Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

18/04/2015 07:29 PM
17,884

Dù ngày nào cũng rất kỳ công chế biến và đổi món liên tục, hết thịt, cá, tôm, cua, lươn, mực... nhưng cô con gái 16 tháng tuổi của chị Hoa vẫn lười ăn và chỉ được 9 kg. Chị đưa con đi khám dinh dưỡng và ngạc nhiên khi bác sĩ bảo: 'Lỗi tại mẹ. Đi học nấu và cho con ăn nhé!".

Thực ra, chị Hoa, Gia Lâm, Hà Nội luôn nghĩ chắc con có vấn đề về hệ tiêu hóa hay hấp thu không tốt. Chị muốn được bác sĩ kê đơn thuốc kích thích cho bé ăn nhiều chứ không nghĩ cách nấu của mình có vấn đề gì.

Tuy nhiên, đến học lớp nấu bột, khi được bác sĩ phân tích, chị mới biết vì con gầy nên gia đình cố cho cháu ăn thật nhiều chất đạm, rồi mỗi bữa ăn là một cuộc chiến nhồi nhét nên càng ngày con bé càng sợ ăn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Yến, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, trường hợp như chị Hoa rất nhiều. Hiện nay, do vừa có điều kiện kinh tế, vừa đẻ ít con nên các gia đình thường rất quan tâm đến trẻ và luôn cố gắng đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để bé phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.

Thế nhưng, nhiều bà mẹ đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào bữa ăn cho trẻ mà bé vẫn không thích ăn và không tăng đủ cân. Lý do là họ chưa biết nấu đúng cách hoặc sai khi cho con ăn. Chính vì thế, các cháu không thích ăn, hay nôn ói... dẫn đến còi, suy dinh dưỡng hoặc hay rối loạn tiêu hóa.

Theo bác sĩ Yến, tùy vào lứa tuổi và khẩu vị của từng cháu mà mẹ có thể chế biến cho phù hợp nhưng phải đảm bảo làm sao bát bột/cháo luôn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm...), chất béo (dầu, mỡ), chất bột đường (bột, gạo), vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ).

Ngoài ra, các chất này cần được cân đối lượng vừa phải để vừa cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất, vừa giúp bé hấp thu và tiêu hóa tốt.

Qua kinh nghiệm khám và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ, theo bác sĩ, những sai lầm dưới đây là các bà mẹ hiện đại hay mắc nhất:

- Cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có rất nhiều bà mẹ cho con ăn bột từ khi bé mới được 3, 4 tháng và nếu thấy con thích thú lại cho bé ăn nhiều ngay. Lúc này khả năng tiêu hóa tinh bột của bé còn kém, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

- Bắt con ăn quá nhiều và phải ăn hết khẩu phần: Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, bé sẽ chán và sợ ăn.

- Quá ưu tiên đạm: Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng,... và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Bát bột phải đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm.

- Chỉ cho ăn nước, không ăn cái: Hiện nay ít bà mẹ mắc sai lầm này hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, vẫn có chị em ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ như thế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính.

- Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.

- Nghiền nhuyễn mọi thức ăn: Khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.

- Các bữa ăn kéo dài quá: Nhiều người cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.

Hiện nay, chiều thứ 5 hằng tuần, khoa dinh dưỡng, Viện Nhi trung ương, đều có lớp hướng dẫn các mẹ thực hành nấu bột/cháo cho trẻ, đồng thời trả lời những thắc mắc của các mẹ về vấn đề dinh dưỡng của con.

Tại lớp học, bác sĩ về dinh dưỡng, tiết chế sẽ thực hành giúp các mẹ cách nấu một bữa bột/cháo hoàn chỉnh cho con với lượng và tỉ lệ các loại thực phẩm thích hợp cho từng lứa tuổi. Theo các bác sĩ, nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc dần. Riêng với thịt, rau, cần tập cho bé ăn từ dạng mịn đến thô dần để trẻ tập nhai. Các bà mẹ hạn chế sử dụng máy xay sinh tố mà nên băm.

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức):

- 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 - 200 ml

- 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.

- 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml - 250 ml

- 12 - 24 tháng: 3 bữa cháo 250 - 300 ml

- 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình

Với mỗi bé, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi.

Cách nấu cháo lươn cho bé

Lươn là món ăn bổ dưỡng, bạn có thể dùng lươn để nấu cháo cho bé nhà mình. Cùng vào bếp bắt tay nấu món cháo lươn ngay thôi nào. Đảm bảo các bé nhà bạn sẽ thích mê cho xem.

Đối với các mẹ bận không thể dậy sớm để nấu bữa sáng cho con thì “Cháo lươn” là 1 giải pháp tối ưu đấy!

 Lươn đồng là món ăn có thành phần dinh dưỡng rất cao được nấu với cháo rất dễ cho trẻ ăn vào bữa sá

Trong 100g thịt lươn chứa:

* Chất đạm: 12,7g.

* Chất béo tổng cộng: 25,6g trong đó cholesterol: 0,05g.

* Năng lượng: 285 calo.

* Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg.

* Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.

ng.

Nguyên liệu:

Lươn đồng: 300gam

Gạo trắng: 200gram

Gạo nếp: 1 nắm nhỏ

Gia vị: Bột nêm, dầu ăn, muối, dấm, hành tím….

Cách làm

Các mẹ chọn lươn, chọn những con lươn đầu nhỏ, vàng óng.

Mua về cho muối và ít dấm vào để 5 phút, rồi mang ra bóp sạch nhớt. Làm sạch rồi cho vào nồi đun sôi. (Các mẹ nhớ để cả con cho vào luộc như vậy sẽ không làm mất máu lươn. Khi nấu cháo sẽ ngon hơn và bổ hơn)

Cho lươn ra bát để nguội, bóc riêng thịt ra.

Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thật thơm cho lươn vào xào, nêm vừa gia vị

Thịt lươn vàng óng:

Xương của lươn cho xay lọc lấy nước cho vào ninh cháo. Cho vào nồi áp suất gạo tẻ, gạo nếp, nước vừa đủ, đun đến xôi rồi vặn nhỏ lửa để 10 phút là các mẹ đã có nồi cháo trắng thật mềm.

Lươn đã xào đổ ra bát, cháo ninh xong đổ ra bát, cho vào tủ lạnh

Sáng sớm dậy, chỉ cần đun lại cháo cho nóng, cho gia vị vừa ăn, đổ ra bát. Đun lại lươn đã xào đổ lên trên bát cháo. Thế là có bát cháo vừa nóng vừa ngon dành cho con yêu.

 Chúc gia đình bạn có một bữa ăn sáng đầm ấm tại nhà!

Cháo là một món ăn dinh dưỡng rất tốt cho bé,vì vậy mà các bà mẹ thường xuyên nấu cho bé,sau đây là món cháo chúng tôi muốn giới thiệu để các bà mẹ làm cho bữa ăn của bé thêm phong phú,Thời gian chuẩn bị khoảng 20 phút, thực hiện 10 phút.

Nguyên liệu

- Bột gạo 4 muỗng canh vun (20 g) 

- Bí đỏ băm nhuyễn: 1 muỗng canh vun (20 g) 

- Hạt sen hấp chín tán nhuyễn: 1 muỗng canh vun (20 g) 

- Thịt lươn băm nhuyễn: 1 muỗng canh gạt (10 g) 

- Dầu 1 muỗng canh gạt (5 g) 

- Nước 1 chén đầy (250 ml) 

Cách làm

- Cho lươn, bí đỏ vào nước khuấy đều cho tan, bắc lên bếp nấu chín 

- Nhắc xuống để nguội bớt (khoảng 2 phút) 

- Cho bột gạo và hạt sen đã chín vào khuấy cho cháo thật mịn 

- Cho dầu ăn vào khuấy đều và cho bé thưởng thức 

Mách bạn 

- Hạt bí đỏ không chỉ là phương tiện “giải sầu” trong những đêm mưa buồn giá lạnh mà còn là loại thuốc tẩy giun sán rất hiệu nghiệm.

Bạn có biết 

- Bí đỏ là thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều carotene, vitamin nhóm B, C và chất xơ. Bí đỏ được xem là thức ăn bổ não, giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh.

Lươn đã mổ không được rửa lại trong nước vì thịt sẽ tanh hơn. Nên dùng giấy bản hoặc khăn mềm sạch thấm khô, sau đó trộn một chút nước nghệ.
Chọn lươn khỏe (thường ngóc đầu lên cao), da vàng sẫm, mập, cho vào nồi, xát muối khoảng 5 đến 10 phút. Khi lươn chết, vớt ra, dùng các loại lá có độ ráp như lá mướp, lá bí ngô, hoặc rơm khô tuốt sạch nhớt từng con và rửa kỹ.
Bạn cũng có thể dùng giấm hay chanh, quất để rửa hết nhớt, giúp thịt lươn sạch, rất thơm.
Dùng dao nhọn hoặc tre nứa vót nhọn chọc vào rốn lươn, róc ngược từ đuôi lên đầu, móc bỏ ruột. Thấm sạch máu, trộn một chút nước nghệ vào thịt lươn.
Nếu cần lột da, dùng sống dao dần cho dập đuôi rồi bóc da và kéo ngược lên đầu, bạn sẽ lột được toàn bộ da. Sau đó bạn mới mổ bỏ ruột.
Nếu làm lươn để nấu cháo thì không phải mổ mà chỉ cần rửa sạch, cho vào nước luộc qua. Không luộc chín quá, lươn sẽ nát, khó gỡ xương. Vớt ra, gỡ lấy thịt cho vào cháo.
Nguồn:http://www.khamphavn.com/?mode=tintuc_id...

Phân biệt vài cách nấu cháo lươn theo địa phương ở VN:
- Cháo lươn nấu nghệ ở Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nấu với cháo trắng loãng. Cháo thơm dậy mùi nghệ, hành.
- Cháo lươn đậu xanh nấu loãng theo kiểu thường thấy ở vùng Thừa Thiên, Huế trở vào vài tỉnh Nam Trung phần. Vị cháo nhẹ nhàng với vị đậu xanh.
- Cháo lươn khoai môn nấu thường thấy ở miền Nam như tại Sài Gòn, trong vài khu phố người Hoa. Cháo nấu bằng nước hầm xương heo. Vị cháo rất đậm đà vị khoai môn , thường được nấu sệt.
I. SƠ CHẾ LƯƠN
- Nếu dùng lươn đông lạnh thì phải rã đông và tẩm ướp như lươn tươi sống.
- Nếu dùng lươn sống, chọn lươn con nhỏ thịt sẽ chắc, khó nát khi nấu và thường ngọt hơn lươn lớn. Tùy điều kiện, nếu có, chọn lươn cỡ chừng nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn là vừa.
- Làm lươn sống: Có nhiều cách làm sạch nhớt lươn bằng tro, muối, dấm. Đơn giãn nhất là dùng dấm. Dùng một cái nồi vừa, cho vào một lượng dấm vừa ngập thân lươn khi cho vào, chén đầy dấm, trút hết lươn vào và đậy nắp lại chờ trong vài phút lươn sẽ yếu đi, bất động, dấm sẽ làm cho lươn nhả sạch nhớt và trắng ra. (Nhớ mang găng tay cao su chuyên dùng của nhà bếp vào). Dùng kéo ngắn mũi, nhọn... mổ rọc bụng lươn từ họng xuống đến hậu môn, moi bỏ toàn bộ ruột lòng lươn, xả lại thật kỹ nhiều lần nước cho đến khi thấy thật sạch. Ở những hàng bán lươn, người ta thường làm thịt lươn, mổ ruột cho khách mua. Nếu lươn đã làm sẵn, moi ruột rồi... mang về cũng phải ngâm xả lại với dấm và nước . Tùy ý chặt khúc ngắn 7 - 10 cm hoặc để nguyên con.
- Cho lươn vào một vật chứa sâu đáy. Tẩm ướp mỗi 500gr lươn với ½ muỗng cà phê muối + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng súp nước mắm để qua 30 phút rồi hấp chín, gỡ lấy nạc lươn để riêng. Lấy toàn bộ xương và đầu lươn để riêng.
- Đừng nên nấu món cháo luơn theo kiểu dùng lươn chặt khúc, để cả xương vì xương lươn rất nhọn và bén cạnh, dễ gây tổn thương cho vùng môi miệng khi ăn.
II. NẤU CHÁO
- Gạo dùng nấu cháo có thể rang cho thơm hoặc không rang sau khi vo sạch để ráo. Nếu dùng gạo rang, nước cháo sẽ trong, ít sánh hồ (dẻo) , vị cháo nhẹ nhàng và nếu dùng gạo rang thì thường người ta nấu cháo khá loãng. Tuy nhiên điều này còn tùy loại gạo sử dụng. Nên chọn loại gạo nở rền chứ không dẻo sau khi nấu. Ở miền Nam, ít người nấu cháo bằng gạo rang.
- Nước xương để nấu cháo - nếu muốn nấu theo kiểu miền Nam: Hầm 500 gr xương heo + 100 gr hành tím + 1 muỗng cà phê muối + 4 lít nước. Hầm lấy khoảng 3, 5 lít nước xương. Vớt bỏ xương, xác hành. Phân lượng này chỉ dùng làm chuẩn cho một lượng nước xương có chất lượng nhất định, tùy ý sử dụng ít nhiều để tăng lên. Đừng dùng xương còn dính nhiều mỡ thịt quá, nước hầm xương sẽ bị lền mỡ - có nghĩa là mỡ nổi trên mặt nước hầm nhiều đến độ làm cho không thấy phần nước trong bên dưới.
- Nấu cháo gạo trắng với phân lượng một phần gạo với 4 hoặc 5 phần nước (tùy loại gạo). Sau khi nước sôi, hạ nhỏ lửa cho đến khi cháo nở rền (đều). Tùy ý nấu cháo loãng hay đặc. Cách thông thường để xem cháo là sau khi gạo nở đều, nếu để cho mức gạo ở dưới mức nước chừng 2/3 là cháo loãng, nếu mức gạo và nước bằng nhau là cháo sệt.
- Nấu cháo gạo với đậu xanh cà bể làm hai, còn vỏ. Nấu như nấu cháo trắng nhưng thêm lượng đậu xanh bằng một nửa lượng gạo là vừa. Sử dụng đậu xanh cà không đải vỏ cháo sẽ thơm mùi đậu hơn và phần vỏ có kết cấu sợi xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá.
- Cho đầu lươn, xương lươn vào nồi cháo, sau khi cháo được, vớt bỏ xác, xương.
Còn có cháo lươn nấu nghệ, cháo lươn đậu xanh, cháo luơn khoai môn.

Lươn được mệnh danh là món ăn bổ dưỡng được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Đơn giản và phổ biến nhất là nấu cháo lươn. Để nấu một nồi cháo lươn ngon không quá khó, bạn chỉ cần nhớ các bước sau:

Thành phố Vinh có hai đặc sản là cam và lươn. Món cháo lươn, súp lươn đã trở thành "niềm tự hào xứ Nghệ" với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng "không nơi mô có được".

Du khách dù là người Nam hay người Bắc, người xứ Nghệ hay ở vùng quê xa có dịp dừng chân cũng không thể kìm lòng trước bát cháo lươn thơm lừng, đánh thức mọi khứu giác bằng mùi thơm đậm, cay của thịt lươn xào, càng dậy lên trong mùi thơm của hạt tiêu bắc. Cũng không ai lại không mong được thoả nay “cơn thèm” do con mắt đã trót cảm nhận được sức hấp dẫn của bát cháo lươn sánh mịn, có màu hơi nâu xám điểm những mảnh rau răm thơm lừng, những cọng hành tăm xanh xanh nhỏ xíu. Bởi vậy món cháo lươn xứ Nghệ dù rất giản dị, chân phương bởi được nấu từ những sản vật gần gũi của đồng đất Nghệ An nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng đất này, thành điểm nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê, tạo ấn tượng khó phai của người khách có dịp ghé qua miền Nghệ An nắng gió.
 

Cách chế biến món cháo lươn xứ Nghệ


Cách chế biến:

- Để làm món cháo lươn cần có các nguyên liệu: gạo tẻ nào ngon, 1kg Lươn, Hạt tiêu, hành tăm , ớt bột, bột canh, bột điều, mùi tàu, hành hoa, rau răm.
- 1kg lươn đổ 0,1kg muối, rồi đậy nắp lại, lắc đều khoảng 15 phút thì đổ vào rổ rửa sạch dưới vòi nước chảy. Khi làm thịt, đầu lươn được ngoắc vào một cái đinh đóng trên mảnh ván, đặt ngửa bụng lươn ra rồi dùng dao nhỏ rạch bụng lấy ruột đi, nếu là lươn to, lươn nhỏ thì phải tước. Thịt lươn luộc lấy nước, sau đó ướp, xào với các gia vị gồm: hạt tiêu, hành tăm, ớt bột, bột canh, bột điều cho nổi màu. Sau đó phi hành với dầu trong một cái chảo rồi đổ thịt lươn đã ướp kỹ vào đảo đều cho tới chín. Nước cháo được hầm với xương lợn, xương bò sau đó bỏ vào ít gạo quê có pha thêm gạo tám xoan vo sạch. . Đặc biệt hơn nữa, cháo lươn xứ Nghệ phải để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không đặc cũng không loãng.

Thưởng thức:

-  Khi cháo nhừ, để nồi cháo trên một lò than, lửa nhỏ, nồi cháo phải luôn luôn sôi lăn tăn. Múc cháo ra bát rồi múc lươn bỏ vào với khối lượng tương ứng rồi cho gia vị là mùi tàu, hành hoa, rau răm thái nhỏ, ớt thái lát. Khi ăn nặn một chút chanh là có một bát cháo ngon đầy hương vị.

Thành phố Vinh có hai đặc sản là cam và lươn. Món cháo lươn, súp lươn đã trở thành "niềm tự hào xứ Nghệ" với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng "không nơi mô có được".

Xã Long Thành thuộc huyện lúa Yên Thành, một vùng chiêm trũng bắc Nghệ An. Gần 1 vạn dân ở đây, 80% sống bằng nghề bắt lươn. Trúm là ống nứa dài khoảng 60 cm một đầu đục thủng cho lươn chui vào, đầu kia bịt kín có khoét lỗ thông hơi đề phòng lươn chết ngạt. Gần miệng trúm cài sẵn một chiếc bẫy hình phễu đan bằng cật tre. Thợ săn lươn cứ chiều chiều mang mỗi người khoảng 100 chiếc trúm ra đồng, cách chừng 5m đặt một chiếc. Khi đặt trúm sao cho phần đầu nằm dưới mặt nước, phần sau nghếch lên cao hơn. Lũ lươn có giác quan rất nhạy, hễ ngửi thấy mùi giun hoặc cua đồng mà người thợ săn làm mồi nhử bèn lách mình chui vào. Xưa nay loài lươn chỉ bò tới chứ không biết bò lui nên mắc kẹt lại trong trúm không ra được. Sáng sớm hôm sau, thợ chỉ việc đi nhặt trúm về xổ ra, có khi bốn năm chú lươn cùng chui vào một chiếc trúm.

Ngoài thả trúm bắt lươn, nông dân Yên Thành còn đi soi lươn. Đêm tối trời mỗi người xách một chiếc đèn ra đồng chọn thửa ruộng nào xâm xấp nước lội xuống, dùng đèn soi, lươn thấy ánh sáng bèn ngóc đầu dậy, thế là bị thợ lươn túm cổ cho vào oi (một dụng cụ chuyên dùng để đựng cua, cá đồng của nông dân).

Quán bà Liễu (Quán Bàu) nằm trên đường thiên lý Bắc Nam, cửa ngõ Thành Vinh, chỉ phục vụ điểm tâm sáng từ 6h đến 9h, lúc cao điểm khách đông nghịt. Mùi lươn chín thơm lừng, khi ăn có vị ngọt pha lẫn tí cay cộng hưởng với mùi rau răm thơm rất hấp dẫn. Miếng bánh mì giòn tan nghe râm ran đầu lưỡi, vừa thưởng thức món cháo lươn vừa nhâm nhi ly rượu Nghi Đức chính hạng. Ngoài cháo lươn, bà Liễu còn bán súp lươn, món này chỉ để giữ khách là chính chứ chẳng lời lãi là mấy bởi mỗi cân lươn làm chỉ được ba bốn bát. Súp lươn kẹp bánh mỳ nóng, vị cay đằm, khó quên.

Mỗi ngày bà Liễu bán hết hơn 2 yến lươn. Lươn mua về phải làm sạch nhớt, và cách làm nhớt của bà Liễu cũng chẳng giống ai. Bà đun nước sôi, cho lươn vào luộc như luộc gà, xong mới đưa ra róc thịt, chế biến thành cháo. Công đoạn chế biến là cả một bí quyết phức tạp mà dù có đổi bằng vàng, bà Liễu cũng không bao giờ tiết lộ. Quán ở Cửa Nam, lươn hơi to, kém ngọt. Còn ở thị xã Hà Tĩnh thì có món lươn cuốn lá lốt, lươn bọc trong lá lốt rán như chả làm một món ăn hàng ngày tuyệt diệu

Nghệ An, vùng quê với nhiều đặc sản, một trong số đó phải kể tới lươn. Xin tạm gác món cháo lươn thơm nồng để thưởng thức món súp lươn bổ dưỡng của mảnh đất đầy nắng và gió này.

Dọc đường vô xứ Nghệ, nổi bật là những biển quảng cáo hấp dẫn, mời gọi. Nào là cháo lươn, miến lươn và cả súp lươn nữa. Cũng có thực khách đã kịp nhắn gửi:
“ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Có về ăn cháo (lươn) với anh thì về”
Để ca ngợi đặc sản tuyệt ngon của vùng Nghệ Tĩnh.
 Súp lươn- một đặc sản hấp dẫn của xứ Nghệ.
Súp lươn là một biến tấu của món cháo lươn. Cũng như khi nấu cháo, lươn được làm sạch nhớt để gỡ lấy thịt. Nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm còn bày cho con cháu cách làm lươn truyền thống, không dùng dao mà phải lấy cật tre mà lọc thịt để tránh vị tanh. Đúng là thật lắm công phu.
Thịt lươn sau khi làm sạch sẽ được xào chung với nghệ, ớt, tiêu xay. Đặc biệt là không thể thiếu hành tăm- thứ hành chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính những củ hành tăm bé bé mới làm dậy lên được mùi thơm của lươn, tạo nên vị cay nồng cho món súp.
Thịt lươn rất mềm và vẫn còn nguyên miếng.

Múc vào bát, miếng lươn vẫn còn nguyên. Ăn rất mềm, đồng thời cũng đã ngấm hết vị cay, mùi thơm của ớt, của hành. Có màu vàng óng của nghệ, màu xanh của lá mùi tàu hay hành tươi.
 Ăn kèm súp lươn thường là bánh mỳ.
Súp lươn thường ăn kèm với bánh mỳ thế nhưng người xứ Nghệ vốn có tiếng với việc chế tác món ăn nên món ăn kèm cũng có sự biến tấu. Thay bằng những ổ bánh mỳ khô, khách có thể gọi thay bằng đĩa bánh mướt - ở miền Bắc chính là bánh cuốn.
Người Nghệ đã chế thêm công thức mới: súp lươn+bánh mướt

Bánh mướt được tráng mỏng, không nhân. Được cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. 
 Bánh mướt tráng mỏng dùng để ăn kèm với súp.
Trước lúc kịp no bụng, người ăn đã kịp no mắt với bát súp lươn óng ánh và đĩa bánh mướt trắng trong. Khéo léo vắt một ít chanh, bát súp lươn mới thực sự hoàn chỉnh.
Bước vào bất kì quán lươn nào nơi xứ Nghệ, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh mọi người xì xụp bên bát cháo hoặc súp lươn. Bề ngoài tuy nóng nhưng ăn vào mới thấy mát  bởi lươn là vốn thức ăn có tính hàn mà lại rất bổ.

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản được rất nhiều người ưa thích như cà pháo Nghi Lộc, nước mắn Diễn Châu, cam Xạ Đoài, “nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”.... và tất nhiên không thể không nhắc đến món cháo lươn, một đặc sản và là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.

Để nấu được một nồi cháo lươn đậm đà thơm ngon là cả một kì công của người vào bếp. Đầu tiên là khâu chọn lươn, để cháo ngon và không bị ngầy, lươn được chọn phải là loại lươn đồng, thịt lươn săn chắc, có hai sọc vàng ở bụng, đen ở lưng. Những con lươn này được người dân bản xứ đánh bắt ngoài đồng bằng trúm, một công cụ bắt lươn của người dân địa phương.

Sau khi đánh bắt về, lươn được làm sạch nhớt bằng cách rửa với nước tro bếp, đem luộc rồi gỡ lấy thịt, để thịt lươn được ngon, theo kinh nghiệm dân gian thì lươn phải được mổ bằng cật tre, sau đó được đem luộc sơ để gỡ lấy thịt và xương.

Tiếp theo là khâu chế biến. Đây chính là khâu quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhất đến hương vị đặc trưng của món cháo lươn. Khác với người miền Nam, món cháo lươn bao giờ cũng đi kèm với sả, thì ở xứ Nghệ, lươn bao giờ cũng “đồng hành” cùng với nghệ bởi không chỉ giúp món ăn thêm vẻ hấp dẫn bằng màu vàng ươm, nghệ còn góp phần làm thịt lươn thêm đậm đà, ngon ngọt, và đặc biệt là làm mất đi mùi tanh của thịt lươn.

Bên cạnh củ nghệ, không thể không nhắc đến một gia vị đặc trưng khác của xứ Nghệ là hành tăm, chính loại gia vị đặc biệt chỉ có ở đây đã góp phần làm cho món cháo lươn xứ Nghệ trở thành một món đặc sản thơm ngon với hương vị cay nồng, ngọt thơm đặc trưng.

Lươn được ướp với nghệ, hành tăm, tiêu, ớt, sau đó đem xào. Điều đặc biệt ở đây chính là bí quyết xào lươn của người dân bản xứ, lươn sau khi xào không bị khô như những nơi khác, nhờ những bí quyết riêng mà lươn xứ Nghệ sau khi xào xong vẫn rất mềm, ngọt, thấm đẫm vị thơm cay của hành, tiêu, ớt và óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm thêm chút màu xanh của hành tăm, rau răm, khiến thực khách chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.

Công đoạn ninh cháo cũng được người dân bản xứ thực hiện rất công phu, nước dùng để ninh cháo phải là nước súp được nấu từ xương lươn. Sau khi tách lấy thịt lươn, người ta băm nhuyễn xương sống của lươn, cho vào nồi ninh lấy nước cốt rồi lọc bỏ vụn xương. Nhờ có nước ngọt được nấu từ chính xương lươn nên cháo lươn ở đây có vị thanh ngọt mà không bị béo ngầy.

Gạo dùng để nấu cháo cũng được chọn lựa rất kỹ càng, phải là những hạt gạo tẻ thơm ngon nhất được trồng trên chính mảnh đất quê hương mới được dùng để nấu cháo, về sau người ta mới cho thêm một số loại gạo tẻ từ các vùng khác để tăng thêm hương vị cho món cháo. Gạo dùng để nấu phải là gạo để nguyên hạt, không được vỡ nát, khi nấu tuyệt đối không dùng đũa quấy sẽ làm cháo bị nát, vì vậy người ta phải rắc từ từ gạo vào nước ninh để cháo không bị vón cục hay vỡ nát. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không đặc cũng không loãng. Đặc biệt, nồi dùng để nấu phải là nồi đất thì cháo mới thơm ngon và giữ được nhiệt.

Khi thưởng thức, người ta múc cháo ra chén, cho thêm một ít thịt lươn xào thơm phức, một ít nước sốt vàng ươm, điểm thêm một chút hành lá, rau răm, rắc thêm một chút tiêu, đến lúc này thì quả thật không ai có thể kìm được lòng trước món cháo lươn xứ Nghệ hấp dẫn này.

Cháo lươn xứ Nghệ không chỉ là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang trong nó những tâm tình của người dân xứ Nghệ, vì vậy cháo lươn đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này, và là thứ không thể quên với những người con xứ Nghệ xa quê, và là món ăn để lại ấn tượng khó phai trong lòng mỗi thực khách khi họ dừng chân tại mảnh đất miền Trung này.


Khắp các mương lạch, đầm lầy, ruộng nước, nơi nào có nhiều bùn đều có lươn. Chúng là những món quà của đồng ruộng ban tặng cho những người nông dân quanh năm lam lũ. Với người nông dân, con lươn thật thân quen và giản dị. Ra đến chốn thị thành, xuất hiện tại các nhà hàng thì những chú lươn trở thành đặc sản với cách chế biến cầu kỳ...

Cháo lươn là một trong những món ăn đặc sản của xứ Nghệ. Không chỉ người dân xứ Nghệ yêu thích món cháo này, mà người ở nhiều vùng quê khác cũng đã biết tiếng và không bỏ lỡ dịp thưởng thức khi có điều kiện.

Nấu một nồi cháo lươn ngon đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của các bà nội trợ. Lươn được làm sạch, đem luộc, gỡ lấy thịt. Theo kinh nghiệm của những người sành ăn, người ta không làm lươn bằng dao mà dùng một thanh cật tre để tránh vị tanh, nồi nấu những món lươn cũng là nồi đất chứ không phải nồi đồng, nồi nhôm.

Thịt lươn xào với nghệ, một chút ớt xay, tiêu, nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, lá hành nhỏ xíu, nhưng mang vị thơm cay nồng đặc trưng. Cháo lươn Nghệ An không xào thịt lươn đến săn khô như cháo lươn ở Hà Nội. Miếng lươn để nguyên, vẫn mềm, ngọt, thấm đậm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm mầu xanh của lá hành tăm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn. Xương sống lươn được giã giập rồi lọc lấy nước để ninh cháo.

Gạo ngon, pha thêm chút nếp để cháo sánh hơn. Cái đặc biệt của người dân ở đây là nấu cháo để nguyên hạt gạo mà ninh cho nhừ chứ không giã nhỏ hoặc xay gạo. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung, không đặc cũng không loãng quá. Khi ăn, lươn trộn cùng cháo, thêm gia vị, tiêu, ớt,.. tuỳ sở thích, ăn kèm vài ngọn rau ngổ càng thêm nổi vị.

Ăn bát cháo nóng, mồ hôi lấm tấm trên trán, dù giữa mùa hè cũng nên dùng một bát nước chè xanh nóng để tráng miệng mới cảm nhận được cái thú vị, cái đặc sắc của món cháo lươn. Bát chè tươi khéo hãm, mầu nước trong xanh, đậm đà mà không quá chát, mùa đông có thể đập thêm vài lát gừng cho thêm ấm bụng, cũng là một nét đáng yêu vẫn hay được nhắc đến trong những đồ ăn, uống của người xứ Nghệ, giản dị như vậy thôi nhưng mang bản sắc của một vùng quê nổi tiếng.

Bát cháo lươn vàng rộm, thơm phức

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng là vùng đất lươn với loại lươn đồng mình thon, thịt chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hẳn lươn ở xứ khác. Lươn đã được chế biến khéo léo dưới những bàn tay tài hoa của người đầu bếp để thành bát cháo lươn đặc biệt mà “ không nơi mô có được”.


Lươn ở đây không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn

Đầu tiên, lươn được làm sạch nhớt, đem luộc rồi gỡ lấy thịt. Lươn ở đây không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn. Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà rất kỳ công. Nếu ở miền Nam, món ăn nấu từ thịt lươn bao giờ cũng đi liền với sản thì Nghệ An, đồng hành với lươn là nghệ. Màu vàng tươi của nghệ không chỉ đem lại cho thịt lươn vẻ hấp dẫn đặc biệt mà hương vị của nghệ còn làm cho thịt lươn thêm đậm đà, thơm, ngọt. Nghệ đã góp phần xua tan đi cái vị tanh cố hữu của lươn. Thịt lươn sau khi luộc chín được xào với nghệ, ớt băm nhỏ, hành phi, hạt tiêu và nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Cũng như nghệ, thứ hành tăm lá nhỏ xíu chỉ có ở vùng đất xứ Nghệ này không chỉ “làm đẹp” cho bát cháo sánh ngọt với màu xanh rất ngon mắt mà còn tạo cho cháo lươn Nghệ An có hương vị đặc biệt riêng bởi vị ngọt thơm, cay nồng rất đặc trưng. Khác với cách chế biến món cháo lươn ở Hà Nội, người chế biến cháo lươn ở Nghệ An không xào thịt lươn đến săn khô. Miếng thịt lươn được lọc to bản, vuông vức, khi xào xong vẫn mềm, ngọt, thấm đẫm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm màu xanh của lá hành tăm, lá răm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn.
 

Hành tăm-thứ gia vị đặc biệt của cháo lươn xứ Nghệ

Cháo cũng được nấu rất kỳ công, và đặc biệt. Người ta đạp đạp hoặc băm nhuyễn xương sống của con lươn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó mới đem ninh cháo. Nhờ có nước ngọt nấu từ chính xương sống của con lươn nên cháo lươn Nghệ An có vị ngọt rất riêng: đậm nhưng lại rất thanh, không thấy vị béo của mỡ, khác hẳn với vị ngọt của cháo nấu từ thịt gà hay xương lợn. Gạo để nấu cháo cũng được chọn kỹ lưỡng. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn. Sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không vón cục và người nấu tuyệt đối không được dùng đũ để cháo không bị nát hay bị nồng. Đặc biệt hơn nữa, người xứ Nghệ để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không đặc cũng không loãng.


Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn

Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, xúc một ít thịt lươn xào thơm phức, thêm một chút nước sốt vàng ngậy, một chút hành, răm và những mảnh hạt tiêu bắc li ti nhỏ mịn. Cháo lươn Nghệ An ăn với bánh mỳ rán giòn vàng ươm hay bánh mướt lạ miệng.

Nghệ làm xua tan cái vị tanh cố hữu của lươn

Món cháo lươn xứ Nghệ dù rất giản dị, chân phương bởi được nấu từ những sản vật gần gũi của đồng đất Nghệ An nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng đất này, thành niềm nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê để rồi mỗi khi trở về chưa thưởng thức được bát cháo lươn nóng hổi đậm đà với miếng bánh mỳ giòn tan là chưa trọn vẹn nỗi nhớ quê đau đáu. Và cháo lươn cũng để lại ấn tượng khó phai của người khách có dịp ghé qua miền Nghệ An nắng gió mà khi trở lại phải tìm ăn cháo lươn cho bằng được mà thôi.

Cách làm tôm nướng muối ớt ngon

Ăn gì để tăng kích thước vòng 1 giúp bạn có body chuẩn

Cách làm cơm gà Quảng Ngãi

Cách làm tôm chiên trứng muối lạ miệng

Cách nấu món chay đơn giản

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xin bac sicho em hoi chao luon nau voi rau gi thi hop
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Bạn thử nấu với bí đỏ hoặc rau ngót xem.
nau chao luon thi em cung biet xo rui nhung chao tim cat co duoc ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Được bạn ah, bạn có thể tham khảo thêm: http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=12651
Cach nau chau thit bo
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì phù hợp
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
nấu cháo lươn với cà rốt có được không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý