Trẻ mới sinh bị rỉ ghèn ở mắt
Để ngừa đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, cần giúp bé rửa tay với xà bông và nước ấm thường xuyên. Không để bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, tăm bông vệ sinh mắt, khăn giấy, gối đầu với người khác. | ||||
|
Bé hết đau mắt nhờ sữa mẹ - kinh nghiệm chia sẻ
Các kháng thể trong sữa mẹ có tác dụng trừ khử một số bệnh nhiễm trùng về mắt cho bé đấy!
Mẹ nào có con rồi thì biết, lúc sơ sinh gần như bé nào cũng từng bị đau mắt đúng không? Tí Anh nhà mình hồi bé cũng đau mắt đến mấy lần ấy, thương lắm cơ! Vì Tí Anh là con đầu nên hồi ấy mình chả có kinh nghiệm gì cả, thấy con bị vậy là chỉ biết tá hỏa ôm bé tới bệnh viện thôi. Được bác sĩ cho thuốc về nhỏ và hướng dẫn vệ sinh mắt cho con bằng nước muối sinh ly, mình cẩn thận làm theo rồi mà không thấy khỏi. Cứ vài tiếng mắt con lại bị gỉ dính bết lại, không mở ra được. Con khó chịu, thi thoảng lại cho tay lên dụi dụi làm mẹ cứ phải ngồi canh suốt, đến là khổ.
Hồi ấy bà ngoại Tí Anh cứ bảo mình là nhỏ sữa mẹ vào mắt bé thì sẽ mau khỏi. Nhưng mình giãy nảy lên gạt đi. Ai đời mắt con đang đau thế, nhỏ thuốc còn không xong chứ cho sữa vào để tạo môi trường cho vi khuẩn nó phát triển thêm à. Vậy nên dù bà có thuyết phục rằng đó là kinh nghiệm dân gian mình cũng nhất quyết không nghe. Mình là chủ trương dựa vào khoa học, chứ mấy kinh nghiệm đó chẳng có cơ sở nào đáng tin cậy cả.
Mình thật không ngờ 'thần dược' trị bệnh cho con lại trong đơn giản, thân quen thế. (Ảnh minh họa).
Nhưng khổ nỗi là nhỏ thuốc mãi mà Tí Anh vẫn chưa hết đau mắt làm mình lo đến mất ăn mất ngủ các mẹ ạ. Lần nào cũng vậy, bệnh dai dẳng khiến con khó chịu, quấy khóc còn mẹ thì xót vô cùng. Bà ngoại Tí Anh cũng xót cháu nên giận cả mình vì không chịu nghe lời. Bà nói, ngày xưa toàn nhỏ sữa mẹ cho cả mấy chị em mình mà khỏi bệnh chứ đâu có cần tới thuốc men. Vậy là mình đành đánh liều làm theo, dù chẳng mấy tin tưởng. Chỉ tại nhỏ thuốc lâu khỏi quá nên mình mới phải làm như thế...
Mình vắt rồi nhỏ trực tiếp một giọt sữa nhỏ vào mắt Tí Anh, lòng phấp phỏng lo lắng. Nhưng mẹ mình an ủi rằng cứ yên tâm vì sẽ thấy tác dụng nhanh thôi. Quả là như vậy, ngay ngày hôm sau đã thấy con ít rỉ mắt hơn hẳn rồi. Mình bắt đầu thấy yên tâm và tiếp tục nhỏ sữa, thật tuyệt, mắt con khỏi nhanh đến không ngờ. Những lần sau đó con cứ bị đau mắt là mình lại dùng sữa, hiệu quả lắm các mẹ ạ.
Bây giờ mình mới biết là dùng sữa trị đau mắt không đơn giản chỉ là kinh nghiệm dân gian đâu nhé. Vì đợt sinh Tí Em thì nhà mình sống ở nước ngoài, lần con bị đau mắt cô y tá bên đó cũng hướng dẫn cách chữa tương tự như thế. Đó là vắt sữa vào bông sạch, mềm rồi lau mắt cho bé. Cũng chỉ mất chừng 3 - 4 ngày là hết bệnh luôn. Không chỉ vậy mà có lần Tí Em bị viêm tai, cô y tá cũng bảo mình nhỏ vài giọt sữa mẹ vào mà không cần loại thuốc nào cả. Mình làm theo và thấy hiệu quả tốt lắm các mẹ ạ, thật tuyệt vời phải không?
Quả là sữa mẹ có nhiều công dụng hơn mình tưởng các mẹ nhỉ? Đó là vì Immunoglobulin A trong sữa mẹ có thể tấn công các nhân tố gây nhiễm trùng và loại bỏ chúng nhanh chóng. Vì thế, nếu bé nào bị đau mắt thì các mẹ đừng chần chừ nhé, hãy dùng sữa mẹ để bé mau mau hết bệnh thôi. Các mẹ có thể kết hợp vệ sinh mắt mũi cho con bằng nước muối sinh lí hàng ngày để tăng hiệu quả nhé! Mình thì áp dụng cách này cho cả Tí Anh và Tí Em rồi nên các mẹ không phải lo lắng và băn khoăn nữa.
À, mình còn nghe nói sữa mẹ có thể trị gàu và cứt trâu cho bé nữa nhưng chưa thử, mẹ nào có kinh nghiệm rồi thì chia sẻ cho mình với nhé.
Cảm ơn các mẹ nhiều, chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Xử trí bệnh mắt ở trẻ sơ sinh
Thông thường, người mẹ chỉ chú ý đến các bệnh hô hấp, tiêu hóa của trẻ nhỏ mà không để ý đến các bệnh về mắt mà bé có thể mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản về các bệnh mắt ở trẻ sơ sinh để xử trí kịp thời.
Viêm tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tuyến lệ là nơi sản xuất ra nước mắt, nằm ở góc trên ngoài của con mắt, nước mắt làm thành một lớp mỏng ngay mặt trước nhãn cầu. Sau đó, nước mắt lại được tập trung ở các đường dẫn nước mắt (gọi là lệ đạo, nó gồm lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi) tất cả đều ở góc trong của mắt.
Khi trẻ bị đau mắt cần đi khám và điều trị đúng.
Nước mắt thoát ra ngoài theo ba đường: Nước mắt tự bay hơi ở mặt trước nhãn cầu; Phần lớn nước mắt bị hấp thu bởi kết mạc; Phần còn lại bị hút hết vào túi lệ.
Vì vậy, bình thường ta không thấy nước mắt tràn ra ngoài. Khi có một vật cản trên đường dẫn nước mắt của trẻ sơ sinh, nước mắt sẽ trào ra ở lỗ lệ, nếu quá trình bị tắc đó kéo dài, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào túi lệ, gây viêm gọi là viêm mủ túi lệ ở trẻ sơ sinh. Trong phần lớn các trường hợp, màng tắc đó bị vỡ do trẻ khóc to hay hắt hơi mạnh, đường dẫn nước mắt sẽ tự thông.
Trong những trường hợp màng tắc đó không tự vỡ để thông, ta có thể dùng argyrol 1% hay nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào mắt đau (tuyệt đối không nhỏ dung dịch cloramphenicol vào mắt trẻ sơ sinh vì có thể gây chứng suy tuỷ (hay hội chứng xám), sau đó ta dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải day vào góc trong mắt bệnh nhi, làm như trên độ 10 lần trong vòng 10-15 ngày nếu thấy hết chảy nước mắt là bệnh đã khỏi, nếu vùng túi lệ to lên, có dấu hiệu nhiễm khuẩn, khi đó chúng ta nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để có thể điều trị kịp thời.
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng tắc tuyến lệ
Bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh, tần suất là 5-6%, tuổi thường gặp ở các bé 5-15 ngày tuổi.
Triệu chứng mắt bên viêm sưng đỏ, không mở to được, có nhiều dử mắt dưới dạng mủ, giác mạc trong suốt bình thường, tuy nhiên kết mạc sung huyết. Nguyên nhân thường gặp là:
Do lậu cầu: Hay gặp ở trẻ 3-5 ngày tuổi. Bệnh gây đau mắt cấp tính, sưng phù, đỏ, nhiều dử mắt và đặc biệt dử mắt như mủ xanh và bị cả hai bên. Nước mắt đôi khi màu hồng như máu. Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến loét rồi thủng giác mạc. Bệnh cần được điều trị tích cực bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu với lậu cầu.
Tắc lệ đạo: Hai mắt không đau nhức, không đỏ. Chỉ có chảy nước mắt, có ít dử mắt, mắt vẫn mở lớn được.
Viêm kết mạc do vi khuẩn: Thường do Staphylococcus aureus và hemophilus. Triệu chứng không cấp tính, mắt sưng vừa phải, ít có sung huyết kết mạc.
Viêm kết mạc do Clamidia trachomatis rất hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 5-15 ngày tuổi. Clamydiae trachomatis là một tác nhân trung gian giữa vi khuẩn và virut. Giống như vi khuẩn, nó cũng có AND và ARN. Giống như virut, nó có chứa các chất vùi (inclusions). Nó được chia làm hai nhóm. Nhóm A, B, C gây bệnh đau mắt hột (trachome) ở người lớn và nhóm D, E, F gây viêm nhiễm phụ khoa và qua đó gây bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Mắt thường sưng nhiều, đỏ và không mở lớn được. Giác mạc trong bình thường, tuy nhiên, kết mạc sung huyết, dử mắt rất nhiều, dưới dạng mủ, thường gặp ở trẻ sinh thường qua đường dưới và mẹ bị bệnh viêm phần phụ. Điều trị thường cho trẻ uống erythromycin, nhỏ mắt bằng posicyclin ít nhất trong 15 ngày, mẹ của bé cũng phải được điều trị để khỏi lây lan và tái phát ở bé.
BS. Thu Hương