Nếu bạn cảm thấy bạn đã thử mọi cách mà vẫn không khỏi thì bạn đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp giúp bạn tìm lại bờ môi mềm mại gợi cảm. Dưới đây là bí quyết trị nẻ môi hữu hiệu.
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG KHÔ NẺ MÔI
Nguyên nhân
- Dị ứng với các sản phẩm mỹ phẩm nào đó.
- Tiếp xúc với nhiều với môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời khiến cho môi bị khô.
- Do cơ thể bị mất nước.
- Thường xuyên sử dụng xà phòng.
- Thiếu vitamin A, B và C trong cơ thể.
- Hút thuốc nhiều.
- Vitamin A, B2 rất cần thiết cho việc “sửa chữa” đôi môi khô nứt và nuôi dưỡng làn da..Thiếu hụt Vitamin B2 trong cơ thể sẽ khiến môi bạn bong nẻ.
- Do làn da bị rối loạn.
Những triệu chứng
- Mất dần độ ẩm của đôi môi
- Kiểm tra có cảm giác đau
- Khô môi
- Môi hơi đỏ hơn bình thường
- Môi không còn cảm giác dịu dàng
- Chảy máu môi
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ CÓ ĐÔI MÔI MỌNG NHƯ Ý
Những điều cần tránh
Nếu đôi môi của bạn bị khô nẻ thì bạn tuyệt đối không được liếm chúng bởi vì chính điều đó làm đôi môi của bạn khô và nứt nẻ thêm. Bạn tuyệt đối không được hút thuốc vì hút thuốc sẽ làm làn da môi khô hơn và đặc biệt tránh dùng mỹ phẩm quá nhiều trong lúc đang bị khô môi. Mặc dù, bạn có thể dùng son môi hoặc son bóng để che khuyết điểm đó, nhưng thực chất các loại son này càng khiến da môi khô và nứt nẻ hơn.
Son môi hay son bóng không trị được làn môi khô
Cân bằng độ ẩm cho da
Hầu như không có giải pháp nào có thể cải thiện vấn đề này mà không tác động gì lên nó. Vì vậy, hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và đặc biệt, bạn phải uống thật nhiều nước, đây là giải pháp chữa trị rất tự nhiên để giữ độ ẩm cho làn da của bạn từ trong ra ngoài.
Nước luôn là yếu tố cần thiết cải thiện đôi môi khô nẻ
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Vitamin C và B rất cần thiết cho một làn da mịn màng. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã thu nạp đầy đủ các chất này trong chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn rau quả tươi. Cách hấp thụ vitamin B nhanh nhất vào cơ thể bạn là ngậm viên vitamin B. Đây không phải là cách chữa trị có hiệu quả nhanh nhất mà là giải pháp phòng ngừa để không bị khô môi.
Sử dụng mật ong nguyên chất
Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện. Hãy thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần.
Thoa mật ong rất tốt cho môi
Sử dụng các loại rau và cây lá
Cây lô hội là loài thực vật nổi tiếng mang lại cho bạn làn da min màng. Để chữa trị đôi môi khô nứt thì bạn nên đăp cây lô hội 2 lần/ ngày. Dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt mà nó còn có tác dụng vỗ về nhẹ nhàng đôi môi của bạn để làm giảm sưng do môi khô nẻ gây ra. Hãy thực hiện thường xuyên nếu bạn muốn lấy lại bờ môi mịn màn một cách nhanh chóng.
Mùa lạnh, không khí hanh khô chính là nguyên nhân làm mất đi độ ẩm của da và làm cho đôi môi của bạn dễ bị khô nứt. Việc này không chỉ gây khó chịu mà còn làm cho bạn cảm thấy kém tự tin với nụ cười của mình.
Hãy xem những gợi ý nhỏ của chúng tôi để luôn có một nụ cười tươi xinh rạng rỡ nhé!
Uống thật nhiều nước
Mùa lạnh, bạn cảm thấy ít khát nước hơn. Vì thế thường quên hoặc cảm thấy lười uống nước. Chính nguyên nhân thiếu nước ở cơ thể sẽ làm mất đi độ ẩm của da và dễ làm cho đôi môi của bạn bị khô và nứt nẻ. Vì vậy, dù là trời lạnh, bạn cũng nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống ít nhất 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ là biện pháp hiệu quả giúp bạn chống được tình trạng khô nứt môi.
Không liếm môi hoặc bóc da môi
Nhiều người cho rằng mùa lạnh, môi bị khô, bong tróc thì nên liếm môi thường xuyên hoặc bóc đi lớp da môi đó để môi hết khô hoặc có lớp da môi mới đẹp hơn. Nhưng chính sự liếm môi đó làm cho môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ làm mất đi lớp ẩm trên môi, làm cho chúng càng trở nên khô hơn. Việc bóc da môi sẽ có nguy cơ làm cho môi của bạn bị chảy máu và gây tổn thương môi vì mất đi lớp bảo vệ. Vì thế, để tránh nứt môi, khô môi thì không nên liếm môi hoặc bóc da môi.
Hình minh họa
Cung cấp vitamin B
Việc môi bị khô và bong tróc chính là dấu hiệu của việc thiếu vitamin B. Chính vì thế, vào mùa lạnh, bạn nên cung cấp thêm cho cơ thể những thức ăn chứa vitamin B để tránh làm cho da môi bị khô. Trái cây, rau xanh, các loại đậu xanh, trắng, đen… và các sản phẩm sữa sẽ giúp cung cấp nhiều vitamin B cho cơ thể của bạn.
Sử dụng các sản phẩm tự nhiên để bảo vệ môi
Dầu dừa, dầu oliu hay mật ong chính là những sản phẩm tự nhiên, hữu hiệu giúp cho làn da môi của bạn thêm mềm mại và bớt tính trạng khô và bong tróc. Vì thế, nếu muốn ngăn ngừa khô môi, nứt môi, bạn hãy bôi dầu dừa, dầu oliu hoặc mật ong lên môi mỗi ngày từ 2 -3 lần nhé!
Sử dụng sáp chống nẻ
Biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp cho môi của bạn không bị khô nứt trong mùa lạnh chính là bôi sáp chống nẻ. Hàng ngày, bạn nên bôi lên môi một lớp sáp chống nẻ, bạn sẽ thấy sáp chống nẻ có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu các vùng da khô nứt rất hiệu quả.
Mùa đông này bạn khỏi lo lắng vì đã biết cách "điều trị" đôi môi khô nứt nẻ khó chịu thành đôi môi mềm mại.
TỰ TRỊ ĐÔI MÔI KHÔ NẺ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Để hiện tượng đôi môi khô và nứt nẻ nhanh chóng biến mất, bạn hãy áp dụng 5 bước chăm sóc môi đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả dưới đây để giã biệt tình trạng khó chịu này sớm nhất.
Nếu bị những ngày rét nàng Bân tháng 3 này làm đôi môi bạn bị khô và nứt nẻ thì hãy áp dụng chăm sóc môi theo 5 bước đơn giản dưới đây nhé.
Khi với lý do nào bạn phải sở hữu một đôi môi khô và nứt nẻ thì không có gì xấu xí và khó chịu bằng. Chưa kể chúng khiến bạn mất tự tin khi xuất hiện ở bất cứ nơi đâu vì nó có thể làm xấu tổng thể khuôn mặt bạn. Ngoài ra, đau nứt nẻ môi còn khiến bạn phải cảm thấy đau và xót khi ăn uống và thậm chí là cả khi nói năng với bạn bè, đồng nghiệp.
Để hiện tượng đôi môi khô và nứt nẻ nhanh chóng biến mất, bạn hãy áp dụng 5 bước chăm sóc môi đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả dưới đây để giã biệt tình trạng khó chịu này sớm nhất.
1. Mỡ từ ngỗng hoặc vịt
Ngày xưa người ta thường dùng mỡ từ ngỗng, vịt để làm mềm môi. Và đó cũng là một liệu pháp rất tuyệt vời để chống môi nẻ. Thường xuyên bôi chúng cho đến khi môi bạn không còn nứt nẻ nữa.
2. Nước
Uống nhiều nước càng tốt, nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô. Nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng nếu làm việc dưới máy điều hòa nhiệt độ. Ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da trong mùa khô hanh. Hạn chế một số đồ ăn có thể gây khô, nứt môi như hạt tiêu, ớt…
3. Dưa chuột
Dưa chuột không chỉ có tác dụng dưỡng da mà nó còn có thể chữa trị chứng nẻ môi mãn tính cực kì hiệu quả. Nếu bạn bị nẻ môi mãn tính hoặc nẻ môi nghiêm trọng, bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột và chà nhẹ chúng lên môi để những tinh thể nước trong dưa chuột có thể thấm sâu vào làn môi của bạn. Để như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch môi lại bằng nước ấm, bạn sẽ có một bờ môi mềm mại và không hề nứt nẻ nữa. Chăm chỉ thực hiện theo cách này vài lần mỗi ngày, bạn sẽ giúp làm môi của mình sáng mịn và hồng đẹp tự nhiên.
4. Cánh hoa hồng tươi
Hoa hồng được coi là thần dược chăm sóc sắc đẹp, trong đó có cả tác dụng phòng và chống nẻ môi. Cánh hoa hồng giúp dưỡng ẩm cho đôi môi khô nẻ đồng thời giúp làn môi thêm tươi tắn và hồng hào.
Những gì bạn cần làm là chọn lựa những cánh hoa hồng thật tươi, rửa sạch và ngâm trong lượng sữa tươi vừa xâm xấp cánh hoa trong khoảng vài giờ. Sau đó, bạn hãy dùng thìa miết nhẹ để cánh hoa hồng tan nhuyễn trong sữa tạo thành hỗn hợp dẻo quánh. Bảo quản hỗn hợp trong lọ thủy tinh kín ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần bôi một chút hỗn hợp này lên môi, môi bạn sẽ đẹp và căng mịn tự nhiên như cánh hoa hồng, không còn khô nẻ nữa.
5. Đường
Nhiều người có thói quen tẩy tế bào chết cho da mặt và cơ thể nhưng lại bỏ qua đôi môi của mình. Nếu bạn là một trong số đó, hãy thay đổi thỏi quen này bằng cách sử dụng đường để tẩy tế bào chết cho môi, giúp môi luôn mịn màng và quyến rũ.
Chỉ cần trộn hai muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê mật ong, bạn sẽ có loại kem tẩy tế bào da chết hoàn hảo mà lại an toàn cho đôi môi của mình. Bôi hỗn hợp lên môi, mát xa nhẹ nhàng và để trong khoảng 5 phút, bạn sẽ loại bỏ được những lớp tế bào chết cũng như những vảy da nứt nẻ bong tróc trên môi mình. Cuối cùng, bạn chỉ cần rủa sạch bằng nước ấm và bôi một chút dầu ô liu và ngắm nhìn làn môi xinh của mình mà thôi.
6. Mật ong
Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện.
Thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần. Hoặc bạn cũng có thể thoa một lớp mật ong trước khi đi ngủ cũng sẽ có tác dụng hữu hiệu làm đôi môi khô trở nên mềm mại.
7. Dầu dừa
Dầu dừa là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kì tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt, dầu thầu dầu.
8. Dầu ăn
Làm sạch môi, sau đó thoa đều một lớp dầu ăn. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
9. Lô hội
Dùng nước ép lô hội thoa đều lên môi. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạn cũng có thể ép 1 chén nước cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, tối đa là 3 ngày bạn nên thay nước để tránh nước lô hội bị biến đổi thành phần.
LƯU Ý KHI MÔI BỊ KHÔ NẺ
Tránh đi ra ngoài khi thời tiết khô hanh và gió mùa. Tuy nhiên nếu bạn buộc phải ra ngoài vì công việc thì nên sử dụng tinh dầu tự nhiên để bảo vệ làn môi khỏi môi trường khắc nghiệt này.
Không liếm môi hoặc bóc da môi
Nhiều người cho rằng mùa lạnh, môi bị khô, bong tróc nên nên liếm môi thường xuyên hoặc bóc đi lớp da môi đó để môi hết khô hoặc có lớp da môi mới đẹp hơn. Nhưng chính sự liếm môi đó làm cho môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ làm mất đi lớp ẩm trên môi, làm cho chúng càng trở nên khô hơn. Việc bóc da môi sẽ có nguy cơ làm cho môi của bạn bị chảy máu và gây tổn thương môi vì mất đi lớp bảo vệ. Vì thế, để tránh nứt môi, khô môi thì không nên liếm môi hoặc bóc da môi.
Chọn son môi
Son môi chính là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu mang lại cho bạn 1 đôi môi khô và nứt nẻ. Vì vậy, hãy nhờ nhân viên tư vấn để chọn được những loại son giàu vitamin E và có chứa kem chống nắng dành riêng cho mùa đông. Đặc biệt, khi mà đôi môi của bạn vẫn chưa được "chữa trị" kịp thời, hãy tạm bỏ qua những loại son bóng vì chúng chính là tác nhân nguy hiểm nhất "tố cáo" đôi môi nứt nẻ.
Tô son đúng cách
Bạn nên chọn loại son có kết cấu dạng kem hoặc son nước hơn là dạng thỏi để có được hiệu ứng lâu dài và đảm bảo đôi môi của bạn thật mềm mại và gợi cảm. Bên cạnh đó, những loại son này phải đảm bảo có hàm lượng mỡ và dầu cao hơn.
Khi đánh son, bạn không nên thoa son trực tiếp lên môi vì việc này sẽ khiến hóa chất của mỹ phẩm tác động thẳng lên da, gây thâm và khô rất nhanh. Thay vào đó, bạn nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ.
Cách giữ môi tươi mọng
Da môi rất mỏng, không có tuyến dầu và hắc tố melanin nên rất dễ bị tổn thương do ánh nắng, gió, thời tiết lạnh, khí điều hòa. Để giữ đôi môi luôn tươi tắn, ngoài việc dùng son dưỡng (tốt nhất là chọn loại có chống nắng) bạn nên chăm sóc nó từ bên trong, bằng cách ăn đủ chất, đặc biệt ưu tiên các loại hoa quả tươi, uống nhiều nước.
Tránh liếm môi khi cảm thấy khô nẻ vì sẽ làm tình hình tồi tệ hơn, thậm chí dễ nhiễm khuẩn. Khi môi bị khô tróc, bạn không nên cố bóc ra bởi sẽ gây rách, chảy máu, thời gian hồi phục lâu hơn. Trong trường hợp này, nên tránh thoa son màu.
Thỉnh thoảng, bạn có thể tẩy da chết cho môi bằng cách bôi một lớp son dưỡng hay vaselin, hay đắp miếng bông thấm nước. Để ít phút rồi chà nhẹ để làm bong lớp da chết, sau đó lau sạch và bôi một lớp dưỡng.
Nếu áp dụng đủ các biện pháp chăm sóc trên mà môi vẫn khô nẻ thì có thể cơ thể đang thiếu chất, nhất là vitamin B2. Bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn.
TỰ LÀM SON DƯỠNG MÔI
Thay vì tốn hàng trăm nghìn đồng cho một lọ dưỡng môi tốt, bạn chỉ tốn mấy chục nghìn là đã làm ra hàng loạt lọ son, vừa dùng xả láng vừa tặng bạn bè.
Không chỉ tiết kiệm, việc tự sản xuất son dưỡng môi còn giúp bạn an tâm về chất lượng và độ an toàn bởi bạn hoàn toàn kiểm soát được nguyên liệu “đầu vào”. Và hơn thế, bạn sẽ có rất nhiều niềm vui, hứng khởi khi tự mình làm ra một thứ mỹ phẩm. Thay vì tốn hàng trăm nghìn đồng cho một lọ dưỡng môi tốt, bạn chỉ tốn mấy chục nghìn là đã làm ra hàng loạt lọ son, vừa dùng xả láng vừa tặng bạn bè.
Nguyên liệu cơ bản chỉ cần sáp ong và dầu dừa (hoặc dầu hạnh nhân).
Ngoài ra, để tăng độ dưỡng cho môi, bạn có thể cho thêm vài viên dầu vitamin E, mật ong, chút dầu oliu. Muốn sản phẩm có mùi thơm, bạn chuẩn bị thêm tinh dầu bạc hà hoặc loại tinh dầu nào khác có mùi bạn thích, chẳng hạn như tinh dầu hương thảo, long não... Và nếu muốn son dưỡng môi có màu, bạn hãy tận dụng những thỏi son màu sắp hết của mình. Các nguyên liệu kể trên, bạn dễ dàng mua ở các siêu thị chuyên bán thực phẩm, gia vị nhập khẩu. Riêng các loại tinh dầu, bạn có thể mua ở các shop mỹ phẩm.
Cách làm
Dùng một dụng cụ sạch, đun nóng sáp ong, dầu dừa (hoặc dầu hạnh nhân), son môi có màu và các nguyên liệu khác (trừ vitamin E và tinh dầu) cho nóng chảy ra trong một dụng cụ sạch.
Bạn có thể cho chúng vào bát và đun cách thủy hoặc đặt vào lò vi sóng. Khuấy đều hỗn hợp. Sau khi ngừng đun một lát (hỗn hợp nguội bớt nhưng chưa đông), bạn cho vitamin E và tinh dầu vào khuấy đều rồi lót vào các lọ, để cho nguội hẳn và đông lại.
Thế là bạn đã có các lọ dưỡng môi thật tốt. Nếu muốn sản phẩm có dạng thỏi, bạn cần sưu tập các thỏi cũ, làm sạch rồi rót hỗn hợp vào (nên dùng ống xilanh để không bị rơi ra ngoài).
Son dưỡng môi tự chế của bạn sẽ có chất lượng không thua kém gì sản phẩm xịn của các hãng uy tín. Đôi môi bạn sẽ trở nên mềm mại, mượt mà ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt nhất. Những lọ kem dưỡng môi chưa dùng đến, bạn có thể bọc kín trong túi nylon sạch rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
(ST)