Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì

18/04/2015 07:41 PM
10,934

Khi thay đổi thời tiết, do hệ miễn dịch yếu trẻ nhỏ rất dễ bị ho kèm theo sổ mũi, sốt…Thậm chí có bé một tháng bị đến 2 lần. Điều này khiến nhiều bà mẹ lo lắng vì không thể lúc nào cũng cho con dùng kháng sinh được.

 Làm gì khi trẻ ho?

Cứ khi thời tiết chuyển mùa là y như rằng chị Hoài (Hà Nội) thấy cô con gái 24 tháng tuổi lại ho. Cho con uống thuốc khoảng 1 tuần thì con khỏi nhưng chỉ 3 ngày sau bé lại ho, cứ liên tục như thế trong 2 tháng. Và cứ hễ con ho, chị lại cho uống kháng sinh.

Hiện nay, giống như chị Hoài, nhiều bà mẹ có con nhỏ đang thực hiện theo “công thức” ho là phải dùng kháng sinh, nhất là khi kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, điều cha mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúcnào những thuốc này cũng có tác dụng. Không chỉ người bệnh mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng đang có hiện tượng quá lạm dụng thuốc kháng sinh.

Dưới đây là một số lời khuyên cho các cha mẹ khi có con bị ho:

Phân loại ho ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, có thể là biểu hiện của bệnh hoặc do dị ứng với khói thuốc lá, hoặc do ô nhiễm từ môi trường không khí (khói, bụi, ô nhiễm...) Đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần lưu ý kỹ hơn vì khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn.

Thông thường khi thay đổi thời tiết, trẻ hay bị ho. Những biểu hiện thường gặp là hắt hơi, chảy mũi, sốt nhẹ và ho, nguyên nhân chính là do virus. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ.

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Khi nào cần đưa con đi khám?

Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.

Sử dụng thuốc hợp lý

Nếu trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ vì nếu không có thể gây ho nặng hơn. Các dạng ho còn lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm, dạng siro ho từ thảo dược như những loại chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, an toàn và dễ uống hơn với trẻ em do đã được chứng minh khoa học và có các nghiên cứu lâm sàng. Lưu ý là chỉ một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho trẻ sơ sinh.

Làm gì khi trẻ ho?

I. Tầm quan trọng của viêm phổi ở trẻ em

- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dướ 5 tuổi. Người ta ước tính rằng mỗi năm một em bé dưới 5 tuổi có thể mắc phải từ 3 – 8 lần NKHHCT.

- Trong phần lớn trường hợp, bé có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng 1/3 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận bằng cho trẻ uống thuốc kháng sinh thích hợp để tránh những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

- Do nhiều hoàn cảnh và lý do khác nhau, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn còn khá nhiều trẻ dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) cho biết hàng năm có gần 13 triệi trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong, trong số đó 4,3 triệu trẻ chết vì NKHHCT mà chủ yếu là viêm phổi.

- Như vậy ước tính có khoảng 10.000 tử vong mỗi ngày, và chưa có bệnh nào làm trẻ chết nhiều đến như vậy! Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do viêm phổi mỗi năm.

- Vì vậy người ta có thể nói rằng có ba “hung thần” đối với trẻ em ở các nước đang phát triển: viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng.

- Vậy làm thế nào chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm viêm phổi ở trẻ em để có thể chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này? Đây cũng là mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như của ngành Y tế.

II. Làm thế nào để phát hiện sớm viêm phổi?

- Ba câu hỏi lớn mà chúng ta cần trả lời là:

      1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi?

      2. Làm thế nào để biết là viêm phổi đã nặng cần phải cho trẻ nhập viện điều trị?

      3. Đâu là dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã tới mức nguy hiểm cần phải đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức?

- TCYTTG đã dày công nghiên cứu và tìm ra các phương tiện rất đơn giản, dễ dàng mà lại chính xác để giúp chúng tacó thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi?

- Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì vậy trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này.

- Dựa theo công trình nghiên cứu khoa học quy mô tại nhiều nơi trên thế giới, TCYTTG đã thấy rằng: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ vị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm: đồng hồ có kim giây.

- Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:

·Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.

·         từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 - 11 tháng.

·         từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi.

Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay.

- Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc...) nên chúng ta cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.

2. Dấu hiệu của viêm phổi nặng

- Khi viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành - một loại cơ hô hấp ngăn đội ngực và bụng, phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào.

- Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.

- Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và vụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

3. Các dấu hiệu nguy hiểm

Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.

- Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.

- Ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

III. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

- Khi bị viêm phổi, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Bốn công việc cần phải làm là:

      1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp.

      2. Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè.

      3. Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.

      4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và káhm lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng.

      1. Điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh là trẻ cần phải được cho uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc. Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống (có thể cho vào một ít nước và chờ vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra và dễ nghiền nhỏ hơn). Có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa, nước cháo để bé có thể uống dễ dàng hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.

      Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài viiệc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng vi6em phổi ở trẻ chỉ bị ho cảm thông thường.

2. Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.

3. Cách chăm sóc trẻ tại nhà

- Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.

- Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị NKHHCT, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách. Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi àno trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng... chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng... Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác...) cũng có thể được sử dụng cho trẻ em.

4. Vấn đề tái khám

- Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn – bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày.

- Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết káhc hoặc cho cháu nhập viện điều trị.

- Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn - mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

V. Kết luận

- Viêm phổi là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi mà nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, đúng cách trẻ rất dễ tử vong.

- Chúng ta có thể tóm lược cách phát hiện và xử trí tại nhà như sau:

      1. Trẻ có dấu hiệu ngu hiểm = bệnh rất nặng, nhập viện cấp cứu

      2. Trẻ thở co lõm lồng ngực – viêm phổi nặng, cần nhập viện ngay

      3. Trẻ thở nhanh = viêm phổi, cần uống kháng sinh tại nhà – tăng cường ăn uống - sử dụng thuốc ho an toàn.

- Đây cũng là nội dung cơ bản nhất của phác đồ xử trí NKHHCT do TCYTTG đè ra từ 1990, đang được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và đã chứng minh hiệu quả thực tế trên phạm vi toàn cầu: người ta đã ước tính chỉ với những cách làm khá đơn giản nêu trên đã giúp giảm được 50% tử vong do viêm phổi, cứu sống được khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm tránh khỏi lưỡi hái của hung thần viêm phổi trên toàn thế giới.
 

Vấn đề em lo ngại là cháu hay bị tái phát, chỉ sau 2 hoặc 3 tuần. Có phải cháu bị lờn thuốc không? Hay tại em mới cho cháu đi nhà trẻ nên cháu dễ bị lây từ bạn như vậy? Làm mật ong hấp quất cho cháu uống vài thìa mỗi ngày (kể cả lúc cháu không ho) có hại gì không ạ? (Lan Ngọc, Vũng Tàu)

Đáp: Nếu bé bị ho và sổ mũi, có khi có sốt hoặc không, thường do nhiễm siêu vi đường hô hấp (hay còn gọi là cảm). Đây là bệnh lây qua sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp qua hắt hơi, sổ mũi, ho hoặc tiếp xúc gián tiếp qua tay có dính siêu vi hô hấp đó. Mỗi lần bé bị nhiễm cảm như vậy, triệu chứng ho hay sổ mũi thường kéo dài khoảng 2 - 3 tuần thì bớt. Nếu bé tiếp xúc lại với người bệnh khác (có thể là trong nhà trẻ), bé sẽ bị bệnh lại. Kháng sinh không giúp ích gì cho những trường hợp cảm như vậy, mà cơ thể bé sẽ tự tạo sức đề kháng chống lại những siêu vi đó. Những triệu chứng tái phát ho hay sổ mũi bạn mô tả là do bé lây từ nhà trẻ, chứ không phải là do lờn thuốc. Nếu bé trên 1 tuổi, uống mật ong nói chung không có hại gì, nhưng uống mật ong không làm bé bớt bệnh được.

Nhận biết đúng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp

Ho ở trẻ có nhiều nguyên nhân và nhiều dạng ho khác nhau, các bác sỹ thường nhận biết dấu hiệu bệnh ở trẻ khi biết đặc tính của cơn ho hoặc trực tiếp nghe trẻ ho. Tuy nhiên, không phải cứ khi trẻ ho là cha mẹ lại ngay lập tức đi bệnh viện chụp, chiếu để chẩn bệnh.

Ho không phải là một bệnh, mà đó là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau tùy theo từng cơ thể bé và tùy vào từng cơn ho của bé.

Trẻ bị ho khan

Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Tuy nhiên, trẻ cũng dễ bị ho khan khi hít phải khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng phấn hoa… Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.

Trẻ bị ho có đờm

Là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.

Trẻ bị ho sù sụ

Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Trẻ dưới 3 tuổi thường mắc bệnh này do khí quản của bé khá hẹp. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn.Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.

Trẻ bị ho lâu ngày

Trẻ bị ho lâu ngày là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.

Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. Do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh này cho trẻ, có thể tiêm chung với các vắc xin bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ được 6 ngày tuổi. Cha mẹ nên hỏi kỹ bác sỹ về việc tiêm này.

Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi.

Trẻ bị ho khò khè

Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.

Trẻ bị ho kèm sốt

Trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ hoặc chảy nước mũi, có thể là do trẻ bị cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu trẻ bị ho kèm sốt cao trên 380C thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm (nếu cần thiết), để được điều trị thích hợp.

Trẻ bị ho kèm nôn mửa

Thường trẻ ho quá nhiều sẽ dẫn đến nôn mửa. Trong trường hợp này, không cần lo lắng quá trừ khi trẻ nôn mửa kéo dài. Cũng vậy, nếu trẻ ho kèm với cảm hay lên cơn hen suyễn, trẻ có thể nôn mửa nếu có quá nhiều chất nhầy trong bao tử và gây nôn.

Trẻ bị ho cấp tính

Trẻ bị ho cấp tính là một dạng ho trong thời gian ngắn, khoảng dưới 2 tuần. Bệnh thường gặp ở trẻ khi ho cấp tính là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh phí quản, viêm phổi… Nguyên nhân gây bệnh là do trẻ có hệ miễn dịch yếu, dễ nhiễm các loại virus gây bệnh trên đường hô hấp. Những virus này có khả năng lây lan dễ dàng trong không khí, có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh và tái mắc nhiễm cao ở trẻ em.

Trẻ bị ho kéo dài

Ho kéo dài ở trẻ là hiện tượng  trẻ bị ho liên tục từ 4 tuần trở lên do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể còn tùy thuộc vào từng độ tuổi của bệnh nhân. Trẻ ho kéo dài có thể do bệnh lý từ phổi hoặc bệnh lý của tai mũi họng, tim mạch, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc gây nên.

Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ khi trẻ nhận thấy trẻ ho dai dẳng không giảm, không ngừng.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị ho kéo dài do nguyên nhân nào để điều trị phù hợp. Nếu trẻ ho có đờm, ho sau khi vận động có thể do dị ứng hoặc do hen. Nếu trẻ ho từng cơn, mỗi cơn ho làm mặt đỏ tía tai thì có thể là trẻ bị ho gà hoặc do có dị vật đường thở. Nếu trẻ bị ho ban ngày hoặc khi tập trung thì có thể là ho do tâm lý… Có thể căn cứ vào mỗi dấu hiệu ho của trẻ để tìm đến bác sỹ chuyên khoa phù hợp.

Điều trị và chăm sóc trẻ bị ho

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khih trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.

Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.

Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, sốt cao, ho kèm khó thở để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và tái nhiễm bệnh sẽ làm trẻ mất sức.

Do có nhiều dạng ho khác nhau nên cũng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây điều trị ho khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Khi sử dụng thuốc tây cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các thuốc có chứa chất an thần, chất á phiện, chất kháng histamine, corticoid gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ.

Bên cạnh đó, có một số liệu pháp trị ho dân gian thường được ông bà ta hay sử dụng hoặc trong các bài thuốc đông y. Một số loại thảo dược và thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ như: lá húng chanh, cây kim ngân, mật ong, gừng, đường phèn, quất xanh, cam thảo, bạc hà… Tuy nhiên, điều trị cho trẻ bị ho bằng các loại thảo dược, đông y thì đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, nhưng thay vào đó lại an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Ngày nay, việc tìm các loại cây thuốc chữa ho không còn dễ dàng cho người dân như khi xưa nữa. Nắm bắt được điều này, một số Công ty Dược đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược dành cho trẻ em, dễ dàng và thuận tiện hơn cho cha mẹ khi muốn chữa ho cho con bằng đông y.

Có thể kể đến một số sản phẩm trị ho từ thảo dược như:

  •        Cốm Sarbokids là sự kết hợp đồng thời của 3 tác dụng: Nâng cao sức đề kháng – Tăng cường miễn dịch, bảo vệ bé yêu trước các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp – Giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh khi đang mắc bệnh, giảm khả năng tái mắc nhiễm bệnh hiệu quả. Sản phẩm gồm các thành phần: tinh dầu húng chanh, dịch chiết hoa kim ngân, dịch chiết rễ cây đại thanh diệp, dịch chiết thân và ngọn cây cúc dại, tinh dầu gừng – là các loại cây thuốc quý dân gian dùng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh trên đường hô hấp như: ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, ho khan, ho có đờm, ho cấp tính, ho do nhiễm virus… Bên cạnh đó, hỗn hợp của các Vitamịn A, C, E và khoáng chất Kẽm, Magie, Se len, L-lysin – là những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng, ăn ngon miệng, tăng hấp thu, từ đó giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch đối với các bệnh trên đường hô hấp. Cốm Sarbokids còn được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng cao trong hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn với bé khi sử dụng, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng liên tục để phòng ngừa tái mắc nhiệm bệnh cho trẻ. Cốm Sarbokids do Công ty CP Dược phẩm Nam Hà sản xuất.
  •    Thuốc ho Bảo Thanh, dạng siro, gồm các thành phần ô mai, mật ong, xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, phục linh, trần bì, cát cánh, gừng, cam thảo…, có tác dụng trừ ho, tiêu đờm. Thuốc ho Bảo Thanh được phối hợp từ 2 vị thuốc dân gian quen thuộc là Ômai – Mật ong và bài thuốc Đông y trị ho nổi tiếng của Trung Quốc “Xuyên bối tỳ bà cao”. Sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh.
  •   Thuốc ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ, dạng siro thuốc. Sản phẩm là tổng hợp của các thành phần: bạch linh, mơ muối, bạc hà, ma hoàng, bách bộ, cát cánh, phèn chua, rễ thiên môn, cam thảo…, có tác dụng chữa ho tiêu đờm, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, viêm phế quản. Sản phẩm do Công ty CP Dược phẩm Nam Hà sản xuất.

Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, phải cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn: đường bột, thịt cá, dầu mỡ và rau củ quả, trái cây; đảm bảo cho trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng bệnh tật.

Tuy nhiên, trong khi bị bệnh trẻ thường chán ăn, nhất là trong lúc ho trẻ thường nôn ói. Vì vậy cần phải cho trẻ thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn nhiều lần. Tránh ép trẻ ăn quá no, khi ho trẻ dễ nôn ói, có nguy cơ hít thức ăn vào phổi làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị ho tại nhà bằng các phương pháp đơn giản như sau:

  • Nếu trẻ ho có đờm, hãy cho trẻ nằm sấp trên đùi bạn rồi vuốt nhẹ lưng đề bé dễ ho hơn. Khi trẻ ho có đờm thì không nên dùng ngay thuốc cắt cơn ho mà hãy để trẻ ho văng đờm ra ngoài mới tránh được nguy cơ nhiễm trùng đường thở của trẻ.
  •  Dùng nước cốt canh hoặc quất vỏ xanh ngâm với mật ong, hấp nóng lên cho bé uống để giảm bớt đau họng.
  •  Giữ nhiệt độ trong phòng bé vừa phải, đủ ấm về mùa đông, đủ mát về mùa hè, giữ không khí xung quanh bé thông thoáng, yên tĩnh..
  •  Khi trẻ bị ho, cha mẹ chú ý phải cho trẻ uống thật nhiều nước để tránh họng khô gây viêm và có thể dễ khạc đờm ra ngoài hơn.
  •  Khi trẻ bị ho, cần tránh cho trẻ chạy nhảy nhiều làm mất nước, khô họng dễ tạo ra các cơn ho. Đặc biệt, tránh cho trẻ khỏi các nơi có nhiều khói thuốc là và các loại khói ô nhiễm khác.
  •  Khi trẻ bị ho kèm sổ mũi, mẹ cần phải vệ sinh mũi cho bé thường xuyên bằng cách nhỏ nước muối sinh lý giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn.
  •  Trẻ hay ho về đêm thì nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên, có thể căn cứ theo trẻ bị ngạt mũi bên nào thì đặt nằm nghiêng theo hướng ngước lại để giúp trẻ thông mũi, dễ thở và làm cho chất nhờn không chảy vào cuống họng gây ho.

Có đến 85% bệnh nhân viêm họng là do virus gây nên, và với virus thì kháng sinh không những không có tác dụng mà đôi khi còn làm bệnh trầm trọng thêm, TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.



Làm bệnh nặng thêm

Chị Lan Anh ở Hà Đông, Hà Tây đang chăm con gái năm tuổi ở Khoa Nhi. Bệnh viện Bạch Mai than thở, “tại cái cô bán thuốc ở đầu phố mà con bé khốn khổ thế này”. Khi hỏi ra, tôi mới vỡ lẽ, chị thấy con khò khè, sốt và thỉnh thoảng ho về đêm nên đã tìm ra hiệu thuốc đầu phố kể bệnh.

Khi nao cho tre bi ho uong khang sinh

Bác sỹ đang khám cho một bệnh nhi bị nhiễm trùng hô hấp tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thái Hằng.

Người chủ quầy thuốc bán cho chị tất tật năm loại thuốc, nào giảm sốt, chống viêm, giảm ho, kháng sinh và thuốc bổ rồi bảo chị về cho con uống. Chị Lan Anh cho bé uống hai ngày, chẳng thấy cháu đỡ, mà con chị người cứ lả đi vì mệt.

“Hôm mới ốm, cháu còn ăn được mỗi bữa lưng cơm, sau hai ngày uống thuốc, cháo nó cũng chả ăn nữa. Tôi cứ thấy cháu lả đi, gọi bác sỹ đến nhà, bác sỹ nói, cháu bị hạ đường huyết. Tôi sợ quá, ôm cháu đến đây ngay”, chị kể.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong câu chuyện phiếm trước phòng khám của TS Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, chúng tôi cũng được nghe nhiều lời kể tội vì cho con uống thuốc mà chẳng có tác dụng gì của các ông bố bà mẹ trẻ.

Chị Bích, ở phố Khâm Thiên, Hà Nội kể: “Con bé nhà tôi ho sặc sụa cả ngày, nhưng uống bao nhiêu kháng sinh, thuốc cẳt ho cũng chẳng có tác dụng gì”. Vif sốt ruột chị mới đem con đến viện.

TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, tự ý cho con uống thuốc, tự ý dùng kháng sinh mỗi khi thấy trẻ khò khè, ho là hiện tượng phổ biến trong cách chăm con của các phụ huynh hiện nay. Họ cứ nghĩ là, ho là một hiện tượng của viêm nhiễm, thế là dùng kháng sinh.

Còn BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương thì liên tục cảnh báo, đại đa số dân ta mắc bệnh lạm dụng kháng sinh, kể cả bác sỹ.

Ho thế nào mới uống kháng sinh?

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, khoảng gần một tuần này, bệnh nhân đến khám và điều trị về sốt do virus tăng trở lại. “Cứ kiểu thời tiết thay đổi thất thường thế này, bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới”

Có thể nói, bệnh sốt virus ngày càng có dấu hiệu gia tăng, nguyên nhân một phần do thời tiết, phần khác có thể nói, sức đề kháng của con người ngày càng yếu hơn so với trước đây, nên sức chống chọi với những thay đổi thời tiết không tốt nữa, TS Dũng nhận xét.

Cụ thể, sau mỗi đợt “trở trời”,bệnh nhân đến khám bao giờ cũng tăng đột biến. Các bệnh gặp chủ yếu là bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp.

TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, theo các nghiên cứu trên thế giới đã công bố, chỉ có 15% bệnh nhân có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn và cần dùng đến kháng sinh. 85% bệnh nhân còn lại mắc ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác.

Trong khi đó, nếu bệnh do virus gây nên, uống kháng sinh không có tác dụng gì. Vì cho đến nay, virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn và trong các trường hợp chống nhiễm trùng.

Tuy nhiên, TS Dũng cũng cho biết, phân biệt bệnh do virus hay vi khuẩn gây nên không dễ đối với người thường, thậm chí cũng khó khăn với bác sỹ. Nhưng có một số các đặc điểm tương đối sau, nếu chú ý, phụ huynh có thể tự tránh cho con em mình được

Thời gian giao mùa hiện nay, sốt siêu vi (virus) đang rộ lên vì độ ẩm tương đối thấp và thời tiết cũng thay đổi thất thường. Sốt virus thường có một trong các biểu hiện sau:

- Đột ngột sốt cao, khi sốt có mệt nhưng hết sốt trẻ lại như khỏe mạnh bình thường.

- Có thể kèm theo các nốt ban đỏ.

- Một số trẻ bị chảy nước mũi sau 2-3 sốt, nhưng nước mũi thường trong, có ho nhưng không nhiều.

- Trẻ lớn, biết cảm giác, thường kêu đau mình mẩy.

Khi virus tấn công mạnh vào đường hô hấp có thể dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp. Khi đó, bệnh nhân có thể bị ho rất dữ dội, nhưng kể cả trong trường hợp đó cũng không được dùng kháng sinh.

TS Dũng cho biết, trong thời gian qua, nhiều bệnh nhân đến nhập viện trong tình trạng ho rũ rượi. Nhưng đa số bệnh nhân nào đã dùng kháng sinh trước khi nhập viện, thời gian điều trị thường kéo dài lâu hơn bệnh nhân chưa dùng kháng sinh.

Nhiễm khuẩn hô hấp cũng có thể có biểu hiện sốt cao nhưng sốt không phải là biểu hiện đặc hiệu. Và trong trường hợp này, TS Dũng khuyên, bệnh nhân vẫn chỉ nên dùng thuốc giảm ho, hạ sốt. Khi chưa biết chắc chắc có nhiễm khuẩn không thì nhất định không dùng kháng sinh.

Vẫn theo TS Dũng, chỉ có 10-20% các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp có thêm các biến chứng do nhiễm khuẩn. Và chỉ trong trường hợp chắc chắn có nhiễm khuẩn mới nên uống kháng sinh. Nhưng khi đó, tốt nhất là xác định được loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn và dùng ngay kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt vi khuẩn đó.

Việc này ở các bệnh viện tuyến trung ương không khó, nhưng các bệnh viện tuyến dưới khó khăn hơn vì không có phương tiện xác định. Lúc này cần đến kinh nghiệm của người thầy thuốc.

Tuy nhiên, các bậc phụ huỵnh thì nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm

Đấy là chưa kể, có đến 15% trẻ uống kháng sinh mắc tiêu chảy vì các tác dụng phụ của thuốc gây nên. Vì thế, nếu không muốn mắc thêm bệnh, hãy cẩn thận khi dùng thuốc.

BS Lộc cũng khuyên, khi trẻ ho, sốt, tốt nhất chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm ho.

Rất nhiều trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi bị viêm tai giữa có nguyên nhân từ viêm mũi, họng nhưng không thường xuyên được vệ sinh hút dịch từ mũi. Với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, thậm chí đến 7 tuổi thường không biết tự mình xì mũi khi bị xổ mũi. Trong khi đó, ở lứa tuổi này do hệ miễn dịch còn non nớt, sức chống đỡ của cơ thể trẻ với môi trường bên ngoài rất yếu. Vì thế, ở những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ không thích nghi kịp với sự thay đổi, thường xuyên bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gây sốt, ho, sổ mũi.
 
Khi bị xuất tiết đường mũi họng, có đờm, xổ mũi, trẻ lại không biết khạc nhổ, xỉ mũi cho sạch. Vì thế vô hình chung tạo thành một vòng tròn quẩn, dịch bị ứ đọng lại mũi thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở. Rồi từ ổ viêm này, nó có thể tấn công xuống họng, tai, gây viêm họng, viêm tai giữa. Do ở trẻ em, vòi nhĩ (nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai. Vì thế, khi bị viêm mũi họng mà không được điều trị triệt để, vệ sinh mũi họng sạch sẽ, bé thường bị biến chứng gây viêm tai giữa,
 
Vì thế, để phòng biến chứng viêm tai giữa do viêm mũi, họng, việc quan trọng đầu tiên là điều trị triệt để tình trạng bệnh lý. Trong đó, việc rất quan trọng là phải luôn làm cho mũi trẻ được thông thoáng.
 
Vì thế, với trẻ nhỏ không biết xỉ mũi, người lớn cần giúp trẻ thực hiện công việc này. Tuy nhiên, hút mũi, làm vệ sinh mũi cho trẻ cũng phải đúng cách.
 
Với trẻ bị xổ mũi, để vệ sinh mũi cho trẻ, cần nhỏ 1/2 lọ muối sinh lý cho mỗi bên mũi. Sau đó chừng 1 - 2 phút, dùng dụng cụ hút sạch mũi, nước mũi sẽ giúp mũi bé luôn được thông thoáng.
 
Cháu bị sổ mũi như chị nói có thể do trời lạnh, cháu cần được mặc quần áo dài trong lúc ngủ, tránh gió lạnh, nhỏ nước muối sinh lý rất tốt để bảo vệ mũi. Nếu cháu bị sổ mũi kéo dài cần đi khám chuyên khoa để được xác định nguyên nhân sổ mũi và điều trị đúng mức, tránh các biến chứng đáng tiếc.
 
Chúc bé mau khoẻ.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách làm thịt xá xíu ngon

Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

Cách pha nước mắm chay ngon

Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tre so sinh 5 thang tuoi bi ho thi dung cac bai thuoc dan gian nao co hieu qua? co ai biet chi giup minh voi!
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
la hap mat ong
Hấp quất và mật ong
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi, họng của trẻ
tre so sinh 1 thang bi ho uong thuoc gi
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Con em dc 1thang dang bi ho co nen tam cho bé ko
tre hai thang tuoi bi cam nen uong thuoc gi
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Cảm lạnh thông thường sẽ tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, có vài điều bạn có thể làm để giảm bớt khó chịu cho con: - Chắc chắn rằng bé được nghỉ ngơi nhiều. - Khuyến khích bé bú thêm nhiều cữ nhỏ. Nếu bé đã ăn dặm thì bạn nên cho bé uống thêm nước lọc. Điều này giúp bé không bị mất nước và nhanh hạ sốt nếu bé bị sốt. - Giúp bé xì mũi bằng cách nhẹ nhàng lau nước mũi cho con. Bạn cũng có thể thoa ít kem dưỡng da bên ngoài lỗ mũi cho bé để giảm bớt kích thích. - Dùng paracetamol hoặc ibuprofen trẻ em để hạ sốt nhưng chỉ khi bé được trên 3 tháng và phải theo ý kiến bác sĩ. Kiểm tra thông tin về liều lượng trên bao bì, hoặc tốt nhất là hỏi bác sĩ. Một số người cho rằng, có mối liên quan giữa paracetamol và tỷ lệ thở khò khè, hen suyễn ở bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định là không có bằng chứng paracetamol gây ra vấn đề này. - Nếu bé khó chịu vì nghẹt mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp đỡ bé. Bạn có thể mua từ hiệu thuốc. Nhỏ nước muối cho bé 15 phút trước khi cho bú hoặc cho ăn. - Máy tạo hơi nước trong phòng giúp bé thở dễ. Tuy nhiên, cẩn thận với những máy tạo hơi nước nóng vì bé có thể bị bỏng. Một lựa chọn an toàn hơn là bạn bật vòi nước nóng trong nhà tắm, đóng cửa và ngồi trong phòng tắm đầy hơi nước với bé trong ít phút. Sau đó, cần thay quần áo khô cho bé. Lưu ý: Nếu bé chỉ nghẹt mũi mà không có triệu chứng nào kèm theo thì có thể, có dị vật mắc trong mũi của bé. Ngay cả với những bé còn nhỏ cũng có thể bị kẹt thứ gì đó trong mũi.
tre so sinh bi ho thi uong loai thuoc nao
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Trẻ duoi 2tháng tuổi bi ho nên dung thuoc gi ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý