NHỮNG PHƯƠNG THUỐC TỰ NHIÊN
Dù nhiều phụ nữ vẫn tìm kiếm sự trợ giúp y khoa từ phía bác sĩ trong những năm mãn kinh, nhưng thật ra có nhiều phương pháp mà bạn có thể áp dụng để thực hiện điều trị riêng cho mình, trong đó có một khối lượng lớn các liệu pháp tự nhiên từ trị liệu bừng hương xạ đến yoga. Mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng, và hầu hết đều có tác dụng nổi trội một số mặt nào đó hơn hẳn những điểm khác. Một số liệu pháp bạn có thể tự thực hiện, nhưng một số khác lại cần đến sự hướng dẫn của một chuyên viên có trình độ để khai khác được tối đa lợi ích của nó. Kiến thức là điều mấu chốt, và những thông tin trong chương này sẽ giúp bạn chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho chính mình.
TRỊ LIỆU BỔ SUNG
Theo tôi bất cứ loại thuốc nào làm lành vết thương hoặc làm giảm nhẹ sự khó chịu mà không gây ra các phản ứng phụ đều tốt. Mặc dù liệu pháp nội tiết tiết tố thay thế là cách điều trị chủ yếu của y khoa phương Tây, nhưng phương thức trị liệu bổ sung lại cung cấp nhiều lựa chọn thay thế từ thiên nhiên.
Y học cổ truyền dựa trên liệu pháp đối chứng, một học thuyết có nguyên tắc là khi cơ thể hoạt động không tốt thì những triệu trứng phải được giải quyết bằng cách ngược lại, ví dụ trị trứng táo bón bằng thuốc xổ.
Trái với quan điểm này, những trường phái trị liệu bổ sung lớn lại cho rằng mỗi cơ thể có sức sống riêng. Sức sống này bị rối loạn khi cơ thể này mắc bệnh nhưng sẽ tự ổn định nếu như cơ thể ngừng bị nhiễm bệnh và được dinh dưỡng đúng cách.
Giống như phương thuốc hiệu quả nhất của y học cổ truyền, phương thuốc trị liệu bổ sung tốt nhất cũng mang tính toàn diện. Nó điều trị toàn bộ cơ thể chứ không điều trị từng triệu chứng riêng lẻ. Những người áp dụng thiên nhiên liệu pháp thật sự thường nghi ngờ các điều trị triệu chứng vì nó không chữa tận gốc bệnh tật.
LIỆU PHÁP THIÊN NHIÊN.
Có nhiều dạng trị liệu bổ sung căn cứ trên liệu pháp thiên nhiên. Nguyên tắc của nó như sau.
· Điều trị người bệnh chứ không điều trị bệnh.
· Điều trị toàn thân chứ không điều trị từng bộ phận.
· Phải loại bỏ những nhân tố ngấm ngầm gây ra bệnh.
· Bệnh là một rối loạn của sức sống, biểu hiện qua sự căng thẳng, sơ cứng hoặc ứ trệ đâu đó trong cơ thể.
· Sức sống của người bệnh chính là chủ thể chữa bệnh.
· Thân thể phải có một “cơ chế chữa lành bệnh”, qua đó sức sống làm sạch cơ thể bằng cách loại bỏ các độc tố tích tụ. Những nhà tự nhiên học tin tưởng rằng sức khoẻ tùy thuộc thái độ tinh thần cân bằng do thư giãn, yoga, thiền và điều trị tâm lý. Một số người đưa cả thuỷ liệu pháp (phép chữa bệnh bằng nước) vào các chương trình trị liệu.
THỰC HÀNH LIỆU PHÁP THIÊN NHIÊN
Những nhà trị liệu thiên nhiên xem dinh dưỡng là cơ sở của sức khoẻ và cách điều trị thường dùng là nhịn ăn (được xem như là một trong những phép chữa bệnh lâu đời nhất). Bạn sẽ được hướng dẫn.
· Uống nước nguyên chất.
· Chọn thực phẩm trồng từ thiên nhiên không qua xử lý, và nếu được thì dùng thức ăn không qua nấu nướng, chế biến nhiều.
· Dùng nhiều thức ăn bổ xung trong thiên nhiên hơn là dùng vitamin bổ sung. Dầu của mộng lúa mì, mật ong, sữa ong chúa đặc bịêt có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mãn minh.
· Đạm động vật không được nhiều hơn 25% trong chế độ ăn.
TRỊ LIỆU BẰNG HƯƠNG XẠ
Mặc dù cách trị liệu bổ sung này mới được đưa vào sử dụng nhưng nó bắt nguồn từ nhiều thế kỷ qua. Con người có một khứu giác phát triển cao và chúng ta có thể phản ứng với mùi hương chỉ trong khoảnh khắc. Trẻ sơ sinh gắn bó với mẹ nhờ vào mùi hương của cơ thể mẹ và những cặp tình nhân thu hút nhau bằng mùi pheromone, tức là những dịch tiết hoá học. Mùi hương có thể làm tăng sự phấn chấn, giúp giảm đau và giảm bệnh.
Việc xoa bóp bằng dầu có thể tạo cảm giác thư giãn và thoải mái, rất có lợi trong việc giảm nhiều tình trạng căng thẳng tâm lý. Tinh dầu trong hương xạ trị liệu được trưng cất từ thực vật và rất đậm đặc. Khi pha loãng có thể hít vào và hấp thu qua niêm mạc của đường thở. Tinh dầu có thể được dùng nguyên chất hoặc qua pha trộn đồng thời có nhiều tính chất khác nhau: một số chống siêu vi, một số tác động đến áp huyết và một số điều trị tổng quát.
Những thứ dầu nguyên chất thấm qua da khi xoa bóp hay khi tắm và thấm qua phổi qua hô hấp. Thường không dùng dầu để uống trừ trường hợp dầu tỏi có thể dùng dưới dạng viêm nang, hương xạ trị liệu được chủ yếu dùng điều trị những trường hợp bệnh không nghiêm trọng lắm hoặc khi cần cải thiện sức khoẻ và cho cảm giác thoải mái về cả tinh thần và thể chất. Vì lẽ đó những năm gần đây tinh dầu đã và đang được sử dụng rất rộng rãi.
DÙNG TINH DẦU
Tinh dầu rất đậm đặc cho nên phải cẩn thận khi sử dụng, sau đây là những bí quyết đơn giản:
· Hít tinh dầu dạng hơi. Cho 3 giọt tinh dầu vào một chén nước nóng đang bốc hơi, dùng khăn trùm đầu lại và hít vào.
· Thêm vào vài giọt dầu trong nước ấm để tắm ngâm mình trong ít nhất 15 phút.
· Dùng để xoa bóp. Pha loãng tinh dầu trong một chất dầu khác như dầu quả hạnh ngọt hay dầu đậu nành (20 giọt tinh dầu trong 100ml dầu để pha).
NHỮNG LOẠI THUỐC DÙNG TRONG THỜI KỸ MÃN KINH | |
TINH DẦU |
TRIỆU CHỨNG |
Trái bơ, mộng lúa mì |
Da khô |
Bách xù, oải hương, hương thảo |
Đau cơ và khớp |
Oải hương, bạc hà |
Nhức đầu |
Húng quế |
Mệt |
Dầu hoa cam, oải hương |
Mất ngủ |
Đan xâm, hoa hồng |
Trầm cảm |
LIỆU PHÁP ĐỒNG DẠNG
Hình thức điều trị tự nhiên này dựa trên nguyên tắc là chất nào cho cùng những triệu chứng như bệnh mà được pha rất loãng thì có thể giúp chữa được bệnh đó. Hiệu lực của thuốc ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Thuốc càng pha loãng thì tiềm năng càng lớn. Những thuốc trị liệu đồng dạng có một con số phía sau tên thuốc để chỉ mức độ pha loãng của nó. Ví dụ như pulsatilla 30 thì được pha loãng nhiều hơn và có tiềm năng cao hơn pulsatilla 6.
Trị liệu đồng dạng xem những vấn đề mãn kinh là sự phản ảnh những mất cân bằng hiện có, chỉ có thể chữa được khi thay đổi tinh thần và thể chất của con người. Phụ nữ được khuyến khích chuẩn bị cho thời kỳ mãn kinh bằng cách nhìn vào sức khoẻ toàn diện và xây dựng thái độ tích cực đối với chính mình trước khi các triệu chứng bắt đầu.
Trị liệu đồng dạng nhấn mạnh đến cá nhân và tiền sử thể chất và tinh thần của người bệnh chứ không phải là căn cứ bệnh đó. Khi bạn đến khám tại một chuyên viên trị liệu đồng dạng, các triệu chứng của bạn đều được đánh giá cùng với tính cách và thể chất cũng như những quan niệm yêu ghét của bạn, để tạo tiền đề căn bản điều trị cho bạn. Ví dụ như phương thuốc sepia (mai mực nang) được xem là thích hợp với những người nóng nảy, hay chán nản.
Nếu bạn muốn chữa theo phương thức đồng dạng điều quan trọng là bạn phải đến khám tại một chuyên gia trị liệu đồng dạng có trình độ.
DÙNG LIỆU PHÁP ĐỒNG DẠNG
Tốt nhất nên đi khám bệnh để xác nhận bạn thuộc loại bệnh nào, nhưng nếu tự điều trị bạn phải nhớ những điều sau đây:
· Tăng hiệu lực, hoặc đi khám bệnh nếu 6 liều mà triệu chứng không bớt.
· Tránh những chất như cà phê, bạc hà, long não vì những chất này làm ảnh hưởng đến phương pháp trị liệu đồng dạng.
· Tránh những viên thuốc trị liệu đồng dạng bọc vỏ nactose nếu bạn bị dị ứng với sữa.
· Uống thuốc mỗi tiếng đồng hồ nếu bệnh khẩn cấp. Để giải quyết bệnh về lâu về dài, phải uống thuốc buổi sáng hay ban đêm.
· Ngưng uống thuốc ngay nếu các triệu chứng đã bớt.
· Giữ thuốc trong chỗ mát, tối và không có mùi.
THUỐC DÙNG KHI MÃN KINH | |
THUỐC |
TRIỆU CHỨNG |
Lachesis |
Nóng bừng mặt |
Pulsatilla (làm từ cây bạch đầu ông) |
Mất ngủ, triệu chứng tiền kinh đau khớp |
Sepia (mai mực nang) |
Khô âm đạo, sa sinh dục, nóng bừng, rụng tóc |
Sulphur |
Khô, ngứa âm hộ và ngứa da |
Cây cà dược (Belladonna) |
Cơn nóng bừng và chứng đổ mồ hôi ban đêm |
THẢO DƯỢC
Một số phương pháp chữa bệnh lâu đời nhất căn cứ trên thảo dược. Qua nhiều thế kỷ, sự phát triển của y học chính thống đã khiến người ta nghi ngờ khả năng điều trị của những phương thức thiên nhiên, nhưng từ những năm 50 thảo dược lại được đề cao ngang với thuốc tây vì thuốc tây gây ra dị ứng và làm lan truyền những dòng vi khuẩn kháng thuốc.
Giống như trị liệu đồng dạng mục tiêu điều trị bằng cây cỏ là loại bỏ nguyên nhân của triệu chứng hơn là chính những triệu chứng, đồng thời cải thiện tình trạng sức khoẻ chung và cảm giác an khang của bệnh nhân. Điều bất lợi của thảo dược là các bác sĩ vẫn chưa thật nhất trí trong việc phải dùng ưu tiên loại thuốc nào để chữa những rối loạn nào. Tuy nhiên, thảo dược cũng là một phương cách hấp dẫn bên cạnh những phương cách điều trị quy ước khác dựa trên cơ sở những nguyên tắc và chất liệu tự nhiên. Thảo dược có thể xem như để bổ sung cho y học chính thống.
Thảo dược hiện đại có mục đích sửa đổi những sai lầm của cơ thể bằng cách tăng cường sức lực cho những chức năng tự nhiên để nó tự giải quyết. Thảo dược rất hiệu quả trong việc loại bỏ các triệu chứng mãn kinh nhưng mặc dù có những thông tin truyền miệng về lợi ích của chúng, một số ít dược thảo cũng bị loại bỏ sau khi kiểm tra chặt chẽ qua nghiên cứu lâm sàng.
Có nhiều dược thảo có thể chữa được cả những triệu chứng cả về thể chất lẫn tinh thần ở tuổi mãn kinh, nhưng có 3 loại đặc biệt kết hợp tốt đó là cây xô thơm, trinh nữ và black cohost (loại cây mọc ở Bắc Mỹ) rễ dùng làm thuốc có hiệu quả cao.
Trà xô thơm giúp làm giảm cơn nóng bừng, dùng dưới dạng trà tươi hoặc khô. Chỉ cần tưới nước sôi trên 2 muỗng lá để ra trà trong 10 phút.
Trà có mùi rất nồng, một số người cho rằng nó có tác dụng an thần, những người khác lại cho rằng nó có mùi vị không thể uống được. Nếu bạn không chịu nổi mùi trà này bạn có thể dùng nó dưới dạng thuốc viên.
Trà trinh nữ từ lâu được dùng điều trị những rối loạn thời kỳ mãn kinh. Nó giúp ổn định lại các mức nội tiết tố, tác động giống như một loại liệu pháp nội tiết tố thay thế. Một vài thầy thuốc Nam dặn phải phối hợp những dược thảo như sơn trà, lạc tiên, trinh nữ…. để chữa các cơn nóng bừng. Có thể uống như trà 3 lần mỗi ngày trong 6 tuần lễ.
Black cohost có tính chất oestrogen và có thể giúp bạn khi bạn cảm thấy mệt và căng thẳng. Nó cũng có tác dụng chống co thắt và an thần để làm dịu những căng thẳng thời kỳ tiền mãn kinh, giảm đau và sưng.
SỬ DỤNG THẢO DƯỢC
Hãy theo những chỉ dẫn đơn giản dưới đây để điều trị bằng thảo dược một cách hiệu quả.
· Xin ý kiến một chuyên gia về thảo dược trước khi sử dụng, nhất là nếu bạn bị bệnh tim, bị cao huyết áp hay bị tăng nhãn áp.
· Luôn luôn dùng thảo dược vừa phải, và nếu được phải trao đổi về liều lượng với những chuyên gia thảo dược giỏi trước khi dùng.
· Ngưng dùng khi bắt đầu bị phản ứng phụ.
· Dùng mỗi loại 1 hoặc 2 tuần để thử hiệu quả.
· Không dùng liên tục thảo dược quá vài tháng.
· Xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thảo dược nếu bạn đang uống thuốc tây.
· Dù đang dùng thảo dược nhưng bạn cũng đừng thôi tìm đến các chuyên gia y khoa xin lời khuyên.
· Mua thảo dược ở các nơi đáng tin cậy vì rất dễ nhầm lẫn giữa các loại thảo dược.
CHÂM CỨU
Phương pháp châm cứu đã được dùng ở Trung Quốc từ 5000 năm nay nhưng phương Tây thì mới chỉ sử dụng phương pháp này từ thế kỷ 20.
Lý thuyết của châm cứu là sức sống lưu chuyển cơ thể theo những đường kênh gọi là kinh mạch, hoàn toàn khác với đường đi của thần kinh. Sức sống này lưu thông bình thường nếu cơ thể khoẻ mạnh. Khi bệnh, sức sống di chuyển theo một kinh mạch đặc biệt có thể tác động đến một vị trí xa vùng bị bệnh của cơ thể. Nhà châm cứu cố gắng tái lập dòng năng lượng trong phần kinh mạch bị bệnh bằng cách cắm những cây kim bằng đồng, bạc, vàng để châm vào một điểm đặc biệt trên kinh mạch. Cây kim rất nhỏ bé nên khi cắm vào da, người bệnh khó cảm nhận được. Tuỳ theo vị trí của điểm chọn, kim cắm thẳng đứng, nghiêng hay có khi gần như nằm ngang. Kim có thể xoay, đưa lên đưa xuống hoặc dùng để dẫn nhiệt và dẫn điện vào cơ thể. Làm thế nào để tạo một dòng thông kênh trên đường kinh mạch. Sự chuyển động này phát triển đến hệ thần kinh trung ương và kết quả là tác động đến cơ quan hay khu vực đang bị bệnh bằng cách lập lại dòng sinh lực thông qua các đường kinh.
Châm cứu là một số ít những phương pháp trị liệu của phương Đông đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở phương Tây. Mặc dù những ứng dụng chưa được phổ biến nhiều. Ở Trung Quốc ngay cả những trường hợp phẫu thuật quan trọng như thay tim và phẫu thụât não có thể tiến hành với hình thức gây mê toàn thân là châm cứu.
BẤM HUYỆT
Kỹ thuật này theo cùng những nguyên tắc như châm cứu nhưng thay vì dùng kim châm thì phương pháp này bấm vào các huyệt. Dùng ngón tay cái và những ngón khác xoa huyệt để tái lập sự lưu thông của dòng năng lượng trong hệ thống kinh mạch. Bấm vào những điểm đặc bịêt với mục đích kích thích những dây thần kinh chi phối cơ quan bị ảnh hưởng.
Bấm huyệt giúp khai thông năng lượng cho các cơ quan chuyên biệt bị bế tắc. Không như châm cứu, bạn có thể tự bấm huyệt cho mình tuy nhiên ban đầu có thể khó bấm đúng huyệt. Bấm huyệt giúp làm giảm đau, tăng cường sức khoẻ tổng quát hay để chữa một triệu chứng cụ thể như cứng khớp.
Kinh mạch
Châm cứu và bấm huyệt căn cứ trên lý thuyết sức sống của chúng ta lưu thông qua các kênh gọi là kinh mạch. Khi dòng năng lượng bị rối loạn chúng ta sẽ bị bệnh.
Máy bấm huyệt dùng điện
Chiếc máy cầm tay này dùng để dò tìm và bấm huyệt.
ĐIỀU TRỊ BẰNG NƯỚC
Điều trị bằng nước có mục đích là tăng lượng máu đến da và thải chất độc (điều này không được tin tưởng mấy vì da không thải chất độc và đã có gan làm việc đó). Nước cũng đưa máu và chất bổ đến cơ quan nội tạng rồi lại xả ra.
Hầu hết các phương pháp đều dùng nước nóng và nước lạnh. Nước nóng làm giãn mạch, tăng lượng máu đến da. Phần điều trị này kéo dài từ 5 – 10 phút tuỳ theo tình trạng của người bệnh. Nếu bạn bị bệnh tim thì phải tránh vì điều trị bằng nước gây áp lực rất lớn đối với tim. Phần tiếp theo là tắm, hoặc tắm vòi sen nước lạnh để làm co mạch, giảm lưu lượng máu và đưa máu trở về tim và những cơ quan có chức năng lọc như gan, bạn đừng áp dụng những cách trị liệu trình bày ở bên phải khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
NHỮNG CÁCH TRỊ LIỆU BẰNG NƯỚC
Dưới đây là phương thức điều trị bằng nước chủ yếu:
Tắm hơi. Ngồi trong phòng hơi nóng và khô sau đó tắm vòi sen lạnh. Lại vào phòng hơi khô lần nữa nhưng nhanh hơn rồi chà xát khắp người. Cách này cải thiện lượng máu lưu thông làm tăng lực cơ, sạch da và cho cảm giác khoẻ khoắn.
Tắm đôi. Nước nóng rồi nước lạnh lần lượt được phun lên cột sống để kích thích thần kinh để làm giảm cơn đau nửa đầu.
Ngâm vùng chậu. Đây là một kiểu tắm theo 2 đoạn, một bằng nước nóng và một bằng nước lạnh. Để mông và hông trong nước nóng, trong khi hai chân ngập trong nước lạnh trong khoảng 5 – 10 phút. Làm ngược lại, chân trong nước ấm và mông trong nước lạnh. Máu chạy về vùng chậu để đem chất bổ dưỡng đến rồi đem đi các chất thải.
Phòng tắm hơi.
Giống như kiểu tắm truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ trừ việc để đầu ra ngoài vùng hơi nước. Hơi nóng ẩm chứ không khô, vì vậy làm đổ mồ hôi nhanh. Người ta cho rằng như vậy da thải chất dơ rất hiệu quả. Cơ thể sẽ thấy nóng ran lên và có người cảm thấy yếu đi. Sau 15 phút tắm vòi sen nước lạnh cho da trở lại trạng thái bình thường. Sau đó nghỉ ngơi.
XOA BÓP
Có rất nhiều ý kiến về những ưu điểm của phương pháp trị liệu bằng xoa bóp – có cái sai có cái đúng và có cái rõ ràng rất hay: ví dụ như xoa bóp không thể làm tiêu mỡ, nhưng có thể làm giảm căng thẳng thần kinh, làm máu lưu thông nhanh và tăng cường nuôi dưỡng mô. Trong khi xoa bóp, phải xử lý các thành phần của cơ thể theo một trật tự riêng biệt. Hướng của các động tác luôn luôn phải hướng về tim nhằm hỗ trợ việc lưu chuyển máu về tim để được oxy hoá trong phổi. Bệnh nhân nằm và chuyên viên xoa bóp lần lượt xoa bóp hai chân và hai bàn chân. Rồi tới bụng, cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay và lưng.
Xoa bóp kiểu Thụy Điển: Vỗ mạnh bằng bàn tay từ cuối cột sống lên cổ, lặp đi lặp lại nhiều lần. Dù thông thường đây là cách điều trị an toàn nhưng bạn nên tránh xoa bóp mạnh nếu bạn có bệnh da hoặc có vết thương ở da.
Xoa bóp thần kinh cơ: Bấm bằng đầu ngón tay. Phải xoa bóp sâu những điểm vận động chuyên biệt trong cơ để cố gắng làm giảm hiệu suất của các thần kinh cảm giác của vùng liên hệ. Một khi áp lực giảm nhờ áp lực này sẽ có ít khả năng bị căng đau trước đó.
CÁC LOẠI XOA BÓP KÍCH THÍCH
Ấn
Có thể tạo áp lực tại chỗ bằng cách dùng hai ngón cái để ấn vào một điểm, hoặc để day tròn.
Day
Đây là cách kích thích rất đơn giản, dùng ngón tay và lòng bàn tay của cả hai tay để xoa da bằng những động tác vòng tròn mạnh mẽ.
Véo
Ở đây đang dùng động tác véo để xoa bóp vai. Có thể làm giảm căng cơ và đau cơ rất hiệu quả.
Vuốt
Đây là cách xoa bóp rất nhẹ nhàng, dùng đầu các ngón tay vuốt nhẹ qua bề mặt da.
THUẬT NẮN XƯƠNG
Thuật nắn xương hiện đại dựa trên lý thuyết cho rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh và tự làm lành, miễn là cấu trúc cơ thể vẫn lành mạnh và những xung động thần kinh và máu vẫn lưu thông được dễ dàng.
Những sự thay đổi cấu trúc có hại cho cơ thể là hậu quả của nhiều thứ, trong đó có cả tư thế xấu. Sự kích thích của thuật nắn xương cố gắng sửa đổi những trục trặc này bằng cách nắn xương sống. Những người nắn xương cũng tin rằng nếu giảm bớt được sự co cơ thì có thể chữa được những bệnh do cơ bị căng thẳng gây ra.
Hai kỹ thuật cơ bản trong thuật nắn xương là xoa bóp cơ bị co và nắn điều chỉnh xương không thẳng hàng ở cột sống. Điều này bao gồm nâng nhẹ nhàng một phần cơ thể dựa vào phần khác ví dụ cúi cằm xuống cổ để điều chỉnh vị trí xương ở đáy sọ. Thuật nắn xương sọ cố gắng thực hiện những điều chỉnh nhỏ trong hệ thống xương sọ bằng cách nắn thật tỉ mỉ những xương trên hộp sọ và cột sống. Thuật nắn xương sọ có thể được dùng để chữa bệnh như thuật nắn xương bình thường. Có rất nhiều trường hợp lành bệnh nhờ thuật nắn xương và thuật này đang nhanh chóng được giới y khoa chuyên môn công nhận. Trước khi được điều trị bằng phương pháp nắn xương, bạn đi chụp hình X-quang để loại trừ khả năng loãng xương.
NẮN ĐỐT XƯƠNG
Kỹ thuật này dựa vào cấu trúc cơ thể học của tuỷ sống và những dây thần kinh từ đó đi ra. Dây thần kinh đi từ mỗi đốt sống đến da, xương, cơ, mạch máu và nội tạng. Lý thuyết cho rằng nắn một đốt xương nào đó thì sẽ tác động đế sức khỏe của một cơ quan cụ thể. Ví dụ gan được điều khiển bằng dây thần kinh đến từ đốt sống ngực giữa, xử lý những dây thần kinh này sẽ ảnh hưởng đến gan. Ngay cả các thay đổi tương đối nhỏ về cấu trúc giải phẫu của tuỷ sống do những điều kiện - chẳng hạn như tư thế xấu hay sưng viêm – gây ra cũng có thể làm hư hại hoạt động của dây thần kinh và phần cơ thể mà nó tác động.
Các đốt sống được nắn chỉnh bằng cách dùng những dụng cụ ngắn, sắc để đưa xương vào đúng chỗ. Kỹ thuật này đòi hỏi sự chính xác cao độ trong vị trí của tay nắn, và về thời gian cùng hướng ép lên dụng cụ.
Những triệu chứng ở cổ, ở cơ bắp, ở vai và ở khớp đáp ứng tốt kỹ thuật này. Cũng như nắn xương, nắn đốt xương cần được áp dụng cẩn thận ở những phụ nữ mãn kinh bị loãng xương hoặc có dấu hiệu khối xương thấp.
YOGA
Đây là phương pháp nổi tiếng nhất trong số các biện pháp thuộc về tinh thần và vận động. Kiểu tiếp cận dễ nhất bao gồm những động tác kéo giãn, thư giãn tinh thần và thở sâu nõ sẽ giúp bạn đối phó rất hiệu quả với những triệu chứng mãn kinh.
Mục đích của tư thế Yoga, thuật ngữ là Asana, là để khuyến khích một tinh thần minh mẫn trong cơ thể khoẻ mạnh và kết hợp hài hoà cả hai yếu tố này. Ai cũng có thể tập yoga, bất kể tuổi tác: chỉ cần tập những gì giúp cho mình cảm thấy thoải mái. Nhiều người nhận thấy rằng yoga đã giúp họ vượt qua nhiều vấn đề sức khỏe, ví dụ như nghiện thuốc, nghiện rượu, cao huyết áp và những vấn đề về kinh nguyệt.
Cần phải học yoga từ từ, tránh mọi căng thẳng. Học rất đơn giản và không tốn kém gì cả. Không cần dụng cụ gì ngoài một tấm trải, căn phòng yên tĩnh và quần áo rộng rãi thoải mái. Tốt nhất là khi bắt đầu bạn nên qua một khoá huấn luyện để nắm vững một số kỹ thuật thở. Asana dường như là một phương pháp rất tĩnh tại để giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, sung sức, tuy nhiên nếu đã đạt được tư thế đúng rồi thì các chi và cơ bắp sẽ được kéo giãn. Sau một chuỗi tư thế Asana hãy cho mình một giai đoạn thư giãn để rèn luyện và tập trung tinh thần cũng như tạo ra một tâm trạng yên tĩnh trước khi làm việc.
Thông thường Yoga giúp hình thành tư thế tốt và sự bình yên tinh thần, nhờ vậy có thể giảm đau lưng, trầm cảm nhẹ và rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc bệnh nào đó thì cầu xin ý kiến bác sĩ trước khi tập yoga.
THỰC HÀNH YOGA
Theo những chỉ dẫn dưới đây để khai thác tối đa hiệu quả của liệu pháp này:
· Thở sâu và đều đặn qua đường mũi.
· Đừng tự ép mình theo những tư thế khó. Một số tư thế yoga rất khó thực hiện khi mới tập.
· Tập chậm để tăng dần sự dẻo dai.
· Giữ một tư thế cho đến khi bắt đầu cảm thấy khó chịu thì ngưng ngay. Ban đầu chỉ nhắm đạt được 30 giây cho tư thế đứng hoặc ngồi.
· Quần áo phải rộng rãi và thoải mái, đi chân trần cho khỏi trượt.
· Sau khi ăn một bữa no phải đợi 4h sau mới bắt đầu tập.
(St)