Sứa là loại nhuyễn thể sống ngoài biển cả, sứa có cả trăm loài, lợi có, hại có, sứa độc có, sứa hiền có. Sứa mà ngư dân bắt về làm gỏi ăn là sứa hiền: tên thường gọi là sứa "sen".
Sứa sen ăn gỏi rất ngon, mát, người bụng dạ yếu thì hơi kiêng ăn. Thời đó chỉ có ngư dân và người sống gần biển mới biết ăn sứa bởi sứa không đem bán ra thị trường cho các tiệm đặc sản như bây giờ, họ bắt về biếu tặng nhau để làm gỏi ăn chơi mà không bao giờ lấy tiền.
Hằng năm sứa sen có hai kỳ rộ là vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch, thường ngư dân gặp một mẻ sứa thì không thể nào lấy hết, dù là phải dùng tàu vận tải, và như đã nói trên, người ta đem về chỉ tặng nhau chứ không trở thành hàng hóa đặc sản như bây giờ nên chỉ chọn lấy phần chân của sứa, còn bỏ tất cả.
Trước khi đem về nhà là họ đã chà rửa thật sạch phần nhớt của sứa ở ngoài biển, nên sứa ngả màu xanh pha tím rất đẹp. Về nhà người ta giã lá ổi (có chất chát) hoặc phèn chua ngâm vào sứa cho se lại, vài tiếng đồng hồ đem ra xả nước lạnh thật kỹ, xắt nhỏ để thật ráo.
Sau khi đã trụng qua một lượt nước gần sôi, xóc ráo lần nữa, mới đưa vào trộn gỏi. Gỏi có thêm rau mùi các loại càng nhiều càng tốt, đậu phụng rang bóc vỏ giã nhỏ, mắm ớt chanh, đường, tỏi và bột bánh tráng nướng rồi giã nhỏ (để làm ráo và vùi sứa).
Tất cả được trộn chung, rưới nước mắm có gia vị vào cho vừa ăn, xong cho lên đĩa lớn, mỗi người tự lấy bánh tráng xúc gỏi ăn, thấy vừa dai, vừa thơm, vừa rất ngon nhờ rau mùi và đậu phụng. Nếu thêm vài ly rượu trắng thì thành bữa liên hoan nhẹ trong gia đình.
Ngày nay, ở các đô thị gần biển, sứa sen là món đặc sản trong các tiệm ăn, nhà hàng, nên ngư dân không còn phung phí như những năm trước. Ngược lại nó được các nhà hàng đặt đặt mua ở các ngư dân khi mùa về.
Gỏi Sứa
Vật Liệu:
Ngoài món luộc, xào, nhồi thịt... sứa còn có thể chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Hãy cùng chế biến và thưởng thức vị ngon đặc biệt của gỏi sứa.
Nguyên liệu:
- 200 g sứa muối, thái sợi, xả nước nhiều lần cho hết chất mặn.
- 200 g ức gà, luộc, xé sợi.
- 100 g chả lụa, thái sợi.
- 1 trứng vịt tráng mỏng, thái sợi.
- 20 g vừng rang vàng.
- 400 g dưa leo, cắt khúc, dùng dao lạng tròn, cuộn lại, thái mỏng.
- 100 g cà rốt đã thái sợi.
- 100 g củ cải trắng sợi.
- Rau mùi, húng cây, chanh, đường.
- Ớt thái sợi.
- Nước mắm chua ngọt.
Cách Làm:
Trộn sứa, chả lụa, thịt gà, trứng, dưa chuột, cà rốt, củ cái trắng, húng, mùi, ớt sợi, nước mắm chua ngọt, vừng rang.
Chú ý món này không dùng hành phi, lạc.
Thưởng thức:
Cho ra đĩa. Trang trí trên mặt với sứa, trứng, chả lụa, thịt gà ở 4 góc. Dùng với nước mắm chanh ớt và bánh phồng tôm
Sứa vớt lên ngâm nước vỏ cây sú giã vừa chống vi khuẩn vừa giữ sứa giòn , không thoát nước teo lại. tùy theo từng nơi ăn sứa có chút ít khác nhau .
Rau gồm nhiều loại nhưng nhất thiết phải có vài loại lá chát như : lá sung , lá mơ , lá vọng cách , lá đinh lăng , lá sắn thuyền ...vừa đỡ tanh vừa tránh Tào a Man và các loại rau thơm :tía tô , kinh giới mùi , húng . Nước chấm thường là mắm tôm chanh ớt .
Ở Hải phòng làm nước chấm tựa nước sốt ăn cũng ngon .
Ở Hà nội ăn kèm đậu phụ rán , cùi dừa thái mỏng .Tôi đã ăn cùng mù tạt nhưng thấy không hơp.
Trước khi ăn rửa lại sứa cho đỡ mùi khai đặc trưng , dùng dao inox hoặc cật tre cắt miếng để ráo . Là món khoái khẩu của nhiều người nhưng chú ý vệ sinh .
Mời bạn thưởng thức , chúc ngon miệng !(Tuần rồi mình xơi hai trận mà chẳng thấy thằng ''thổ tả'' đâu cả .Mình cũng chưa thấy sứa khô)
Dưa leo nên gọt sơ vỏ và bỏ hạt. Nên trộn trước với một chút muối cho giòn.
Nguyên liệu:
- 150g sứa
- 100g dưa (có thể dùng dưa leo)
- Dầu mè, muối, bột ngọt, tương đặc (mỗi thứ 3g)
Cách làm:
1. Cắt sứa thành từng miếng, rửa sạch, để ráo nước; dưa bỏ hạt, cắt miếng rồi cho vào nồi nước sôi trụng 2 phút, vớt ra để ráo nước.
2. Cho sứa, dưa, muối, bột ngọt, tương đặc, dầu mè vào thố trộn đều thành gỏi sứa rồi múc ra đĩa.
Nói đến sứa, dân Việt ta thông thường ăn hai loại sứa: sứa mình và sứa chân. Thật sự con sứa rất to, nhưng khi họ đem ra chợ bán thì sứa được cắt ra từng miếng nhỏ, và vì sứa cũng chảy nước và teo dần nên hình thù của những miếng đó trở nên tròn, dẹp và trong, đường kính cở 1 inch. Sứa chân (tức là chân của sứa) thì hình dạng quăn queo, dài, ăn giòn hơn và dĩ nhiên là mắc tiền hơn (don't get your mind dirty with my description).
Món sứa khác nhau tùy từng vùng. Nơi tôi lớn lên, họ thường có món bún gọi là bún sứạ Nhớ lúc còn nhỏ ra chợ gọi một tô bún sứa (cũng thuộc dân ăn hàng). Bà bán sứa trước hết bỏ vào tô một nhúm rau gồm chuối cây xắt nhỏ, rau răm, ngò, v.v... rồi một nhúm bún tươị Lên trên bà phủ một lớp sứa, tùy có thể sứa chân hay sứa mình, rồi rải một lớp đậu phộng, vài ba món gia vị như chả lụa, hành xào gì đó mà ngày đó tôi chỉ biết ăn và ngày nay tôi không nhớ hết. Đoạn bà ta rưới vào đó nước súp hay lèo (whatever you want to call). Thế là ready to enjoỵ Người ta cũng thường ăn sứa kèm với rau chấm nước mắm tương và đậu phộng trong bữa cơm.
Sứa thật ra không biết có bổ khoẻ gì không nếu nói về khía cạnh sinh tố, nhưng nó vẫn là một trong những món nhậu khoái khẩu cho giới làng nhậụ Sứa làm gỏi, hay gọi tắt là gỏi sứa, là danh từ rất thông dụng.
Còn nhớ trong thời gian tôi đi công tác ở miệt Trà nóc, Cần thơ, tôi đã có cơ hội thưởng thức món này và nó đã trở thành một trong những kỉ niệm khó quên được trong đời tôị Hồi đó tôi có quen chú Năm. Chú Năm vừa đến sống miệt Trà nóc không lâu, vốn gốc dân Vĩnh Long. Gặp bác trong bàn nhậu lần đầu tiên tôi đã bị bác cho so ván ngay trong một màn rượu nếp than.
Tôi vốn vẫn tự hào là dân biết uống rượu, đã từng uống rượu cần ngang ngữa với tù trưởng Thượng khi còn công tác ở vùng cao nguyên Pleikụ Nên khi về miền cò bay thẳng cánh, cá lội đầy đồng này, tôi vẫn tự tin là mình cũng phải trổ tài cho thiên hạ nể nang. Tôi không hạp rượu nếp than trộn với nước dừa nên đã thua trận một cách thảm thiết trong buổi cụng chén lần đầu tiên nàỵ
Lần kế tới tôi có dịp lại nhà chú Năm để nhậu nữạ Lần này tôi có dịp trông thấy cô con gái đầu của chú ấy, cô Đẹt, khi chú ấy gọi đem nước ra mời khách. Cô Đẹt không những cócái nét đẹp hồn nhiên của một cô gái quê, nhưng còn vượt hẳn những nét tính của mọi gái quê khác. Da cô trắng như trứng gà lột, đôi mắt đen láy như hai hột nhản, mái tóc óng ả ôm trọn đôi bờ vaị Mũi thẳng, môi hồng. Thân hình cân đối, vừa vặn, không gầy, không mập. Chừng đó tôi mới chợt nhớ lại tiếng đồn ở vùng IV này, "Gái nào đẹp bằng gái Vĩnh Long." Vâng, tôi đồng ý, có lẽ vùng Vĩnh Long là nơi trù phú, cây cối xum xê, hoa trái đầy cành, và chằng chịt những con sông, con đào, không khí tươi mát nên mới sản xuất ra những cô gái mỹ miều đến thế. Gái Vĩnh Long được gọi là gái "chiến". Chiến đây có nghĩa tương tự như ngựa chiến, tức là gái chẳng những có một sắc đẹp tuyệt vời mà còn có tài, có trí nữa - tài sắc song toàn. Hay nói cách khác một loại hoa có gai, không dễ gì muốn hái là hái đâụ
Thấy tôi cứ dán đôi mắt cú vọ vào cô ấy (don't ask me where, Hientrang), chú Năm mĩm cười và thách đố, "Nếu chú mầy uống rượu qua mặt qua, thì qua gả con Đẹt cho chú." Chuyện lấy được cô Đẹt hay không thì tôi chưa nghĩ đến, nhưng việc khiêu khích của chú Năm trong việc uống rượu đã là một thách đố mà tôi khó lòng bỏ cuộc. Hẳn nhiên, sống vùng này chuyện ăn nhậu là chuyện hằng ngày, nên sau đó tửu lượng của tôi gia tăng và cũng có hạng trong giới nhậu nhẹt.
Hôm đó chú Năm gọi tôi đến nhậu, lần này không có nhiều rượu, nhiều mồi nên chỉ có chú và tôi đụng nhaụ Món gỏi sứa do cô Đẹt làm rất ư là hấp dẫn, nên lúc đầu tôi chỉ nhắm phá mồi và uống cầm chừng. Đến gần xong lít thứ hai thì bỗng dưng chú Năm chỉ vào tôi rồi chỉ vào cô Đẹt, và rồi chú gục mặt xuống bàn bất tỉnh. Tôi biết là chú ấy đã xỉn. Tôi và cô Đẹt dìu chú ấy vào giường và sau đó tôi chỉ khen cô Đẹt một câu, "Món gỏi sứa của cô quá ngon," rồi khấp khểnh ra về.
Đó là lần chót tôi gặp cô Đẹt, vì ngày sau đó tôi có lệnh thuyên chuyển đi nơi khác. Khi tới nhà từ giã thì cô Đẹt còn đang đi học, chưa về. Dù sao tôi vẫn tưởng nhớ đến hình ảnh xin đẹp ấy mỗi khi ai nhắc nhớ đến món gỏi sứạ
Hôm nay vì có người trên Net inquired món gỏi sứa này, và cũng may là có người bạn gốc Vĩnh Long cho tôi cái recipe, nên tôi post lên đây để các bạn có thể làm theo mà enjoy:
Cách làm gỏi Sứa
Vật liệu:
1 pound Sứa (loại xắt sẵn, bán trong bọc plastic).
1/2 tôm (luộc xong và bóc vỏ).
1/2 pound thịt heo (luộc, xăt' mỏng, bề ngang miếng thịt cở 1/2 inch).
2 trái dưa leo (bỏ ruột).
2 củ carrot (củ cải đỏ).
2 trái su (tiếng Anh gọi là Chayotte, màu xanh lá cây, ngoài da có gai nhỏ).
4 nhánh cần (Celery).
1 củ cải trắng (khoảng 1 pound).
2 tép tỏi (nhớ chỉ hai thôi).
1/2 cup dấm trắng.
1/2 cup đường.
1/2 cup đậu phọng rang (giã vừa nhỏ).
Hành phi (hay hành cháy dầu cho vàng)
Bánh phồng tôm.
•t (nhiều, ít tùy ý thích).
Cách làm:
Sứa lấy ra ngâm nuớc ấm khoảng 2 giờ, thay nước mới khoảng 3 lần rồi vắt cho ráọ Nếu cẩn thận thì sau khi ngâm Sứa xong, trụng sơ nuớc nóng để phòng hờ bị đau bụng sau khi ăn :-), (bí quyết khi trụng Sứa là khi nước sôi thì bỏ Sứa vô trong 1 cái thau, đổ nước sôi vô thau xong thì trút Sứa ra rổ liền nếu không thì Sứa sẽ săn nhỏ lại không ngon). Khi xong để riêng ra một cái thau để lát sau sẽ dùng đến.
Dưa leo, carrot, su, cải trắng và celery xắt nhỏ (khoảng lớn hơn cây tăm xỉa răng ). Nhớ để riêng từng thứ một. Sau khi xắt xong thì lấy từng thứ ra bóp muối để khoảng 10 phút thì lấy ra xả nước khỏang 2, 3 lần cho hết mặn rồi vắt cho thật ráọ
Dấm trộn với tỏi giả nhỏ và đường, ớt (nếu cho thêm 1 tí nước mắm ớt thì sẽ ngon hơn)
Trộn Sứa, tôm, thịt, và các loại rau cải vào một cái thau lớn rồi đổ nước dấm làm sẳn vô, trộn đều, nêm cho vừa ăn theo ý thích. Xong thì trút ra dĩa lớn, trải hành phi và đậu phộng lên trên mặt và vài lá ngò ta (cilantro) cho mỹ thuật 1 tí rồi serve với bánh phồng tôm chiên.
Chú Ý: Đây là những vật liệu căn bản, tác giả chỉ làm gỏi theo trí nhớ (không có đo lường) do đó nếu các bạn muốn có một dĩa gỏi ngon thì phải uyển chuyển trong việc dùng gia vị cho vừa khẩu vị.
Cách làm gỏi sứa tươi ngon
Tuy không cao sang như món tây, nhưng những món ăn truyền thống Việt luôn thấm đượm những ân tình thâm trầm và sâu lắng.
150g sứa tươi
150g hoa chuối
1 trái khế, 3 trái ớt, 1 nhánh gừng, 3 tép tỏi, 10g mè, 10g đậu phộng
1 thìa café hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa café đường, 2 thìa café nước cốt chanh
Kinh giới, húng quế.
Thực hiện:
Sứa tươi mua về rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội có pha chút gừng, rồi chần qua nước sôi, thái sợi nhỏ.
Hoa chuối thái nhỏ, ngâm nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Khế rửa sạch gọt bỏ cạnh, xắt lát mỏng. Ớt xắt sợi. Gừng gọt vỏ, xắt chỉ. Tỏi bóc vỏ, bào mỏng. Đậu phộng rang thơm, xát bỏ vỏ lụa.
Rau thơm nhặt bỏ lá sâu, rửa sạch, vớt ra vẩy ráo, xắt nhỏ.
Trộn đều nước mắm với đường, hạt nêm. Cho sứa, rau thơm, hoa chuối, khế, ớt, gừng, tỏi vào trộn đều.
Cho gỏi ra đĩa, rắc mè và đậu phộng lên trên. Dùng ngay.
Nguyên Liệu:
300g sứa tươi
Gà 1/2 con
Hành tây, rau thơm, mè rang
Bánh phồng tôm, ớt tiêu xanh
Giấm nguyên chất, đường, muối, xoài xanh.
Cách Làm:
Chần sơ sứa, luộc gà chín, xé nhỏ, thái mỏng hành tây, rau thơm thái sợi, mè rang, xoài thái sợi.
Làm nước gỏi: Pha đường, muối và dấm, đánh tan, nêm lại sao cho vừa chua, mặn, ngọn, ớt giã nhuyễn trộn vào.
Bày sứa, gà xé, hành tây, xoài, rau thơm, mè rắc đều lên trên đĩa. Khi nào ăn cho nước gỏi vào trộn đều. Ăn kèm với bánh phồng tôm.
Công thức khác
Nguyên liệu:
Sứa đã sơ chế ( mua tại các siêu thị lớn )
Giá đỗ, dưa chuột
Rau thơm, kinh giới, mùi và rau răm
Lạc rang
Cách làm:
Cắt sứa ra khỏi túi, giữ lại nước để trộn giá và dưa chuột, nêm lại dấm, đường, gia vị cho vừa miệng.
Để khoảng 15 phút cho ngấm, chắt hết nước thừa.
Thái nhỏ các loại rau thơm rồi trộn đều với lạc rang giã nhỏ.
Món sứa rất tốt cho người béo phì và tiều đường đấy các bạn, cũng là 1 món nhậu cho ông xã vào ngày cuối tuần.
Cách làm cơm gà Quảng Ngãi
Cách làm tôm chiên trứng muối lạ miệng
Cách nấu món chay đơn giản
(ST).