Cách giảm stress hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách giảm stress hiệu quả

18/04/2015 06:02 PM
361

 Stress là một hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay. Hầu như chúng ta không có nhiều thời gian để dành riêng cho chính mình, thậm chí cả những lúc chúng ta có thể ngồi thư giãn. Dù bạn là ai hay bạn làm gì, tất cả chúng ta cũng đều phải đối mặt với nhiều khó khăn và tình huống căng thẳng.


Stress làm tổn thương chức năng miễn dịch và dẫn đến các căn bệnh như cảm lạnh, cúm, mệt mỏi, rối loạn tim mạch, già trước tuổi. Stress còn làm tăng nhịp tim, huyết áp, đường glucoza, adrenalin, cortiso (lượng cortiso cao khiến cơ thể có nguy cơ mắc chứng chảy máu não nguy hiểm) và hủy hoại ôxy trong cơ thể. Học cách kiểm soát stress hiệu quả sẽ mang lại cho bạn sự cường tráng và khỏe mạnh.

Sau đây là những cách tốt nhất để bạn có thể giảm stress và thư giãn cơ thể.

1. Suy ngẫm

Suy ngẫm là cách tuyệt vời không những làm giảm stress mà còn giúp chúng ta thư giãn cơ bắp. Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc suy ngẫm có thể giảm thiểu huyết áp, áp lực và gia tăng số lượng endorphin (một hóa chất trong não kích thích và tạo cảm giác dễ chịu). Bạn chỉ việc ngồi trong một không gian yên lặng, thật thoải mái, hãy nhắm mắt lại và tập trung suy nghĩ duy nhất một điều gì đó, hít thở sâu và tĩnh tâm. Sự suy ngẫm sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực. Hãy suy nghĩ và làm như vậy ít nhất 10 phút sẽ xua tan stress và mang lại nhiều lợi ích cho bạn.

2. Ngủ

Ngủ là một cách làm không mất tiền mà luôn luôn hiệu quả. Hãy ngủ một giấc ngủ sâu và ngon giấc sẽ tác động hiệu quả đến mức độ stress , chức năng miễn dịch và chống lại các căn bệnh. Thiếu ngủ không những làm giảm khả năng phục hồi sức lực của bạn mà còn làm gia tăng stress. Tuy nhiên, đừng ngủ quá nhiều vì nó sẽ làm bạn mệt mỏi, lờ đờ.

3. Nghe nhạc

Lắng nghe những bản nhạc yêu thích là phương pháp tuyệt vời để giảm stress và xua tan sự lo âu. Những bản nhạc êm dịu có tác dụng thư giãn đầu óc căng thẳng. Nó còn có khả năng giảm huyết áp, làm nhịp thở và nhịp tim chậm lại. Hãy tìm ra những thể loại nhạc thích hợp nhất với bạn và tạo thành một bộ sưu tập để giúp bạn thư giãn.

4. Tắm rửa

Hãy mở nhạc êm dịu, thắp sáng những ngọn nến và tận hưởng sự ấm áp của làn nước cùng xà phòng. Thư giãn trong làn nước nóng sẽ giúp giảm viêm khớp và cơ bắp, giảm stress và căng thẳng, giúp bạn ngủ ngon hơn.

5. Tạo hương thơm quanh phòng

Tạo hương thơm quanh phòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bạn thử đặt cây hoa oải hương, hoa chanh hay hoa cúc La Mã và nến thơm ở xung quanh nhà hay phòng làm việc. Bạn cũng nên sử dụng hương thơm này trong nhà tắm.

10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả, Sức khỏe đời sống, stress, tram cam, mat xa, tra xanh, nghe nhac, suc khoe

6. Uống một ly trà xanh

Trà xanh chứa axít amino, theanine giúp sản xuất và giải phóng chất hóa học gọi là dopamine. Cả hai dopamine và theanine sẽ tạo cho cơ thể cảm giác dễ chịu. Caffeine có thể làm stress trở nên tồi tệ hơn, vì thế hãy tránh sử dụng các thức uống có caffeine.

7. Cười

Cười thật to và thoải mái sẽ cắt đứt tình trạng stress, giúp cơ thể thư giãn và chức năng miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hãy tìm những niềm vui trong cuộc sống và tham gia vào các hoạt động vui nhộn có thể làm bạn cười để làm tăng chức năng miễn dịch của cơ thể và chống lại các căn bệnh.

8. Tập luyện thể dục thể thao

Luyện tập thể thao không những giúp hệ thống miễn dịch, hệ thống tim mạch, cơ bắp và xương thêm khỏe mạnh mà còn giúp kiểm soát stress một cách hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể sản xuất ra nhiều chất endorphins (chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu cho cơ thể). Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc tập luyện thể thao trong 20 phút mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

9. Massage

Massage toàn thân sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và đau nhức cơ bắp, giúp chúng ta thoải mái và dễ chịu. Nếu chưa bao giờ đi massage là bạn đang đánh mất đi một trong những điều thú vị nhất trong cuộc sống.

10. Suy nghĩ tích cực và lạc quan:

Sự lạc quan có thể giúp bạn chống lại các tác động tiêu cực của stress. Thật là quan trọng nếu như xung quanh bạn có những người bạn hay đồng nghiệp vui vẻ và suy nghĩ tích cực. Nếu họ thiếu tự tin, chắc chắn điều đó sẽ làm bạn khó mà thư giãn được.


Trong công việc lẫn cuộc sống, bạn có thể thất stress ở khắp mọi nơi. Từ áp lực phải đảm bảo doanh thu/chỉ tiêu trong công việc, khỏi bị sa thải, giảm lương… đến sự lo toan về kinh tế gia đình ngày càng thắt lưng buộc bụng bởi giá cả leo thang… Dù bạn là một nhà quản lý tài ba, nhiều kinh nghiệm, bạn cũng không tránh khỏi nhiều lúc mất đi sự tự chủ bản thân, sa vào nỗi lo triền miên.

Làm thế nào để vực dậy tinh thần, khơi lại niềm tin vào bản thân và giải tỏa những cơn stress đang vây quanh bạn? Bạn hãy thử làm theo 5 mẹo sau đây:

1. Hãy trút bỏ stress theo cách tích cực
Mỗi cá nhân có thể lựa chọn một phương cách riêng của mình để giải tỏa stress, tuy nhiên, đừng lựa chọn cách tiêu cực như uống rượu giải sầu hay quát tháo chồng/vợ con/nhân viên mà hãy tìm những phương pháp tích cực hơn. Nếu bạn thích viết nhật ký, hãy “nhồi nhét” tất cả chuyện gây stress hàng ngày của bạn vào sổ nhật ký, rồi sau đó đọc lại chúng. Như thế, bạn sẽ bình tĩnh hơn để đối diện với những điều khiến bạn stress, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp.

Bạn cũng có thể mua một chồng đĩa sành rẻ tiền, đóng kín phòng riêng và trút bỏ nỗi áp lực của công việc bằng cách… ném bể đĩa. Nỗi stress của bạn hẳn sẽ vơi bớt phần nào theo từng chiếc đĩa bể tan tành. Tin tôi đi, mẹo vặt này sẽ giúp bạn được giải tỏa không ngờ, khiến đầu óc bạn nhẹ nhàng sảng khoái hẳn. Đơn giản và hưởng thụ hơn, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm với bọt xà phòng thơm sau khi đi làm về, đấy cũng là cách giảm stress hiệu quả.

2. Học cách từ chối 
Nhiều người tự tạo stress cho bản thân do ôm đồm quá nhiều việc. Bạn phải học cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này – nếu sếp luôn muốn giao việc cho bạn. Còn nếu bạn chính là sếp, hãy chia bớt công việc cho nhân viên, hướng dẫn họ và tin tưởng họ, thay vì cứ lo ngay ngáy rằng họ sẽ không làm được việc để rồi lại ôm việc vào mình và lại stress.

Giữ cho bản thân thoải mái ngoài giờ làm việc cũng là điều quan trọng để tránh stress, ví như nếu bạn không thích tiếng TV ồn ào, hãy tắt nó đi. Nếu hôm ấy bạn không muốn đi làm bằng xe máy khói bụi, hãy gọi taxi. Đừng để gánh nặng chạy đua với thời gian đè lên vai bạn mà hãy thử sống chậm lại, mỗi tuần một ngày thôi cũng được. Một khi bạn giữ được trạng thái cân bằng trong cả công việc lẫn cuộc sống, stress sẽ phải từ bỏ bạn.

3. Hãy rộng lượng
Dù bạn luôn nhìn thấy khuyết điểm của nhân viên hay người nhà, thậm chí là sai lầm của chính bạn, hãy mở lòng ra với mọi người và cả bản thân mình. Bạn có quyền giận dữ khó chịu, nhưng bạn không thể khắc phục sai lầm chỉ bằng sự giận dữ, mà chỉ càng làm mọi việc rối tung thêm. Hãy bình tĩnh, rộng lượng và vị tha. Mọi người sẽ luôn quý trọng đức tính này của bạn và càng gần gũi bạn hơn, chỉ có stress là phải chạy xa khỏi bạn, tôi cam đoan thế!

4. Thắt chặt các mối quan hệ 
“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao,” trong cuộc khủng hoảng, các bạn hãy tựa vào đồng nghiệp, già đình và bạn bè để đứng vững. Chia sẻ nỗi lo, niềm hy vọng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề để nhận lại những lời khuyên bổ ích chính là cách tốt nhất để giải tỏa stress và giúp bản thân cũng như công ty giữ vững tay chèo, vượt qua sóng cả. Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình cả, nhất là trong thời đại kết nối toàn cầu hiện nay. Bạn hãy thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và người thân, biết đâu bạn sẽ tìm được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ họ!

5. Nâng cao kỹ năng để giải quyết tốt công việc 
Bạn stress vì cảm thấy bế tắc trong cơn khủng hoảng? Có thể vì tình hình chung quá khó khăn, nhưng cũng có thể một phần vì bạn chưa trang bị cho mình đủ kỹ năng phù hợp để có thể ứng dụng, từ cách quản lý thời gian, nhân viên cho đến việc kinh doanh thời khủng hoảng. Hãy học hỏi nhiều hơn nữa, từ tình hình thực tế, từ kinh nghiệm của những nhà lãnh đạo nổi tiếng, và từ những khóa học nâng cao kỹ
năng thiết thực. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng kỹ năng quản lý phù hợp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề, dù là thời khủng hoảng hay lúc phồn vinh.


Stress là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày. Nếu nó không được xử lý một cách lành mạnh, bạn có thể gặp không ít vấn đề về sức khỏe. Sau đây là một số cách giảm stress đơn giản. 

Tự thôi miên. Hãy quên gánh nặng công việc khiến bạn phải lo nghĩ. Theo chuyên gia David Spiegel của Trường Sức khỏe và Stress thuộc Đại học Stanford (Mỹ), thôi miên là mức cao nhất của sự chú ý tập trung. Nếu được thực hiện hợp lý, thôi miên có thể giúp thư giãn đầu óc, giảm huyết áp và áp lực lên các cơ. Hãy cố gắng tự thôi miên khoảng 5 phút, 3-4 lần mỗi ngày.

 
Ảnh: Shutterstock

Tha thứ. Nghe có vẻ triết lý, nhưng thực sự bạn nên cố gắng tha thứ dù ai đó khiến bạn đau lòng đến mức nào. Việc phóng thích năng lượng tiêu cực là cách giảm stress rất hiệu quả. Bạn nên trút bỏ nỗi tức giận để thu thập năng lượng tích cực. “Tha thứ có thể giúp bạn nhìn ra sự thật. Khi bạn giận dữ, khả năng phán đoán của bạn bị hạn chế”, chuyên gia Charlotte Vanoyen thuộc Đại học Hope (Mỹ), nói.

Mở cửa sổ. Nhìn ra ngoài cửa sổ thực sự có tác dụng thư giãn. Một cuộc nghiên cứu cho thấy khi mức stress gia tăng, việc ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên sẽ giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường một cách nhanh chóng hơn. Ông Peter Khan, chuyên gia tâm lý học tại Đại học Washington, nhận định: “Chúng ta sẽ trở nên tốt hơn về tâm thần và thể chất khi chúng ta gắn kết với thiên nhiên”.

Chặn stress bằng hoa. Như đã nói ở trên, thiên nhiên có thể giúp giảm stress. Một cuộc nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) được tiến hành bằng cách gửi hoa đến một nhóm phụ nữ và nến đến một nhóm khác. Kết quả cho thấy nhóm đầu không cảm thấy mệt mỏi và bị stress như nhóm còn lại. Các chuyên gia khuyên nên để hoa trên bàn làm việc để chống stress.

Tìm kiếm ánh sáng mặt trời. Theo Phó giáo sư tâm lý Julie Holland thuộc Đại học New York, stress có thể bị kích hoạt khi cơ thể không biết đến thời gian. Việc nhìn thấy mặt trời là rất quan trọng để thông báo cho bộ não về đồng hồ sinh học của bạn. Hãy dành thời gian đi bộ khoảng 20 phút vào buổi sáng. Với 3 lần mỗi tuần, nó sẽ giúp bạn giảm stress.

Xem ảnh. Việc ngắm nhìn ảnh của một người mẫu hoặc một diễn viên khả ái có thể giúp giảm áp lực trong đời sống của bạn. Một cuộc nghiên cứu của Đại học Louisville (Mỹ) cho thấy phân nửa đàn ông xem ảnh của những phụ nữ đẹp thừa nhận họ đã trở nên tĩnh tâm hơn sau đó. Về tác dụng này, hình ảnh người đẹp không khác bông hoa.

Nghe nhạc. Đây cũng là một cách giảm stress hiệu quả. Điều này đã được các bác sĩ tại Trung tâm y khoa Osaka (Nhật Bản) khẳng định. Hãy chép một bản nhạc êm dịu vào máy nghe của bạn và lắng nghe nó lúc rảnh rỗi, để có tâm trạng thoải mái hơn.

Cười phá lên. Ông bà xưa có câu “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Hãy dành thời gian gặp những người thường xuyên hoặc có thể làm cho bạn cười. Chỉ sự hiện diện của họ thôi là đã có thể giúp bạn thoải mái đầu óc hơn.

Stress là một hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay. Hầu như bạn không có nhiều thời gian để dành riêng cho chính mình, thậm chí cả những lúc bạn có thể ngồi thư giãn. Trong cuộc sống, bạn phải đối mặt với nhiều khó khăn và tình huống căng thẳng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi tột độ? Xin mách bạn một số cách giảm stress cực kỳ hiệu quả giúp bạn có một tinh thần thư thái để tận hưởng cuộc sống.

Những cách giảm stress cực kỳ hiệu quả - Sức Khỏe - Chăm sóc sức khỏe - Sức khỏe gia đình

Hãy ngâm mình trong bồn tắm.

Giảm stress, ngoài việc mang đến cho bạn một tinh thần thư thái cũng như tái tạo khả năng làm việc, tận hưởng cuộc sống, còn có thể giúp bạn thêm xinh đẹp.

Dưới đây là một số cách giảm stress cực kỳ hiệu quả mà bạn nên thử.

Hãy ngâm mình trong bồn tắm. Nếu không có bồn tắm, vòi hoa sen với nước ấm cũng sẽ hiệu quả không kém. Một chút nhạc jazz nhẹ nhàng, nến thơm và một món uống ưa thích như trà thảo dược, sô cô la nóng, bia rượu nhẹ, hay thậm chí một ly champagne sẽ giúp ích cho bạn.

Hãy đóng cửa phòng tắm lại khoảng 1 tiếng hoặc hơn và tạm quên đi những lo lắng, mệt mỏi bạn đang phải chịu, điều này còn giúp bạn trầm tĩnh và bình tĩnh hơn trong một số trường hợp, thậm chí nó còn giúp bạn đào thải những suy nghĩ hay những hoóc môn gây ra suy nghĩ tiêu cực.

1. Xem hài

Hãy chọn một vài món khoái khẩu như khoai tây chiên, bánh ngô, bánh quy giòn, bắp rang bơ, phô mai nhúng, bánh pizza, sô cô la, kem… hay bất cứ thứ gì có thể làm bạn cảm thấy vui miệng.

Sau khi khui một chai rượu nhẹ hoặc tự rót cho mình một cốc bia (hoặc nước ngọt), hãy nằm trên sofa và theo dõi một tiểu phẩm hài hay một bộ phim tình cảm lãng mạn.

Việc giảm căng thẳng thông qua sự giải trí và tiếng cười sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần và liều thuốc giải độc tố nhất giúp bạn đương đầu với những áp lực của cuộc sống.

2. Bứt phá

Bạn muốn mau chóng thoát khỏi cơn stress đáng ghét nhưng cảm thấy quá sức? Thế thì hãy “bứt phá”. Hãy tự thưởng cho mình một chuyến du lịch thoải mái. Hãy đặt vé, đặt phòng, thư giãn và tập hợp lại các suy nghĩ của bản thân.

Khi đang phải chịu áp lực hoặc trong tình trạng căng thẳng với việc quản lý một tình huống hoặc một sự kiện lớn trong cuộc sống, việc nhìn ra giải pháp để giải quyết vấn đề sẽ rất khó với bạn. Tạm tránh xa những rắc rối đó sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi thứ hơn.

3. Massage

Những cách giảm stress cực kỳ hiệu quả - Sức Khỏe - Chăm sóc sức khỏe - Sức khỏe gia đình

Giảm stress bằng massage là một giải pháp trên cả tuyệt vời.

Giảm stress bằng massage là một giải pháp trên cả tuyệt vời. Thậm chí, bạn còn có thể giảm stress ngay khi massage cho chồng hoặc vợ của mình.

Hãy tạo ra một không gian thật tuyệt vời và ngọt ngào với ánh sáng lung linh, hương liệu và khăn tay mềm mại.

Tinh dầu mùi hoa oải hương là bậc thầy trong việc giảm stress đấy. Ngoài ra, hãy thư giãn và tận hưởng những giây phút tuyệt vời khi bạn đời hoặc người yêu của mình massage cho bạn – massage cũng là một phương pháp gắn kết đôi lứa rất tốt.

Nhưng điểm “xấu” duy nhất của phương pháp giảm stress này là bạn sẽ rất dễ bị “nghiện” đấy! Tuy thế, “chất gây nghiện” này cũng rất đáng, nhất là khi chúng ta thật sự giúp bạn đến được một khoảng không gian tinh thần cực kỳ tốt.

4. Không xem ti vi và dùng máy vi tính trong một tuần!

Nghe có vẻ “là lạ”, nhưng thật sự nếu bạn muốn giảm tình trạng stress kéo dài, hãy thử cách này.

Bạn có biết rằng ti vi và internet có thể làm đầy bạn với những tin tức có chiều hướng xấu trong xã hội như tỷ lệ thất nghiệp, tình hình thế giới… đồng ý bạn cũng cần biết những thông tin đó nhưng không phải là trong lúc bạn đang stress.

Còn nữa, những quảng cáo tràn lan trên ti vi sẽ làm bạn có cái nhìn méo mó về thực tế chẳng hạn. Ngoài ra, các bộ phim lâm li bi đát hay những chương trình gameshow hấp dẫn không chóng thì chầy sẽ biến bạn thành “củ khoai tây ngồi xem ti vi”.

Cơ thể nặng nề cũng là một phần nguyên nhân khiến tinh thần bạn đi xuống rất mau chóng. Theo một số nghiên cứu, ti vi và internet là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn con người đến trầm cảm.

5. Hẹn hò

Thế thì, việc bạn cần làm khi căng thẳng kéo dài như bây giờ là tắm rửa sạch sẽ, dùng một loại nước hoa yêu thích nào đó, chọn cho mình một bộ đồ thật ưng ý và đi dạo, đi nhà sách, đi shopping… hoặc hẹn hò gặp gỡ bạn bè cấp ba, đại học cũng là một giải pháp tuyệt vời.

Các mẹo giải tỏa căng thẳng tuyệt vời dành cho phụ nữ

-    Mặc một chiếc áo bạn cảm thấy dễ chịu nhất và bắt đầu “gặm nhấm” một cuốn sách hay!

-    Một vài thanh sô cô la sẽ giúp bạn định thần.

-    Một tách trà và vài chiếc bánh quy.

-    Ngâm mình trong bồn đầy bóng xà phòng.

-    Đi làm móng, massage chân và xỏ chân vào một đôi dép mềm mại, êm ái.

-    Xác định tối đa số tiền mà bạn có thể dùng để tự thưởng cho bản thân mình một buổi ăn chơi shopping “xả láng”. Xem bạn đang cần gì nào: váy, áo, giày, ví…

-    Ngưng mọi thứ và hít một hơi thật sâu để tận hưởng không gian: mùi vị của trà, bánh mì mới, mùi hoa hồng chớm nở…

-    Mua bắp nổ và đến rạp chiếu phim.

-    Ăn tối cùng người ấy dưới ánh nến lãng mạn.

-    Nghe nhạc chillout jazz hoặc bất cứ thể loại nhạc nào giúp bạn thư thái.

-    Đôi lúc cũng nên “thử sức” với dòng nhạc rock & roll hoặc rock metal – gào thét khi đang nghe.

Thứ 2: Việc dậy sớm rất quan trọng

Những cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, lười biếng, hay quên mà “Hội chứng ngày thứ 2” mang lại từ lâu đã trở nên quen thuộc. 

Một nghiên cứu của Đức chỉ ra, 80% mọi người khi thức dậy vào sáng thứ 2 đều cảm thấy tâm trạng uể oải. Trong khi đó, các cuộc họp, những việc cần đưa ra quyết định quan trọng lại thường được sắp xếp vào ngày này. Do đó áp lực càng nặng nề hơn.

Bởi vậy, sáng thứ 2 tốt nhất bạn nên dậy sớm. Cảm giác căng thẳng có liên quan rất chặt chẽ với yếu tố thời gian. Khi dậy sớm, quỹ thời gian thoải mái sẽ khiến bạn vừa giảm bớt được cảm giác lo lắng, vừa có thể ung dung thưởng thức bữa sáng. Tốt nhất nên khởi đầu ngày mới bằng những thực phẩm giàu trytophane, giúp nâng cao nồng độ serotonin trong não, tạo cảm giác sảng khoái như 1 ly sữa tươi, trứng gà, thịt bò, chuối tiêu…

Với nam giới, nên thực hiện các động tác vận động cơ trong 20 phút, như chống đẩy hoặc tập tạ… Những động tác này cũng có thể nhanh chóng giúp trung khu thần kinh hợp thành serotonin.

Khi đến công sở, tốt nhất bạn nên nghe nhạc cổ điển không lời. Những khúc nhạc hay có thể nhanh chóng đi vào tâm hồn, có tác dụng giảm áp lực và thư giãn tốt.

Thứ 3: Suy tưởng bằng hình ảnh

Nếu thứ 2 là quãng thời gian quá độ từ trạng thái nghỉ ngơi sang làm việc, thì thứ 3 bạn không thể không đối mặt với hiện thực, toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc.

Một nghiên cứu mới của Anh đã chỉ ra, 10h sáng thứ 3 là thời điểm áp lực công việc nặng nhất trong tuần. Mọi người thường cảm thấy đau đầu vì công việc trong thời điểm này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong ngày này, nhiều người thường tận dụng thời gian nghỉ trưa để làm việc.

Khi cảm thấy áp lực công việc quá lớn, bạn nên thử biện pháp suy tưởng bằng hình ảnh để thư giãn. Bạn nên tìm một nơi tương đối yên tĩnh, nhắm mắt, thực hiện 10-20 lần hít thở sâu. Sau đó tưởng tượng bản thân đang trên thang máy, bắt đầu từ từ đếm 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng… liên tục cho tới tầng 10. Sau đó lại tưởng tượng thang máy đang từ từ đi xuống, và đếm ngược từ tầng 10 xuống tầng 1.

Thứ 4: Nghĩ cách tự làm bản thân cười



Một giáo sư tâm lý học của Úc đã chứng minh: thứ 4 là thời điểm tâm trạng con người uể oải nhất trong tuần, và cũng là thời điểm phải tiếp nhận thông tin nhiều nhất, cảm giác nặng nề nhất.

Trong ngày này, tốt nhất bạn nên nghĩ cách để tự chọc cười bản thân như đọc truyện tranh, truyện cười, hoặc hồi tưởng lại những thành tựu của bản thân. Khi ý chí con người sa sút, thường có suy nghĩ tiêu cực. Lúc này, việc hồi tưởng lại những thành quả đã đạt được sẽ giúp tăng thêm sự tự tin, giúp tinh thần vững vàng hơn.

Thứ 5: Vặn đèn sáng hết cỡ

Thứ 5 bị nhiều người coi là “đêm tối trước bình minh”. Ngày này không chỉ là ngày hiệu suất công việc thấp nhất mà còn là ngày tâm trạng chán nản nhất trong tuần. Những khó chịu tích luỹ từ các ngày trước hầu như đều bộc phát trong ngày này. Bạn có thể sẽ thấy mọi thứ có gì đó không ổn, bàn làm việc dường như một đống lộn xộn, âm thanh đồng nghiệp phát ra có vẻ rất khó chịu, mọi thứ đều khiến bạn nghẹt thở.

Cách tốt nhất để giảm căng thẳng trong ngày này là vặn ánh sáng đèn hết cỡ. Có nghiên cứu đã chỉ ra, ánh đèn càng sáng, khả năng tạo thành dopamine và serotonin trong não càng mạnh. 2 chất này sẽ giúp tâm trạng ổn định, vui vẻ hơn. Điều này cũng chứng tỏ tại sao ở những nơi ánh sáng tràn ngập, số người bị chứng trầm cảm càng ít.

Ngoài ra, những mệt mỏi trong ngày thứ 5 cũng có quan hệ nhất định với việc não bị thiếu ôxy. Bạn nên để vài cây xương rồng cảnh trong phòng làm việc, bởi loại cây này có thể giải phóng ra lượng lớn oxy vào ban ngày, giúp tiêu trừ cảm giác mệt mỏi.

Thứ 6: Coi như thứ 2 đầu tuần

Trải qua các ức chế tâm lý từ thứ 2 đến thứ 5, sang ngày thứ 6 bạn có cảm thấy thật thư giãn? Điều thú vị là ngày này đáng nhẽ là ngày không có tâm trạng để làm việc nhưng lại được chứng minh là ngày làm việc hiệu qủa nhất trong tuần. Sở dĩ như vậy do tâm trạng thoải mái khiến não bộ tập trung tốt hơn, tốc độ xử lý vấn đề cũng nhanh hơn.

Tốt nhất bạn nên coi ngày thứ 6 như thứ 2 đầu tuần, để tránh truờng hợp thả lỏng quá, sẽ khiến ngày đầu tuần sau bắt đầu trong căng thẳng.

Cuối tuần: Dùng 1 tiếng để nghĩ đến công việc tuần sau

 

Không dễ dàng mới tới cuối tuần nhưng nhiều cuộc điều tra cho thấy sau khi chơi hết mình trong ngày thứ 7, thường xuất hiện cảm giác lo lắng cho công việc tuần sau. Bạn càng nghĩ càng mệt mỏi, thậm chí gây mất ngủ, tạo thành “mối lo đi làm ngày thứ 2 đầu tuần”.

Để giải quyết vần đề này, bạn nên thiết lập 1 hệ thống “công tắc” cho não bộ, tự nhắc bản thân khi có thể chơi, nên chơi hết mình, khi phải làm việc nên dốc hết sức. Chưa đến thứ 2 không nên nghĩ đến vấn đề công việc. Nếu thực sự không thể yên tâm, bạn có thể dành 1 tiếng buổi tối chủ nhật nghĩ xem tuần sau mình nên làm gì, và lên kế hoạch sơ lược cho công việc. Như vậy bạn sẽ cảm thấy tâm lý dễ chịu hơn rất nhiều.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bài viết này rất hay, xin vui lòng gửi bài viết này đến địa chỉ email của tôi theo dịa chỉ : tuyet328lok@yahoo.com.vn vi toi chua copy bài này đươc. Rất cám ơn tác giả của bài viết - Một đọc giả
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý