Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái hậu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái hậu

18/04/2015 07:35 PM
1,469

Đã có hàng nghìn câu chuyện được thêu dệt từ cuộc đời Từ Hy Thái Hậu, “Người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc”, trong đó có nhiều câu chuyện về bí quyết làm đẹp của bà. Bà đã dùng mỹ phẩm gì mà đến 69 tuổi vẫn trẻ đẹp như gái đôi mươi?

Thiên tình sử “xưa nay hiếm”

Những bí ẩn về cuộc đời của Từ Hy Thái hậu luôn là đề tài sôi nổi của giới sử học, khi nghiên cứu về những năm cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Theo một cuộc hội thảo của giới sử học, vào năm 68 tuổi, Từ Hy Thái Hậu đã có mối tình “hồi xuân” với chàng trai 29 tuổi Edmund một sỹ quan cao cấp trong quân đội Hoàng gia Anh và “thiên tình sử” này kéo dài tới 6 năm. Vì sao một chàng trai trẻ trung phơi phới như vậy lại đem lòng yêu một bà lão sắp ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”. Theo nhà sử học Hướng Tư - chuyên gia nghiên cứu về lịch sử triều Thanh, sở dĩ giữa hai người nảy sinh tình yêu là vì... khi bước sang tuổi 68, Từ Hy Thái hậu “vẫn xinh đẹp như một cô gái đôi mươi”.

Theo nhà sử học Hướng Tư, trong thư viện lịch sử của Đại học Oxford (Anh) cũng có một tài liệu ghi rõ mối tình giữa Từ Hy Thái hậu và sỹ quan Edmund. Trong tài liệu này ghi rõ rằng việc viên sĩ quan trẻ trung tráng kiện Edmund đem lòng si mê Từ Hy Thái hậu là do bà vẫn còn quá trẻ đẹp. Đây nguyên nhân chính khiến Edmund say đắm Từ Hy Thái hậu suốt 6 năm ròng.

Theo một số tư liệu trong cuốn “Ngự hương phiếu diểu lục” của cung nữ Đức Linh - người hầu thân cận của Từ Hy Thái Hậu, “khi về già, làn da của Thái hậu vẫn trắng mịn, tươi tắn và mềm mại như da thiếu nữ”. Trong một tài liệu về Từ Hy Thái Hậu của một nữ họa sỹ người Mỹ- người đã được vẽ chân dung khi bà còn sống, có đoạn viết: “Mặc dù đã bước sang tuổi 70, nhưng Từ Hy Thái Hậu vẫn có một khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung. Vóc dáng bà vẫn thon nhỏ, duyên dáng, có những ngón tay thon dài, mềm mại và mái tóc dài vẫn còn đen mượt. Nụ cười của bà khiến ai ai cũng phải si mê…”

Những mỹ phẩm độc đáo của Từ Hy

Vậy bí quyết “trẻ mãi không già” của Từ Hy Thái Hậu là gì? Về bí quyết làm đẹp của bà, người ta không thể không nhắc tới hai sản phẩm chính là nhân sâm và trân châu. Theo sử sách, cứ 10 ngày một lần, Từ Hy Thái Hậu lại uống khá nhiều bột trân châu. Bột trân châu đã làm cho da mặt của Từ Hy Thái Hậu luôn trắng nõn, mềm mại, tươi khỏe như làn da con gái tuổi dậy thì. Ngoài ra, mỗi ngày, Từ Hy đều uống nhân sâm để nuôi dưỡng da từ bên trong.

Ngoài hai bí quyết làm đẹp nói trên, không thể không nhắc tới một loại mỹ phẩm nữa của vị Thái hậu nổi tiếng này là “Ngọc dung tán”. “Ngọc dung tán” ra đời vào năm thứ 6 đời vua Quang Tự. Mỹ phẩm này do các danh y nổi tiếng của triều đình Mãn Thanh thời đó Lý Đức Lập và Trang Tôn Hòa tổng hợp. sau khi tham khảo rất nhiều phương thức làm đẹp của bậc vua chúa và cung nữ các triều đại phong kiến trước đây.

Phương pháp này còn được gọi với cái tên “Bát bạch tán”. Loại mỹ phẩm này được chế tạo từ 8 loại cỏ khác nhau bao gồm: đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tế tân, bạch liên, bạch chỉ, bạch phụ tử, bạch phục linh. Điểm giống nhau của 8 vị thuốc này là tên mở đầu đều là “bạch” có nghĩa là trắng, vì thế mới có tên là “Bát bạch tán”.

Tuy nhiên “Bát bạch tán” của Từ Hy Thái Hậu chỉ dùng 6 trong 8 loại “Bát bạch tán” (đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tế tân, bạch chỉ, bạch phụ tử) và được bổ sung thêm ưng điều bạch, cáp điều bạch, cây phòng phong, cam tùng, tam nại, bạch liễm, đàn hương... Tất cả những loại này được xay thành bột mịn, trộn với nước thành một loại mỹ phẩm xoa lên mặt mỗi ngày 3 lần.

Từ Hy Thái Hậu rất am hiểu về đông y và những dược liệu mà bà cho thêm vào “Bát bạch tán” đều dựa trên những hiểu biết của bà.

Trong sách “Thần nông bản thảo kinh” nổi tiếng của Trung Quốc có ghi: “Bạch liễm và bạch chỉ có tác dụng làm nhuận da, giúp da luôn hồng hào tươi sáng”. Bạch khiên ngưu, cam tùng, đàn hương, tam nại giúp lưu thông khí huyết. Bạch phụ tử và bạch cương tàm có công dụng phòng tránh các cơn gió độc đồng thời có tác dụng loại trừ những bệnh liên quan đến da mặt.

Vậy còn bạch đinh hương, ưng điều bạch, cáp điều bạch có tác dụng gì? Thực ra, bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đã dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn.

Ngoài “bát bạch tán” là mỹ phẩm chính, Từ Hy Thái Hậu còn được các ngự y trong cung khuyên dùng một loại mỹ phẩm khác được chế tạo từ lòng trắng trứng gà và bột chu sa. Loại mỹ phẩm này có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn ngừa các nếp nhăn ở mặt và trán. Cách làm loại mỹ phẩm này có được ghi lại trong sách “Những bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái Hậu” như sau: “Chọc một cái lỗ nhỏ vào quả trứng gà, rút hết lòng đỏ và để lại lòng trắng. Sau đó cho thêm vào đó ít bột chu sa và lấy sáp bịt kín lại. Để lại quả trứng gà đó vào ổ để cho gà mẹ tiếp tục ấp. Đến ngày những quả trứng ở bên cạnh nở thì lấy chất bột chu sa trong quả trứng kia ra. Dùng hợp chất này bôi lên mặt sẽ giúp da luôn luôn tươi hồng, sáng nhuận và loại trừ mọi nếp nhăn”.

Chắc hẳn, ai ai cũng phải khâm phục sự am hiểu đông y trong cách làm đẹp của Từ Hy Thái Hậu. Tuy việc làm ra những loại mỹ phẩm này là kỳ công và tốn kém, nhưng nhờ chúng mà Từ Hy Thái Hậu luôn giữ được cho mình “mãi mãi tuổi thanh xuân”.

Từ Hy Thái Hậu bà nổi tiếng không chỉ bởi ảnh hưởng của bà tới lịch sử cận đại nước Trung Quốc mà còn vì khao khát làm đẹp hiếm thấy. Bà vốn không phải là người quá xinh đẹp nhưng bà lại vô cùng thích đẹp, nỗ lực của bà có lẽ chẳng người phụ nữ nào sánh kịp.

Phương thuốc mùa thu

Mỗi ngày ngay khi tỉnh giấc, Từ Hy Thái Hậu phải lấy tinh chất của hoa dấp lên mặt, lên cổ, sáng ra ngủ dậy, bà lại dùng bột ngọc trai bảo vệ da; đánh răng bằng bột làm chắc răng, bột hoa cúc, bột dưỡng tóc, nước hoa cho tóc… hết loại nọ đến loại kia, mà đó mới chỉ là một phần trong kho làm đẹp của Từ Hy mà thôi.

Có lẽ vì nỗ lực làm đẹp với cường độ cao như vậy nên vẻ đẹp của Từ Hy từng được ghi lại là “sắc nước hương trời có một không hai, làm say đắm con mắt của nhà vua trẻ tuổi Hàm Phong: “Ngũ quan của nàng không có chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có cái hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ…”.

Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái Hậu từ hoa cúc - Làm Đẹp - Bí quyết làm đẹp - Cách làm đẹp

Sở dĩ có được vẻ đẹp như vậy, ngoài cách kiên trì giữ gìn sức khỏe của mình, bà rất chú trọng đến việc chăm sóc nhan sắc và có rất nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Tùy theo tình trạng tâm lý, tuổi tác của thái hậu mà ngự y bào chế các phương thuốc cho phù hợp.

Dẫu là vị thái hậu bị oán chê nhiều nhất trong lịch sử, nhưng trong lĩnh vực dưỡng sinh thì Từ Hy làm rất tốt. Ở đây, chung ta chỉ nhắc tới phương thuốc “Cúc hoa diên linh cao” của bà. Từ cái tên gọi là bạn đọc có thể đoán ra được mục đích của sử dụng trường kỳ của Từ Hy là kéo dài tuổi thọ. Từ Hy có thể thọ 73 tuổi vào thời đó là không thể phủ nhận được tác dụng nhất định của cao hoa cúc.

Đây là phương thuốc bí truyền trích từ trong cuốn “Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị” của Trần Khả Dực đời nhà Thanh. Sở dĩ phương thuốc này được chọn giới thiệu vì sự tối giản trong nguyên liệu của nó, thành phần dược liệu ở đây chỉ là những cánh hoa cúc tươi và mật ong.

Cách chế đơn giản như sau:

Đem những cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là hoa cúc khô thì có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 12-15g pha với nước sôi để nguội, lúc đói bụng.

Giai thoại hoa “bất khuất”

Hoa cúc trong y học cổ đại Trung Hoa thường được dùng để thanh lọc cơ thể, dưỡng mắt, kéo dài tuổi thọ. Bao đời nay, hoa cúc vẫn được coi là một trong 10 loài hoa vĩ đại của Trung Hoa, ví như bậc quân tử. Đào Uyên Minh đời Tần nổi tiếng là yêu cúc, cho cúc là loài hoa thanh cao, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thương. Cứ đến ngày trùng cửu (mùng 9/9), ông lại cùng bạn bè bày tiệc rượu bên khóm cúc để thưởng hoa. Ông có câu thơ: “Ngã ốc song nam hạ, kim sinh kỷ tùng cúc”. (Dưới cửa sổ mé nam nhà ta, nay mấy khóm cúc đã mọc).

Cúc còn được gọi là “Hoa bất khuất” bởi sức chịu thời tiết khắc nghiệt. Vì thế mà đó còn là biểu tượng lòng chung thủy, ý chí bất khuất, cốt cách thanh khiết của người phương Đông. Cúc còn có những tên gọi khác là Nhật tình, Nữ tiết, Nữ hoa, Âm thành… Hoa cúc là vị thuốc bảo kiện (giữ gìn sức khỏe) không thể thiếu của con người.

Căn cứ Bản thảo cương mục thì cúc chia làm hai loại: một loại thân màu tím, khí hương vị cam, lá có thể dùng để nấu canh ăn – đó là Chân Cúc; một loại thân xanh, có mùi vị đắng, không ăn được, gọi là Khổ ý. Dựa vào đó mà suy, các loại cúc để làm thuốc kéo dài tuổi thọ, trẻ hóa con người chính là Chân Cúc (Cam Cúc).

Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái Hậu từ hoa cúc - Làm Đẹp - Bí quyết làm đẹp - Cách làm đẹp

Cũng theo sách này có câu chuyện rằng Vương Tử Kiều (tên một vị tiên) có phương “Biến bạch tăng niên” dùng cúc làm chủ thuốc, hái mầm cúc vào ngày Thượng dần tháng Chín, gọi là Kim Tinh, lấy rễ vào ngày Thượng dần tháng Mười Hai gọi là Trường Sinh. Tất cả đều phải được phơi nơi thoáng mát, 100 ngày sau, lấy mỗi thứ một lượng bằng nhau giã ngàn lần cho thành bột thật mịn, mỗi lần 21g bột pha với rượu uống, hoặc thêm mật ong vào bột trộn đều nhau rồi vo thành những viên thuốc lớn cỡ như hạt ngô, mỗi lần 7 viên uống với rượu, ngày uống 3 lần. Trăm ngày sau, cơ thể nhẹ nhàng, làn da tươi sáng hồng nhuận, 1 năm sau, tóc bạc trở lại đen mượt, 2 năm sau rặng rụng rồi lại mọc mới, 5 năm sau, lão ông 80 tuổi trở lại như tuổi trẻ.

Trong phương này gia thêm mật ong trắng cho cô lại thành cao thì càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến con người cơ thể nhẹ nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì mật ong có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết đau, thanh nhiệt lọc máu… Dùng cao này thường xuyên có thể làm da dẻ hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà Từ Hy Thái Hậu đặc biệt yêu thích dùng cao Cúc hoa vậy.

Các giai thoại về tác dụng của hoa lá rễ cúc này có vẻ quá cường điệu nhưng trên tực tế, tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe từ lâu đã được các nhà y khoa học khẳng định. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó không chỉ giúp thanh nhiệt, sáng mắt mà còn có thể cải thiện da dẻ, chống lão hóa.

Cúc hoa trong cổ y tịch

Theo Bản thảo kinh: Uống hoa cúc lâu dài thì thân thể nhẹ nhàng, lâu dài tuổi thọ. Thư tịch xưa có câu: “Cúc hoa vi diên linh khách” nghĩa là “Hoa Cúc làm người ta dài tuổi thọ”, cúc có thể dùng độc vị, hay phối hợp với một số vị thuốc khác.

Cao Cúc hoa: Tăng tuổi thọ.

Đây là bài thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho Từ Hy Thái Hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền:

Bột Cúc hoa: Tăng sắc đẹp (theo sách “Bảo Phác Tử” của Cát Hồng đời Tần):

Hoa cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9 âm lịch), Phục Linh 500g. Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm lệ. Bài thuốc này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là trường thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ.

Dưỡng thọ đơn:

Theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh: Cúc hoa, Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh, Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế tân, Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử. Mỗi thứ 300g, tán bột, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng đói. Bài thuốc này bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, uống lâu càng khỏe và lâu già.

Cam cúc phương: Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào tháng 12, cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ. Liều dùng 1 đồng cân/lần, ngày 3 lần, hoặc luyện với mật ong, làm viên bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Uống liền trong 100 ngày sẽ kéo dài tuổi thọ.

Rượu Cúc: Người xưa thường dùng hoa cúc kèm với nếp để cất rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu”. Kinh Thi có câu “Thu ẩm hoàng hoa tửu” – mùa thu uống rượu hoa cúc. Lý do là bởi vào mùa thu, cụ thể là tiết “Trùng Cửu” (ngày 9 tháng 9 âm lịch), là lúc hoa cúc vàng nở rộ, vừa ngắm hoa cúc vừa uống rượu cúc thì không gì tuyệt vời cho bằng!

Những ai không dùng được rượu có thể thưởng trà cúc, theo cách đơn giản như sau: trà không ướp + bạch cúc (hoa cúc trắng khô) + cam thảo; sau khi rót trà ra chén, lấy một bông cúc trong bình trà thả vào chén trà, thì cũng sẽ có đủ “vị, hương, sắc” của bạch cúc như đã được mô tả trong sách vở của các cụ ngày xưa…
Xin lưu ý rằng, cúc hoa dùng trong các bài thuốc trên là các loại cúc: cam cúc, bạch cúc hoa, cúc hoa hồng, hoàng cúc… thuộc họ cúc Asteracae (Compositae).

Không kể đến mưu kế quyền hành, chỉ kể đến tài thuật làm đẹp thì Từ Hi Thái Hậu cũng được khẳng định là xuất sắc. Và kể đến chuyện làm đẹp của Từ Hi mà chưa kể đến món Trân châu (Ngọc trai) thì quả là một thiếu sót không thể tha thứ vậy.

Vì giỏi về cách dưỡng da nên đến tuổi già, dung mạo Từ Hi vẫn không suy lão mà phong thái vẫn ung dung tươi trẻ như xưa.

Bên cạnh những bài thuốc dưỡng thể đơn sơ giản dị từ hoa lá, Từ Hi vô cùng coi trọng một nguyên liệu làm đẹp đến từ biển cả: trân châu -những hạt tròn màu trắng sữa hoặc hơi vàng óng ánh sản sinh trong vỏ của những động vật nhuyễn thể (như con trai, sò…).

Truyền rằng Từ Hi rất thích cổ vật bảo bối, nhưng thứ bà ta thích nhất chính là trân châu. Sử sách ghi lại vô số chi tiết cho thấy bà ta sử dụng trân châu trong hầu hết mọi lĩnh vực: ăn uống, phục sức, đồ dùng, đồ chơi, trị quốc...

Khi chết đi, bà còn đòi phải đem cơ man nào là trân châu để làm đồ tùy táng. Thế cho nên cũng chẳng lạ khi Từ Hi khoa trương tuyên bố: “Ta là vị quân chủ lắm trân bảo nhất thiên hạ”

Từ Hi mới ngoài 20 đã góa chồng, góa phụ này vì sao có thể một tay che cả bầu trời hơn 40 năm của triều Thanh? Có người nói rằng cơ sự này rất liên quan tới hạt trân châu lớn mà bà ta luôn mang trong tay.

Nghe nói viên đại trân châu đó là bảo bối là của Càn Long được nhận khi trở thành vương tử, kinh qua 4 đời thì đến tay hoàng đế Hàm Phong.

Ảnh chụp năm 1903, khi Từ Hi Thái Hậu gặp gỡ phu nhân các đại sứ nước ngoài. Khăn choàng trên vai bà được kết từ trân châu.
Ảnh chụp năm 1903, khi Từ Hi Thái Hậu gặp gỡ phu nhân các đại sứ nước ngoài. Khăn choàng trên vai bà được kết từ trân châu.

Trước khi lâm chung, Hàm Phong đưa cho Đông Thái Hậu, sau khi Hàm Phong tạ thế, có lần Từ Hi lên cơn sốt, Đông Thái Hậu cho Từ Hi nắm viên trân châu trong tay, nói rằng vật báu này có thể giúp lui cơn sốt, về sau quả nhiên bệnh của Từ Hi khỏi.

Thế là nhân cơ hội đang nắm viên trân châu trong tay, Từ Hi không màng đến chuyện hoàn trả cho Đông Thái Hậu nữa. Đông Thái Hậu là người khoan dung, rộng lượng nên cũng chẳng đi đòi làm gì.

Từ đó trở đi, Tây Thái Hậu nắm trong tay hạt trân châu lớn đó hầu như mọi lúc mọi nơi: khi chôn Hàm Phong, giết Túc Thuận, khi ngủ khi chơi, khi lo việc triều chính, tay bà ta nắm trân châu đồng thời nắm giữ cả giang sơn Đại Thanh.

Sự thực về chuyện Từ Hi tay nắm đại trân châu cũng khớp với những gì mà sau này Tôn Điện Anh - quân đoàn trưởng của Quốc dân đảng - tìm thấy tại Đông Lăng – nơi chôn cất Từ Hi.

Những kẻ tham gia đào mộ cướp kho báu kể lại rằng sau khi chết, tay Từ Hi vẫn nắm chặt viên đại trân châu, chúng cố công đoạt lấy viên trân châu nhưng tới 3 người mà vẫn không làm sao lấy ra được.

Sau khi chết đi, trên đầu Từ Hi vẫn đội một chiếc mũ miện kết bằng trân châu, trên mũ được khảm một viên trân châu to cỡ quả trứng gà (nặng 128g), là đồ cống từ ngoại quốc - quả là một vật báu hiếm có.

Từ Hi còn có một bộ xường xám có chữ Thọ với khăn choàng vai bằng trân châu. Mỗi một chữ Thọ được thêu trên áo đều có đính một viên trân châu to, tổng cộng có khoảng hơn 80 viên, viên nào cũng óng ánh sáng lòa, vô cùng kỳ khu.

Nữ quan thân cận của Từ Hi là Đức Linh kể: “Bên ngoài của chiếc xường xám được phủ khăn choàng vai bằng trân châu, tôi chưa bao giờ nhìn thấy vật nào lộng lẫy hơn, quý giá hơn chiếc xường xám đó.

Đó là một khăn choàng hình lưới, do hơn 3.500 viên trân châu kết thành, mỗi viên to như quả trứng chim, tròn trịa và sáng lấp lánh, hơn nữa lại còn đều trằn trặn và màu sắc như nhau. Một vẻ uy nghi tráng lệ.”

Không chỉ váy áo mà các phụ kiện thời trang khác của Từ Hi cũng gắn với trân châu. Trong số đó, phụ kiện quan trọng bậc nhất là phụng hài (giày/dép). Trên phụng hài của Từ Hi gắn đủ những gì lóng lánh quý giá như trân châu, đá quý, ngọc, phỉ thúy…

Có thể nói cái gì nên có thì đều có, trong số đó, bà ta yêu nhất vẫn là trân châu, Từ Hi bảo trân châu là trang sức hợp nhất trên phụng hài. Vì thế, trên hài của Từ Hi dường như không đôi nào là không có trân châu nằm đó.

Những hạt trân châu tương đối nhỏ sẽ được xâu vào như những riềm hoa trang trí, sau đó mới lại đem đính dích dắc vào mặt trên đôi hài, còn những hạt khác thì sẽ dựa theo hoa văn các hình dạng đính trực tiếp lên hài, có nhiều đôi phải đính tới 200-300 hạt trân châu, những đôi đính ít cũng phải tới 20-30 hạt. Phụng hài của Từ Hi là nhiều nhất, bà ta còn có cả một xưởng chỉ chuyên môn chế tác hài.

“Ái Nguyệt Hiên Bút Ký” có ghi lại những thứ bằng trân châu trong đồ tùy táng của Từ Hi: mũ miện trên có 1 viên trân châu 128g, hạt to bằng quả trứng gà; mình mặc bộ lễ phục thêu kim tuyến đính trân châu,

áo mặc ngoài cũng thêu hoa kèm trân châu, lại thêm 9 lớp lụa đính trân châu nữa, phụng hài cũng đính trân châu, miệng ngậm trân châu, tay nắm trân châu, chưa kể những hạt trân châu lẻ tẻ vương vãi chung quanh…

Tiếc là theo thời gian và trong điều kiện bị đào trộm, những viên trân châu đã bị thất lạc, cho tới giờ vẫn chưa cách nào tìm ra…   

Song quan trọng hơn cả, trân châu với Từ Hi phải nói đến chuyện dung dưỡng nhan sắc. Quân vương suốt chiều dài lịch sử ai chẳng muốn tìm thuốc trường sinh bất lão.

Thuốc trường sinh bất lão của Từ Hi chính là trân châu, bà ta tin tưởng sâu sắc rằng trâu châu có thể giúp con người ích thọ tăng niên, hoãn tuổi già. Bà ta từng tuyên bố với khách nước ngoài: “Thường kỳ uống trân châu sẽ có thể giúp con người giữ mãi tuổi xuân.”

Theo sử liệu ghi lại, Từ Hi cứ cách 10 ngày lại uống một thìa bột trân châu. Bà ta có một thái giám chuyên điều chế bột trân chân sau khi đã chọn được những hạt thượng đẳng, hạt nhỏ, tròn và trắng sáng.

Rửa sạch những hạt trân châu đã được chọn rồi dùng vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ đồng hồ rồi vớt trân châu ra giã nát, cho thêm một chút nước sạch vào, nghiền mài từ từ cho đến thật mịn, để khô ráo thành bột cực mịn là nên.

Mài nghiền trân châu càng mịn càng tốt để tránh làm tổn thương tạng phủ, bất lợi cho việc hấp thu. Khai Bảo Bản Thảo và Hải Dược Bản Thảo ghi lại rằng:

Dùng trân châu thoa mặt khiến dung nhan tươi mịn, mềm mại và còn có thể xóa những đốm đồi mồi trên mặt. Trân châu còn có thể kéo dài tuổi thọ, làm cho tuổi thanh xuân được dài lâu.

Từ kinh nghiệm mấy chục năm uống bột trân châu, Từ Hi tổng kết quy luật uống về thời gian và số lượng. Bà nhận định uống nhiều không tốt, không theo đúng thời gian quy định cũng không tốt.

Chuyện kể lại rằng, một hôm, Từ Hi nói với nữ quan thân cận tên là Đức Linh: “Phân lượng sử dụng của thuốc Trân châu này rất quan trọng, nếu dùng một ít thì nó có thể giúp ta lưu giữ được thanh xuân. Hiệu quả của nó thuần túy trên da dẻ.

Nó có thể làm cho da dẻ con người mịn màng, mềm mại và tươi sáng, người lên tuổi trông dường như tuổi trẻ.

Nhưng thuốc này cần cách 10 ngày dùng 1 lần, lượng dùng cũng cần phải khống chế nghiêm ngặt, mỗi lần chỉ đong một thìa chừng 7- 8g bột trân châu, uống kèm với trà nóng. Nếu nghĩ rằng dùng nhiều lượng và liên tục sẽ có ích thì sẽ đem lại kết quả ngược lại, là có hại cho cơ thể.”

Mấy chục năm trời, không biết Từ Hi đã ăn uống bao nhiêu trân châu, chẳng ai từng thống kê. Có điều là Từ Hi đã sống qua 70 tuổi - cái tuổi xưa nay hiếm - mà vẫn giữ được làn da tươi nhuận, khả năng là trân châu đã phát huy tác dụng rồi đó chăng?

Hướng dẫn chi tiết
Độ khó: Cực dễ

Vẻ đẹp của bà được sánh với sắc nước hương trời có một không hai, làm say đắm con mắt của nhà vua trẻ tuổi Hàm Phong: "Ngũ quan của nàng không có chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có cái hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ...".

Sở dĩ có được vẻ đẹp như vậy, ngoài cách kiên trì giữ gìn sức khỏe của mình, bà rất chú trọng đến việc chăm sóc nhan sắc và có rất nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Tùy theo tình trạng tâm lý, tuổi tác, cũng như tính chất công việc của thái hậu mà ngự y bào chế các phương thuốc cho phù hợp.

Theo sách "Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị" của Trần Khả Dực đời nhà Thanh, Từ Hy đã dùng những bài thuốc dưỡng da cung đình để giữ sắc đẹp do các ngự y bào chế. Thuốc gồm xạ hương 0,4g, bạch cương tàm 1,6g, băng phiến 0,8g, sơn tra 1,6g, đậu xanh 2,4g. Tất cả nghiền thành bột mịn, nhào với nước đánh thật nhuyễn như kem, dùng bôi. Ngay đến nước uống giải khát, bà cũng thường xuyên sử dụng trân châu trà, chế từ bột trân châu và lá trà, để giữ cho thân hình luôn tươi trẻ, làn da mịn màng.

Ngoài ra, bà thường dùng bài thuốc Cúc hoa diên linh được các ngự y chế ra từ hoa cúc để khỏe người, da mặt tươi mịn, hồng hào, tuổi thọ kéo dài.

Cách chế như sau: Dùng 2kg hoa cúc tươi, đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20g với nước sôi để nguội, lúc đói bụng.

Các bài thuốc này nguyên liệu dễ tìm tại các hiệu thuốc bắc, thuốc nam. Cách làm đơn giản nhưng mang lại sức khoẻ và vẻ tươi tắn, xuân tình cho vị thái hậu nổi tiếng này.

Cuộc đời của thái hậu Từ Hy gắn liền với triều đại Mãn Thanh - triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đoạn suy tàn và khủng hoảng tột độ. Trong mắt người thường, bà chỉ giỏi về việc dùng mưu kế quyền hành, tuy nhiên trên thực tế, việc làm đẹp của Từ Hy cũng rất xuất sắc.

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Vẻ đẹp của bà được sánh với sắc nước hương trời có một không hai, làm say đắm con mắt của nhà vua trẻ tuổi Hàm Phong: "Ngũ quan của nàng không có chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có cái hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ...".

Sở dĩ có được vẻ đẹp như vậy, ngoài cách kiên trì giữ gìn sức khỏe của mình, bà rất chú trọng đến việc chăm sóc nhan sắc và có rất nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Tùy theo tình trạng tâm lý, tuổi tác, cũng như tính chất công việc của thái hậu mà ngự y bào chế các phương thuốc cho phù hợp.

Theo sách "Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị" của Trần Khả Dực đời nhà Thanh, Từ Hy đã dùng những bài thuốc dưỡng da cung đình để giữ sắc đẹp do các ngự y bào chế. Thuốc gồm xạ hương 0,4g, bạch cương tàm 1,6g, băng phiến 0,8g, sơn tra 1,6g, đậu xanh 2,4g. Tất cả nghiền thành bột mịn, nhào với nước đánh thật nhuyễn như kem, dùng bôi.Ngay đến nước uống giải khát, bà cũng thường xuyên sử dụng trân châu trà, chế từ bột trân châu và lá trà, để giữ cho thân hình luôn tươi trẻ, làn da mịn màng.

Ngoài ra, bà thường dùng bài thuốc Cúc hoa diên linh được các ngự y chế ra từ hoa cúc để khỏe người, da mặt tươi mịn, hồng hào, tuổi thọ kéo dài.

Cách chế như sau: Dùng 2kg hoa cúc tươi, đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20g với nước sôi để nguội, lúc đói bụng.

Các bài thuốc này nguyên liệu dễ tìm tại các hiệu thuốc bắc, thuốc nam. Cách làm đơn giản nhưng mang lại sức khoẻ và vẻ tươi tắn, xuân tình cho vị thái hậu nổi tiếng này.

Một vài bí quyết ấn tượng

Trước khi nói về những nguyên nhân phát sinh nếp nhăn, có thể điểm qua một vài cách thức ấn tượng mà bà thường dùng như sau:

“Uống sữa người”: dinh dưỡng của sữa mẹ rất phong phú, cho nên những trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ vừa bụ bẫm lại trắng trẻo, bởi thế, mỗi ngày Từ Hi đều uống hơn nửa chén sữa người.

“Mát-xa mặt bằng “ngọc côn” (cây côn bằng ngọc)”: Mỗi ngày trước khi trang điểm, Từ Hi đều lấy cây “ngọc côn” lăn trên da mặt từ trên xuống dưới không ngừng.

Ngọc côn nhẵn bóng, mát lạnh, dùng lăn trực tiếp mà không cần kèm bất kỳ loại thuốc hay kem nào. Trên  thực tế, làm như vậy là để tiến hành xoa bóp trên da và kích thích các huyệt đạo vùng mặt.

“Dùng lòng trắng trứng gà thoa mặt”: Mỗi tối trước khi đi ngủ chừng một tiếng, Từ Hi lại thoa lòng trắng trứng lên những vị trí có nếp nhăn trên da mặt, lưu lại khoảng 30 phút rồi dùng xà phòng thơm và nước rửa sạch, sau đó thoa nước hoa Trà (còn gọi là hoa Sơn trà hay Nại đông hoa) lên rồi dùng khăn lông vỗ nhẹ cho khô.

Lòng trắng trứng gà làm căng da, nước hoa Trà có tác dụng se khít lỗ chân lông, khiến da mặt mịn màng, sáng sủa.

Nhận diện nguyên nhân gây ra nếp nhăn

Chân dung Từ Hi Thái Hậu

Chân dung Từ Hi Thái Hậu

Quay trở lại với những lí do khiến da dần “rúm ró”, có thể thấy một nhận định phổ biến và dễ hiểu: Da dẻ là tấm gương của cơ thể. Da dẻ khỏe mạnh, mịn màng, tính đàn hồi mạnh, đầy sức sống sẽ đem lại cảm giác khỏe đẹp cho mọi người.

Khi tuổi còn trẻ, tế bào biểu bì sẽ không ngừng tái tạo, sinh trưởng, vì thế nên cơ thể mới tươi mởn đầy năng lượng. Nhưng khi thời kỳ trưởng thành qua đi, công năng thay thế bình thường của da dẻ giảm sút, sợi chân bì (lớp giữa của da dẻ) lão hóa, biểu bì sẽ lõm xuống và hình thành những nếp nhăn.

Ngoài ra, có thể chưa quá già nhưng những người thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời thì sẽ có nếp nhăn nhiều và sâu hơn. Nguyên nhân là bức xạ mặt trời gây ra sự phân giải của keo xương dạng cơ, dẫn đến da dẻ mất tính đàn hồi.

Tiếp xúc ánh nắng lâu ngày dĩ nhiên sẽ khiến quá trình lão hóa đến nhanh hơn. Ngược lại, những ngày đông gió bấc rét buốt kéo dài cũng khiến da dẻ mất nước, bị tổn thương, nứt nẻ mà sinh ra nếp nhăn.

Những người ốm yếu, mang những bệnh mãn tính liên quan tới gan, thận…, dinh dưỡng kém hoặc tinh thần căng thẳng, suy nghĩ buồn lo quá độ đều có thể khiến da dẻ mất cân bằng dinh dưỡng, tác động tiêu cực tới quá trình tái tạo da.

Người sử dụng mỹ phẩm quá độ hoặc mỹ phẩm chất lượng kém thì cũng ảnh hưởng xấu tới da.

Da cần “ăn” gì?

Phụ nữ sở hữu làn da mềm mại, mịn màng sẽ là điểm cộng tuyệt vời. Người xưa cũng quan niệm “nhất dáng, nhì da”. Nếu coi trọng làn da, người phụ nữ sẽ phải để ý tới những gì mà làn da cần được cung cấp, giống như là biết cách chăm sóc một cái cây để nó cao lớn và trổ hoa rực rỡ lâu tàn vậy.

Trước tiên, da cần có protein – thành phần chủ yếu cấu thành cơ thể con người. Vì vậy, protein là thứ không thể thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày, giúp cơ bắp rắn chắc, dung mạo tươi trẻ.

Thứ hai, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các sinh tố A, B, C. Vitamin A có thể giúp da tránh khô nẻ, sần sùi, vitamin B giúp đẩy lùi sự xuất hiện của nếp nhăn, trì hoãn lão hóa. Vitamin C tăng cường tính đàn hồi và độ tươi sáng của làn da.

Tất nhiên, phòng trừ nếp nhăn không chỉ qua đường ăn uống là đủ. Việc dùng tay mát-xa bổ trợ tốt cho cuộc chiến chống nếp nhăn này, nhằm mục đích cải thiện dung mạo và sự dẻo dai của da.

Xoa bóp vùng mặt làm tăng nhanh sự tuần hoàn máu của vùng mặt, khuôn mặt được thư giãn, nếp nhăn cũng vì thế mà giảm đi.

Căn cứ kinh lạc học Trung y thì tay là khởi, dứt điểm của Thủ tam dương kinh và Thủ tam âm kinh, cho nên xoa bóp phải làm từ tay trước. Xoa bóp bàn tay làm điều hòa khí huyết, 10 ngón tay nhanh nhạy, kinh lạc thông suốt, da dẻ bàn tay “nhẵn sạch như ngọc”.

Phương pháp cụ thể là: hai tay xoa nóng với nhau, tay trái nắm lấy mu bàn tay phải dùng sức ma-xát vài chục lần đến khi da mu tay nóng lên rồi đổi tay làm tiếp tương tự.

Đầu là bộ phận chi phối toàn thân, theo lý luận y học truyền thống thì đầu là chỗ hội tụ của chư dương, là nơi thông đến của bách mạch. Xoa bóp vùng đầu khiến chư dương đi lên, bách mạch điều hòa, khí huyết mất suy.

Xoa bóp vùng đầu lâu dài, thường xuyên, có thể làm cho con người đến già sắc diện vẫn hồng hào, không phát sinh nếp nhăn.

Phương pháp cụ thể là: hai lòng bàn tay đè trên trán, hơi dùng sức hướng xuống chà xát tới cằm rồi ngược về phía sau đầu và hai tai, chà xát nhè nhẹ qua đỉnh đầu rồi trở về xuống trán. Như vậy gọi là xoa bóp một lần, làm như vậy vài chục lần cho hiệu quả rất tốt.

Phương pháp xoa bóp nói trên đơn giản và dễ thực hành, nếu có thể duy trì chăm chỉ, không những có thể phòng ngừa da dẻ xuất hiện nếp nhăn mà còn có thể khiến da dẻ đã lão hóa phần nào phục hồi sức sống thanh xuân.

“Mỹ phẩm” từ chân giò

Trong sách “Thiên kim yếu phương” có một phương quan trọng với hiệu quả làm cho da mặt tươi sáng, ẩm mát, loại trừ nếp nhăn lâu ngày, làm cho con người trẻ lại với thành phần dược liệu là một chân giò lợn lớn.

Cách làm: Chân giò làm sạch, cho vào nồi, thêm 1,2 lít nước, 600g nước tương, bật nhỏ lửa ninh dần cho tới khi da lợn nhừ và xương giò mềm nát, tạo ra chất sền sệt như dạng keo thì lọc bỏ chất tạp, giữ lại nước tương như keo.

Dùng nước tương chân giò rửa mặt và tay hoặc dùng thuốc tương này với táo đậu, dùng thoa mặt mỗi đêm, sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch đi.

Cách làm này được coi là một “diệu phương” (phương thuốc kỳ diệu) để làm mềm da, trì hoãn lão hóa. Ưu điểm của nó là nguyên liệu cực kỳ đơn giản, các thực hiện cũng dễ dàng song lại cho hiệu quả thật vừa ý.

Chỉ cần kiên trì sử dụng một thời gian thì có thể làm cho các nếp nhăn giãn ra, giảm ít đi. Gương mặt trở nên tươi sáng, nhẹ nhõm, trẻ trung hơn.

Lưu ý rằng chân giò dùng làm thuốc trong các phương thuốc cổ thường là chân giò lợn nái. Chân giò có vị ngọt mặn, tính hơi hàn, tốt cho thận, dạ dày, làn da. Nó chứa một lượng dồi dào protein, chất béo, không những làm tươi nhuận da dẻ mà còn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nói chung.

Từ góc độ y học và theo báo cáo của các chuyên gia, da của phụ nữ sau tuổi 25, 26 sẽ dừng trưởng thành. Theo tuổi tác mà nước và chất nhờn của da cũng sẽ mất đi nhiều hơn, từ đó nếp nhăn bắt đầu xuất hiện.

Phương thuốc với chân giò này sẽ khắc phục những hạn chế đó, cung cấp thêm nước và chất nhờn, đặc biệt tốt cho những người đã có nếp nhăn lâu ngày. Còn loại tương được ninh cùng với chân giò là tương được gia công từ gạo kê, giúp tăng cường công hiệu tư dưỡng làm đẹp vốn có của chân giò hơn nữa.

Có vẻ như những con đường tới cái đẹp hoàn thiện và lâu dài đang mở rộng và thú vị hơn bao giờ hết.

Bí quyết làm đẹp da và móng tay mùa hanh khô

Bí quyết làm đẹp của Midu để bạn lúc nào cũng xinh tươi, rạng rỡ

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Cách trồng cây anh thảo nhiều màu, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ

Cây trúc trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?

Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp, hợp phong thủy

Cách kiếm tiền trên Youtube hiệu quả cao

Cách làm bánh kẹp lá dứa thơm ngon

Cách quyến rũ chồng trên giường

Cách thắt cavat chuẩn trong nháy mắt

Cách thắt khăn vuông đúng điệu

Cách làm tôm cuộn khoai tây hấp dẫn ai cũng mê

Làm sao để hết mùi tỏi khó chịu

Cách làm tôm nướng muối ớt ngon

Làm sao để hết hôi miệng

Ăn gì để tăng kích thước vòng 1 giúp bạn có body chuẩn

Cách làm cơm gà Quảng Ngãi

Cách làm tôm chiên trứng muối lạ miệng

Tác dụng của cây lược vàng - cây thuốc nam quý

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Cách trồng cây anh thảo nhiều màu, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ

Cây trúc trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?

Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp, hợp phong thủy

Cách nấu món chay đơn giản

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý