Bệnh quai bị:
Bệnh quai bị là một bệnh cấp tính, gây dịch do virut gây bệnh quai bị, có ác tính đặc biệt với hệ thống thần kinh, tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ, và có thể gây viêm màng não.
Mầm bệnh: Là virút lây truyền qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh thường 18 – 21 ngày. tồn tại trong nước bọt bệnhnhân 1 ngày trước khi sưng tuyến mạng tai, và tồn tại tiếp trong vòng 6 ngày.
Dịch thường xuất hiện vào mùa hè nơi đông đúc, nhất là tuổi từ 5 đến 15 và trong bộ đội.
Biểu hiện bệnh quai bị - sưng ở vùng má, cổ. Ảnh: SKDS.
Triệu chứng bệnh:
-Nhiễm trùng khởi đầu phần nhiều không đột ngột, bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai. Sau đó một bên tuyến mang tai bắt đầu sưng, rồi 2 – 3 gnày hôm sau lan sang bên kia. Chõ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
-Các tuyến nước bọt khác cũng có thể có viêm, nhưng ít khi đơn độc. Trong thơidf gian sốt có thể đến 40 độ. Phần nhiều lui bệnh sau 1 tuần.
-Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhièu hậu phát 5 dến 10 ngày sau k hi sưng tuyến mang tai, có thể tieen phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán sai. Biểu hiện là có sốt trở lại 39 – 40 dộ. Bệnh nhân trằn trọc, có khi mê sảng. Một bên tinh hoàn sưng to, đau, tấy đỏ lên, nếu cả hai bên bị sưng thì có thể gây vô sinh. Khỏi sau10ngày nhưng phải sau 2 tháng mới bíêt rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.
-Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để llại di chứng trong vài ngày.
-Cần phân biệt với viêm tuyến hoá mủ do tạp khuẩn hay gặp trong bệnh thương hàn, nhọt ống tai, nổi hạch ở cổ, viêm xxương hàm, sỏi trong ống Stenon (hiếm)
-Sau giai đoạn khỏi bệnh, hoặc tiêm văcxin thường cơ thể có miễn dịch kéo dài. Hiện nay người ta có thể dùng test da để phát hiện tình trạng có miễn dịch (đã từng mắc bệnh hay được tiêm phòng văcxin). Nếu test này âm tính chứng tỏ cơ thể thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào với virut quai bị do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng cơ thể chưa tạo được kháng thể để phòng chống virut.
Các biến chứng thường gặp của bệnh quai bị
Tuy tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10000 trường hợpmắc) nhưng quai bị cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm
- Viêm não - màng nãoSợ ánh sáng, hô mê, cứng cổ. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não-màng não quai bị thường lành tính, ít để lại di chứng sau khi hết bệnh.
- Viêm tinh hoàn
Biến chứng này hiếm gặp
ở các trẻ em nhỏ trước tuổi dậy thì hoặc người lớn trên 50 tuổi, khoảng 20-30%
các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện
trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai.
Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ
xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, dịch hoàn
sưng to và đau nhức. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to
gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2
tuần mới hết sưng.
Tình trạng này kéo dài khoảng 3-7 ngày thì giảm bớt, Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao. Khoảng 30% có thể đưa đến teo tinh hoàn nhưng tỷ lệ gây vô sinh chỉ khoảng 13% mà thôi.
- Viêm buồng trứng
Đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện
hơn viêm tinh hoàn ở nam, chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì
(hiếm khi vô sinh).
Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
- Ngoài ra, một số biến chứng khác hiếm gặp khác như viêm tụy cấp có thể tạo thành các nang giả ở tụy tạng
Mặc dù bệnh quai bị gây ra những triệu chứng và biến trứng khó chịu nhưng bệnh lành tính và tự khỏi trong vòng 10 ngày. Nhiều trẻ bị quai bị không có biểu hiện lâm sàng.
Biến chứng phổ biến nhất là viêng màng não hoặc viêm não, viêm tuyến sinh dục. Ít gặp nhất là: Viêng màng kết, viêm dây thần kinh mắt, viêm phổi, viêm thận, viêm tụy và giảm tiểu cầu, …
Điều trị:
-Nằm nghỉ trong suốt thời gian còn sốt và sưng để tránh gây tổn thương tuyến sinh dục.
-Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm, hoặc nước sát trùng miệng.
-Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamon, an thần nhẹ. Không đắp cao dán, không chườm nước nóng.
-Nếu có viêmtinh hoàn, nên nằm yên, mặc quần sịp cho bé để nâng hạ nang cho khỏi bị sa xuống, cho uống thuốc chống viêm giảm đau theo y lệnh của bác sĩ.
-Nếu có viêm màng não nên điều trị tại bệnh viện.
Bé nhà bạn đã tiêm phòng vacxin quai bị, nếu bác sĩ đã loại trừ hiện nay bé không mắc quai bị thì có thể là viêm hạch cổ. Bạn hãy tin tưởng với chẩn đoán và tuân thủ phác đồ điều trị để đạt kết quả tốt, giúp bé mau bình phục.
Dự phòng
- Phòng bệnh như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
- Khi có trẻ bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly 10-21 ngày (thường là 10 ngày) để tránh lây lan cho các cháu khác.
- Tiêm phòng văcxin quai bị: Đây là loại văcxin sống giảm độc lực. Văcxin có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp ngừa sởi, quai bị và sởi Đức (Rubella).
Trẻ 12 đến 14 tháng tuổi nên được tiêm ngừa mũi văcxin kết hợp, liều thứ hai nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.
Tiêm chủng quai bị rất quan trọng ở những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch chống quai bị.
Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu, dùng 1 liều duy nhất.