Làm gì khi trẻ không chịu uống thuốc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm gì khi trẻ không chịu uống thuốc

18/04/2015 05:40 PM
3,205
Làm gì khi trẻ không chịu uống thuốc. Những phương pháp đơn giản giúp bạn cho trẻ uống thuốc dễ dàng.

1. Đánh lạc hướng

Cho bé uống thuốc cũng giống như bạn muốn làm điều gì đó, phải tạo được hứng thú cho bé. Chẳng hạn, không để bé nhìn thấy mình sắp bị uống thuốc. Với bé 10 tháng tuổi, có thể cùng bé ngồi xuống sàn nhà và chơi trò “ú-òa” với một chiếc khăn che mặt. Tiếp tục chơi “ú-òa” nhiều lần và sau đó, khéo léo đưa từng thìa thuốc vào miệng bé. Bé sẽ nuốt hết thuốc trước khi biết chuyện gì đang xảy ra.

2. Dùng ống thuốc chuyên dụng

Bé sẽ nhổ ra nếu thuốc có vị đắng. Để tránh điều này, cha mẹ có thể dùng dụng cụ cho bé uống thuốc giống như ống thủy tinh ngắn, một đầu có cái bầu nhỏ bằng cao su để đếm các giọt thuốc nước chảy vào miệng bé (hay còn giống như ống tiêm) cho đến khi bé uống được bằng cốc. Dụng cụ này giúp bơm thuốc nước vào sâu bên trong khoang miệng của bé lại tránh thuốc tiếp xúc với lưỡi nên hạn chế vị đắng. Hãy đưa đầu ống dọc theo trong má của bé và nhỏ từ từ.


Làm sao đây khi bé không chịu uống thuốc? - 1


3. ‘Cải trang’ vị giác

Một số loại thuốc thêm hương liệu như chocolate, dưa hấu để thuốc có vị thơm ngon hơn. Hay vị anh đào của một loại thuốc ho cũng khiến bé thích.

4. Cho bé lựa chọn

Với bé lớn hơn, khoảng 3-4 tuổi, bạn có thể cho bé lựa chọn uống thuốc nước trong cốc hoặc dùng dụng cụ uống thuốc dạng ống tiêm. Cho bé lựa chọn khiến bé chủ động và bạn không phải “đấu tranh” khi cho con uống thuốc vì bé đã có cảm giác được tự quyết định. Bạn cũng có thể cho bé tự quyết thời điểm uống thuốc, trước hoặc sau khi tắm hay mùi vị của thuốc.

5. Làm tê lạnh

Với bé 4-5 tuổi, có thể cho bé uống một chút đồ uống lạnh trước khi để bé uống nước. Nước lạnh giúp làm tê vị giác và nhờ thế, việc uống thuốc đơn giản hơn. Hoặc bạn có thể đặt thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để thuốc có vị lạnh. Một số loại thuốc sẽ giảm vị đắng và tăng hương vị thơm ngon khi lạnh.


Làm sao đây khi bé không chịu uống thuốc? - 2


6. Chơi trò bác sĩ

Hãy để bé giả vờ là bác sĩ cho thú nhồi bông của bé uống thuốc trước khi bạn đưa thuốc cho con. Nó giống như liều thuốc tâm lý khiến bé thoải mái.

7. Hãy chân thành

Đừng bao giờ nói vị thuốc này rất ngon nếu nó không phải thế. Khi bé đến tuổi hiểu lý do (khoảng 3 tuổi), bạn hãy giải thích tác dụng chữa bệnh của thuốc cho con.

8. Không nên cho trẻ uống nhiều loại thuốc cùng một lúc

Vào mùa lạnh, trẻ rất dễ mắc các chứng bệnh của mùa đông. Vì vậy, có những lúc trẻ phải uống các loại thuốc đặc trị khác nhau. Các bà mẹ chú ý, khi đưa trẻ đi khám bệnh, người lớn phải trao đổi với bác sĩ rõ ràng trẻ đang điều trị bệnh gì, trong bao lâu rồi để bác sĩ chuyên khoa có những lời khuyên hợp lý, tránh tình trạng trẻ phải uống quá nhiều kháng sinh và nhiều loại thuốc với những tác dụng phụ khác nhau, thậm chí là ngộ độc thuốc.

Mỗi loại thuốc có tác dụng dược lý, tính chất lý hoá và tác dụng phụ riêng biệt. Vị trí tác dụng và thời gian duy trì dài hay ngắn của chúng trong cơ thể cũng không giống nhau. Nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ, phân bổ, chuyển hoá và bài tiết cũng như sự kết hợp của thuốc và chất đạm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc đến hệ thần kinh.

Vì vậy, nếu bác sĩ vẫn yêu cầu uống nhiều loại thuốc đặc trị một lúc thì các bà mẹ nên chia thời gian và thứ tự hợp lý để uống từng loại thuốc. Mỗi loại nên uống cách nhau khoảng 1 giờ.

8.Không nên uống thuốc bằng nước trái cây



Đây là cách uống thuốc hoàn toàn phản khoa học. Nhiều bà mẹ hay có thói quen cho con uống thuốc bằng nước trái cây ép sẵn. Tuy nhiên, đa số các loại nước trái cây đều có chất chua, dễ làm nhiều loại thuốc bị phân giải hoặc tan sớm, làm mất hiệu quả chữa bệnh. Một số loại thuốc còn kích thích niêm mạc dạ dày, nhưng axit trái cây lại tăng sự kích thích dạ dày, thậm chí gây chảy máu niêm mạc dạ dày. Một số loại thuốc do tác dụng của dịch thể axit nên tan rất nhanh làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc. Số khác còn có thể phản ứng với dịch thể axit sinh ra nhiều chất có hại. Vì thế, không nên dùng nước trái cây để uống thuốc.

9. Không nên bịt mũi trẻ khi cho uống thuốc.

Thông thường, trẻ rất sợ mùi thuốc và sợ uống thuốc. Vì thế, nhiều bà mẹ ép chúng uống bằng cách bịt mũi. Làm như vậy, thuốc rất dễ sộc vào thực quản, thậm chí làm chúng nghẹt thở, thậm chí là nghiêm trọng hơn.

Phần dưới của yết hầu có hai đường thông là khí quản (thông trực tiếp với phổi) và thực quản (thông với dạ dày). Khi uống thuốc, nước hay ăn bất cứ thứ gì mà khoang mũi bị ép thì thuốc hay đồ ăn có thể sộc vào khí quản gây sặc dẫn đến khó thở, tắt tiếng... Nếu lượng thuốc vào khí quản lớn có thể dẫn tới tử vong do thiếu dưỡng khí. Vì vậy, nên áp dụng phương pháp uống thuốc thông thường, hoặc có thể tán thuốc thành bột và cho vào trong cháo để dễ uống hơn và có tác dụng.

10. Không nên uống thuốc viên bằng sữa bò

Nhiều bà mẹ cho rằng vì thuốc đắng nên đứa trẻ không chịu uống. Vì vậy, để dễ uống hơn, các bà mẹ cho con uống thuốc bằng sữa bò, dễ trôi và mất cảm giác đắng.

Tuy nhiên, đây là một cách uống thuốc phản khoa học. Sữa bò là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong sữa bò, hàm lượng canxi và sắt khá cao. Cứ 100ml sữa bò thì có khoảng 1300mg canxi, 0,4mg sắt. Những chất ion này cùng với một số dược liệu có thể sản sinh ra một số chất tổng hợp ổn định hoặc một loại muối khó hoà tan. Như vậy thì thuốc rất khó được hấp thu, làm hạ thấp nồng độ thuốc trong máu, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh của thuốc. Vì thế, khi cho trẻ uống thuốc, tốt nhất cho trẻ uống bằng nước lọc, nếu đang dùng sữa bò thì sau khi uống thuốc khoảng 1,5 giờ mới uống sữa bò.

11. Không nên cho trẻ nằm khi uống thuốc

Nếu đứng hoặc ngồi để uống thuốc thì chỉ cần 5 giây là viên thuốc có thể trôi vào dạ dày. Tuy nhiên, nếu nằm uống thì chỉ một nửa số thuốc được trôi xuống dạ dày, số thuốc còn lại sẽ bị tan trên đường thực quản. Như vậy, tác dụng của thuốc không phát huy được mà còn kích thích thực quản.

Ngoài ra, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc nằm uống thuốc rất có thể thuốc sẽ bị trôi vào khí quản làm cho trẻ sặc, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc, bạn nên đỡ trẻ ngồi dậy thẳng lưng, tránh cho trẻ bị sặc, nghẹn...


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
lamdu moi cach nhung chau van phun ra ko chui uong mot loai thuoc nao vay toi phai lam gi ma tiemthi toi cung rat so chau cungtiem nhieu lan ma van ko khoi han
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Khổ thật. Trước kia bé nhà em cũng thế, sót con lắm. Nhưng vẫn phải ép. Coi nhu không thấy tiếng con khóc nữa
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý