Chữa sâu răng dân gian hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Chữa sâu răng dân gian hiệu quả

18/04/2015 07:07 PM
1,957

Nguyên nhân gây đau răng thường từ những chiếc lỗ sâu răng bé xíu. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu, vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh chóng trong khoang miệng do thức ăn, đường và tinh bột bị mắc kẹt lại.

Ảnh minh họa
(Ảnh minh họa)

Những vi khuẩn này sản xuất ra axít gây hại cho răng. Khi phần hư hỏng ở răng chạm đến dây thần kinh nằm bên trong, bạn sẽ rơi vào thảm cảnh “nằm ôm miệng mà khóc”. Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi. Bất kỳ sự viêm nhiễm nào xảy ra ở phần chân răng đều sẽ gây ra các cơn đau.

Nếu chưa thể sắp xếp được thời gian đến nha sĩ, bạn hãy thử áp dụng một số phương pháp giảm đau răng tại nhà sau đây:

- Chấm một ít tinh dầu của nụ hoa đinh hương trực tiếp vào răng bị sâu. Loại tinh dầu này có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả. Chúng còn có tác dụng gây tê nên từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian chữa đau răng. Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng trong nụ hoa đinh hương có chứa eugenul, hoạt động như một chất anesthetic. Khi mới thoa, tinh dầu hoa đinh hương làm bạn có cảm giác ngứa như ong đốt, nhưng chắc chắn cơn đau răng sẽ giảm liền ngay sau đó.

- Hỗn hợp bột gừng và ớt sừng đỏ cũng cho tác dụng giảm đau răng. Cho hai loại bột này vào một cái chén, nhỏ thêm vài giọt nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm hỗn hợp bột gừng và ớt rồi đặt chúng vào khu vực đang bị đau. Cần chú ý đặt miếng bông lên trên răng để tránh gây kích ứng cho lợi. Trong trường hợp không có hai loại gia vị cùng lúc, bạn có thể dùng riêng từng loại. Cả gừng và ớt đều có tác dụng làm giảm các cơn đau răng.

- Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Lặp lại thường xuyên khi thấy cần thiết.

- Khuấy một muỗng canh muối vào ly nước ấm và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ. Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên nếu thấy cần thiết.

- Cho một cục đá nhỏ vào túi ny-lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng đau trong vòng 15 phút nhằm làm tê dây thần kinh. Ngoài ra, có thể đặt túi đá lên cổ, phía trên của chỗ bị đau răng.

- Một túi trà ấm, còn ướt cũng  là mẹo hay để chữa đau răngg. Trong trà đen chứa chất làm se là tannin. Chúng có khả năng làm giảm sưng và giảm đau tạm thời.

- Nếu gặp rắc rối do chứng co rút ở lợi, bạn có thể phải chịu đựng rất nhiều cơn đau khi dùng những thức ăn, đồ uống nóng hoặc quá lạnh. Khi lợi co rút lại, phần ngà răng nằm phía dưới bề mặt men răng sẽ bị lộ ra ngoài, khiến răng trở nên cực kỳ nhạy cảm. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

- Thay đổi bàn chải. Hãy chọn những chiếc bàn chải có lông mềm mại để bảo vệ các mô tế bào của lợi và chống co rút.

-  Để chặn ngay các cơn đau, bạn có thể thử áp dụng kỹ thuật ấn huyệt. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đối với những phụ nữ đang mang thai.

Lưu ý:

Dù có áp dụng cách chữa đau răng nào thì việc hẹn gặp nha sĩ vẫn là điều quan trọng và cần thiết nhất. Những biện pháp chữa trị tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Trong khi đó, nha sĩ cần kiểm tra chiếc răng đau của bạn thật tỉ mỉ và tìm ra nguyên nhân gây đau răng. Nếu không xác định đúng nguyên nhân, tình hình sẽ càng trầm trọng hơn.

Theo số liệu công bố trong một tài liệu chuyên khoa năm 2003, 90% dân số Việt Nam có vấn đề về răng miệng. Trong đó, bệnh sâu răng và bệnh quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất.

Được xếp vào chứng bệnh của thời đại và văn minh, bệnh sâu răng cùng với bệnh vùng quanh răng là những bệnh phổ biến nhất của ngành Nha khoa (so với các bệnh khác như bệnh tủy răng, bệnh của răng khôn).

Bệnh về răng đang có chiều hướng tăng cao ở nước ta do những thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tuổi thọ trung bình.

Sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng

3 yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian.

- Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng (dân gian gọi là bựa răng).

- Đường trong thức ăn và đồ uống: Vi khuẩn sử dụng đường để tạo và phát triển các mảng bám răng. Đồng thời chúng tiêu hóa đường để tạo axit, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, làm thành lỗ sâu.

- Thời gian vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng. Nói chung vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tùy thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn (đặc quánh hay lỏng, loãng).

Sâu răng xuất hiện khi nào?

Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại. Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc.

Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người bệnh. Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh.

Dấu hiệu của bệnh

Một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng. Bệnh nhân nào cũng có thể tự phát hiện ra dấu hiệu này. Nhưng rất tiếc là khi các lỗ hổng này xuất hiện ra thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, đang bước sang giai đoạn trầm trọng.

Do đó lỗ sâu răng không phải là dấu hiệu giúp chúng ta phát hiện bệnh kịp thời. Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Do đó người bình thường không nhận ra mình bị bệnh.

Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với mức độ nhẹ, đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng, lạnh ho��c chua, ngọt. Nhưng ngừng ăn thì cơn đau cũng ngừng.

Nếu để bệnh tiếp tục tiến triển thì sâu răng sẽ ăn vào tận buồng tủy răng, gây ra bệnh viêm tủy, đến lúc này thì rất đau, cơn đau kéo dài và người bệnh thường không xác định chính xác được là răng nào đau (thường chỉ xác định được một khu vực đau chung chung).

Nếu vẫn tiếp tục để bệnh phát triển mà không điều trị thì tủy răng sẽ chết và từ bệnh sâu răng và viêm tủy răng sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch... nhiều trường hợp gây ra tử vong. Vì vậy, không nên coi thường bệnh sâu răng.

Điều trị bệnh sâu răng

Nếu được phát hiện sớm khi lỗ sâu răng chưa xuất hiện hoặc khi sâu răng chưa ăn sâu vào lớp ngà răng thì phần lớn bệnh sâu răng có thể được ngăn chặn bởi chính người bệnh mà không cần phải điều trị phức tạp, tốn kém.

Có 3 cách chủ yếu để chữa bệnh sâu răng ở giai đoạn sớm, đó là:

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.

- Hạn chế tối đa các thức ăn, đồ uống có phụ gia là đường.

- Sử dụng dung dịch keo Fluor ở chỗ răng sâu. Phương pháp này có tác dụng rất nhanh và hiệu quả trong việc ngăn chặn sâu răng và phục hồi cấu trúc răng trở lại bình thường. Bởi vì Fluor ở dung dịch này có nồng độ cao hơn nhiều so với ở trong kem đánh răng. Nhưng tuyệt đối cách này chỉ được thực hiện bởi nha sĩ để tránh ngộ độc Fluor, nhất là ở trẻ em.

Ở giai đoạn muộn của bệnh sâu răng thì cách điều trị phổ biến nhất là hàn răng. Trong một số trường hợp hy hữu khi răng sâu nặng, không thể hàn được thì phải nhổ.

Vậy làm sao để phát hiện ra bệnh sâu răng sớm?

Chỉ có một cách duy nhất là đi khám nha khoa theo định kỳ 6 tháng 1 lần, bởi vì chỉ có nha sĩ với những phương pháp kiểm tra lâm sàng và X-quang mới có thể phát hiện ra sâu răng ở giai đoạn sớm.

Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm chết người, nhưng nó lại là một rào cản lớn trong vấn đề giao tiếp hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, dưới đây là một trong những nguyên nhân:

1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình.

Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong các trường hợp kể sau:

• Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.

• Nhiễm trùng ở nướu răng;

• Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh;

• Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.

• Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi;

• Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.

Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS.

Ngoài ra một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu… cũng làm giảm nước bọt trong miệng.

Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.

2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo.

Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uông vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.

3. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như:

Nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối.

4. Khi có rối loạn về sự co bóp của bao tử , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo , ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.

Trái với nhiều tin tưởng, táo bón không gây hôi miệng và bệnh bao tử cũng ít gây hôi vì bình thường miệng thực quản khép kín. Bao tử gây hôi miệng khi nào ta ói mửa hoặc ợ hơi, dội ngược thực quản.

5. Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng.

Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.

6. Một nguyên nhân Tâm Lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu.

Nhiều người mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi. Họ tự cô lập, trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt.

7. Một trường hơp rất hiếm là Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.

Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như broccoli, đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật.

8. Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.

9. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ.

Đo hôi miệng để xác định bệnh

Có nhiều cách để ước lượng mức độ hôi trong miệng.

• Người giám định ngửi mùi hôi : bênh nhân ngồi cách người giám định khoảng một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không. Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó.

• Tự mình ước định bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi; ngửi mùi trên dây dental floss sau khi cà răng.

• Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng và khá hữu hiệu.

Điều trị

Về điều trị thì ta phải áp dụng các phương thức sau đây:

1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ MIỆNG.

Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.

Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.

Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30%-90%. Nên khám Nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiềm độc nớu thì xin chữa.

Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.

Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừn để lưỡi bị thương tích.

2. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.

3. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, fo mát có mùi mạnh.

4. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars.

5. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.

6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm.

7. Bớt uống cà phê

8. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm mọt lần để lau chùi răng

Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.

Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.

Một số bài thuốc dân gian chữa hôi miệng

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là dạ dày bị nhiệt, có thể lấy chanh tươi 2-3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh.

Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.

- Rễ cỏ lau tươi 100-200 g, đường phèn 30-50 g, rễ cỏ lau tươi rửa sạch, cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay chè.

- Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.

- Dưa hấu ép lấy nước uống.

Chữa hôi miệng trong khoang miệng:

- Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.

- Hạt hoa quế 3 g, nấu nước, dùng súc miệng mỗi ngày vài lần.

- Quả vải khô 2-3 quả, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.

- Đu đủ 30 g, hoắc hương 6 g, đem sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.

- Cau bổ thành từng miếng, ngậm dần trong miệng hàng ngày.

Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu

- Mơ xanh ướp muối, phơi khô, ngậm trong miệng sau bữa ăn.

- Lá cây đậu xanh 15 g, hoắc hương 10 g, sắc lấy nước, súc miệng ngày 3 lần.

- Quả lê bỏ vỏ, hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày, uống thay nước trong vài ngày liền.

Bạn đau răng và cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu. Nếu chưa thể đi khám và lấy thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay, bạn có thể tham khảo những mẹo chữa đau răng dưới đây.
Mẹo nhỏ chữa đau răng hiệu quả

Bạn đã từng trải qua những cơn đau răng? Bạn cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu. Chắc chắn mỗi lần đau răng như vậy bán sẽ nghĩ ngay đến việc phải đi khám và mua thuốc uống. Đó là một quyết định sáng suốt, bởi dù bạn cảm thấy đau răng hay đau quanh vùng chân răng thì đó cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, các vết nứt trong răng, bất kỳ chấn thương nào của răng, viêm xoang, nhiễm trùng do răng khấp khểnh… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị lập tức thì sẽ nặng hơn.

Tuy nhiên, nếu chưa thể đi khám và lấy thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay, bạn có thể tham khảo những mẹo chữa đau răng dưới đây để giảm bớt sự đau đớn mà bạn đang phải chịu:

- Đánh răng kỹ và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng. Dùng nước súc miệng để súc miệng cho sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng của bạn được sạch sẽ và không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn, và có thể làm giảm chứng đau răng.

- Chườm đá. Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.

- Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.

Mẹo nhỏ chữa đau răng hiệu quả, Sức khỏe đời sống, suc khoe, dau rang, thuoc, chi nha khoa, nhiem trung

- Bôi dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.

- Dùng gừng. Gừng có tính kháng viêm, do đó, bạn có thể dùng rễ gừng giã nát và đắp lên răng. Làm một vài lần như vậy sẽ rất công hiệu.

- Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.

- Dùng mấy nhánh tỏi, nghiền nát, trộn thêm một ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát trùng và do đó, sẽ phần nào giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.

- Dùng một lượng nhỏ hydrogen peroxide và ngậm trong miệng của bạn trong khoảng một phút. Sau đó, nhổ đi và súc miệng lại cho sạch. Hydrogen peroxide giúp giảm nhiễm trùng, giảm đau và giảm viêm nướu, răng, lợi.

- Nước muối ấm. Một trong những biện pháp khắc phục đau răng đơn giản là dùng một ly nước ấm pha với hai thìa muối để súc miệng. Nước muối ấm sẽ giúp giảm các nhiễm trùng và làm giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.

- Pha nước soda với nước thường để súc miệng. Nước soda được coi là có thể giảm đau răng tạm thời. Bạn cũng có thể thay thế nước soda bằng rượu whisky. Mỗi lần súc miệng khoảng vài giây, làm vài lần như vậy trong ngày.

- Một cách khác cũng có hiệu quả là trộn mù tạt với bột nghệ. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng răng nướu bị đau. Hỗn hợp này sẽ làm giảm viêm và đau quanh răng.

Với những phương pháp đơn giản này, bạn có thể tạm thời ngưng được các cơn đau răng. Tuy nhiên, để chữa trị hiệu quả triệt để các triệu chứng đau răng, tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.

Anh MH
Hôm sau, răng em nhức buốt và đau vô cùng, nhất là những khi em ăn đồ ăn lạnh hoặc uống nước lạnh.

Em đang nuôi con nhỏ, lại chưa cai sữa cho con nên chẳng dám đi chữa răng, uống thuốc giảm đau cũng không dám. Vậy là cả ngày cứ ngồi ôm răng chịu trận. May sao hôm đó chồng em đi công tác về, anh trách em sao không gọi điện cho anh, vì anh có những bài thuốc dân gian chữa răng hay lắm, mà cũng không lo tác dụng phụ vì toàn dùng thảo dược thôi. Thế là em ngoãn ngoãn thực hiện theo một số cách thức trị đau răng của chồng. Hiệu quả lắm nhé chị em à. Cảm ơn ông xã thông thái mà em cũng bớt được những cơn đau răng kinh khủng.

Thế là em tranh thủ “phỏng vấn” chồng em về tất tần tật những bí quyết trị đau răng mà chồng em biết để chia sẻ với mọi người, để nếu ai đau răng mà chưa kịp đi khám, hoặc những ai có con nhỏ không thể thoải mái đi chữa răng như em thì có thể áp dụng để giảm những cơn đau khó chịu một cách ngay tức khắc.

Anh MH
Bột gừng hòa thêm một chút nước cho sền sệt, rồi chấm vào vùng răng bị đau.

- Trộn hỗn hợp bột gừng và ớt sừng đỏ với nhau, hòa thêm một chút nước cho sền sệt, sau đó lấy tăm bông chấm hỗn hợp này vào vùng răng bị đau. Nên chấm lên trên răng để tránh gây kích thích cho vùng lợi. Nếu không có hai loại gia vị này thì có thể dùng riêng từng loại để hòa với nước thành hỗn hợp sền sệt như trên.

- Cho một cục đá nhỏ vào túi ny-lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng đau trong vòng 15 phút nhằm làm tê dây thần kinh.

- Pha một thìa bột canh muối vào cốc nước ấm rồi lấy súc miệng trong vòng 30 giây thì nhổ bỏ. Nước muối có tính kháng khuẩn nên sẽ làm sạch quanh răng và làm sạch các chất gây sưng lợi. Có thể súc miệng liên tục đến khi đỡ đau.

- Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Có thể súc miệng liên tục đến khi đỡ đau.

Ảnh MH
Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 - 3g, cho vào miệng nhấm nhẹ cho dập rồi chuyển sang bên có răng đau.

- Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 - 3g, cho vào miệng bên không đau răng, đập nhẹ cho dập rồi chuyển sang bên có răng đau, chỉnh cho miếng gừng nằm trên mặt răng, nhấm nhẹ cho tiết nước cay, thỉnh thoảng lại chuyển vị trí miếng gừng đến tất cả các răng đau.

- Dùng mấy nhánh tỏi, nghiền nát, trộn thêm một ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát trùng và do đó, sẽ phần nào giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.

- Pha nước soda với nước thường để súc miệng. Nước soda được coi là có thể giảm đau răng tạm thời. Hoặc nếu không, chị em cũng có thể thay thế nước soda bằng rượu whisky. Mỗi lần súc miệng khoảng vài giây, làm vài lần như vậy trong ngày.

- Một cách khác cũng có hiệu quả là trộn mù tạt với bột nghệ. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng răng nướu bị đau. Hỗn hợp này sẽ làm giảm viêm và đau quanh răng.

Anh MH
Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.

- Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Nhựa cây có tính sát khuẩn, giảm đau, thường dùng trong dân gian để chữa đau răng, sâu răng.

- Hạt na đập lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ hết đau ngay. Bởi hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.

Lưu ý: Các phương thuốc trên chỉ có hiệu quả tạm thời ngay tức khắc thôi, chứ không chữa khỏi hẳn bệnh sâu răng và đau răng. Nên là sau đó chị em vẫn phải đến nha sĩ đấy nhé.

1. Dùng 1 ít hạt tiêu, ngậm vào chỗ răng sâu thì có thể giảm đau.

2. Lấy 1 bông hoa đinh hương, dùng răng cắn nát, nhét vào chỗ khe răng sâu, vài tiếng sau thì răng sẽ bớt đau, đồng thời trong 1 thời gian dài, đau răng không tái phát nữa.

3. Dùng nước để mài huyệt hợp cốc hoặc dùng ngón tay xoa bóp thì đều có tác dụng giảm đau

4. Dùng nước muối hoặc rượu để xúc miệng vài lần, cũng có tác dụng giảm nhẹ hoặc chống đau răng

5. Nếu răng dột nhiên bị đau thì là do tích tụ nhiều mủ gây ra, có thể dùng túi lạnh để đắp lên, sẽ có thể giảm đau.

Chú ý

1. Nếu đau răng lâu không khỏi thì nên ngậm viên giảm đau, có tác dụng giảm đau nhất thời.

2. Giảm đau không có nghĩa là có thể điều trị khỏi hẳn, cần chú ý vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa đau răng. Khi răng đau phát tác thì dùng các cách ở trên không thể chữa dược, cần đưa ngay đến bệnh viện để cấp cứu

3. Để ngăn ngừa đau răng thì quan trọng là phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng vào tối và sáng mỗi ngày là rất quan trọng, sau bữa ăn xúc miệng cũng là 1 cách hay.

4. Để ngăn ngừa các bệnh về răng thì nên dùng phương pháp đánh răng theo chiều ngang và dọc, khi đánh thì hướng của bàn chải phải cùng hướng với răng, như vậy vừa có thể làm sạch vừa có thể massage cho răng, cải thiện tuần hoàn dịch máu của các tổ chức xung quanh, giảm đau do bệnh về răng gây ra.

Mùa đông giá rét, sức đề kháng của con người sẽ yếu đi tạo điều kiện cho các loại bệnh phát triển. Nhưng rất ít người chú ý rằng hàm răng cũng cần được bảo vệ kỹ càng vào mùa đông.
Chúng ta không nên coi nhẹ các bệnh liên quan đến răng. Bạn cảm thấy đau răng, lợi bị viêm, buốt răng,.. tất cả những hiện tượng trên không những làm cho bạn ăn không ngon ngủ không yên mà nó còn dẫn đến các loại bệnh như viêm phổi, các bệnh liên quan tới tim, huyết quản, đường tiêu hóa. Nếu bạn muốn trải qua một mùa đông một cách khoẻ mạnh hãy nên tham khảo phương pháp bảo vệ răng vào mùa đông của các chuyên gia.

Thận tốt là nguồn gốc của hàm răng khoẻ mạnh: Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, nguồn gốc của các loại bệnh về răng là ở thận. Lý thuyết đông y cho rằng, trong ngũ tạng thận điều tiết khung xương của con người, mà răng là phần cuối cùng của khung xương. Nếu thận khí không đủ sẽ ảnh hưởng tới lõi răng, răng lung lay, co lợi. Vì thế muốn bảo vệ răng mọi người phải chú ý giữ gìn khí thận.

Các chuyên gia khuyên rằng, mùa đông chính là lúc chúng ta càng phải giữ gìn sự khoẻ mạnh của thận, nên ăn hạch đào không những có thể giúp răng chắc khoẻ mà còn có hiệu quả rõ rệt trong phòng chống các bệnh dị ứng liên quan đến răng. Ngoài ra các bạn có thể ăn mật ong bởi chúng tốt cho tiêu hoá và phòng các bệnh về răng miệng.

Trà giúp chúng ta có hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho


Luôn giữ cho khoang miệng sạch sẽ hàng ngày: Khí hậu mùa đông khô hanh, rất nhiều mầm bệnh bay trong không khí, nếu con người hít phải những nguồn không khí này sẽ rất dễ mắc các bệnh về miệng. Đồng thời, mùa đông mọi người thường ăn rất nhiều những loại thức ăn bổ xung dinh dưỡng cho cơ thể như thịt, sinh tố hoa quả,…nếu không chú ý giữ sạch khoang miệng sẽ ẩn chứa rất nhiều loại bệnh về răng miệng.

Các chuyên gia khuyến cáo, thường xuyên làm sạch khoang miệng để giữ vệ sinh răng miệng. Đồng thời uống trà sẽ giúp làm sạch các thức ăn thừa sót lại trong miệng, thường xuyên uống trà rất có hiệu quả trong phòng trừ các bệnh về răng miệng, giúp răng thêm chắc khoẻ. Ngoài ra, hạn chế ăn các loại thực phẩm ngọt hoặc chứa đường, sau khi ăn nhớ làm sạch miệng, mỗi sáng và tối nhớ chải răng, kiểm tra răng miệng định kỳ.
Chú ý sự thay đổi thời tiết tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Không khí mùa đông rất lạnh, khi hít thở răng sẽ tiếp xúc với luồng khí nên dễ mắc các triệu chứng như viêm lợi, chảy máu chân răng. Nếu thay đổi nhiệt độ nóng lạnh đột ngột thường xuyên, tần xuất những cơn đau răng của bạn sẽ rất cao. Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhiệt độ xuống thấp, gió lớn, chúng ta nên mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh cho răng bị lạnh. Khi vừa đi ngoài trời lạnh về chúng ta không nên ngay lập tức uống nước nóng hoặc ăn đồ ăn nóng, nên nghỉ ngơi một chút rồi mới ăn uống. Khi chải răng nên dùng nước ấm để tránh nước lạnh tác động xấu đối với răng.

Lẩu là món ăn yêu thích vào mùa đông của rất nhiều người. Nhưng bản thân lẩu có nhiệt độ rất cao dễ làm tổn thương khoang miệng. Hơn nữa lẩu lại thường cay khiến người dùng cảm thấy nóng, gây đau sưng phần lợi, chảy máu chân răng. Các chuyên gia khuyên rằng, ăn lẩu cũng không nên quá nóng, tần xuất cũng nên phù hợp, không nên quá nhiều. Sau khi ăn nhớ bổ xung nước, ăn thêm các loại hoa quả như lê, táo, chuối…để hạ nhiệt.

Cách muối cà xổi ngon trong tích tắc

Cách làm cua rang muối ớt ngon ngây ngất

Cách uống rượu vang đúng cách

Cách làm yaourt tại nhà giúp bạn ăn thả ga

Cách làm đèn trời thả chơi

Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn không thể chối từ

Cách làm sạch dạ dày lợn để món khoái khẩu của gia đình bạn trở nên an toàn hơn

Cách xào rau muống ngon hấp dẫn cả gia đình

Cách làm quẩy nóng khỏi cần mua ngoài hàng

Cách làm bánh macaron của người Pháp

Cách làm mắm kho quẹt ngon đúng vị

Cách làm bánh khọt miền Nam

Cách làm bánh đúc truyền thống

Cách làm bánh da lợn thơm ngon

Cách làm bánh quai vạc chiên

Cách làm bánh quy bơ

Cách làm bánh quy bằng lò vi sóng

Cách làm bánh quy socola hấp dẫn cả nhà

Cách làm bánh quy mặn

Cách làm bánh quy hạnh nhân

Cách làm bánh wagashi đến từ xứ sở hoa anh đào

Cách làm bánh waffle xốp mềm, thơm ngon

Cách làm bánh cay thơm ngon đặc sản Sài Gòn

Ý nghĩa của các nụ hôn

Cách trang trí tường nhà thật đẹp

Trang trí căn hộ chung cư giúp bạn cải thiện không gian sống

Mẫu áo khoác mặc với váy

Những kiểu tóc của Mai Phương Thúy

Cách làm vòng tay may mắn làm quà tặng bạn bè

Cách chọn áo sơ mi nam chuẩn không cần chỉnh

Tự làm giò sống ngon đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Cách làm nhút Thanh Chương món đặc sản khó quên

Tự làm kem dưỡng da tay đảm bảo an toàn, không lo mùa hanh khô đến

Cách làm bình hoa bằng giấy cực đẹp

Cách làm kẹo lạc ngon hơn ngoài hàng

Cách làm okonomiyaki món ngon đến từ Nhật Bản

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
giúp mình nhé: tư vấn cho mình cách điều trị sâu răng khỏi triệt để trong dân gian thường dùng.khi sâu đã vào tới tủy răng.cho mình cảm ơn na
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
ngày trước mình cũng bị sâu răng, mình về phòng khám ở Hưng yên chữa rất hiệu quả, thời gian đó mình bị nhức buốt răng cảm giác đau sâu vào tận óc vậy, được một ngừoi bạn giới thiệu nên mình gọi điện về phòng khám ấy nhờ tư vấn, sau đó họ gửi qua đường xe khách cho mình thuốc và hướng dẫn sử dụng, mình dùng thuốc bôi vào răng bị sâu thì quả nhiên một lúc đã thấy hết đau, và thấy dễ chịu hẳn, giờ thì mình khỏi rồi, từ đó ko thấy bị đau lại nữa, bạn nào bị thì gọi điện về đó để được tư vấn và chữa nhé, Phòng khám bác sỹ Vui, sđt 0976.459.478 (địa chỉ xã Dạ trạch, Huyện Khoái châu, Tỉnh Hưng yên). Chúc các bác mau khỏi nhé!
tôi vừa hết đao răng đây nè pà con...nếu có nhức răng chỉ cần lấy rượu XUÂN THẠNH - LÃO TỬU, đặc sản của TRÀ VINH ra ngậm trong vòng 5 - 10 phúc la hết ngay!chúc sức khoe pà con nha!!!!
Bo minh co thuoc ngam sau rang tuyet voi lun. ai ngam cung khoi chi can ngam 30p la dc. nang thi ngam 2 lieu la khoi ke ca viem loi, rui buot chan rang nua
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý