Làm gì khi con bị điểm kém, cha mẹ cần nhớ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm gì khi con bị điểm kém, cha mẹ cần nhớ

18/04/2015 06:17 PM
4,101

Vất vả lo cho con ăn học, cha mẹ nào cũng muốn con mình luôn gặt hái được thành tích cao trong học tập, thế nhưng khi bé bị điểm kém, thay vì thất vọng, chửi đánh con, các bậc phụ huynh sẽ làm gì?

Chuyện của bé Ngô

            Buổi tối, bố mẹ đang ngồi xem ti vi thì bé Ngô bước đến đứng cạnh mẹ. Phim đang hay, mẹ chẳng mấy để ý đến con gái. Bé nói thầm vào tai mẹ: Mẹ ơi, mẹ ra con nhờ tí. Mẹ miễn cưỡng bước theo con ra bàn học trong sự tiếc nuối bộ phim còn dang dở. Bé chỉ bài kiểm tra trên bàn: Mẹ ký vào bài kiểm tra này để mai con nộp lại cho cô. Mẹ cầm bút, ký ngay, định đưa trả con thì chợt nhìn thấy điểm 3. Sắc mặt mẹ nghiêm lại: Tại sao lại 3 điểm hả Ngô? Con bé sợ xanh mắt, không biết giải thích thế nào. Mẹ nó đập tay xuống bàn: Tại sao không nói? Bé Ngô khóc òa lên tức tưởi. Bài kiểm tra đó là sau ngày Rằm Trung thu, tối hôm trước bé đi chơi cùng mấy chị họ về muộn nên không kịp học bài cũ. Chính mẹ soạn sách vở giúp, lại còn bảo con cứ đi ngủ, mai mẹ gọi dậy sớm học bài nhưng mẹ quên không gọi Ngô dậy. Bị điểm kém, Ngô đã buồn suốt cả buổi học rồi chứ có phải sung sướng gì đâu.

Còn mẹ thì vẫn đang cố nuốt cục tức vào bụng mà sao thấy khó. Con với cái, chỉ mỗi học thôi mà cũng không xong. Lớp 6, lớn tướng rồi thế mà nào có bắt làm việc gì, mỗi đi học về làm bài học bài mà vẫn điểm kém. Thế này thì ai chịu được. Học tiểu học phải kèm đã đành, đằng này sang phổ thông cơ sở rồi nhưng hễ mẹ lơ là không kiểm tra là y như rằng... Con không biết mẹ đã tự hào như thế nào khi con được chọn vào lớp giỏi nhất trường hay sao. Mẹ là trưởng ban phụ huynh mà con học bị điểm kém có xấu hổ không cơ chứ. Kiểu này, nhất định phải phạt thật nặng thì con bé mới có ý thức chứ cứ cho qua thì có ngày con mình toàn điểm kém. Nghĩ thế, mẹ quyết định bắt con bé phải ngồi làm lại bài kiểm tra cho đúng và chép lại 5 lần đồng thời học hết những bài ngày hôm sau không được sai một chữ nào. Dù có phải thức thâu đêm mẹ cũng sẽ thức cùng con bé để kiểm tra con bằng được.

Biết mẹ nghiêm khắc, đã nói là làm nên bé Ngô chỉ còn cách ngồi vào bàn làm theo đúng yêu cầu của mẹ. Nhưng đầu óc bé cứ nghĩ đâu đâu chứ không thể chú tâm vào bài được. Chắc mẹ sợ Ngô học dốt, không được học sinh giỏi nên mới ép thế này. Từ trước đến nay mẹ thường hay khoe con với mọi người, ai hỏi về con mẹ cũng cười sung sướng, thao thao bất tuyệt kể lể. Thà rằng cứ như cu Mít đầu ngõ, lười kinh khủng lại còn không thông minh lắm nên chỉ cần mang về điểm 7 là đã được thưởng rồi. Với Ngô, cứ phải 9, 10 điểm mẹ mới hài lòng, điểm 8 mẹ cũng không vui lắm. Mà từ khi chuyển cấp, Ngô thấy chương trình học khó hơn chứ không đơn giản như hồi tiểu học. Bé đã cố gắng rất nhiều để mẹ vui lòng, đây là lần đầu tiên có điểm kém mà mẹ giận đến thế này thì đáng sợ thật. Nghĩ ngợi miên man, bé giật mình nhìn xuống tờ giấy thấy vẫn trắng nguyên, chưa có chữ nào. Mẹ vẫn đang ngồi kia chờ đợi. Thế này thì nguy rồi. Trong lúc bế tắc Ngô chỉ còn biết bật khóc nức nở, hy vọng mẹ nhìn thấy nước mắt sẽ mủi lòng nhưng mẹ vẫn ngồi yên có vẻ kiên định lắm.



            Điều làm mẹ thay đổi?

            May quá, đang trong những phút căng thẳng thì mẹ có khách. Cô Hà bạn thân của mẹ đến chơi, mẹ tíu tít chạy ra cổng đón cô ấy và chuyện trò liên tục. Cô Hà hỏi thăm bé Ngô làm mẹ chợt nhớ đến hình phạt đang dành cho con gái, mẹ bức xúc kể chuyện con bị điểm kém cho cô Hà nghe. Cứ tưởng cô đồng tình với cách xử lý của mẹ. Nhưng không, cô phản đối việc mẹ đã cư xử với con như thế. Sau một lúc chuyện trò với mẹ, cô Hà ra về. Mẹ lên ngồi cạnh Ngô, nhẹ nhàng vuốt tóc con gái, mẹ xin lối vì đã trách phạt con. Ngô nhẹ cả người vì thực ra bé đã viết được gì đâu. Không biết tại sao mà mẹ lại thay đổi nhanh thế nhỉ.

            Và câu trả lời

            Cô Hà không nói nhiều, cô chỉ bật mí cho mẹ một số bí quyết mà các bậc cha mẹ cần làm khi con bị điểm kém như thế này:

            - Không nên mắng mỏ con, hãy cảm thông với con vì điểm kém của con không chỉ làm cha mẹ buồn mà bản thân trẻ đã rất buồn rồi;

            - Cùng con tìm nguyên nhân dẫn đến điểm kém, khi con nhận ra được nguyên nhân thì con sẽ biết cách tìm ra giải pháp khắc phục;

            - Đừng bắt con phải giỏi giang tuyệt đối, dù có giỏi đến mấy cũng có lúc trẻ không đáp ứng được yêu cầu bài học và một hai lần bị điểm kém không có nghĩa rằng con học kém, lười học;

            - Thường xuyên động viên và kiểm tra việc học hành của con. Được cha mẹ quan tâm sẽ làm cho trẻ cảm nhận được tình thương yêu của cha mẹ và cố gắng nhiều hơn.

            - Trao đổi với cô giáo của con để tìm hiểu thông tin về việc học hành của con trên lớp và bàn cách phối hợp với thầy cô để giúp con học bài tốt hơn;

            - Hãy nhớ là mọi hình phạt chỉ khiến con thêm sợ hãi cha mẹ, không muốn nói với cha mẹ tất cả những gì xảy ra ở lớp, tìm cách giấu đi những điều không có lợi. Và như vậy thì mãi mãi cha mẹ không biết điểm mạnh, điểm yếu của con để có kế hoạch hỗ trợ con đúng lúc và chỉ làm cho khoảng cách giữa cha mẹ với con cái ngày càng lớn mà thôi.


9 năm học, cô con gái chị Như, ở Giáp Bát, Hà Nội luôn học giỏi đứng nhất nhì lớp và là niềm tự hào của cả gia đình. Nhưng chỉ một lần gặp thất bại, cô bé rơi vào tuyệt vọng đến mức gia đình lúc nào cũng phập phồng lo con tự tử.

Từ bé cô con gái chị Như ở Giáp Bát, Hà Nội đã rất thông minh, nhanh nhẹn. Học cấp 1, 2 thì luôn đứng nhất lớp, lại học trường chuyên lớp chọn khiến cha mẹ lúc nào cũng hãnh diện, đi đâu cũng khoe. Việc học hành cháu đều tự giác, vợ chồng chị chưa bao giờ phải lo lắng hay nhắc con phải học thế này, thế kia.

Thế nhưng một ngày kia, mọi chuyện bỗng trở thành tai họa khi lần đầu con chị gặp thất bại. Học kỳ 1 năm lớp 10, cháu chỉ đứng thứ 5 trong lớp. Khi biết không còn giữ được vị trí đứng đầu, cháu rơi vào tâm trạng thất vọng và khổ sở đến mức chị Như chỉ sợ con tự tử. Suốt mấy ngày trời, cô bé đóng cửa phòng khóc một mình, nhịn cả ăn, ai hỏi gì cũng không nói, chị Như kể lại.

Từ đó trở đi việc học hành của cô bé ngày càng tụt dốc, hay nổi nóng, giận dữ với bất kỳ ai, đôi khi rất vô cớ. Giờ cả nhà chị Như ai cũng phải nhường nhịn, không dám mắng hay nói nặng gì vì chỉ sợ con có hành động dại dột.

"Mỗi lần có bài kiểm tra hay thi cử, cả nhà lại nín thở thăm dò cảm xúc của con. Hôm nào thi xong mà mặt mày nó ủ rũ là y như rằng, về nhà nó không khóc sướt mướt thì cũng đập phá đồ đạc", chị Như buồn bã nói.

Tiến sĩ - bác sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna (Phố Vọng, Hà Nội) cho biết, những trường hợp trẻ gặp thất bại trong chuyện học hành đến phòng khám như trên không phải là hiếm gặp. Như trường hợp con của chị Như, con đường học hành của trẻ luôn thuận buồm xuôi gió, trẻ không bao giờ nghĩ rằng mình có thể thất bại.

"Vì thế khi gặp trở ngại trẻ rơi vào trạng thái mất cân bằng, lo lắng, tâm trạng tụt dốc. Với những trẻ khác, đó có thể chỉ là chuyện bình thường nhưng với những trẻ chưa bao giờ gặp thất bại thì đó lại là một cú sốc lớn về tinh thần", tiến sĩ Bưởi nói.

Cũng theo bà, những lúc như thế, sự quan tâm, hỗ trợ từ phía người thân là rất quan trọng. Đáng lý, gia đình chị Như cần có sự can thiệp ngay khi trẻ gặp thất bại đầu tiên. Chị có thể đưa trẻ đến gặp nhà tâm lý hoặc cùng thảo luận với trẻ để tìm ra nguyên nhân thất bại, từ đó rút kinh nghiệm, tránh việc để tự trẻ cố gắng nhưng lại càng bế tắc.

Ngoài ra, một số cha mẹ lại tỏ ra quá quan trọng hóa, mất bình tĩnh khi con không làm được cái này cái kia. Khi thấy con thi trượt, bài kiểm tra bị điểm kém, ngay lập tức nhiều phụ huynh đã lên án, thậm chí kết luận về nhân cách của con "Sao mày ngu thế", "Sao mày dốt thế", hay so sánh với bạn bè của trẻ "Mày học hành thế nào mà để đến mức cô giáo gọi điện cho bố mẹ vậy hả con? Chả như con của bà..."

Chuyên gia tâm lý cho biết nếu ngay từ đầu cha mẹ đã phủ đầu bằng việc phán xét, kết tội thì sau đó có nói gì trẻ cũng sẽ không nghe, thậm chí tỏ thái độ ghét bố mẹ. Ngoài ra, một số người thay vì dạy con cách vượt qua những tình huống khó khăn bằng cách rút kinh nghiệm thì lại cấm con không cho làm việc đó nữa hoặc tìm cách đổ lỗi thất bại cho ngoại cảnh hay một ai khác... Đây đều không phải là cách xử lý phù hợp, tiến sĩ Bưởi lý giải.

Ở một thái cực khác, một số cha mẹ lại chấp nhận chuyện thất bại của con là việc đương nhiên, khiến trẻ cũng có tâm lý như vậy, ỷ lại, không chịu cố gắng, nhà tâm lý Lã Linh Nga, Phòng khám Tuna cũng cho biết thêm.

Trường hợp của gia đình Liên, 16 tuổi, ở Hà Nội là một ví dụ. Học lớp 11 nhưng cô bé rất ngô nghê, vô tư, hồn nhiên như trẻ con, kể chuyện linh tinh, không biết cái gì nên nói, cái gì không nên.

Trò chuyện với nhà tâm lý, cô bé luôn cười nói vui vẻ: "Chắc tại vì em yêu thằng kia, bố mẹ không thích nên mới đưa em đến phòng khám. Nhưng em bỏ lâu rồi. Giờ em yêu thằng khác rồi, mẹ bán đồ ăn sáng, học đại học năm thứ nhất", lúc sau lại bảo "À không nó đang học lớp 12, nhưng nó bảo không thích học, nó dốt lắm, em toàn phải dạy nó", hay "Em toàn nói dối bố mẹ nghỉ học, bảo học đấy nhưng em ngồi chơi"...

Khi được hỏi học bài chưa thì cô bé bảo học trong 10-15 phút là xong vì "có làm được đâu mà học". Trong trường hợp này, theo nhà tâm lý, cô bé không hề có kỹ năng, có tư duy giải quyết vấn đề, vì không giải quyết cũng chẳng sao.

"Trẻ không hề biết mình có điểm mạnh, điểm yếu gì", chị Linh Nga cho biết.

Cũng theo nhà tâm lý, ngoài miệng bố mẹ cô bé này luôn nói là muốn con tốt nghiệp cấp 3, muốn con vào đại học nhưng trong thâm tâm họ lại nghĩ "Ờ, khả năng của nó chỉ có thế thôi. Thất bại là chuyện đương nhiên". Họ luôn tâm niệm con mình là đứa kém cỏi vì thế khi trẻ gặp khó khăn, thất bại không giải quyết được thì thôi, không mong đợi gì ở con vì "biết sức của nó chỉ có thế". Lúc nào cũng cho rằng con mình hết cách không dạy được, nói ngọt, đánh đòn cũng không ăn thua.

"Trẻ chưa bao giờ được khen, toàn chê, việc đó khiến trẻ hình thành thái độ ỷ lại, không làm được thì thôi để đấy, không cần phải cố gắng, động não để làm. Trong khi đó, có những bài nếu biết cách hướng dẫn, giúp đỡ thì Liên hoàn toàn có thể làm được", chị Nga nói.

Chị Nga cho biết, trước hết cha mẹ cần đánh giá đúng năng lực của con, không quá kỳ vọng nhưng cũng không nên đánh giá thấp khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân cho trẻ niềm tin. Bản thân trẻ cũng phải biết cách chia sẻ, tự tìm cách giải quyết vấn đề khó khăn của mình.

Đồng thời, cha mẹ cần dạy con biết chịu đựng và vượt qua những thất bại. Thất bại không phải là điều tồi tệ. Con người ta khi thành công không học được điều gì, sẽ quên ngay nhưng khi gặp thấp bại họ lại nghiền ngẫm nó và từ đó rút ra được những bài học từ chính thất bại của mình. Từ đó, giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn.

Bố mẹ cần tỏ bình tĩnh trước thất bại của con, không nên quát mắng hay đánh đập trẻ mà trước hết cần chăm chú lắng nghe tâm sự của con. Sau đó cùng trẻ phân tích điều kiện khách quan, chủ quan, dưới nhiều góc độ để trẻ có thể biết được thất bại của mình là do đâu: "Có thể con chưa cố gắng", "Có thể con hơi chủ quan", "Bố (mẹ) biết nếu đặt trong tình huống khác con sẽ làm tốt hơn"...



Hè năm con tôi vào lớp 1, tôi cũng đã gửi cháu học hè 1 cô giáo (được quảng cáo dậy giỏi của trường). Cháu cũng suốt ngày bị cô này chê dốt, ngu làm cháu không muốn đi học hè. Tôi cũng rất nản, vì chính những câu nói của cô giáo đã làm cho cháu tự ti lắm. Vì vậy, tôi đã không cho con học lớp cô giáo này nữa.


Kinh nghiệm kèm con học lớp 1
KInh nghiệm kèm con lớp 1 - Ảnh minh họa 

Thật may, khi cháu vào lớp 1 học được 1 cô giáo tốt, cô coi tất cả các con đến lớp đều chưa biết gì. Vì vậy, cháu rất ham học và đạt học sinh giỏi. Qua trao đổi với vài bậc phụ huynh trong lớp, mới biết các con cũng từng học cô giáo kia và các phụ huynh cũng hoảng vì cách xử sự của cô giáo.

Qua 2 năm học, những học trò bị cô giáo chê ngu đều đạt thành tích trong các cuộc thi viết chữ đẹp hoặc đạt điểm rất cao trong các cuộc thi khảo sát học sinh giỏi của trường. Tôi kể ra điều này để các cô giáo và mọi người hiểu rằng, các cháu còn bỡ ngỡ, cần có sự tận tâm và phương pháp dạy phù hợp, khuyến khích các cháu. Đừng chê các cháu, nhất là những lời phê như "con dốt quá", "Kém quá"..., sẽ làm cho các con tự ti không thích học.

Còn bản thân các phụ huynh cũng cần có sự chỉ bảo, hướng dẫn các con tại nhà, để cháu có thể theo kịp lớp (nhất là trường hợp các cô dậy theo quan điểm các con đều phải biết chút ít ở mẫu giáo). Kinh nghiệm của tôi là mua một số sách tham khảo dạy học. Chẳng hạn, ở lớp 1 các con chủ yếu là tập viết, phụ huynh có thể tham khảo sách Dạy học và tập viết ở tiểu học. Trong sách này có hướng dẫn dạy viết, luyện các nét... theo sát cách dạy của các cô giáo ở lớp, nhờ đó mà ta có thể hướng dẫn con nắm bắt được những điều cô dạy tốt hơn.

Đối với học Toán thì đơn giản, có thể cho con làm bài trong các sách tham khảo. Còn việc cháu không chép kịp thì gia đình cần kiên nhẫn kèm cặp thêm cháu, có thể thời gian đầu cháu không theo kịp do cô quan niệm các con đều biết cả. Phụ huynh cứ yên tâm, chương trình học lớp 1 cũng nhẹ nhàng, các kỳ thì cũng bám sát chương trình, yêu cầu chung cũng chỉ là viết đúng cỡ chữ, đúng chính tả... Vì vậy, dù các cô có dạy nhanh chút, mở rộng hơn thì cũng vẫn cấn đảm bảo đạt các yêu cầu đối với lớp 1 (yêu cầu cụ thể có thể tham khảo tài liệu Đề kiểm tra lớp 1).

Vì vậy đừng quá lo lắng hoặc mắng con khi con bị điểm kém, hãy động viên, an ủi và hướng dẫn con những chỗ con chưa hiểu. Còn với những lời phê của cô giáo làm cho con tự ti thì ta cần giải thích nhẹ nhàng, động viên con cố gắng hơn.

Trên đây, là kinh nghiệm của tôi khi con vào lớp 1. Cháu từ cậu bé nhút nhát, học dốt (như cô giáo dạy lớp chọn nói) giờ đã trở thành đứa trẻ mạn dạn, nhanh nhẹn, học giỏi. Kết quả có được là nhờ có cô giáo tận tậm, khuyến khích các con trong học tập và mẹ kiên nhẫn kèm cặp thêm. Rất tiếc là hiện nay có ít những cô giáo tận tình, không chạy theo thành tích như cô giáo này. Vì vậy, các phụ huynh và các con sẽ phải vất vả hơn ở nhà vì cần học nhiều hơn.



Hôm nay lớp con học môn Tự nhiên - Xã hội. Hôm trước cô giáo giao bài tập về nhà: hôm sau tới giờ học, mỗi bạn mang theo 3 loại cây: cây sống trên cạn, cây sống dưới nước, cây sống trên không.
Tuần trước, đi học về, con đã nhắc mẹ ngay: “Tuần sau, mẹ chuẩn bị cho con ba loại cây nhé...”. Tối hôm qua chuẩn bị đi ngủ, con hỏi mẹ, mẹ lại trách sao con không nhắc mẹ sớm. Chắc tại mẹ nhiều việc quá nên mới quên cây của con ạ? Mai không có 3 loại cây mang đến lớp, con sẽ bị cô giáo cho điểm kém.

Giá như mẹ chuẩn bị công phu cho mình hơn chút, mình đã tự tin hơn và không bị điểm kém nữa. Ảnh minh họa.

Hai mẹ con tìm mãi cũng chỉ đủ có 2 loại cây. Cây sống ở trên cạn, mẹ lấy tạm cây cần tây mẹ mua về xào thịt bò ở trong tủ lạnh. May quá, hôm nay mẹ chưa kịp nhặt sạch, nên cây vẫn còn cả rễ. Cây sống dưới nước ư? Cũng không khó lắm. Mượn tạm mấy cây rong ở trong bể cá của ông bà. Học xong, con sẽ mang về trả bể cá.

Còn loại cây sống trên không nữa. Nghĩ mãi, bà mách nước cho mẹ: “Sáng mai sang xin nhánh cây vạn niên thanh của nhà cô Chi”. Thế cũng tạm. Con phục mẹ quá! Chỉ trong một chốc, mẹ tìm cho con đủ 3 loại cây. Con vui lắm, yên tâm đi ngủ sớm để mai còn đi học.
Sáng hôm sau, mẹ chở con tới trường. Từ sáng sớm, các bạn con đã xách những túi nilông khá to, bên trong là những cây xanh mướt.
Bố mẹ bạn Bi còn chở tới cả cây đu đủ con con, đặt ngang yên xe. Một  bên là gốc cây còn bám đầy đất, rơi lả tả, một bên là ngọn cây đủ đủ với những chiếc lá xòe ra như chiếc quạt.
Bạn Hà mang cây sen - loại cây sống dưới nước, lá to như cái mâm... Con nhìn cây của các bạn mà thèm quá, vội giấu những túi cây của mình ra sau lưng, lặng lẽ vào lớp học.

Suốt cả buổi học hôm nay, con cứ giấu giếm những cái cây bé nhỏ, teo tóp của mình, chẳng dám khoe với các bạn. Con cũng chẳng dám xung phong giơ tay phát biểu như mọi ngày. Cô giáo chỉ cho con 7 điểm. Mặc dù con đã phân biệt đúng các đặc điểm khác nhau của 3 loại cây này. Vì cây của con chuẩn bị chưa thể hiện sự tìm tòi công phu, chuẩn bị một cách chu đáo.

Giá như mẹ đã nhớ, dành một chút thời gian, giúp con tìm những loại cây một cách chu đáo và kỹ lưỡng hơn. Có lẽ, con đã tự tin và giành lấy điểm 10 cho môn Tự nhiên - Xã hội ngày hôm nay.


Chuyện nhỏ ý mà!

Với nhiều teen, điểm chác là chuyện chẳng hề quan trọng. Điểm cao, điểm thấp đều chỉ là hình thức thôi, điểm thấp một chút cũng chẳng khiến các bạn ý phải buồn bực hay day dứt.

Bình Minh (THPT S.M) chia sẻ những suy nghĩ cực vô tư: “Không phải là tớ không biết buồn, nhưng có tí điểm kém vặt vãnh mà buồn thì còn gì là bản lĩnh con trai nữa chứ. Với lại, cứ hễ bị điểm kém rồi buồn thì buồn cả đời học trò mất, phí lắm, cứ chơi đi tội gì”.

Một số còn ngụy biện: “Tại tớ không chăm lắm nên chẳng học được mấy môn học thuộc như con gái, thôi thì cô cho điểm sao chịu vậy. Cuối năm được lên lớp là tốt rồi. Quan tâm nhiều làm chi cho mệt” - Hoàng (THPT Đ.V)

Đối xử với điểm kém thế nào cho đúng

Bị điểm kém mà vẫn... tươi như hoa (Ảnh minh họa)

Và dần dần, tâm lý “chuyện nhỏ” khiến teen trở nên “chai lì” cảm xúc khi gặp điểm kém. Điểm cao thì mừng, điểm thấp thì “makeno” (mặc kệ nó), vẫn cười toe toét, chẳng chút lo lắng.

Gỡ lại được ngay

Một số teen lạc quan khi gặp điểm kém thường an ủi bản thân “Không sao mà, mấy hôm nữa gỡ lại là được ngay”. Tâm lý này khiến teen không thấy quá nặng nề. Tuy nhiên, cần cố gắng hơn trước rất nhiều để có thể gỡ lại bù vào phần điểm kém. Và việc thực hiện chẳng hề dễ dàng chút nào.

Vốn học kém môn Toán, Quỳnh Anh (THPT V.L) thường tự động viên mình lấy điểm môn khác bù vào. Cô bạn cố gắng rất nhiều, điểm cuối kì đạt tới 8,4 nhưng vẫn chẳng đạt danh hiệu gì, chỉ vì điểm Toán quá kém. Giờ chỉ còn cách cải thiện môn Toán ở học kì tiếp theo mà thôi.

Học cách đối mặt điểm kém

Khi gặp phải điểm kém, cần tránh những tư tưởng tiêu cực: xé bài, tức giận, vò bài vứt đi hay khóc lóc rùm beng. Dù gì thì mọi việc cũng đã qua, điều cần thiết là bạn cần biết sai sót, điểm yếu của mình để khắc phục, không lặp lại lỗi lầm trong những lần kiểm tra sau.

Đối xử với điểm kém thế nào cho đúng

Rút kinh nghiệm nghiêm túc cho những lần kiểm tra sau nhé!

Thái độ thờ ơ với điểm kém cũng cần thay đổi ngay lập tức, nó sớm muộn sẽ khiến bạn trở nên trì trệ, kém sức bật học hành và không hề cố gắng phấn đấu.

Một điều cực kỳ cần thiết nữa: Thử tìm kiếm xem có nhầm lẫn gì trong biểu điểm cũng như cách chấm bài của thầy cô. Cũng không loại trừ trường hợp thầy cô cộng nhầm điểm hoặc bỏ qua bài làm của bạn. Vì vậy, trước khi ý kiến, hãy “ngó nghiêng” lại bài mình trước teen nhé!

Chúc bạn luôn có những bài kiểm tra với điểm số thật cao.


(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tai sao em thay so khi bi diem kem voj cha me vay?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
khuyen nhu con
Minh da tung dat hoc sinh gioi suot 5 nam nhung nam nay tinh trang hoc rat kem , nhieu khi cam thay rat buon vi so cha me la mang,ban be xem thuong nen khong biet lam sao het.
vi khong muon bo me buon phien,bo me da nuoi lon chung ta va cho chung ta tat ca nhung gi co the ,ke ca su hi sinh mat mac bao nam thang ba me cung da co gang de nuoi nan chung ta truong thanh va la mot nguoi cong dan co ich.Nen chung ta khong duoc phu long bo me,mac du vay nhung diem kem cung se lam cho danh du va pham gia cua ca nhan bi ha thap hon moi nguoi ,mac khac con lam cha me bi xau ho !nen cac ban nen nho rang,du chi mot lan duy nhat bi diem kem hay mac phai nhieu lan nhung ta van luon kien tri ben bi ,co gang no luc het kha nang de bo me khong phai lo lang ve viec hoc tap cua chung ta nua nhe!^-^
tai sao ba me toi ko hieu cho toi
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
hieu ve van de gi vay?
Con tôi đang học lớp 6a mà cuối học kỳ 1 tổng điểm con chỉ được có 7,5 nhưng môn âm nhạc con không đạt nên con bị học lực trung bình vậy có nên phạt con hay động viên con như thế nào? nhờ giúp tôi với
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
vậy là đúng, vì khi có 1 môn không đạt thì coi như uổng công học mấy môn kia, chị đừng nên đánh con mà hãy dạy con đọc nốt nhạc, bố sung kiến thức ở môn nhạc
dang phat lam chu.yeu nhieu qua ma
se bi an don
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
em học kém,bố mẹ cũng không dành ra nhiều thời gian để dạy em. Cuối kì bị điểm kém, bố mẹ biết nên đánh em. Thực lòng em cũng không muốn bị thế nhưng bây giờ em bị điểm kém phải làm gì đây ạ, em rất sợ bố mẹ
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Vậy thì em nên cố gắng học giỏi đi
Vậy thường ngày e có chăm chỉ học bài không ? Nếu ham chơi không chăm chỉ thì điểm kém là tất nhiên rồi ! Nếu chăm mà học chưa tốt chắc là bị mất căn bản ! Chỉ có cách là cố gắng chăm chỉ hơn, thầy cô ra bài tập về nhà phải cố gắng hoàn thành, nếu không hiểu có thể hỏi bạn bè cùng lớp ! Nếu khó quá có thể hỏi lại thầy cô ! Những bài đã bị điểm kém nên hỏi và làm lại cho được đừng điểm kếm rồi cho qua ! Điêm kém cho thấy đó là lỗ hỏng kiến thức của mình. Đã vấp ngã vì lỗ hỏng đó thì hãy lấp nó lại đừng để vấp ngã vì nó lần 2. Chỉ có cố gấng + thời gian không bao lâu lỗ hổng kiến thức dần được lấp và sẽ theo kịp bạn bè thôi !
hay cham chi hon.yeu it thoi
Từ khi chuyển sang trường khác, được học cô giáo dạy toán giỏi nhưng lại rất ghê. Cứ bóp cổ, tát học sinh bôm bốp. Từ đó, em cảm thấy rất sợ môn học này.mỗi khi bị điểm kém em thấy buồn lắm, bây giờ em còn học dốt hơn khi học ở trường cũ nữa cơ. em muốn về trường cũ nhưng bố mẹ ko cho.em cảm thấy rất buồn vì chuyện học hành dạo này của mình, em phải làm thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
cố gắng cảm thấy học toán thật dễ!!!
tại sao cứ hễ bị điểm dưới điểm 8 môn j là e lại sợ bố mẹ pùn zậy. E rất sợ. Làm thế nào để giải thích cho ba mẹ đây
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
dug so j ca,hay giai thich cho ba me va hua se co gang de lan sau diem cao hon
gjai thich cho bome hieu di. hoc dau phai la chuyen de dang nhu an chao dau
Vì em bị áp lực khi bố mẹ quá kì vọng vào bản thân mình đó mà. Ôi đúng là chuyện muôn thủa của đời học sinh...
hay
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
bun
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Vay cach nao de em phai doi mat voi diem kem
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Điểm thi HKI môn Anh. Mình đc có 6,5 làm thế nào để ko bị mẹ mắng
dung vay
khi bi diem kem ban hay binh tinh nghi xem nguyen nhan tai sao va tu dat cau hoi cho chinh minh . thoi gian gan day viec hoc cua minh co lo la hay kg hoac co gi kg hieu can ke kg .Hay tu dat cau hoi minh se biet nguyen nhan chinh bi diem kem va tu do moi tim ra cach giai quyet . chuc ban vui nhe , than men!
làm thế nào để tránh bị đòn khi bị hoc sinh tien tien . chỉ với
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
về bảo với mẹ...Mẹ ơi bạn gái con có thai rồi =)) chờ 30s rồi lại bảo: -con nói đùa ấy . năm nay con được học sinh tiên tiến :))
j the ,sao ko bao dc hoc sinh suat sac di,tam dai con ga ban dung la...
con tôi năm nay bước vào lớp 1 ở nhà có mẹ kèm học thì chau tiếp thu bài được nhưng lên lớp học thì kêt quả không được tốt, khi hỏi con sao lại vaayyj thì cháu bảo vì ở lớp không có mẹ nên con không học được, tôi phải dạy cháu thế nào, xin tư vấn giúp tôi
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý