Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Nhân giống
Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt hồng, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bích hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, lâu tàn, hoa màu đỏ cờ, có giá trị cao, thích hợp với nhu cầu cao ở thành phố, thị xã, khu đô thị...
Đào cảnh được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả.
Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xử lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30-40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cách hạt 3-4cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1-2cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 cây đào con. Khi cây đào con ra lá non màu trắng như rau giá đậu xanh (nếu để lá thật có màu xanh mới nhổ cấy thì tỷ lệ chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5x10cm, thủng hai đầu với giá thể là bùn ao ải 70%+30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc cây con trong bầu khoảng 3-40 ngày, cây cao 15-20cm, có 5-6 lá thật đem cấy trong bầu to có kích thước 15x30cm, có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Trồng ra ruộng nhân giống, với khoảng cách 30-40cm/cây. Sau khi chăm sóc khoảng 5-6 tháng, cây con cao 70-80cm, đường kính thân 1-2cm là ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được. Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng 10-11 có tỷ lệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50-60cm là đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất.
hình ảnh các luống đào chờ cắt tỉa
Bệnh xoắn lá đào
Dấu hiệu: Từ một phần hay toàn bộ lá dầy lên, mầu xanh xám rồi thành màu đỏ hoặc đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng sau thành nâu. Lá xoăn, khô và rụng. Bệnh nặng cây sẽ chết.
Nguyên nhân: Do nấm Taphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 20oc. Thích hợp Cho nấm xâm nhiem là 10 - 16oc. Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau. Bệnh nặng vào tháng 4 - 6
Phòng trừ:
Phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3- 5obe vào đầu mùa xuân. Phun liên tục 2 - 3 lần, cách 7 - 10 ngày. Thu hái lá bệnh đem đốt.
Bệnh thủng lá đào
Dấu hiệu: Lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặc hình nhiều cạnh màu tím hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung quanh đốm có màu xanh vàng,
sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lo thủng.
Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dowson hoặc Phòng trừ: Tăng cường quản lý vườn đào theo nguyên lý phòng trừ tổng hợp. Tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiem.
Phòng: Phun thuốc lưu huỳnh vôi 3-5oBe.
Chữa: Phun sun phát kẽm + vôi (sunfat kẽm 1 vôi 4 + nước 240 phần hoặc phun thuốc Zinel 0,2%.
Bệnh chảy nhựa đào:
Dấu hiệu: Thân cành, nhất là chỗ phân nhánh, vỏ cây nứt ra, nhựa vàng trong suốt chảy ra. Sau nhựa có màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ và gỗ bị mục. Bệnh nặng làm
cây chết khô.
Nguyên nhân: Khá phức tạp, có thể do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóc kém, nhiệt độ quá thấp... làm vỏ cây b! tổn thương, nấm xâm nhập làm thành phần tinh
bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chầy ra liên tục.
Phòng trừ: Tăng cường chăm sóc, đất tơi xốp, bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý, tránh vết thương. Quét bệnh. Quét lên vất thương hợp chất 1 lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét dầu 1 luồn để bảo vệ.
Rệp đào
Rệp đào Myzuss persicae sulzer 1thuộc bộ cánh đều, họ rệp mỗi năm sinh sản 10 lứa qua đông bằng trứng đến mùa xuân năm sau nở. Tháng 6 - 7 rệp bay đi hại các cây khác đến
tháng 10-11 bay trở về hại cây đào
Dấu hiệu: Lá đào b! cuốn sẽ ảnh hưởng mỹ quan và hoa kém.
Phòng trừ: Thiên d!ch của rệp đào là bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn rệp... Phun thuốc phô xâm 0,2% hoặc DDVP 0, 1 % nở vào mùa xuân
Lần 2: Khi rệp chuẩn b! bay đi (tháng 6 - 7)
Lần 3: Khi rệp quay trở về cây đào (tháng 1 0 - 1 1 )
Khi số lượng trứng nhiều quá thì pha hỗn hợp (1 phần lưu huỳnh + 2 phần nước + 2 phần dầu hỏa + 0,02 phần bột giặt) đu
Cách trồng lại đào
Đào cảnh trong thời gian chơi Tết thường vừa phát lộc, vừa nở những nụ còn lại, chất dinh dưỡng trong bầu tuy không nhiều vẫn đủ duy trì sự sống cho cây, chỉ cần tưới đủ ẩm cho bầu là được.
Trước khi trồng đào 10-15 ngày dùng một trong các sản phẩm sau: Siêu ra rễ; Vườn sinh thái; A-H502; Orgamin... hoà với nước sạch với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm, tưới ướt đẫm bầu. Các chế phẩm này sẽ kích thích phát động bộ rễ sinh trưởng ra hàng loạt rễ mới khi đó ta đem trồng, cây đào sẽ có tỷ lệ sống cao.
Bón phân cho cây đào thời gian từ 20 ngày sau trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây 0,5-1kg NPK (12:5:10) trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn hay nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới đủ ẩm cho đào trong thời kỳ bón phân để cây sinh trưởng tốt.
Nghệ thuật trồng hoa thủy tiên
Cách trồng hoa dạ yến thảo
Kỹ thuật trồng hoa trong chậu
Cách cắm hoa cúc đẹp
(St)