Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?

18/04/2015 07:41 PM
13,521

Bạn háo hức chờ bé bập bẹ những tiếng đầu tiên. Dù không thể bắt ép bé làm mọi việc sớm hơn khả năng nhưng 10 gợi ý dưới đây có thể giúp bé biết nói sớm hơn.

Theo Mellisa Essenburg (chuyên gia tâm lý trẻ em Mỹ), khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu biết bập bẹ những từ đôi như “baba”, “mama” và sử dụng âm điệu để bày tỏ điều hài lòng hay không hài lòng. Đây là kỹ năng sơ khai cho những từ đầu tiên ở bé.

1. Khuyến khích đáp lại

Ngay từ khi bé biết “ê a” lần đầu, bạn cũng nên bắt chuyện với con bằng niềm thích thú. Hãy phản ứng lại những âm thanh ngọt ngào bé vừa tạo ra nhưng cũng cần cho bé cơ hội để đáp trả. Bé bắt đầu hiểu, dù từ lúc còn rất nhỏ rằng, giao tiếp là cho đi và nhận lại.

2. Nói chuyện với bé

Nói với “ngôi sao nhỏ” của bạn về mọi thứ hàng ngày giúp xây dựng từ vựng cho bé dù còn phải đợi lâu nữa, bé mới biết dùng từ.

Mẹ có thể cho bé nghe nhạc rồi hát cho bé nghe. (Ảnh minh họa).


3. Trả lời tiếng khóc của bé

Trước khi bé nói được thì tiếng khóc chính là công cụ bé dùng để giao tiếp với bạn. Khi bạn phản ứng với tiếng khóc của con, điều đó dạy bé rằng, khi bé giao tiếp, bé sẽ được mẹ lắng nghe. Hơn nữa, bạn sẽ biết phân biệt tiếng khóc khi bé đói khác với khi bé mệt mỏi...

4. ‘Chít chat’

Đôi khi, một điều nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt lớn, đặc biệt khi nó đến từ sự giao tiếp với bé nhà bạn. Từ việc kể cho bé nghe chuyện mẹ đang thay tã đến việc để bé biết những bước chân vội vã của mẹ là vì đang chuẩn bị bữa cho bé... những điều tuy nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả lớn, giúp bé hiểu được những gì mẹ nói ra và những gì mẹ đang làm. Điều này giúp bé kết nối tốt hơn với mẹ ngay cả khi bé chưa nói được; vì thế, hãy “chit chat” thường xuyên.

5. Hát một bài ngắn

Ngay cả khi bạn không chắc là đúng giai điệu, âm thanh lặp đi lặp lại cũng trở thành âm nhạc với tai nghe của bé. Trong quá trình này, chính sự lặp lại những từ ngữ trong bài hát bạn ngân nga sẽ bước đầu hình thành trí nhớ cho bé về những từ yêu thích.

6. Đọc cho bé

Các bé quan tâm đến sách sớm hơn cha mẹ tưởng. Thử đọc cho bé một cuốn sách quen thuộc khi bé ngồi chơi. Giống như vần điệu từ bài hát hàng ngày, sự lặp lại bằng cách đọc một cuốn sách cũng giúp bé xây dựng ngôn ngữ cơ bản.

7. Mô tả những gì bé đang làm

Khi bé tiến đến mẹ hào hứng hay khóc vì mệt mỏi, hãy nói thành lời những việc bé đang làm và cảm xúc của bé để giúp bé sử dụng đúng từ ngữ về sau.

8. Yêu cầu lặp lại

Thực hành bằng cách lặp đi lặp lại điều gì đó với bé nhà bạn cũng giúp bé hiểu ngôn ngữ sớm. Lặp lại chính là chìa khóa để học hỏi mọi điều và những từ đầu tiên của bé có thể đến vào lúc bạn ít mong đợi nhất.

9. Khuyến khích bé thử

Khi bé bắt đầu bập bẹ (ngay cả khi từ đầu tiên phải được cha mẹ “dịch”), bạn cần khuyến khích những nỗ lực của bé và giúp bé tự tin.

Con của bạn đã được 4 tháng tuổi và cần thêm thức ăn phụ vào sữa mẹ để tiếp tục lớn nhanh... Bạn nên cho bé ăn những gì?...


Khi nào có thể tập cho bé ăn dặm?

Nếu bạn thấy: bé có thể uống chút nước súp, nước cháo hay trái cây từ muỗng. Bé dòm miệng khi mọi người ăn uống vậy là bé đã sẵn sàng để nếm thử thức ăn đặc.

Vạn sự khởi đầu nan:

Thức ăn đặc không giống sữa mẹ chút nào. Vậy bạn hãy kiên nhẫn và bình tĩnh giúp bé vượt qua giai đoạn này.


Thức ăn để tập ăn nên đơn giản, dễ làm và bạn đừng chú ý tới thành phần dinh dưỡng vội vì bé mới chỉ tập. Sữa mẹ vẫn cung cấp toàn bộ nhu cầu cho bé. Lúc này điều quan trọng là cho bé tập làm quen với độ đặc, vị thức ăn và ăn bằng muỗng thay vì cho mút, bú. Nên cho bé ăn đặc trước cữ bú lúc đói nhất, sau đó cho bú đủ như bình thường.

Một số thức ăn để bé "tập":


• Chuối nạo, hoặc đu đủ, xoài nạo bằng muỗng.


• Một miếng nhỏ khoai lang hoặc khoai tây tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa tươi hoặc sữa mẹ nặn ra.

• Một muỗng bột trẻ em đã chín với vài muỗng nước chín hoặc sữa.

• Vài muỗng nước cơm chắt với sữa
.
• Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.


• Vài muỗng tàu hũ nước đường.


Tập cho bé như thế nào?

• Lựa một trong các thức ăn trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu, tăng dần từ 1 lên 3 muỗng. Nên dùng muỗng nông để đưa thức ăn vào giữa lưỡi để bé dễ nuốt.

• Trẻ cần 7-10 ngày để làm quen với 1 loại thức ăn đặc mới.

• Khi trẻ đã quen với 1 loại thức ăn, bạn hãy tập cho trẻ nếm loại mới với cách như trên. Dần dần bé đã quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Vậy là bạn đã vượt qua khó khăn đầu tiên.
Bé có thể gặp vài trục trặc:

• Nếu bé chống cự lại, không chịu ăn, bạn có thể đổi qua loại khác, thay vì dùng muỗng, hãy lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé muốt. Nếu không thành công, bạn tạm lùi lại 1-2 tuần và bắt đầu thử lại. Không bao giờ cưỡng ép bé.

• Nếu bé tiêu có hơi lỏng một chút, màu sắc có thay đổi bạn vẫn yên tâm cho bé tiếp tục ăn nếu bé vẫn khỏe, vẫn chơi.

• Tập cho bé ăn đủ chất trong mỗi bữa khi bé đã ăn giỏi. Tuy nhiên, phải tuân thủ nguyên tắc kéo dài 3-5 ngày với chỉ 1 loại thức ăn mới để bé quen dần và để phát hiện ra loại thức ăn nào có thể gây dị ứng ở trẻ để loại trừ.

Ví dụ cách làm bột cho bé giai đoạn đầu:

• Trứng phải được nấu chín kỹ, không cho bé ăn "lòng đào". Nếu phát hiện bé bị dị ứng với trứng như nổi mề đay, lác sữa, tạm ngưng một thời gian.

• Trứng có thể được thay bằng sữa bột, tàu hũ ở tháng đầu và sau đó là cá, thịt, tép... ớ các tháng kế tiếp.

• Nếu trẻ nghẹn, khó nuốt, có thể là do bột quá đặc, bạn cần làm cho bột loãng hơn bằng một chút nước chín, nước canh hoặc sữa.

• Có bữa bé không muốn ăn, có lẽ là bé chưa đói, bạn hãy bình tĩnh chờ tới bữa ăn sau bé sẽ ăn ngon lành. Sự căng thẳng, gò ép của mẹ sẽ làm bé sợ dần bữa ăn và thức ăn. Thói quen ăn uống tốt quan trọng hơn nhiều việc phải ăn hết suất trong lúc trẻ không muốn ăn.

• Ngoài thức ăn dặm, bạn cho bé ăn thêm 50-100ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn giữa các bữa ăn.

Trẻ 3 - 4 tháng tuổi thường có những đặc điểm sau: - Khả năng thích ứng: trẻ nhìn theo vật di động theo mọi hướng, chú ý nhìn một vật được đặt trong bàn tay và đưa lên miệng và tự cầm khi được 4 tháng. - Lời nói: ríu rít nghe tiếng động quen thuộc như tiếng chuông và biểu hiện điệu bộ khi nghe. - Phản ứng xã hội: biết nhìn người và cười, bắt đầu cười ra tiếng, nhìn và chơi với 2 bàn tay. Nếu trẻ ít cười thì người mẹ cần phải tăng cường nói chuyện, âu yếm với trẻ nhiều hơn nhằm tạo điều kiện cho trẻ phản ứng lại kích thích của môi trường chung quanh. Tình cảm gắn bó và biểu hiện tình thương của người mẹ trong những năm tháng đầu đời của trẻ là vô cùng quan trọng.

Khi bé được ba, bốn tháng tuổi
1. Bé biết làm gì ?
Bé bắt đầu biết lẫy, đã có thể nâng được đầu lên khi nằm sấp hay khi đươc bế ở tư thế đứng hoặc ngồi, nhưng cũng chỉ được một lúc là đầu bé gục xuống.
Bé bắt đầu phát hiện ra cơ thể của mình, bé nhìn và nghịch các ngón tay của bé. Bàn tay bé linh hoạt hơn, nếu bạn đặt vào tay bé một đồ vật, bé có thể giữ được trong vài phút.

Đến 4 tháng tuổi, bé biết giơ tay cầm đồ chơi. Bạn nên cho bé cầm đồ chơi để bé bận rộn"khám phá" và không cho tay vào miệng mút. Bé đã muốn giao tiếp bằng lời với mọi người, bé cười thành tiếng, bé biết hóng chuyện bằng nhiều cách: cười phát ra các âm thanh "aaa…gừ …gừ. ", khua chân múa tay… Bé đã nhận ra được mẹ mình, những đồ vật những địa điểm quen thuộc và bắt đầu có những thói quen (đi vệ sinh, ăn …ngủ đúng giờ).


2. Bạn phải làm gì để giúp bé phát triển?
a. Có những đồ vật để bé nhìn, cầm, sờ mó
- Hãy buộc các đồ chơi mềm vào cạnh cũi hay treo ở phía trên giường, xe nôi vừa tầm để bé có thể nhìn, nghe, cầm được các đồ chơi đó. Nên thay đổi đồ chơi làm bằng nguyên liệu khác nhau ( vải, nhựa, cao su. gỗ…).
Chú ý các đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.

- Hãy treo các ảnh đơn giản như mặt người, con vật, dải băng có hình thù màu sắc lạ mắt thu hút được sự chú ý của bé.

- Hãy đặt hoặc bế bé ở những tư thế mà bé có thể nhìn đươc mọi thứ xung quanh, như nhìn thấy bông hoa, chiếc lá lay động, con cá bơi trong bể; con gà, con vịt đi lại trong sân; nhìn thấy quần áo phơi tung bay trước gió; nhìn thấy xe; nhìn thấy mọi người; nhìn thấy trận mưa qua cửa kính…

 :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X :-X
b. Có những âm thanh cho bé nghe

- Hãy để cho bé nghe những âm thanh khác nhau như bài hát, tiếng huýt sáo, tiếng xe máy, tiếng nước chảy, tiếng bát đũa…
- Hãy để cho bé nghe các loại nhạc khác nhau phát ra từ radio, ti vi, băng nhạc…(nhưng không nên lúc nào cũng cho bé nghe nhạc vì như vậy bé không quen với sự yên tĩnh).
- Hãy vỗ nhè nhẹ vào người bé theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc hoặc hát va đung đưa bé.

 

c. Giúp bé học nói
- Hãy trò chuyện mọi lúc, mọi nơi với bé về những việc bạn đang làm, về mọi người, mọi thứ xung quanh như thể bé nghe và hiểu được những điều bạn nói. Hãy dùng những ngữ điệu khác nhau để nói với bé.
- Khi bé phát ra các âm thanh bạn hãy nhắc lại các âm thanh đó của bé cho bé nghe.

4 tháng tuổi, bé đã biết há miệng cười to, hóng chuyện "nhiệt tình" và dõi theo mọi cử chỉ, vận động của bố mẹ.

Bé ngủ
4 tháng tuổi, hầu hết các em bé có khả năng ngủ ít nhất 6 - 8 giờ một đêm.
Hầu hết trẻ 4 tháng tuổi đều dậy buổi đêm nhưng sau đó lại tự ngủ trở lại. Nếu khi bé thức dậy và ọ ọe buổi đêm mà mẹ đáp trả những hành động của bé thì bé sẽ rất hào hứng mà không chịu ngủ lại.
Để bé có giấc ngủ ngon, cha mẹ có thể thực hiện theo một số cách sau:
- Tạo thói quen đi ngủ cho bé: Trước khi ngủ mẹ có thể hát cho bé nghe.
- Để ánh sáng mờ (đèn ngủ) về ban đêm để bé bớt sợ.
- Khi bé tỉnh, cố gắng dỗ bé ngủ lại. Nếu bé đói, hãy cho bú trong không gian yên tĩnh và ánh đèn nhạt để bé có thể quay lại ngủ nhanh sau đó.
Cho bé ăn
4 tháng tuổi, hệ thống đường ruột của bé vẫn chưa trưởng thành và không thể kiểm soát việc nhai và nuốt, do đó bé chưa sẵn sàng ăn các loại thức ăn đặc. Sữa vẫn là thức ăn chính của bé.
Nếu bé chủ yếu bú sữa mẹ thì mẹ nên tiếp tục uống các loại vitamin như lúc trước khi sinh để có thể cung cấp cho em bé đủ 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày.
Thời kì mọc răng
Bé có thể mọc răng bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên, có nhiều bé bắt đầu mọc răng ở thời điểm 4 tháng tuổi. Thật khó để biết khi nào một chiếc răng nhú lên, trừ khi nhìn thấy hoặc sờ thấy được. 4 tháng tuổi, có nhiều bé bắt đầu chảy nước dãi và đưa các vật lạ vào miệng. Nhưng điều này không có nghĩa là bé đang mọc răng.
Mọc răng có thể làm cho một số bé khó chịu hoặc dễ cáu kỉnh. Bé khác có thể sốt cao, đi tướt, chảy dãi...
Nếu bé của bạn có vẻ khó chịu do mọc răng, mẹ có thể giúp đỡ bằng cách:
- Cho bé ngậm một món đồ chơi dành cho việc mọc răng.
- Hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc làm giảm đau lợi cho bé.

Thị giác của bé

4 tháng tuổi, bé đã có thể phân biệt được các màu sắc sặc sỡ. Thị giác của bé dần được cải thiện, bé bắt đầu nhận diện tốt hơn những màu tương tự, như màu đỏ và màu cam. Bé đã biết "theo dõi" mọi di chuyển của bố mẹ quanh phòng, thậm chí khi không thấy bố mẹ, bé còn biết ngoái đầu hoặc xoay người để tìm.

Phát triển ngôn ngữ

Bé đã bắt đầu biết tạo ra hàng chuỗi các âm thanh. Khi bé làm ồn (như đang cố nói gì đó), bạn nên đáp lại con ngay bằng những biểu hiện nét mặt và giọng nói của bạn. Bé sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ vì bé nhận ra rằng, nếu bé tạo âm thanh, bé sẽ được mẹ chú ý.

Nhận thức của bé

Trẻ 4 tháng tuổi đặc biệt chú ý đến người chăm sóc mình. Bố mẹ sẽ nhận ra điều này vì khi bố mẹ rời bé đi ra ngoài bé thường giận dỗi và khóc thét lên, bé tỏ ra rất phấn khích khi bố mẹ vào phòng, và mắt bé luôn dõi theo bố mẹ khi bố mẹ di chuyển trong phòng.

Giao tiếp của bé

Ở tháng này, bé đã bắt đầu phát ra nhiều tiếng u ơ và thích nói chuyện với mọi người hơn (hóng chuyện). Cha mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giúp bé học cách giao tiếp một cách khác nhau.

Hãy thử làm khuôn mặt buồn cười hoặc tiếng ồn và để ý xem sự bắt chước của bé như thế nào. Khi bé tạo ra âm thanh, hãy bắt chước âm thanh đó.

Vận động của bé

Độ tuổi này, bé đã biết giữ thẳng đầu và vai khi được bế đứng lên. Bé cũng biết sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Điều này giúp bé làm khỏe cơ bắp và có thể quan sát tốt hơn.

Nhiều bé mới 4 tháng tuổi đã có thể tự lật người nằm sấp hoặc nằm ngửa rất tốt. Nếu bé chưa thể tự lật, mẹ có thể lắc lư một món đồ chơi ở bên bé hay lật người để khuyến khích bé lật lại.

Một số lưu ý với trẻ 4 tháng tuổi:

- Bé có thể bị ngã: Tránh để bé ở vị trí cao vì bé có thể xoay chuyển và ngã xuống đất. Nếu phải để trẻ một mình, nên để trong cũi hoặc nơi an toàn trên sàn nhà.

- Bé có thể bị bỏng: Mặc dù chưa thể đi hoặc bò, nhưng bé có thể xoay và quờ quạng. Tránh để những vật nóng trong tầm tay của trẻ để tránh tình trạng bé bị bỏng.

- Bé có thể bị hóc: Ở tháng tuổi này, bé đã biết tự cầm và đưa tay vào miệng. Vì vậy, nếu bé cầm được dồ vật nhỏ và đưa vào miệng thì bé có thể bị hóc nên cha mẹ hết sức chú ý nhé.

Bé 4 tháng tuổi sẽ quan tâm và bắt đầu khám phá nhiều hơn thế giới xung quanh. Bạn có thể đưa cho bé nhiều đồ chơi với những chất liệu khác nhau để bé làm quen và thu hút sự chú ý của bé.

Giai đoạn này, bé rất dễ bị phân tâm bởi những gì đang xảy ra quanh bé; do đó, cho bé bú có thể khó khăn hơn. Khi thính giác phát triển, bé có thể phân biệt được những màu sắc tương tự, chẳng hạn màu đỏ và màu cam. Bé sẽ bị thu hút bởi điện thoại đồ chơi đầy màu sắc hoặc những đồ chơi treo có màu đẹp.

 

Ở 4 tháng tuổi, mẹ nên khuyến khích sự năng động của bé.

Bé vẫn cần được bú mẹ thường xuyên

Đến 4 tháng, dạ dày của bé đã lớn hơn nhưng bé vẫn cần được bú mẹ thường xuyên. Một số bé giảm cữ bú, xuống còn khoảng 5 hoặc hơn 5 cữ bú mỗi ngày nhưng bé vẫn tăng cân đều. Bé rất dễ bị xao nhãng khi bú mẹ bởi bé còn bận tâm tới nhiều điều đang diễn ra xung quanh. Do đó, nếu bạn thấy con khó tập trung khi bú thì nên cho bé bú ở nơi yên tĩnh, chỉ có hai mẹ con.

Bé nên bú mẹ hết 6 tháng mới cho ăn dặm

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi thời gian này, bé nhận được đủ các chất cần thiết từ sữa mẹ. Ăn dặm sau đó cũng an toàn hơn với bé vì tránh được nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn. Lý do là:

- Hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn sẽ tránh được nguy cơ nhiễm trùng do thức ăn.

- Hệ miễn dịch mạnh khỏe hơn, tránh cho bé phản ứng dị ứng từ thực phẩm.

Nếu bé có vẻ đói mà chưa đến tuổi ăn dặm, nên tăng cữ bú mẹ cho con.

Khuyến khích bé năng động

Bạn có thể thử đặt lòng bàn tay, lòng bàn chân của con vào bụng mẹ và chờ xem bé có biết đẩy ra hay không. Độ tuổi này, bé còn biết nâng cao đầu và vai, cũng như sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Điều này giúp bé làm khỏe cơ bắp và có thể quan sát tốt hơn.

Bé cũng có thể khóc khi lần đầu tiên được đặt nằm sấp do bé không thích và chưa quen với tư thế này. Tuy nhiên, nếu được thực hành thường xuyên, bé sẽ dần quen với nằm sấp.

Bé có thể làm mẹ ngạc nhiên vì bất ngờ lật người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp. Khi đó, bạn có thể lắc lư một món đồ chơi ở bên bé hay lật người để khuyến khích bé lật lại. Hoan nghênh nỗ lực của bé và động viên bé lẫy.

Trò chơi dành cho mẹ và bé

Bé vui tươi hơn; do đó, bạn có thể khuyến khích bé khám phá và chơi với nhiều đồ chơi. Một mảnh vải sạch sẽ có thể làm bé phấn khích trong ít phút. Thử xem bé cầm, giữ và khám phá mảnh vải bằng tay. Hoặc đưa cho bé đồ chơi nhẹ phát âm thanh lách cách và xem bé thỏa chí rung lắc nó.

Một cái thảm có gắn đồ chơi hoặc treo đồ chơi trên nôi cũng là gợi ý thích hợp cho bé để bé chạm, kéo và rung đồ chơi.

Bên cạnh việc chơi bằng tay, nhiều bé bắt đầu thích “nghiên cứu” và khám phá đồ chơi bằng miệng. Hoặc bé có thể tự chơi với chính bàn tay, bàn chân mình trong ít phút. Tuy nhiên, bé vẫn cần mẹ có mặt bên cạnh bé hầu hết thời gian.

Sự hiểu biết ngôn ngữ ở bé

Bé bắt đầu tạo ra hàng loạt các chuỗi âm thanh, là bước khởi đầu trong phát triển kỹ năng trò chuyện. Bạn có thể nghe thấy bé kết nối một chuỗi âm thanh như “mama” (mặc dù đó chưa phải cách bé gọi mẹ). Bé cũng có thể bắt chước các âm thanh mà bạn thực hiện, chẳng hạn bạn nói “ơ ơ” thì bé cũng có thể đáp trả như thế.

Khi bé làm ồn (như đang cố nói gì đó), bạn nên đáp lại con ngay bằng những biểu hiện nét mặt và giọng nói của bạn. Bé sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ vì bé nhận ra rằng, nếu bé tạo âm thanh, bé sẽ được mẹ chú ý.

Sự phát triển thị giác

Thị giác của bé dần được cải thiện. Tháng này, bé bắt đầu nhận diện tốt hơn những màu tương tự, như màu đỏ và màu cam. Bé cũng có thể yêu thích những đồ có màu sắc tươi sáng.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách làm thịt xá xíu ngon

Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

Cách pha nước mắm chay ngon

Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con em bôn thang chưa chuyện có anh hưởng gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
bé nhà mình hơn 4 tháng rồi mà bố mẹ hỏi cười đáp lại thôi ít ê với a lắm , người khác hỏi chuyện còn không phản ứng gì nữa cháu chỉ nhìn chằm chằm thôi. mình lo lắm, như vậy có làm sao không
giong be nha minh qua , minh noi chuyen voi con nhieu lam ma be khong phan ung , nguoi khac cung hoi chuyen con ma cung khong phan ung gi minh lo qua,
tai sao be 4thang tuoi lai cam vat gi cung ngay vao mieng
Be nha minh 2thang ruoi da biet cuoi va phat ra tieng bi bo roi.gio ga 3thang ruoi ma di ra ngoai ai treu la cuoi ai noi chuyen la nom u o noi lai roi.ban nc voi be nhiue vao xem sao
Cu tí nhà e được 3 tháng 26 ngày. Cu đã biết lật úp, biết hóng chuyện nhưng hay chuyện 1 mh thôi, khj gọi tên cu thì cu chưa biết ngoảnh đầu lại nhìn, 2 con ngươi mắt cu hay tập trung vào hướng mũi. Nhu vậy cu có phát triển bt k? E rất sợ cu bị lác. E phải làm j để cu tập nhìn ạh?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Chắc không sao đâu em, em nên theo dõi thêm 1 thời gian, trước 3 tuổi mà bé có lác thật thì việc chữa trị thành công lên tới hơn 90%. Nên theo dõi thêm một thời gian nữa mới được
bé nhà em dc 4thang tuoi máy ngày gan day buổi tối bé thương thưc dậy và khóc ,vua lat sap nguoi vua khoc;mổi tối dây chưng 3lan ,em cho bu ma be van khoc ,em thay be ko nong cung ko bieu hien gi ve benh .Vây xin hoi bac sy be nha em co sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Con tôi được 4 tháng, cháu đã biết lật. Và từ khi biết lật cháu hay nằm xắp ngủ, dù trở thế nào cháu cũng lai ngủ với tư thế đó. Nếu cháu cứ kéo dài tư thế ngủ như thế có ảnh hưởng đến tim ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Bạn nên dùng các vật có thể chặn hoặc ngăn cản bé lật như mềm, gối ôm,... nếu bé nằm nghiêng bên phải thì không sao hết, nhưng nằm nghiêng bên trái hoặc nằm xắp thì có thể làm ép tim, dẫn đến nhiều chứng bệnh về tim sau này cho bé!
Em be nha e dc 4 thang. Ma be moi chi dui dau xuong van chua lat han dc. Vay bs cho e hoi coanh Huong gi ko a. Con moi thu khac thi chau rat nhanh hieu biet
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
be nha em 4 thang 10 ngay moi tu lat duoc do chi truoc do toan phai bo me ho tro thoi
Bác sĩ cho hỏi con e được 4 tháng cho an bot man được chưa.
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
con em hay bi tro đêm...và đang ngu cũng tỉnh để tro ra...em muốn hỏi tại sao nhu vây...?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Con em 3,5 tháng mà khi bế thẳng lưng bé cong như cánh cung, ngực ưỡn ra. Khi bế nằm, bé cũng thích ưỡn ngực ngửa cổ ra với vẻ thoải mái lăm. Ngoai ra, bé ăn ngủ khoẻ mạnh, các giác quan phát triển tốt. Đầu bé to, bé nặng 8kg. bs có thể tư vấn hộ em bé bị sao k ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Cám ơn bạn
Bé còn nhỏ nên xương chưa cứng và tự đỡ đầu được đó bạn. Trộm vía bé khá bụ bẫm so với tuổi nên khả năng tự nâng đỡ đầu cũng chậm hơn. Bạn chưa nên bế thẳng lưng bé nhé
con e được 4 tháng 10 ngày rùi mà gọi không thấy quay đầu lại
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Con e đc tròn 1 tháng rưỡi.đầu có khi tự nhấc đc.chân tay đạp liên tục khi nằm mà đòi bế.nhưng từ khi sang tháng 2 bé ngủ một mạch từ 23h đêm tới 7h sáng mới bú,còn nữa bú xxong bé ngủ tới 13-14h rồi cứ chơi tới 23h đêm.bác sĩ cho e hỏi bé ngủ như thế có it ko?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý