Cách chữa đau dạ dày hiệu quả giúp bạn luôn tự tin mọi lúc mọi nơi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chữa đau dạ dày hiệu quả giúp bạn luôn tự tin mọi lúc mọi nơi

18/04/2015 05:59 PM
411

Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.

- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit.

- Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng.

- Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.

- Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.

- Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.

- Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

Bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn tính thường do các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi sau:

- Do dùng thuốc, nhất là các thuốc giảm đau như Aspirin, AINS…
- Do uống quá nhiều rượu.
- Do nhiễm xoắn khuẩn H.P.
- Do hoá chất.
- Do trào ngược dịch mật.
- Do căng thẳng kéo dài, stress..
- Do các bệnh tự miễn khác…

Bệnh có thể được chẩn đoán qua nội soi hoặc khi cần có thể sinh thiết, xét nghiệm tìm vi khuẩn H.P.

Tiến triển và tiên lượng: Bệnh thường lành tính, song việc điều trị đôi khi lại gặp rất nhiều khó khăn do tính chất bệnh dai dẳng làm tâm lý người bệnh lo âu, căng thẳng dẫn đến bệnh càng trở nên khó khỏi, thậm chí có những lúc còn cảm thấy nặng hơn. Do vậy ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thời gian điều trị, chế độ ăn uống, người bệnh cần có được một tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mặc dù bệnh diễn biến thường lành tính nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ nguy cơ dị sản biểu mô, có thể dẫn đến K hóa. Trong trường hợp của bạn, cần được nội soi sinh thiết và điều trị can thiệp sớm. Nếu trường hợp bệnh diễn biến không được khả quan mặc dù thời gian điều trị kéo dài, cần rà soát lại để tìm nguyên nhân thất bại như:

- Theo dõi điều trị không tốt.
- Vi khuẩn H.P kháng thuốc.
- Sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau bừa bãi, không đúng qui cách.
- Trong thời gian chữa bệnh thường dùng chất kích thích (thuốc lá, bia rượu, cà phê…).
- Kiểm tra lại chức năng tuyến giáp xem có bị cường chức năng tuyến giáp hay không, và các bệnh lý khác phối hợp như bệnh tự miễn, cơ địa dị ứng,..
- Kiểm tra xem có bị hội chứng trào ngược hay không?
- Quá trình điều trị có thường xuyên hay không, có điều trị duy trì theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ không?

Người bệnh cần chế độ ăn uống kiêng cữ các chất chua cay, kích thích; nên ăn mềm và không nên ăn quá no…; tránh các đồ ăn khó tiêu như chiên, rán, đồ ăn đóng hộp…Ngoài ra phải giữ cho tinh thần thoải mái, an tâm điều trị, công việc phù hợp, tránh căng thẳng stress…

Trong dân gian, nghệ và mật ong cũng được dùng để chữa các cơn đau dạ dày, bạn có thể dùng phối hợp được, song nên chọn nghệ và mật ong tốt, bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt cần có niềm tin, tránh bi quan, chán nản thì việc chữa bệnh mới có tiến triển tốt được.


4 quan niệm sai dẫn đến bệnh dạ dày

Những hiểu biết lệch lạc, sai lầm sẽ dẫn đến những biến chứng như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày...

Trị đau dạ dày bằng soda và cơm cháy
Nhiều người sử dụng phương pháp dân gian như uống soda, ăn cơm cháy… để chữa bệnh dạ dày. Điều này không những làm bệnh lý trầm trọng hơn mà đôi khi còn gây ra hậu quả đáng tiếc.
Uống soda:bệnh càng thêm nặng!
Soda (xôđa) là đồ uống ngọt có gas, chuyên dùng giải khát. Do chứa nước và CO2, nên soda làm người ta có cảm giác giảm cơn khát. Bản chất sođa không có hại nhưng khi kết hợp với đường, phụ gia sẽ gây một số bất lợi cho cơ thể.
Soda với thành phần chính là bicarbonat natri có tác dụng tương tác với HCl, tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu, do đó làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin. Nói cách khác, chúng có thể làm trung hoà lượng axit trong dạ dày, dẫn tới làm dịu cơn đau dạ dày trong chốc lát. Tuy nhiên bicarbonat natri có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều natri (hội chứng sữa – kiềm), đồng thời làm tăng tiết gastrin, dẫn đến HCl tiết nhiều hơn trước.
Vì vậy, càng dùng nhiều và kéo dài càng làm cho bệnh lý dạ dày thêm trầm trọng. Chưa kể, đồ uống có gas nếu dùng nhiều còn gây béo phì, đái đường, sỏi thận, loãng xương, tăng huyết áp…
Ăn cơm cháy vàng sậm: cảnh giác ung thư!
Theo y học cổ truyền, cơm cháy được coi là vị thuốc quý, vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả. Cơm cháy thường dùng chữa các chứng đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hoá không tốt, chán ăn, tiêu chảy kéo dài... Từ đây, nhiều người đã tin rằng sử dụng cơm cháy lâu dài có thể chữa được chứng đau dạ dày kinh niên. Đặc biệt, cơm cháy càng nấu lâu, sậm màu thì càng chứa nhiều dược liệu (!?).
Kinh nghiệm trên đến nay chưa thấy có nghiên cứu khoa học nào kết luận. Nếu muốn ăn, có thể dùng thử loại cơm cháy vàng nhạt, tránh những miếng cơm cháy vàng sậm, đã dần ngả màu nâu đen. Bởi theo một số nghiên cứu khoa học, khi cơm hay các loại thức ăn khác (thịt, cá...) bị cháy đen là đã bị biến tính các hợp chất bên trong. Lúc này các protein bị bẻ gãy và phân huỷ, tạo ra các gốc hữu cơ độc. Ăn cơm cháy cháy đen sẽ sinh ra các chất lạ không thích ứng với sự phát triển tế bào cơ thể. Theo nguyên lý của bệnh ung thư, sự phát triển của các tế bào lạ trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh hiểm nghèo này. Chưa kể cơm cháy được bán ngoài chợ hầu hết là làm cháy theo phương pháp nở gạo và chiên, dễ bị sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Chỉ thử máu là đủ
Thử máu không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng tổn thương bên trong dạ dày, bởi việc thử máu chỉ nhằm phát hiện bạn có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) hay không mà thôi. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần phải nội soi dạ dày. Phương pháp này còn giúp xác định vị trí loét, kích cỡ loét cũng như lấy mẫu niêm mạc để làm sinh thiết.
Bệnh dạ dày không lây lan
Chúng ta thường nghĩ, bệnh dạ dày xuất hiện do ăn uống không hợp lý, stress, làm việc quá sức... và bệnh dạ dày thì không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, quan điểm này cần được thay đổi vì nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh dạ dày là do vi khuẩn HP phát tán từ phân ra môi trường, sau đó xâm nhập vào thức ăn, nước uống để vào cơ thể người và gây bệnh. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, vi khuẩn này có trong nước bọt, chân răng của người bệnh, do đó, thói quen mớm cơm cho trẻ là cơ hội lây truyền vi khuẩn HP.
Chỉ người lớn mới đau dạ dày
Nhiều người vẫn quan niệm chỉ người lớn mới đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện bệnh này đang có xu hướng tăng ở trẻ em. Trẻ có thể bị bệnh dạ dày ngay từ tuổi mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó độ tuổi hay gặp nhất là 10 - 14 tuổi.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là do ăn uống và stress. Ở trẻ lớn là do bị ép học quá nhiều, với trẻ nhỏ, lại là bị ép ăn. Cha mẹ thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép con ăn cho bằng được rồi hay giục “ăn chậm quá, ăn nhanh lên”.
Điều này khiến bé luôn lo lắng khi ăn, không thấy ngon miệng nữa. Đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Trong số những trẻ đến khám vì lý do đau bụng âm ỉ có hơn 50% là đau dạ dày. Khi trẻ than đau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Thói quen ăn uống có tác động rất nhiều đến bệnh dạ dày. Vì vậy cần tạo thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ.

Trong ăn uống, chúng ta cần phải ăn chín uống sôi,ăn nhữngthực phẩm đã được rửa sạch (đặc biệt là rau sống).
Tránh bỏ bữa, ăn nhanh, nuốt vội, nhai không kỹ, ăn các thực phẩm làm kích thích dạ dày như quá cay, chua, nóng, ăn các món chiên xào có quá nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia và các thức uống có cồn, uống nước có ga, uống nhiều cà phê hoặc các thức uống khác có nhiều caffein, ăn quá no vào bữa tối và gần giờ đi ngủ.
Tránh dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, và tránh căng thẳng.
Khi điều trị bệnh đau dạ dày cần phải thay đổi các thói quen không tốt này để tăng hiệu quả điều trị.
Nhiều người bệnh đau dạ dày thường sử dụng nghệ đen trộn mật ong để uống và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Thật ra chúng có những tác dụng khác nhau.

Nghệ vàng, Curcuma longa, họ gừng, từ lâu được người dân dùng làm thuốc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, đau dạ dày, huyết ứ sau khi sinh và làm hạ cholesterol máu. Nghệ vàng còn được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu…

Nghệ đen, còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, đông y gọi là nga truật, tên khoa học là Curcuma zedoaria. Về hình dạng cây rất giống nghệ vàng, nhưng chỉ khác là lá nghệ đen có màu tím đậm ở gân chính, còn lá nghệ vàng thì xanh. Để làm thuốc, người ta đào lấy củ rồi cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm sao vàng. Củ có chứa nhiều tinh dầu.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Nghệ đen thường được dùng để chữa:

- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da, dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần.

- Đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.

- Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua.

- Chữa các vết thâm tím trên da.

Theo công năng dược tính như trên thì nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng được, tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại với nhau để tăng tác dụng.

Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi năm nay 28 tuổi,mới đây tôi đi khám bác sĩ cho biết tôi bị viêm hang vị dạ dày và hành tá tràng,tôi muốn được các chuyên gia tư vấn,vì tôi ko muốn dùng thuốc tây,tôi xin chan thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Nếu bạn không muốn dùng thuốc tây có thể tới khám tại các bệnh viện Y học cổ truyền để được điều trị bằng đông y. Đây là một bệnh khó điều trị dứt điểm nên cần kiên nhẫn và kết hợp với chế độ ăn uống nghiêm nghặt. Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay.
trước đây khoảng một năm em đã bị viêm loét hang vị da dày, uống thuốc một thời gian thì đỡ và không thấy đau nên e không dùng thuốc nữa.mấy hôm nay e lại bị đau bên bụng trái nhiều khi lan sang cả ổ bụng nữa,ăn gì cũng buồn nôn.không biết có phải em lại bi đau da dày lại không ạ? mong các chuyen gia tư vấn cho em.em có nên làm các xét nghiệm gì không ạ? em cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Nên chứ, dạ dày biến chứng ăn uống khá nhiều, bạn nên đi khám ngay để kịp điều trị nhé
em nam 28 tuoi e bi viem da day .hai nam nay e da dj kham nhju noj va uong nhju thuoc ma van ko khoj e xjn bac si tu van e xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Tôi năm nay 34 tuổi, mấy tháng gần đây hay bị đau lưng, đau bụng đầy hơi âm ĩ sau bữa ăn, sau đó không uống thuốc cũng tự hết, có phải bị đau dạ dày không? Xin các chuyên gia chỉ dùm cách chữa trị. Xin cám ơn nhiều.
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Đó chưa chắc đã là đau dạ dầy đâu bạn ạ. Bạn nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhé. Chúc bạn mau khỏe!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý