũng chứa đường glucose với hàm lượng cao; lượng mỡ thấp, và các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor; các nguyên tố vi lượng. Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt vào hàng “cao lương mỹ vị”, là một trong 8 món ăn nổi tiếng (bát trân) cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu...Dùng riêng, yến sào sấy khô, tán bột mịn, uống mỗi ngày 6-12 g. Dùng liền 7-10 ngày. Dùng phối hợp, yến sào (được yến huyết càng tốt), tắc kè, tử hà sa (rau thai nhi), ngưu hoàng lượng bằng nhau, sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 viên chia làm 2 lần.Có thể dùng yến sào dưới dạng món ăn - vị thuốc theo các phương cách sau:Yến thả: Sợi yến hấp cách thủy cho chín (không nấu trực tiếp với nước vì dễ bị nát và mất chất bổ) được xếp vào bát con, rải thịt gà xé lên trên, rồi chan nước luộc gà thật nóng. Thêm gia vị cho đủ ngọt, ăn làm một lần.Yến tần: Sợi yến nhồi vào bụng chim bồ câu đã làm thịt sạch cùng với ít gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị. Hầm cách thủy cho chín nhừ. Ăn trong ngày.Chè yến: Sợi yến đã hấp cách thủy cho vào bát con. Đường kính nấu với nước đến sôi, bắc ra, cho lòng trắng trứng và vỏ trứng tán vụn để quyện lấy tạp chất. Lọc thật trong, rồi dội vào bát yến. Ăn khi chè còn ấm. Có người còn hấp sợi yến với đường phèn và ít sâm hoặc nước dừa.Trong dân gian, người ta dùng cả máu yến (yến huyết), phân yến (yến thỉ), thịt chim yến (yến nhục) và tổ yến trong đó có xác của chim yến non mới nở (sào nội yến tử). Phân chim yến 30 g (phơi khô, sao vàng, tán bột) trộn với tỏi (3 củ) giã nát, thêm hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên với nước ấm, chữa ngộ độc.
- (ST).