Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn

18/04/2015 06:46 PM
14,493
Gừng tươi không chỉ là một gia vị rất tốt và quen thuộc trong các món ăn mà còn dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, ít ai biết được rằng gừng tươi còn có thể dùng làm đẹp với các cách sử dụng đa dạng

Gừng

Tên thuốc Bắc: Khương, tên thuốc: Rhizoma zingiberis Recens.
Vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày) Tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.  Trong Đông Y, tuỳ theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: 

-Để sống dùng: sinh khương

-Phơi khô: can khương

-Đem lùi: ổi khương...




Gừng tươi (sinh khương)

Thành phần:

Chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone.

Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol.

Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E.

Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh….





Cách dùng làm đẹp:

Gừng tươi không chỉ là một gia vị rất tốt và quen thuộc trong các món ăn mà còn dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau.

Đặc biệt hơn nữa, ít ai biết được rằng gừng tươi còn có thể dùng làm đẹp với các cách sử dụng đa dạng :

- Gừng tươi có khả năng giúp máu lưu thông. Tắm nước gừng ấm có thể giúp da dẻ mịn màng. Ngoài ra, gừng còn dùng để chế ra tinh dầu, xà bông, dầu gội đầu và các loại sản phẩm dưỡng da khác.

- Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Do đó pha vào nước rửa mặt một ít nước gừng nóng sáng hoặc tối, mỗi ngày một lần, trong 60 ngày có thể dứt mụn. Với những ai có tàn nhang, đốm đen trên mặt, da khô cũng có tác dụng nhất định.

- Trị gàu:
Sau khi gội xong, hãy xả tóc và matxa da dầu với nước gừng nóng, sẽ có tác dụng trị gàu hiệu quả. Thường xuyên dùng cách này mỗi khi gội đầu cũng là bí quyết ngăn ngừa và chữa hói

- Đặc biệt: Gừng khi kết hợp với muối hột hoặc rượu gừng sẽ rất tốt khi dùng  làm đẹp cho phụ nữ sau sinh

Gừng có tác dụng cầm máu nên khi đắp gừng trên da cùng muối hột đã rang thì mạch tử cung co hồi nhanh, ra huyết ít, mạch máu vùng bụng cũng co lại làm phần bụng rỗng ra sau khi sinh nhỏ dần đi. 

Khi kết hợp với rượu : Chất Gingerol có trong tinh dầu gừng còn làm nóng vùng bụng, giúp tiêu mỡ cục bộ vùng bụng của sản phụ. Rượu như “chất dẫn” tinh dầu gừng thấm vào vùng mỡ dưới da làm tăng phân hủy mỡ nơi này




Bảo quản:

Gừng tươi chứa rất nhiều nước cũng như tinh dầu, vì vậy, cách bảo quản tốt nhất là để nơi khô ráo, nếu không sẽ dễ biến chất, sinh độc, biến màu. Nếu bề ngoài của gừng khô héo, vỏ nhạt đi, điều đó biểu hiện tinh dầu đã mất, sẽ không còn tác dụng chữa bệnh. Dùng vải hoặc hộp gỗ để bảo quản gừng nên sẽ giữ được lâu.

Phải đặc biệt chú ý, gừng đã hư thì không nên sử dụng. Tuy rằng ăn vào mùi vị không khác là mấy, nhưng thực ra nó sẽ sản sinh ra độc tính rất mạnh, có hại cho gan.

Gừng có chứa khoảng 1% đến 4% lượng dầu dễ bay hơi, mùi thơm của gừng chứa thành phần Zingiberen và Bisabolene, có vị cay nồng rất riêng. Nhờ những đặc tính quý giá này nên củ gừng được sử dụng trong phòng trị bệnh và massage chăm sóc sắc đẹp rất công hiệu.

Chất cay của gừng khi tiếp xúc với niêm mạc không gây phồng rộp. Vị cay của gừng giúp chống lại sự ô xy hóa chất béo trong cơ thể, hồi phục lại vóc dáng thon thả, chống lão hóa.

Ngoài ra, tinh dầu gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể như hạ sốt, chống lạnh và đổ mồ hôi trộm. Tinh dầu gừng làm dịu tinh thần, chống suy nhược, hồi phục năng lượng và tạo cảm giác sảng khoái cho cơ thể nhờ mùi thơm gắt pha lẫn ngọt ngào. Đặc biệt, massage với tinh dầu gừng tươi sẽ nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ thể quyến rũ.

Tác dụng của gừng
Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.
Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.
Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).
Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.
Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).
Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.
Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.
Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng  nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.
Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.
Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 - 90%
Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.
Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E.
Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa.
Dùng gừng cũng lắm công phu
Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt.
Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Gừng tươi phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng.
Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.
Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.
Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày).
Còn có nhiều cách dùng gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua...

Công dụng
- làm cơ thể trẻ, khỏe, gừng còn giúp làm nóng cơ thể, Giúp điều tiết mồ hôi

- làm sạch bộ máy tiêu hóa, chữa bệnh đi ngoài, chống nôn rất hiệu quả khi đi tàu xe.

- giữ trạng thái máu ổn định, kích thích sự lưu thông, giải độc, hết bầm tím

- kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, giúp trấn tĩnh khi bạn tức giận hay nổi cáu, trị trầm cảm.

- làm long đờm, giảm ho, trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm họng, sốt

- chữa và điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp, gẫy xương,

- Giảm đau, nhất là đau cơ, Chống viêm, chống nhiễm trùng hay lây nhiễm

- Kích thích và hoàn trả lại sinh lực

Cách sử dụng
- Dùng được cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai

- Không dùng với nồng độ cao, không dùng cho người có da mẫn cảm, không nên bôi khi ra nắng do nhạy sáng

- Đốt, xông: giảm căng thẳng, cảm giác cô đơn, buồn chán, trị buồn nôn, cảm cúm, cảm lạnh

- Tắm, massage: trị viêm khớp, thấp khớp, chữa buồn nôn, cảm lạnh và cảm cúm, hết đau nhức cơ bắp, hỗ trợ máu lưu thông và tiêu hóa kém.

- Tẩm 1 giọt vào khăn tay: dùng để ngửi có thể trị buồn nôn, nôn ói buổi sáng do nghén hay khi đi du lịch, cảm lạnh và cảm cúm.

- Kết hợp tốt với : trầm hương, đàn hương, ngọc lan tây, cam hương, hoa cam

Công thức pha chế gợi ý:
1/dầu nền+hương thảo+gừng: massage giải độc tố, làm ấm, giảm co cơ

2/dầu nền+ gừng+sả( các loại): massage sát khuẩn, giải độc, làm ấm toàn thân

3/dầu nền+quế +gừng:massage làm ấm toàn thân, khử mùi hôi,giảm đau cơ, trị cảm cúm, cảm lạnh

4/ 250ml dầu olive + 5ml gừng+ 3ml oải hương: massage tốt và lưu giữ mùi thơm lâu và dễ chịu

5/dầu nền+gừng: massage đơn giản có thể làm ấm, giải độc tố, cực kỳ thơm và dễ chịu

6/Bột toàn thân làm ấm da: 12 giọt đàn hương, 3 giọt gừng và 1 giọt hoắc hương

7/Chà răng bằng thảo mộc. 02 thìa nước súc miệng + 1/4 thìa muối biển + 02 giọt gừng + 03 giọt bạc hà : để trong lọ kín khí. Mỗi lần dùng nửa thìa nhỏ để chà răng.

8/Dùng cho người mắc bệnh thấp khớp: 2 giọt gừng + 2 giọt Helichrysum + 3 giọt Cúc La Mã + 2 giọt cam ngọt + 5 giọt Lavender + 2 giọt Mandarin + dầu dẫn hoặc dầu nền hay kem không mùi : xoa lên vùng bị sưng tấy hay bị đau nhức

Mùi hương trên cơ thể của phụ nữ luôn là ‘vũ khí lợi hại’ thu hút sự chú ý và làm ngây ngất đấng mày râu. Thay vì xịt nước hoa như thường lệ, việc sử dụng những loại tinh dầu thơm không chỉ giúp thư giãn mà còn làm cho bạn trở nên quyến rũ hơn trong mắt người ấy. 

Ngọc lan tây

Đây là mùi thơm gợi lên khoái lạc nhiều nhất. Mùi hương của ngọc lan tây cân bằng giữa sự yểu điệu và mạnh mẽ. Nếu bạn muốn thể hiện sự tinh nghịch nhưng vẫn rất lôi cuốn và quyến rũ với chàng thì ngọc lan tây là sự lựa chọn tốt nhất.

Đàn hương

Đàn hương mang tới cảm giác thư giãn và cuốn hút với hương vị ngọt ngào khiến cho bạn có cảm giác như đang đi vào một rừng cây, cảm giác thật yên tĩnh và thanh bình. Hương tinh dầu này phát huy tác dụng lớn nhất vào mùa thu và mùa đông.

Hoa nhài

Mùi hương hoa nhài tràn ngập không khí của vùng nhiệt đới. Nó mang lại cảm giác lãng mạn và mát lạnh. Sử dụng hương hoa nhài tốt nhất vào mùa đông.

Hương tinh dầu cho nàng

Hoa cam

Hương vị ngọt ngào của hoa cam mang tới sự êm dịu và còn lưu lại mãi trên cơ thể giúp bạn và người ấy cảm thấy được thư giãn và sớm nạp đầy năng lượng chuẩn bị cho một ngày mới.

Hoa hồng

Mùi thơm của hoa hồng luôn rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Nó không chỉ giảm mệt mỏi sau một ngày dài làm việc căng thẳng mà còn làm cho các bạn gái thêm phần nữ tính và quyến rũ hơn.

Dầu quất

Nếu bạn cần một “liều thuốc” kích thích sự phấn chấn của mình thì hương thơm tao nhã và khêu gợi của dầu quất sẽ giúp bạn hưng phấn hơn khi ở bên người ấy.

Gừng

Vị hăng cay của gừng luôn là "món gia vị" kích thích trong chuyện ấy. Hãy sử dụng hương tinh dầu gừng nếu năng lượng đang bị giảm sút. Nó sẽ kích thích các giác quan và làm bạn trở nên nóng bỏng hơn. Nên dùng vào những khi thời tiết mát mẻ.

Oải hương

Tinh dầu hoa oải hương từ lâu đã được sử dụng như một liều thuốc trấn tĩnh và thư giãn. Giúp giảm bớt căng thẳng và tạo nên sự lãng mạn trong đời sống chăn gối lứa đôi

Khám phá những cách làm đẹp với gừng để khỏe và đẹp hơn mỗi ngày.

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông khí huyết, giải tỏa stress, trị sẹo, tẩy da chết và chăm sóc cơ thể. Vì thế, hãy luôn có loại gia vị này trong tủ lạnh để bạn có thể làm đẹp với gừng  bất cứ lúc nào.

1. Ngâm chân giảm stress
Việc ngâm chân mỗi tối với gừng sẽ giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi, xua tan bệnh tật và lưu thông khí khuyết. Nếu chị em muốn có một làn da sạch mụn và hồng hào thì việc ngâm chân đều đặn sẽ có tác dụng rất tốt.
Sử dụng một chậu nước ấm, 2 thìa gừng tươi xát nhỏ, ngâm chân trong vòng 15-20 phút trước khi đi ngủ. Sau đó lau khô chân bằng khăn bông và kết hợp các biện pháp mát xa chân nhẹ nhàng để tăng tác dụng.
2. Trị sẹo mụn
Tham khảo trên nhiều diễn đàn làm đẹp thì sẹo mụn là vấn đề đau đầu với rất nhiều chị em. Tuy nhiên, với những lát gừng nhỏ dùng để xát lên mặt thì có thể giải quyết được vấn đề này. Lưu ý nên rửa gừng sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng. Bạn có thể sử dụng để xát lên mặt từ 1-2 lần trong một thời gian. Kết quả thu được sẽ rất ưng ý.
3. Trẻ hóa da
Gừng giúp làm ấm cơ thể, tạo sinh lực mới, tràn trề sức sống hơn. Bạn có thể sử dụng để tẩy da chết mỗi tuần 2 lần giúp làn da tươi mới, sáng mịn hơn.
Hỗn hợp gồm 1/2 chén đường, 1/4 chén dầu oliu, 2 thìa gừng xắt nhỏ, 1 quả chanh tươi. Trộn đều hỗn hợp trong một bát nhỏ và mát xa cơ thể đã được làm ướt trong vòng 15 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm bạn sẽ có kết quả bất ngờ.
4. Mát xa với tinh dầu gừng
Tinh dầu được coi là có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh và thư giãn cơ thể. Với những chị em muốn trẻ đẹp thì việc thư giãn kết hợp mát xa  là vô cùng cần thiết sau một ngày làm việc căng thẳng.
Công thức bao gồm:
- Một mẩu gừng bằng ngón tay rửa sạch, cắt lát mỏng
- 10-12 hạt nho khô
- 1 chén dầu oliu hoặc hạnh nhân
Trộn tất cả hỗn hợp này vào một lọ thủy tinh và để vào chỗ kín trong vòng 5 ngày. Sau đó sử dụng dầu này để mát xa toàn bộ cơ thể. Cách này sẽ giúp giảm đau nhức và da dẻ hồng hào, tươi sáng hơn.
5. Đẹp da với muối tắm gừng
Với hỗn hợp muối tắm, bạn có thể trộn chung bột quế để tăng tác dụng làm mịn, sát khuẩn cho da.
Công thức:
1/4 chén muối biển
3 thìa cà phê gừng bóc vỏ nghiền nhuyễn
1/2 muỗng bột cà phê quế
5 giọt tinh dầu cam
Trộn tất cả hỗn hợp này vào một hộp nhỏ, khuấy đều. Sau đó pha vào nước tắm ấm và ngâm mình thư giãn trong 20 phút.
Ngoài những cách làm đẹp trên, bạn nên sử dụng trà gừng mỗi ngày. Món trà tuyệt thơm này có tác dụng rất tốt với tiêu hóa, chống viêm nhiễm cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp nguồn vitamin magiê, kali, mangan, selenium, và vitamin C, E, và B6 dồi dào giúp da hồng hào, mịn màng.
Cách làm tinh dầu hoa hồng an toàn, thoải mái dưỡng da
Cách làm tinh dầu cam an toàn
Cách làm tinh dầu bưởi an toàn
Cách làm tinh dầu dừa an toàn
Cách làm tinh dầu sả tuyệt đối an toàn
Liệu pháp dầu thơm
Tự chế dầu gội đầu cho tóc mềm óng mượt
Tự pha chế nước hoa
Dầu oliu dưỡng tóc
(ST).
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi đang có khoảng 4000 bao tải đã trồng gừng và khoảng 500m2 đất đồi đang trồng gừng ở tây thiên vĩnh phúc. vì gừng tôi trồng là gừng sạch nên tôi muốn chế biến thành phẩm "rượu ngâm gừng" hoặc rượu gừng với mật ong có được không và cho biết cách chế biến và cách dùng trong những trường hợp nào có thể dùng được ( như uống hoặc matxa bụng giảm béo, tắm rượu gừng...) xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
bạn cho mình hỏi cách làm tinh dầu gừng thủ công tại nhà la pai lam như thế nào ?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
bạn cho minh hỏi cách làm tinh dầu gừng thủ công tai nhà thì phải làm như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Rất khó để làm tinh dầu gừng bằng cách thủ công bạn ạ!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý