Thay đổi vai trò

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thay đổi vai trò

18/04/2015 10:39 AM
141

THAY ĐỔI VAI TRÒ TRONG GIA ĐÌNH

Cấu trúc gia đình luôn luôn thay đổi. Đối với phần đông chúng ta thời điểm chúng ta cần sự ổn định có thể lại là lúc chúng ta buộc lòng phải đương đầu với những biến cố trong gia đình như ly dị, tái hôn, thiết lập quan hệ với con cái, dâu rể. Đến khi chúng ta về già, có thể chúng ta phải quyết định sẽ sống với ai hoặc sống gần ai.

Các đại gia đình phát sinh do ly dị và tái hôn có thể bao gồm những người trẻ tuổi trưởng thành với suy nghĩ rằng cha mẹ mình là những người duy nhất trong đời. Đột nhiên họ có ông bà mới. Cũng thế, ông bà bỗng nhiên thấy mình có những đứa cháu mới. Ban đầu có lẽ hơi khó khăn nhưng rồi với tình yêu và sự khoan dung, người ta có thể vượt qua tất cả. Những gia đình mới hình thành sẽ lại gắn bó với nhau như những gia đình cũ trước kia.

CHĂM SÓC CHA MẸ GIÀ

Tuy trong thế kỷ qua, quan hệ gia đình hầu như đã hoàn toàn thay đổi nhưng có một điều vẫn luôn luôn tồn tại một cách kỳ diệu - những thành viên trẻ trong gia đình vẫn gánh vác trách nhiệm đối với người già. Chắc chắn điều đó sẽ tạo áp lực khá nặng nề cho chúng ta về mặt tình cảm, sức khoẻ và kinh tế. Sự năng động của xã hội ngày nay khiến cho gia đình không còn quây quần một chỗ. Ngay cả thời gian ít ỏi thăm viếng nhau cũng hiếm hoi, nhất là khi ta còn nhiều ràng buộc khác như công ăn việc làm chẳng hạn.

Đôi khi trách nhiệm trông nom cửa nhà, săn sóc chồng con và cha mẹ già cùng với chuyện phải đương đầu với các triệu chứng mãn kinh tưởng như là ta gục ngã. Hãy cố gắng phân chia công việc cho những người khác cùng làm. Nên nhờ cậy sự giúp đỡ của chồng con, anh chị em. Nếu có cha già - nhất là họ lại bị bệnh tật và cần chăm sóc thì chúng ta càng phải tính toán và phân chia công việc cho khéo léo tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể.

VAI TRÒ CỦA ÔNG BÀ

Ở tuổi trung niên, nhiều người được hưởng niềm vui được làm ông bà và họ vui sướng với vai trò này. Đã qua tuổi mang thai, nhiều phụ nữ mong muốn có cơ hội được trông nom cháu và bỏ tất cả thời gian vào việc chăm lo săn sóc cho đứa cháu của mình. Ông bà là thành phần rất quan trọng trong gia đình vì chính họ dạy con trẻ cách quan hệ với người lớn. Bằng vốn sống của mình, ông bà hiểu đời hơn, khoan dung hơn và dễ gần gũi trẻ hơn cha mẹ chúng. Họ đã từng trải nên họ quan hệ với trẻ rất dễ dàng. Những phẩm chất này giúp cho trẻ phát triển tốt trong môi trường gia đình thoải mái và thân thiện.

Người ta thường hay nói “ cháu hư tại bà” vì cho rằng ông bà quá nuông chiều cháu. Không hẳn như vậy. Không thể gọi là nuông chiều nếu như ông bà biết cách giải thích thay vì từ chối, gợi ý điều nên làm hơn là cấm đoán, giúp đỡ cháu thay vì làm như không biết. Là ông bà, vị trí của bạn sẽ là người bạn tâm tình và đáng tin cậy của cháu khi cháu cùng làm vườn hay may vá, khi cháu học vẽ hay đi bơi. Khi cháu lớn lên, bạn sẽ là người bạn tâm tình và đáng tin cậy của cháu. Hơn ai hết, bạn là người được trang bị để dạy cháu cách đối phó với những thay đổi qua các biến cố khó khăn nhất của cuộc đời. Bạn đã có sự hiểu biết sâu sắc về những đổi thay trong công việc, chính trị và xã hội. Bạn nên kể cho các cháu nghe và khuyến khích cháu đặt câu hỏi.

Bạn sẽ giữ vai trò tích cực mẫu mực của tuổi trung niên và tuổi già trong gia đình mình. Bạn có thể là người độc lập. Bạn cũng có thể lắng nghe các cháu. Cha mẹ cháu không có nhiều thì giờ để làm việc đó, còn bạn thì bạn có thể lắng nghe các thành viên trong gia đình mà không phát biểu ý kiến gì cả. Bạn có thể truyền lại kinh nghiệm sống của bạn và những điều bạn rút ra từ đó.

Bạn sẽ thấy mình dễ gần gũi với các cháu nhỏ hơn là bạn tưởng. Ở hai đầu của đời người, bạn và các cháu đều muốn thể nghiệm làm người khác và đặt những câu hỏi như nhau: Tôi là ai? Tôi thật sự mong muốn gì? Làm sao đạt được điều đó? Thông thường trẻ vị thành niên thích ở bên ông bà hơn là cha mẹ vì các bậc cha mẹ luôn bận rộn và quá quan tâm đến công việc cũng như những suy nghĩ riêng của mình. Ông bà thì luôn yêu mến và chăm sóc cháu, dành nhiều thời gian, sự quan tâm cho các cháu và luôn lắng nghe, chia sẻ khi các cháu cần đến mình, còn con trẻ thì biết chúng có vai trò như thế nào trong đời sống của ông bà.
(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý