Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn phiền, lo lắng

seminoon seminoon @seminoon

Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn phiền, lo lắng

18/04/2015 07:45 PM
756

Bệnh đau nửa đầu rất khó chịu, thường đi kèm với buồn nôn và hay tái phát. Những dấu hiệu báo trước khi cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, hoa mắt,… TS-BS Phương Thảo (Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện ND Gia Định, TP.HCM) sẽ giúp độc giả hiểu rõ thêm về căn bệnh này.

Kết quả hình ảnh cho Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu


Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính, hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta thường gọi là đau đầu Migraine. Về cơ chế bệnh được xếp vào nhóm đau đầu do nguyên nhân mạch máu não. Như có sự co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não một bên.Bệnh thường gặp ở phụ nữ

Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhất là nữ giới trong công sở tỷ lệ 2/1. Về cơ chế gây bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau rõ rệt. Đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi, hiếm gặp ở tuổi già và trẻ em. Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ mắc bệnh này trên thế giới.

Tuy nhiên nghiên cứu của các nhà Thần kinh học của Mỹ cho thấy khoảng 15 - 20 phụ nữ tuổi dưới 45 thường có một người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ từ 5 - 6,7%. Riêng ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác. Mặc dù vậy, qua thực hành lâm sàng thì đây cũng là bệnh thường gặp trong bệnh lý thần kinh ở các nước Châu Á cũng như ở Việt Nam.

Đau nửa đầu biểu hiện trên lâm sàng thường xảy ra từng cơn với tính chất: Cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4 - 72 giờ, có thể lần lượt đổi bên (không cố định bên nào), có hiện tượng mạch đập mạnh ở vùng thái dương. Mức độ đau có thể vừa hoặc dữ dội tùy theo từng bệnh nhân và đau tăng lên khi gắng sức và có triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.

Đây là trường hợp đau nửa đầu điển hình. Ngoài ra, còn gặp một một số đau không giống ai: Đau nửa đầu kèm theo mất ý thức, liệt mặt, liệt nửa người giống như triệu chứng của tai biến mạch máu não, rối loạn thị lực. Đây là bệnh có liên quan đến tiền sử gia đình. Nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố di truyền nào liên quan đến bệnh này.

Phát hiện

Đau nửa đầu là loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ các thể đặc biệt như biến chứng thần kinh. Mặc dầu vậy, những cơn đau nửa đầu dữ dội kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Kết quả hình ảnh cho Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu

Việc phát hiện và điều trị kịp thời là cần thiết vì hạn chế được các cơn đau gây khó chịu, lo lắng và hoảng hốt. Một điều cần chú ý khi điều trị đau nửa đầu là cần phải loại trừ các triệu chứng đau thuộc bệnh lý vùng hàm mặt như: Đau nửa mặt, (đau dây thần kinh số 5), sâu răng, và các bệnh lý khác của hàm mặt.

Các bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm tai xương chủm, và một số đau đầu có tính chất khu trú rất nguy hiểm như: U não, dị dạng mạch não… Các loại đau này thường kéo dài liên tục và không thành cơn như đau nửa đầu.

Việc điều trị bệnh này chia thành 2 bước chính: Điều trị cắt cơn đau khi đang có cơn đau, thường dùng thuốc Tartrate rgotamine dùng dạng viên uống hoặc dùng dạng tiêm và cần dùng ở giai đoạn sớm mới có tác dụng tốt.

Tuy nhiên không được dùng quá liều vì thuốc có thể dẫn đến hoại tử đầu chi, không được dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc đang có kinh nguyệt, cũng như trường hợp nhiễm trùng nặng. Bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ thần kinh trước khi dùng. Điều trị nên được chỉ định khi tần suất các cơn đau dày, ít nhất có 3 cơn mỗi tháng. Thời gian điều trị ít nhất là 2 - 3 tháng kể cả khi không có cơn đau để tránh tái phát.

Phòng chống

Những người bị đau nửa đầu nên tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… tránh thức đêm và nhữg căng thẳng về tinh thần trong cuộc sống. Tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên cũng có thể giảm được các triệu chứng. Chế độ ăn uống bình thường không ảnh hưởng đến bệnh này. Vì thế không cần kiêng khem quá với các loại thực phẩm thông thường.

Không nên tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi lên cơn đau dữ dội mà không kịp đi khám, có thể dùng tạm các nhóm thuốc giảm đau thông thường như Alaxan, Miloxicam… để tạm thời làm giảm cơn đau và cần chú ý đến các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Điều trị

Để điều trị chứng đau nửa đầu có thể dùng thuốc ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau nửa đầu. Thuốc giảm đau thường được dùng khi bắt đầu cơn đau gồm: aspirn, acetaminophen.

Đối với phụ nữ, liệu pháp hormene có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị đau, hãy cố nghỉ ngơi trong căn phòng tối và mát hoặc đi tắm dưới vòi hoa sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giảm nhẹ sự khó chịu.

Theo ước tính, cứ 100 người thì có gần 11 người bị chứng đau nửa đầu hành hạ và 3 trong 4 người bị đau nửa đầu là phụ nữ.

Đặc biệt phụ nữ trong nhóm tuổi 35-45 hay phàn nàn về chứng đau nửa đầu, mà các nguyên nhân gây bệnh thường do các thay đổi hormone, các vấn đề gia đình, xã hội và stress.

Kết quả hình ảnh cho Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu

Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài 3-72 giờ, và những cơn đau tái phát có thể gây mệt mỏi và làm hạn chế nghiêm trọng các hoạt động hàng ngày của bạn.

Để giải tỏa cơn đau nửa đầu, bạn có thể áp dụng nhiều cách, từ dùng thuốc cho đến thay đổi lối sống của mình.

Bệnh đau nửa đầu

Gần như mỗi người trong chúng ta đều đã từng bị chứng đau đầu hành hạ. Tuy nhiên không như chứng đau đầu thông thường hay đau đầu do lạnh, bệnh đau nửa đầu thường rất khó chịu và hay tái đi tái lại và thường đi kèm với buồn nôn.

Bệnh bắt đầu bằng cơn đau một bên đầu và có thể lan sang cả hai bên và có thể cản trở nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có một vài dấu hiệu báo trước trước khi bị cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, hoa mắt…

Người ta cho rằng cơn đau nửa đầu là do sự thay đổi trong dòng máu chảy về não. Bệnh cũng có thể do stress hay các yếu tố khác.

Triệu chứng bệnh

Các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu có thể rất khác nhau và với mức dữ dội khác nhau tuỳ từng người. Bệnh cũng có thể do di truyền và vì vậy có thể gặp ở nhiều gia đình.

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh:

- Đau mạnh ở một hay cả hai bên đầu.

- Buồn nôn và nôn.

- Cứng cơ cổ.

- Nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

- Ảo giác như thấy các đường ziczac và ánh sáng loá.

- Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và lầm lẫn.

- Đổi tính.

- Tăng số lần đi tiểu và tiêu chảy.

Nguyên nhân gây bệnh

Những thay đổi thông thường của thời tiết hay độ cao có thể gây đau nửa đầu. Giấc ngủ thất thường (quá nhiều hay quá ít), sự gián đoạn của giấc ngủ thường ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Mùi hương quá đậm, đèn quá sáng hay tiếng ồn quá mức cũng được cho là gây đau nửa đầu.

Phụ nữ thường bị đau nửa đầu nhiều hơn vào chu kỳ kinh nguyệt, do viên tránh thai hay do hormone.

Giảm nhẹ cơn đau nửa đầu

Thuốc: thuốc để trị chứng đau nửa đầu có thể là ergotamine, sumatriptan và rizatriptan, isometheptenes. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau nửa đầu. Thuốc giảm đau thường được dùng khi bắt đầu cơn đau gồm có aspirin, acetaminophen và ibuprofen. Đối với phụ nữ, liệu pháp hormone có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Thay đổi lối sống: ăn chế độ ăn lành mạnh và giữ cho cân nặng của bạn dưới tầm kiểm soát. Những người béo phì thường có khuynh hướng dễ bị đau nửa đầu hơn. Hút thuốc và uống rượu có thể dẫn đến cơn đau nửa đầu nghiêm trọng, vì vậy hãy tránh xa chúng.

Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục nó tốt hơn. Hãy học cách thư giãn và ngủ tốt hơn. Tập thể dục thường xuyên, đi bộ hay bơi lội có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu. Một số món ăn cũng có thể gây đau nửa đầu, hãy hạn chế chúng ra khỏi khẩu phần của bạn.

Khi bị đau, bạn hãy cố nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và mát hay đi tắm dưới vòi sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu. Một ly nước bổ dưỡng, mátxa cổ, sau gáy và cơ… cũng có thể có ích cho bạn.

Trong bất kể tình huống nào, khi sử dụng cần có sự tư vấn và chỉ định thuốc của bác sĩ.

Dùng thuốc điều trị chứng đau nửa đầu không đơn giản, đặc biệt cần phân biệt dùng thuốc trong những trường hợp nào: Điều trị cơn đau cấp hay dự phòng. Trong bất kể tình huống nào, khi sử dụng cần có sự tư vấn và chỉ định thuốc của bác sĩ.
Thuốc điều trị cơn đau cấp
- Thuốc giảm đau thông thường
 

 

Các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, acid acetylsalicylic (aspirin), thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen)... có tác dụng với cơn đau vừa hoặc nhẹ nếu được uống sớm. Cần uống ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Đối với aspirin, ibuprofen nên dùng trong hoặc sau bữa ăn. Không tự ý dùng paracetamol giảm đau quá 10 ngày (ở người lớn), 5 ngày (ở trẻ em).

Phần lớn nhức nửa đầu đáp ứng với paracetamol. Trong cơn nhức nửa đầu, nhu động ruột thường giảm, do đó nên dùng thuốc ở dạng sủi để làm tăng hấp thu. Với trẻ em (trẻ em dưới 16 tuổi) nên dùng paracetamol thay cho aspirin để tránh nguy cơ mắc hội chứng Reye. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng kéo dài thuốc giảm đau cũng có thể dẫn đến nhức đầu do thuốc.

- Ergotamine tertrat

Chỉ dùng ergotamin khi cơn đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường trên và dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn. Khi người bệnh không dùng thuốc được theo đường uống hoặc đường uống kém tác dụng có thể dùng thuốc đặt trực tràng. 

 Khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp các triệu chứng không mong muốn (ADR) do thuốc gây ra như buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, đau vùng trước tim, thiếu máu cục bộ cơ tim hay hoại tử ở các đầu chi (do ergotamine gây co mạch ngoại vi mạnh). Do có nhiều tác dụng phụ nên không được dùng thuốc vượt quá liều khuyến nghị để điều trị một cơn đau và khoảng cách giữa các lần điều trị kế tiếp bằng ergotamine phải cách nhau ít nhất là 4 ngày. Không được dùng thuốc này để dự phòng nhức nửa đầu

Đối với người mang thai, cho con bú, trẻ em, người mắc các bệnh mạch ngoại vi, tắc mạch máu và hội chứng Raynaud, tăng huyết áp nặng không được dùng thuốc... Thận trọng với người cao tuổi, nhức đầu tái diễn hàng ngày có biểu hiện phụ thuộc ergotamine; phải ngừng thuốc ngay khi thấy các đầu chi có cảm giác bị kim châm hoặc tê mất cảm giác hoặc đau thắt ngực và phải đi khám.

- Thuốc chống nôn

Nếu có buồn nôn và nôn, cần dùng thuốc chống nôn như metoclopramid. Thường dùng thuốc uống. Có thể dùng theo đường trực tràng nếu đường uống kém tác dụng (như thuốc có độ sinh khả dụng thấp theo đường tiêu hóa, không hấp thu được thuốc do nôn) hoặc bệnh nhân không uống thuốc được. Uống ngay khi cơn đau mới bắt đầu, tốt nhất là 10 - 15 phút trước khi dùng thuốc giảm đau hoặc ergotamine. Như vậy không chỉ làm giảm nôn mà còn có thể phục hồi nhu động dạ dày, làm tăng hấp thu thuốc chống nhức nửa đầu.

Thuốc dự phòng

Đối với các trường hợp: Bệnh nhân đã dùng các thuốc giảm đau hoặc bằng ergotamin mà không hiệu quả hoặc bệnh nhân bị đau trên 1 cơn mỗi tháng hoặc cơn đau thưa hơn nhưng nặng hoặc kéo dài hơn cần điều trị dự phòng nhức nửa đầu. Các thuốc điều trị dự phòng có thể dùng là các thuốc chẹn beta giao cảm (propranolon, atenolon... ), các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin hoặc thuốc chẹn calci như verapamin... 


Việc điều trị dự phòng không thể chữa dứt điểm được hoàn toàn các cơn nhức nửa đầu mà chỉ có thể làm giảm mức độ nặng và mật độ các cơn đau, do đó vẫn cần bổ sung bằng điều trị triệu chứng  khi có cơn đau. Tuy nhiên, không nên điều trị dự phòng kéo dài và cần xem xét lại 6 tháng/lần.

Để giải tỏa cơn đau nửa đầu, bạn có thể áp dụng nhiều cách, từ dùng thuốc cho đến thay đổi lối sống của mình.

Bệnh đau nửa đầu thường với những cơn đau tái diễn liên tục dù không nguy hiểm đến tính mạng song nếu để kéo dài nhiều ngày sẽ làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đa phần người mắc chứng này bị ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức lao động cũng như chất lượng sống của mình.
 
Kiểm soát, cắt cơn
Một vài cách làm dịu những cơn đau đầu của bạn:

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng.

- Chườm lạnh lên trán hoặc sau gáy để khiến các mạch máu co lại.

- Mát-xa hai bên thái dương và sống mũi.

- Không uống cà phê và các chất có caffein khác.
 
Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đau nửa đầu, nhưng có thể kiểm soát bằng cách cắt cơn đau và dự phòng cơn đau đầu.

Để điều trị cơn đau đầu, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường đối với những người bị đau nhẹ hoặc vừa phải. Song đối với các trường hợp đau nặng, vừa phải dùng thuốc chống viêm giảm đau và cả thuốc dự phòng cơn đau. Để điều trị chứng đau nửa đầu có thể dùng thuốc ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau nửa đầu. Nếu cơn đau nhẹ, chỉ cần dùng thuốc giảm đau thông thường, kiểu như Panadol hay Alaxan. Thuốc giảm đau thường được dùng khi bắt đầu cơn đau gồm: aspirn, acetaminophen. Nếu cơn đau nặng, có thể cắt cơn bằng Tamik. Tuy nhiên, nếu cơn đau liên tục và dai dẳng, chị em cần đến ngay bệnh viện để điện não đồ, chụp X quang cắt lớp.

Đối với phụ nữ, liệu pháp hormene có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị đau, hãy cố nghỉ ngơi trong căn phòng tối và mát hoặc đi tắm dưới vòi hoa sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giảm nhẹ sự khó chịu. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những cơn đau dữ dội và kéo dài. Đó là những triệu chứng ban đầu của các căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa sức khoẻ bạn như: Các bệnh não và tim mạch (xuất huyết não, huyết áp thấp, huyết áp cao, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch...); Các bệnh nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh; Các bệnh về mắt, về răng, bệnh viêm tai giữa, bệnh viêm xoang... Theo TS.BS Phương Thảo (Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP HCM), các bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm tai xương chủm, và một số đau đầu có tính chất khu trú rất nguy hiểm như: U não, dị dạng mạch não... Những xét nghiệm này nhằm bảo đảm đây đúng là bệnh đau nửa đầu chứ không phải do những nguyên nhân nguy hiểm khác như trên.

 

Ảnh minh họa.


Liệu pháp phòng ngừa

Bên cạnh việc dùng thuốc tây, trong một số trường hợp người ta sử dụng thuốc Nam để ngừa chứng đau nửa đầu. Các chuyên gia y tế cho rằng, dùng thuốc là một biện pháp, còn để chứng bệnh được chữa khỏi triệt để, cần sự thay đổi lối sống. Lối sống lành mạnh, cách làm việc hiệu quả, tinh thần thoải mái là liều thuốc tốt nhất để đẩy lùi chứng đau nửa đầu.


Theo đó, việc thay đổi lối sống cần áp dụng đầu tiên là  ăn chế độ ăn lành mạnh và giữ cho cân nặng của bạn dưới tầm kiểm soát. Những người hay hút thuốc, uống rượu, béo phì... thường có khuynh hướng dễ bị đau nửa đầu hơn. Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục nó tốt hơn. Hãy học cách thư giãn và ngủ tốt hơn.

Để ngăn ngừa đau nửa đầu, khi mắc một trong các bệnh về tai mũi họng, răng, bệnh nhiễm khuẩn, thoái hóa đốt sống, huyết áp tăng hoặc huyết áp thấp cần được thăm khám để điều trị dứt điểm. Cần vệ sinh răng, miệng, họng hằng ngày; bỏ thuốc lá và không uống rượu. Khi bị đau, bạn hãy cố nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và mát hay đi tắm dưới vòi sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu. Một ly nước bổ dưỡng, mát xa cổ, sau gáy và cơ... cũng có thể có ích cho bạn.

Điều trị bệnh đau nửa đầu không đơn giản, bởi không có loại thuốc nào có thể điều trị lành bệnh hoàn toàn mà chỉ có những loại thuốc cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau, điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Tuy nhiên, để có thể giảm tần suất tái phát và giảm cường độ của cơn đau nửa đầu, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời. Người bệnh cũng cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn, tránh ăn những thức ăn có thể gây khởi phát cơn đau nửa đầu (tôm, cua, cá, sò, ốc, chocolate, ca cao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn như rượu vang đỏ), chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, đi bộ, yoga, dưỡng sinh, khí công...

 Điều trị đau nửa đầu thường sẽ kết hợp giữa thuốc điều trị các yếu tố gây nguy cơ cao làm đau nửa đầu với thuốc giảm đau, hướng thần. PGS.TS Bùi Khắc Hậu, Đại học Y Hà Nội khuyến cáo: Việc dùng thuốc gì, hàm lượng và liều lượng bao nhiều phải do chính bác sĩ khám bệnh cho mình kê đơn, tuyệt đối không tự động mua thuốc hoặc do sự mách bảo của bạn bè, người thân mà mua thuốc dùng  thì sẽ lợi bất cập hại. Vì đa số các thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu đều có nhiều tác dụng phụ.
Nguyên nhân và một số cách phòng tránh chứng đau nửa đầu
Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Tuy nhiên đau đầu do thay đổi thời tiết không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.Luyện tập thể thao, ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn chống chọi với mọi biến đổi của thời tiết.

Stress: Nên sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Dù bận đến mấy, hãy cố gằng dành thời gian cho việc vui chơi và thư giãn để cơ thể không mệt mỏi và đầu óc luôn thoải mái.

Luyện tập thể thao quá sức: Những bài tập quá sức có thể gây tổn thương cho não bộ.  Hãy điều chỉnh lại chế độ luyện tập sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn kiêng thái quá, ăn uống không đều gây thiếu chất cho cơ thể cũng là sức ép lớn đối với khả năng hoạt động của bộ não. Rau xanh, hoa quả và thực phẩm chế biến từ các cây họ đậu là thành phần không thể thiếu cho bữa ăn hàng ngày của bạn.

Sử dụng phương tiện giao thông trong thời gian quá dài: Nếu bạn lái xe quá lâu hoặc say xe cũng là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau dầu kéo dài. Hãy sử dụng thuốc chống say xe, nghỉ ngơi xen kẽ trong những chuyến đi dài cũng giúp bạn giảm căng thẳng.

Sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích gây ức chế thần kinh. Nên hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê đặc biệt là trước bữa ăn tối và trước khi đi ngủ. Thường xuyên sử dụng các loại nước khoáng, nước chè xanh và các loại nước hoa quả tốt cho da, tiêu hoá và hoạt động của não bộ.

Mất ngủ: Đầu óc bạn luôn trong trạng thái mơ hồ, căng thẳng do những đêm mất ngủ triền miên làm. Hãy thư giãn và thể dục nhẹ trước khi đi ngủ, cố gắng ngủ đúng giờ, tránh ngủ ngày quá nhiều để có được giấc ngủ ngon.

Lạm dụng thuốc ngủ: Hệ thần kinh sẽ bị tổn thương do bạn sử dụng quá nhiều thuốc ngủ. Cố gắng rèn luyện để có được giấc ngủ tự nhiên. Nếu phải dùng thuốc phải dùng đúng liều quy định.
Đau nhức nửa đầu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ.
Những cơn đau âm ỉ từ vài tiếng thậm chí kéo dài tới vài ngày khiến chị em khổ sở; ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc và hạnh phúc gia đình.
Ngày gần phải hoàn thành dự thảo kế hoạch phát triển công ty giai đoạn tới, thì chị Nhu đau đầu dữ dội. Cơn đau bắt đầu một bên rồi lan đến đỉnh đầu. Nghĩ cơn đau sẽ qua nhanh, chị cố nén lại để chạy đua với tiến độ. Chỉ đến khi đỉnh đầu như sắp rụng ra bởi từng cơn đau thúc mạnh, chị Nhu đành đầu hàng, nằm một chỗ.
 
Khi cơn đau ập đến
 
Đa phần những phụ nữ bị cơn đau nửa đầu hành hạ như chị Nhu thường không biết trước được khi nào thì cơn đau đến. Chỉ biết rằng, khi bị cơn đau dai dẳng hành hạ, chị em lại nghĩ vì mình quá căng thẳng, dùng thuốc giảm đau để tiếp tục công việc, cố chịu đựng nó cho tới những lần đau sau.

Mỗi khi trời thay đổi thời tiết, đặc biệt là lạnh đột ngột, chị Nga, bán và cho thuê sách ở đường Lương Định Của (Đống Đa, Hà Nội) lại tê cứng gáy, đau nửa đầu. "Tôi nghĩ do mình bị trúng gió, cảm, máu huyết không lưu thông nên máu không nên não được gây đau đầu". Cứ mỗi bận đau, chị lại than "trúng gió". Việc chị thường xuyên làm là bắt cô con gái đánh cảm, cạo gió, xoa bóp vùng gáy, vùng đầu rồi lại nhăn nhó: "Chẳng hiểu sao mình hay trúng gió thế. Đợt này phải cắt vài thang thuốc tẩm bổ cho khí huyết lưu thông".

 Nói về cơn đau nửa đầu của mình thì các chị em mỗi người mỗi vẻ. Người đau ít nghĩ do thời tiết, người đau nhiều thì nghĩ bệnh kinh niên. Chị Phương, một cán bộ ngân hàng thường xuyên đau nửa đầu, tuần nào cũng từ 1-2 lần. Ban đầu vì quá lo lắng, tưởng mình bị u não, chị đến bệnh viện chụp cắt lớp. Biết không phải u não, chị cũng yên tâm phần nào. Để chứng đau đầu không ảnh hưởng đến công việc, chị phải uống giảm đau thường xuyên. Lúc nào trong túi chị cũng có cả đống thuốc giảm đau, hoạt huyết dưỡng não.

Không bị đau do thời tiết hay áp lực công việc nhưng tháng nào đến kỳ kinh nguyệt, Bích, nhân viên bán hàng siêu thị cũng đau đầu dữ dội, kèm theo những cơn nôn thốc nôn tháo. "Nhiều người không biết, thấy em nôn ọe lại tưởng em có thai mới khổ chứ" - Bích nói. Mỗi kỳ kinh, nếu rơi vào những ngày cuối tuần thì quả là điều hạnh phúc với cô gái này, còn đúng ngày trong tuần làm việc thì là một cực hình. Nhiều hôm, Bích phải xin nghỉ, nằm một chỗ với cơn đau "quái quỷ" của mình.

Chẳng giống ai ở trên, Minh Hạnh (Tây Hồ, Hà Nội) đến bệnh viện xin điều trị chứng đau nửa đầu của mình với lý do cực kỳ tế nhị. "Mỗi lần gần chồng mà nhiều người bảo là "lên đỉnh" ấy là em đau cứng cả gáy và đầu. Lần đầu em tưởng mình bị làm sao nhưng sau đó, chuyện này lặp đi lặp lại khiến em sợ lắm. Sau mỗi lần ấy, đầu đau, mắt em lóa lên. Chả hiểu sung sướng thế nào, chứ cứ thế này thì em chết mất" - Hạnh than. 

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
TOI BI DAU NUA DAU CO NUC CON DAU CA DAU CHONG MAT BUON NON DAU HET GAY CO NUC NHU CO GIAY THAN KINH CHAY TU GAY NEN NAO VA DAT HAI THAI DUONG TOI DA UONG PARACETAMOL NHUNG KO HET DAU TOI CO CAM RAC NHU BI BUA DAP VAO DAU TOI RAT SO TIENG ON VA RA NANG CON DAU CUA TOI DA NAM NGAY ROI MA KO NUC NAO RUNG DAU KE CA KHI DA UONG THUOC BAY GIO TOI PHAI LAM THE NAO A XIN RUP TOI VOI TOI XIN CAM ON
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý