Bánh canh bột gạo theo kiểu người Huế là món khoái khẩu của mình, ăn sợi bánh canh mềm dai, cộng với nước lèo thật ngon, vừa miệng, luôn hấp dẫn người ăn. Cách làm bánh canh này mình học trên chương trình sức sống mới, mới làm lẩn đầu còn nhác tay nên mình làm phân nữa lượng bột, ăn vẫn còn thòm thèm.
CÁCH 1: CÁCH LÀM BÁNH CANH KIỂU HUẾ
Nguyên liệu:
150g bột gạo
50g bột năng
1 chén nước nóng
Cách làm:
- Trộn bột gạo+bột năng+ ít muối+1 chén nước nóng vào 1 tô lớn, dùng đũa gỗ trộn bột cho khỏi nóng tay, khi bột đã nguội bớt thì dùng tay nhào bột thật mịn thành 1 khối tròn.
- Chia cục bột làm 3 phần nhỏ, lấy từng phần bột cán mỏng khoảng 1 đến 2 ly, rồi dùng dao bén cắt thành sợi dài (nhớ rắc bột năng làm bột áo để bột khỏi dính vào nhau).
- Chuản bị nồi nước sôi (có cho tí dầu ăn) luộc bánh canh, khi thấy bánh canh nổi lên mặt nước thì vớt ra tô, xã lại bằng nước lạnh.
Bánh canh là món ăn dân dã quen thuộc nhưng chỉ có bánh canh bột lọc được bán ở nhiều nơi. Sợi bánh bột gạo miền Nam được nấu chín trước khi cho nước dùng vào, nên tô bánh canh trong veo.
Thông thường, con bánh canh ngon được làm từ gạo Nàng Thơm loại cũ, gạo đã để vài ba tháng mới cho bánh độ dẻo dai nhiều hơn.
CÁCH 2: CÁCH LÀM BÁNH CANH MIỀN TRUNG
Tuỳ theo từng vùng mà cách bắt bánh bột gạo khác nhau. Miền Trung thường tạo con bánh vuông, dài cỡ gang tay, miền Nam thì bắt con bánh có phần tròn và mập mạp hơn, trông giống sợi bún khổ to. Sợi bánh bột gạo miền Nam được nấu chín trước khi cho nước dùng vào, nên tô bánh canh trong veo. Trong khi người Trung (đặc biệt là xứ Huế) lại có thói quen xắc ngay sợi bột vào nồi nước lèo, nên tô bánh canh sền sệt và màu đục.
"Đại diện" cho tô bánh canh nước trong miền Nam phải kể đến bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh). Món ăn này có vị ngọt từ một thứ nguyên liệu độc nhất là thịt heo. Nước dùng được làm ngọt bằng cách hầm kỹ xương heo và các loại củ, chan lên bánh canh và dùng kèm với thịt bắp heo xắt mỏng, miếng thịt nạc mềm, giò gân giòn, dai hay giò nạc béo thơm. "Kết duyên" cùng bánh canh còn có đĩa rau đặc sản rất lạ miệng, gồm đủ thứ đọt như đọt cóc, đọt xoài, đọt mít… và nhiều thứ rau sông độc đáo khác. Nước chấm đi kèm phải là chén nước mắm tiêu (nước mắm nguyên chất), không pha chế thêm một thứ gì khác để tránh làm hỏng vị ngon.
"Đại diện" cho bánh canh bột gạo miền Trung không gì khác ngoài bánh canh cá lóc Huế. Ăn món này thích thú nhất có lẽ là khâu… ngắm người bán thoăn thoắt thả từng sợi bột vào nồi, đầy điêu luyện. Bột gạo sau khi được nhào đủ độ mịn và dẻo sẽ được vo thành từng viên lớn, đắp lên xung quanh một cái chai bằng sành rồi cán mỏng. Người bán một tay cầm chai, một tay cầm miếng thiếc xắt từng sợi bột vào nồi nước sôi sùng sục. Bánh canh cá lóc Huế ăn rất hấp dẫn, bởi ngoài vị ngọt của cá lóc tươi, còn có vị béo ngọt của chả tôm, cùng nước dùng sánh đặc màu vàng tươi mỡ màng, nhiều rau thơm. Tô bánh canh Huế nhỏ, người khỏe có thể ăn một lần vài ba tô mà vẫn chưa thấy đã thèm.
Riêng dọc duyên hải miền Trung có món bánh canh cá biển, cũng dùng với sợi bột gạo trắng tươi, như bánh canh chả cá Nha Trang chẳng hạn. Vị ngon của món này hầu hết tập trung vào món chả cá quết. Chả ngon phải làm từ cá biển tươi như cá thu hay nhồng hương, không lẫn cá tạp. Cá phải được quết bằng tay (chứ không xay), quết đến độ đều và dẻo cũng vô cùng nhọc công. Vì sự kỳ công này mà món bánh canh dân dã mới có được vị ngon làm xiêu lòng người và trở thành một thứ đặc sản bình dân của ẩm thực Việt.
Nguyên liệu:
• 500g bột gạo
• 200g bột năng
Ảnh minh họa: internet
Thực hiện:
• Trộn bột gạo+ bột năng.
• Nhồi bột với nước nóng, nhồi nhanh và mạnh tay cho bột dẻo nhưng không nhão.
• Cho bột ra một cái thau sạch, ép bột cho thẳng mặt. Đổ nước sôi cao hơn bột khoảng 5 cm. Đậy lại cho đến khi nguội.
• Chắt hết nước ra khỏi thau bột. Dùng tay nhồi lại cho mịn, bột sẽ dẻo , hơi nhão và rất ngon.
• Múc một ít bột rót xuống, thấy bột chảy xuống đều, nhưng không chảy như nước, chảy thành dòng hơi dẻo là được. Nếu thấy bột đặc quá thì phải nhồi thêm với nước sôi .
• Nấu một nồi nước sôi. Cho bột vào trong một cái phễu (quặng). Rưới tròn đều cho bột chảy từ từ xuống nồi nước sôi.
• Khi bột trong nồi trong thì vớt ra cho vào thau nước lạnh, ngâm khoảng 5 phút, cho qua thau nước lạnh thứ nhì rồi vớt ra cho vào rổ, để ráo nước.
• Làm cho hết bột. Nếu nước sôi trong nồi bị đục thì thay nước khác.
Lưu ý: Nước không sôi mạnh quá, bánh canh sẽ bị gãy.
CÁCH 3: CÁCH LÀM BÁNH CANH BỘT LỌC
Bánh canh có nhiều loại, bánh canh bột lọc thường được nấu cho bánh canh cua, bánh canh bột gạo thì nấu cùng với tôm thịt, bánh canh bột gạo và bột năng thì nấu với tất cả các món, khi bạn mua ngoài chợ thường là bánh canh bột gạo và bột năng pha theo tỉ lệ 50/50.
Hôm nay mình làm bánh canh bột lọc để dành ăn với cua và chả cá. Nếu bạn muốn nước bánh canh lềnh lềnh bột thì bạn luộc bánh canh ngay vào nồi nước lèo luôn, nước lèo của bạn sẽ đậm đặc hương vị bánh canh cua hơn.
Nguyên liệu:
- 1 gói bột năng
- 2 muỗng ăn phở bột gạo
- 1 ít muối
- 2 muỗng ăn phở dầu ăn
- 2 chén nước nóng già
Cách làm:
- Cho bột năng + bột gạo + muối + dầu ăn vào tô trộn của máy KA dùng que chân vịt quay vài vòng cho bột hoà lẫn vào nhau.
- Nước sôi nóng già đổ nhanh tay vào tô bột bật máy cho máy nhồi bột thành 1 khối mịn màng dẻo.
- Bắt nồi nước sôi dùng nồi to để bánh canh có chỗ bơi lội , hoặc nấu sôi nồi nước lèo đến khi nước thật sôi thì cho bột vào khuôn ép, ép bánh canh vào nồi. Đợi cho bánh canh nhảy múa trong nồi là bánh canh đã chín, vớt bánh canh ra thả ngay vào 1 thau nước đá lạnh cho sợi bánh canh chuyển thành trong vắt. Nếu bạn luộc bánh canh ngay trong nồi thì khi bánh canh chín là có thể ăn được.
- Khi bánh canh đã nguội thì cho ra rổ cho ráo, khi ăn thì trụn lại sơ bánh canh nóng là có thể ăn được.
CÁCH 4
Nguyên liệu cho bánh canh bột năng và bột gạo
- 200 gr bột năng
- 200 gr bột gạo ( hoặc bạn có thể mua 1 gói bột bánh cuốn làm cũng được)
- 2 chén nước nóng già.
- 2 muỗng dầu ăn
- 1 ít muối
Cách làm cũng giống như bánh canh bột lọc
Nước nấu sôi từ từ cho vào bột, dùng đũa hay máy đánh tránh hay máy trộn bột… trộn đều, thấy bột ướt ráo lá được. Không nhão cũng không khô bột như bột há cảo, bánh bao hay bánh mì vậy đó.
Cho vào dụng cụ ấn bánh quy và ấn xuống nồi nước sôi.
Thích ngắn thì dùng tay kéo bột xuống, bột đứt ngang. Nếu thích nguyên cọng dài thì khỏi cắt. Dùng nĩa trộn cho cọng bánh rơi ra.
Thấy bột nổi lên thì vớt ra thao nước lạnh.
Vớt ra rổ cho ráo nước.
Nấu nước suop tùy thích ví dụ Bánh canh giò heo
Bánh canh tôm (vì không có cua nên không có bánh canh cua)
(ST)