Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi

18/04/2015 07:45 PM
423

Viêm xoang là một bệnh mãn tính thường gặp ở nước ta, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, các phòng ngừa và điều trị bệnh này.

Mặt và sọ gồm nhiều khối xương tiếp với nhau. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hoá đã tạo ra những lỗ trống trong lòng các xương. Những lỗ trống này được gọi là xoang. Xoang lớn nhỏ tuỳ từng vị trí và đều có đường thông vào hốc mũi và bao bởi niêm mạc, chứa không khí. Xoang chỉ bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn.

Nếu đường  thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang, dẫn tới viêm nhiễm. Có thể viêm một xoang (thường là xoang hàm) hoặc đa xoang và nhiều loại như: viêm xoang dị ứng, dày niêm mạc xoang, trong xoang có mủ, u nhầy hoặc polýp (dạng u nhí lành tính, có cuống).

Phân loại viêm xoang

Viêm xoang được phân loại dựa vào thời gian tiến triển của bệnh (cấp, bán cấp, mạn) và theo tình trạng viêm (nhiễm trùng, không nhiễm trùng).

Viêm xoang cấp kéo dài ít hơn 3 ngày; bán cấp từ 1 đến 3 tháng, mạn là hơn 3 tháng. Viêm xoang nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển, gây kích thích (điều kiện tổn thương) hay dị ứng. Viêm xoang cấp thường thứ phát sau viêm mũi dị ứng, nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp và mạn là kết quả của việc điều trị viêm mũi cấp không triệt để.

Nguyên nhân

- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khói xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.

-  Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.

- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polýp mũi xoang có sẵn.

Triệu chứng

Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt nhẹ (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp),  cũng có trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em. Tăng nhạy cảm vùng mặt là triệu chứng chính, đau nhiều về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn. Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau phía dưới mắt, cơn đau có chu kỳ vào thời gian nhất định trong ngày.

Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi, chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu xanh đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và kích thích họng. Tùy theo tình trạng  viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc liên tục, không ngửi được mùi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng vào ban đêm. Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Lợi bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục, có mùi hôi. Xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. Người bệnh  không tập trung suy nghĩ được. Đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nếu viêm xoang mạn tính thì nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, chảy nước mũi, đôi khi mệt mỏi, có thể có triệu chứng xa như ở đường tiêu hoá, phế quản, thận khớp. Nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, nhưng có dịch cuống họng, nhức mắt, đau  nhức vùng gáy. Một số trường hợp mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Điều trị.

Chữa trị viêm xoang, nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như lời khuyên của bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị xoang như:

Nội khoa: Kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.

Thủ thuật: Xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.

Đối với bệnh nhẹ không cần sử dụng đến kim, kéo, mà chỉ rửa xoang, làm sạch mũi. Biện pháp này không gây đau và chảy máu. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đều đặn để diệt vi khuẩn gây bệnh.

-  Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết. Thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng phải cẩn thận khi dùng vì dễ gây hại nhiều hơn khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát  ra ngoài được.

Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa.

- Nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan toả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, khả năng phục hồi đạt 80%.       

Phòng ngừa bệnh xoang

- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.

- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

- Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

-  Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị.


Chuyên gia tư vấn của Bệnh viện Đại học Y, TS BS Phạm Thị Bích Đào và BS YHCT Lê Xuân Quang sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về bệnh viêm xoang

Báo điện tử VOV Online (Đài Tiếng nói Việt Nam) phối hợp với Thông xoang Tán - Nam Dược tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe với chủ đề “Tìm hiểu và cách phòng tránh bệnh viêm xoang”.

Thời tiết thay đổi, bạn thấy ngạt mũi, đau mặt, mệt mỏi, khó ngửi. Điều đầu tiên bạn thường nghĩ đến là “lại một đợt dị ứng theo mùa”. Đó là những triệu chứng điển hình của đợt viêm xoang, chứ không phải viêm mũi dị ứng.

Theo một khảo sát gần đây của Tổ chức Hen và Dị ứng Mỹ, hầu hết các bệnh nhân dị ứng không thể nói được sự khác biệt giữa hai căn bệnh này. Trong khảo sát trên 600 bệnh nhân, khoảng một nửa số người tự chẩn đoán các triệu chứng của mình là dị ứng, trong khi thực ra họ đã có một đợt nhiễm trùng xoang, hay viêm xoang. Chính vì thường tự chẩn bệnh sai, nên chỉ một số ít đi gặp bác sĩ.

Trong đời sống vẫn có sự nhầm lẫn phổ biến giữa cảm lạnh, viêm xoang và các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Điều đó có nghĩa là nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua, có thể dẫn đến ngạt mũi kinh niên và các triệu chứng đi kèm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Nếu bạn đau nhẹ vùng mặt, tức hoặc đau đầu vùng sau mắt hoặc trán, hoặc mất khả năng ngửi mùi và ngạt mũi, bạn có thể đã bị viêm xoang. Nếu bạn bị tình trạng này từ 3 lần trở lên trong một năm, bạn có thể đã bị viêm xoang mãn tính, và nên tìm bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Điều mọi người thường không biết là, họ có thể bị viêm xoang mà không chảy nước mũi, ngạt mũi hay khó thở, bởi chất nhày nằm kẹt sâu trong xoang.

Đáp ứng yêu cầu của đông đảo độc giả, lúc 14h chiều 25/11 (thứ Sáu), VOV Online tổ chức chương trình phòng mạch online với các chuyên gia tư vấn đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Thông xoang tán - Nam Dược giải đáp những câu hỏi của bạn đọc xung quanh căn bệnh này  trên VOV Online (www.vov.vn). Điện thoại: 043-9344231; email: toasoan@vovnews.vn./.

Dưới đây là nội dung của chương trình:

* Em đã mua Thông xoang tán về để chồng uống, nhưng chưa thấy tác dụng nhiều. Xin hỏi em nên dùng loại thuốc gì tiếp? - (Đinh Thúy, 24 tuổi, Nam , Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Tôi muốn biết bạn đã dung bao nhiêu lâu, số lượng bao nhiêu? Thường những bệnh nhân dùng Thông xoang tán là từ 2-3 tháng trở lên thì mới có kết quả điều trị. Nếu hàng ngày bạn thấy có dịch mũi chảy ra nhiều thì bạn có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh, kiêng các thức ăn cay nóng, hạn chế thức ăn có nguồn gốc hải sản.

Nếu bạn dùng sản phẩm Thông xoan tán, bạn nên uống ngày từ 4-6 viên, chia làm 2-3 lần sau bữa ăn và vệ sinh mũi hàng ngày nếu có viêm nhiễm.


* Em có thói quen rất xấu là hay ngoáy mũi, nhưng mà em làm trong nhà máy nên dính bụi. BS ơi, ngoáy mũi nhiều có thành viêm xoang không a? * Em bị VMDƯ, có cách vệ sinh nào hiệu quả nhất? - (Lê Văn Thương, 25 tuổi, Nam , Đông Anh)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Một số nét cơ bản về viêm xoang: Viêm xoang là một bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, có thể cấp tính hoặc mạn tính (kéo dài). Viêm xoang là hiện tượng niêm mạc trong lòng các xoang bị tổn thương.

Bệnh viêm xoang là một bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, có thể chiếm từ 30- 40% dân số. Viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm tai giữa, viêm phê quản (hội chứng xoang phế quản).

Nếu bạn ngoáy mũi nhiều thì sẽ gây tôn thương phần tiền đình mũi và niêm mạc mũi, phân cửa mũi trước.

Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng: Vệ sinh mũi không chữa được viêm mũi dị ứng mà đôi khi còn làm cho bệnh viêm mũi dị ứng nặng thêm có các tác nhân ngoại lai mà bạn sử dụng. Vì dụ như bụi của bông ngoáy mũi, nhiệt độ của dịch nước muối quá lạnh…


* Cứ sáng ra là tôi hắt hơi cả chục cái, váng hết cả đầu do viêm mũi dị ứng. Đi khám BS bảo không nên nuôi chó mèo, mà tôi ở TP làm gì có chó mèo - (Hồng Bắc, 50 tuổi, Nữ , TP Nam Định)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Hắt hơi từng tràng vào buổi sáng là biểu hiện của viêm mũi xoang dị ứng. Bệnh này có thể do rất nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ có lông chó mèo như trường hợp của bạn là do nhiệt độ vào buổi sáng thay đổi tác động vào mũi.

TS-BS Phạm Thị Bích Đào (áo xanh) cùng BTV của VOV Online

* Tôi bị viêm mũi dị ứng, có người mách nhỏ mật ong sẽ khỏi. BS cho biết có đúng không ạ? Có công trình nào nghiên cứu về cái này chưa? - (Lê Minh, 30 tuổi, Nam , TP Vinh)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Theo tôi được biết thì chưa có nghiên cứu nào cho thấy nhỏ mật ong là chữa được bệnh viêm mũi dị ứng.

Nếu bạn sử dụng mật ong không đúng cách còn làm cho niêm mạc mũi xoang bị tổn thương do lượng dịch trên bề mặt của niêm mạc mũi xoang sẽ bị hút vào mật ong làm cho mạc mũi khô.

* Tôi hay bị nhức đầu, sổ mũi. Thế có phải là viêm xoang không? Đặc điểm nào phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng? - (Alihoho, 25 tuổi, Nam , Hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Các triệu chứng mô tả của bạn chưa đủ để kết luận bạn bị viêm xoang hay mũi dị ứng. Tuy nhiên 2 triệu chứng kể trên để có triệu chứng của bệnh viêm xoang. Đặc điểm của VMDƯ: thường khi thay đổi thời tiết hoặc môi trường sinh hoạt thay đổi, thì bạn sẽ thấy hắt hơi liên tục sau đó có triệu chứng sổ mũi, dịch trong hoặc thấy ngứa trong các xoang mũi.

Còn viêm xoang: Bạn cảm thấy nghẹt mũi, khó thở, nhức vùng trán và hốc mắt. Nếu nặng có thể thấy nhức sau vùng đầu, dịch tiết có màu xanh hoặc vàng, có khi còn cảm thấy mờ mắt.

* Tôi tên là Phạm Khắc Thành, sống tại Hải Phòng, năm nay tôi 47 tuổi. Năm 2007 sau khi bị cảm cúm, do không điều trị dứt điểm và từ đó tới nay tôi bị mắc bệnh viêm xoang. Tôi đã đi khám BS và điều trị theo đơn thuốc của Bs nhiều lần nhưng không khỏi. Hiện nay vẫn bị triệu chứng chảy nước mũi, khó thở, hắt hơi hàng chục cái liền, sau khi hắt hơi rất đau đầu. Mắc bệnh này rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Tôi rất cần những lời khuyên và hỗ trợ tư vấn của các Bác sỹ chuyên khoa Hiện nay nhiều người khuyên tôi đến điều trị theo phác đồ điều trị tại Viện Y học biển Việt Nam (tại HP), nhưng không biết thế nào vì phải điều trị đúng thời gian theo yêu cầu của Bs. Tôi rất mong ý kiến của BS về phương pháp điều trị ở đây. Rất cảm ơn ban biên tập. - (Phạm Khắc Thành, 47 tuổi, Nam , Hải Phòng)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Nguyên tắc để điều trị khỏi bệnh viêm xoang là phải trả lại sự thông thoáng cho các lỗ thông của xoang dù bạn điều trị bằng phương pháp nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý xoang là các hốc rỗng nằm trong khối xương sọ chính vì thế để điều trị được viêm xoang bạn phải kiên trì điều trị liên tục trong vòng 3 đến 6 tháng dưới sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc tai mũi họng.


* Việc vệ sinh mũi, em đã dùng nước muối Natri 0,9 % để rửa mỗi ngày. Còn việc dùng thuốc, vì chồng em đã dùng quá nhiều nên rất lo ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Bác sĩ có thể cho em một lời khuyên không ạ? - (Đinh Thúy, 24 tuổi, Nam , Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Bạn thân mến, bạn phải cho chúng tôi biết chồng bạn bị mắc bệnh gì mà phải dùng thuốc nhiều như vậy thì chúng tôi mới có thể đưa lời khuyên chính xác cho bạn.


* Em có con gái mới 15 tháng tuổi. Sau khi thức dậy buổi sáng, cháu thường bị ho nhẹ, đặc biệt là thời tiết lạnh như hiện nay. Xin hỏi bác sỹ nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào. Trước đến nay cháu chưa bị trường hợp như thế này. - (Thúy Hằng, 26 tuổi, Nữ , huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)

BS YHCT Lê Xuân Quang
BS YHCT Lê Xuân Quang: Theo mô tả của bạn, cháu bị kích ứng ho do lạnh cho nên thường ho vào buổi sáng. Nguyên nhân có thể do buổi sáng thức giấc, bố mẹ không giữ ấm cho trẻ, hay bật quạt mạnh hoặc bật điều hòa quá lạnh vào mùa hè thì trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, gây kích ứng, gây ho.

Đối với thời gian này, bạn nên giữ ấm cho con, giữ nhiệt độ trong phòng phù hợp. Sáng ra nên dùng nước ấm để vệ sinh cho cháu, có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và mắt cho cháu.


* Tôi đến BS Cành (nghe nói rất nổi tiếng ở HN), nhưng BS bảo bệnh này khó khỏi lắm, nếu chữa bằng Tây y. Có phải thế không BS? Nếu thế thì Đông y chữa bằng cách nào và ở đâu là tốt nhất? - (Lê Thị Hà, 30 tuổi, Nữ , 152 Minh Khai, HN)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Nếu bạn điều trị bằng phương pháp Tây y mà không hiệu quả thì bạn có thể chuyển sang điều trị bằng YHCT, trong đó có sản phẩm đặc trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng Thông xoang tán. Tuy nhiên, thời gian điều trị phải lâu dài thì mới có hiệu quả, kết hợp với chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp.


* Mỗi lần bị tắc mũi, em thường nhỏ loại thuốc 0,5 (loại 1.000 đồng) thì thấy khỏi hẳn, nhưng nhỏ loại mấy chục nghìn thì lại không đỡ. BS tư vấn giúp em loại thuốc nào hiệu quả nhất. - (Hà Linh, 25 tuổi, Nữ , Trâu Quỳ-HN)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Trường hợp này là do cơ địa bạn hợp thuốc thì có cảm giác đỡ.  


* Bác sĩ ơi, tôi đã bị viêm xoang đã lâu và từng mổ xoang cách đây 15 năm. Giờ cứ thời tiết thay đổi tôi bị tịt mũi và rất khó thở. Thời gian gần đây tôi hay bị mất ngủ. Vậy có phải do ảnh hưởng của bệnh xoang mà tôi bị mất ngủ hay không? Có cách nào điều trị để có thể cải thiện giấc ngủ được không. Mong bác sĩ dành thời gian trả lời câu hỏi của tôi. Xin cảm ơn bác sĩ. - (Nguyen Thi Duc, 37 tuổi, Nữ , Sai Dong, Ha Noi)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Xoang cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu muốn cải thiện giấc ngủ thì bên cạnh việc điều trị tốt viêm xoang, bạn nên tìm hiểu thêm ngoài viêm xoang thì mất ngủ do nguyên nhân nào khác không?


* Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh xoang được 2 năm rồi. Cứ thời thay đổi, mưa, gió là tôi bị nhức vùng trán, lông mày và mắt. Tôi cũng từng uống rất nhiều thuốc nhưng nó có một tác dụng phụ là người tôi bị phù nề. Khi tôi dừng uống thuốc thì tình trạng trên được cải thiện. Giờ xin bác sĩ cho tôi biết tôi phải làm thế nào để chữa khỏi căn bệnh này.

Nhiều lúc nó nhức tôi không thể chịu được. Vậy khi thời tiết thay đổi tôi phải làm thế nào và kiêng những loại thức ăn gì. Xin cảm ơn. minh long 37 tuổi, hàm long, Hà Nội) - (Minh Long, 37 tuổi, Nữ , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Không biết bạn đã dùng phương pháp điều trị bằng Đông y hay Tây y, tuy nhiên các triệu chứng bạn kể trên, bạn đã bị viêm xoang mạn tính kết hợp với cơ địa dị ứng, vì thế việc điều trị cần đòi hỏi có thời gian lâu dài.

Bạn có thể kết hợp điều trị cả Tây y và Đông y. Bạn nên điều trị theo Tây y một đợt để chống viêm và bội nhiễm, sau khi các triệu chứng giảm bạn có thể chuyển sang dùng các sản phẩm Đông y để thời gian được lâu hơn và ít phản ứng phụ như bạn mô tả.

Trong thời gian điều trị, bạn nên kiêng các thức ăn cay nóng, đồ uống quá lạnh và hạn chế các đồ ăn có nguồn gốc hải sản. Nếu dịch tiết của xoang nhiều, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh hàng ngày.

* Xin chào bác sĩ! Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian trả lời câu hỏi của chúng tôi. Do điều kiện kinh tế nên chúng tôi không có dịp về Hà Nội để khám bệnh. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Tôi không biết là mình bị viêm xoang hay là viêm mũi di ứng. Tôi bị đã 3 năm rồi, và chưa đi khám ở BV nào cả.

Bệnh của tôi như sau: Buổi sáng và tối, tôi cảm thấy rất mệt mỏi, hắt hơi liên tục từ 5 đến 10 cái/lần, chảy nước mũi trong, tôi thường lấy giấy vệ sinh để nút lại. Và tôi cảm thấy mình rất hay bị cảm cúm và hắt hơi liên tục (theo bs đó có phải do viêm xoang nên hay bị cúm không). Mỗi lần như vậy, tôi thường tự uống thuốc amiflu, paradon và cota xoang, thông tán xoang, và xịt mũi bằng nước muối biển và cảm thấy đỡ dược một lúc. xin bác sĩ cho tôi lời khuyên và cho tôi cách điều trị để dứt điểm căn bệnh khó chịu này. 1 năm nay, tôi phát hiện mình bị bệnh hen và hiện tôi đang xít thuốc vetollin. Liệu viêm xoang và hen có mối liên hệ với nhau? - (Nguyen Van Thọ, 30 tuổi, Nam , Yên Bái)

TS BS Phạm Thị Bích Đào: Viêm mũi dị ứng và viêm xoang dị ứng thường đi kèm với nhau. Do hệ thống niêm mạc mũi và xoang liên tục với nhau vì thế người ta hay dùng cụm từ viêm mũi xoang dị ứng. Tuy nhiên, viêm mũi xoang dị ứng không chỉ đơn thuần là bệnh của mũi xoang mà là tình trạng dị ứng của toàn cơ thể. Hen cũng nằm trong bệnh lý chung đó. Người ta thống kê được rằng, 60- 70% những người bị viêm mũi xoang dị ứng có kèm theo hen. Vì thế, bạn không nên chỉ dùng thuốc tại mũi xoang mà phải phối hợp với các thuốc điều trị chống dị ứng toàn thân. Ví dụ như các thuốc kháng Histamine đường uống nhu…

Bạn có thể chữa bệnh tại địa phương nếu điều kiện kinh tế khó khăn.


* Tối đến, từ 2 giờ đến sáng tôi thương bị hen và cổ họng đau cứng. Tôi băn khoan không biết bệnh hen của tôi có phải do viên xoang gây ra không? Viêm xoang có thể bị hen không? - (Nguyễn thị như Hoa, 30 tuổi, Nữ , Hợp Hưng - Nam Địnhh)

TS BS Phạm Thị Bích Đào: Viêm xoang có thể kèm thêm bị bệnh hen. Để tham khảo chính xác về bệnh xoang bạn có thể tham khảo các câu trả lời trên.


* Viêm xoang có di truyền không bác sỹ, vì tôi thấy em bé nhà tôi 2 tuổi nhưng đi khám bác sỹ cũng bảo là xoang. Với trẻ bé như vậy, nên điều trị như thế nào bác sỹ - (MInh Hoa A, 30 tuổi, Nữ , hanoi)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Viêm xoang không di truyền tuy nhiên có thể di truyền yêu tố thuận dễ bị viêm xoang như cơ địa dị ứng, những cấu trúc di hình của mũi xoang. Để điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định có đúng thật bị mình bị viêm xoang hay không và tình trạng của thể của bệnh để có hướng điều trị chính xác.


* Tôi đã đi chữa xoang nhiều lần ở nhiều bệnh viện nhưng không thấy khả quan. Bác sỹ có địa chỉ nào có uy tín mách tôi với? - (The Long, 30 tuổi, Nam , Thanh hoa)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Phòng khám TMH rất là nhiều, song tôi khuyên bạn nên đến các BV tuyến Trung ương để được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ.

Theo mô tả của bạn thì không biết bạn bị viêm xoang dị ứng hay viêm xoang mạn tính? Nếu bạn bị cả 2 triệu chứng trên thì bạn có thể đổi phương pháp điều trị sang Y học cổ truyền. Bạn có thể dùng sản phẩm Thông xoan tán để điều trị 1 đợt từ 2-3 tháng. Kết hợp với vệ sinh mũi hàng ngày nếu có dịch xuất tiết ở mũi nhiều bằng nước muối sinh lý, kết hợp với giữ gìn vệ sinh khi ra ngoài để tránh ô nhiễm.


* Bác sĩ nói tôi bị xoang đã gần 20 năm nay, mỗi khi thời tiết thay đổi rất khó chịu. Tôi lại ở quê, không có điều kiện để chữa trị mà tôi nghe nói bệnh này cũng không chữa được. Vậy có cách nào để tôi đỡ khó chịu mỗi khi thay đổi thời tiết, bác sỹ mách tôi với? - (Hồng Vân, 32 tuổi, Nữ , Thái Bình)

TS BS Phạm Thị Bích Đào: Viêm xoang có rất nhiều triệu chứng. Bạn phải mô tả chính xác những khó chịu mà bạn đang gặp phải thì chúng tôi có thể trả lời được.


* Bác sĩ ơi, em nghe nói nếu viêm xoang lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư. Em hoang mang quá. Có phải vậy không bác sĩ? (Thái Thịnh, Hà Nội) - (Minh An, 34 tuổi, Nữ , Hà Nội)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Hiện tại người ta chưa tìm hiểu được rõ ràng nguyên nhân gây ra ung thư. Những viêm nhiễm mạn tính là một trong những yếu tố được đưa vào nhóm yếu tố thuận lợi gây ung thư.


* Có chữa dứt điểm được xoang không? Giữa Đông y và Tây y, nên chữa cách nào? - (TX, 32 tuổi, Nữ , Trần Quốc Toàn)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Theo lời kể của bạn, nếu bị viêm xoang mạn tính thì tốt nhất nên điều trị một đợt bằng Tây y kháng viêm chống bội nhiễm, sau đó bạn có thể kết hợp với thuốc YHCT như Thông xoang tán.


* Co ai cho em xin dia chi kham tai tot tai ha noi voi. Bo em bi u tai da lau va di dieu tri nhieu noi nhung van khong khoi. Em cam on nhieu . (ducmanh, ducmanh0909@yahoo) - (dmanh, 20 tuổi, Nam , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Bạn nên đưa người thân đến BV Tai Mũi Họng Trung ương để được khám và điều trị.

* Tôi bị bệnh xoang hơn 10 năm rồi. Tôi đã từng mổ xoang bên trái rồi và đỡ được 5 năm, giờ bệnh của tôi bị tái phát (và bị cả bên phải nữa). Thậm chí có những hôm tôi bị hắt hơi chảy cả máu và xưng cả mũi. Giờ tôi cảm thấy rất hay váng đầu và cảm thấy mệt, chẳng muốn làm gì cả. Tối và sáng, tôi thường bị mất thăng bằng (người lâng lâng như uống rượu), rất ảnh huong den cong tac và hanh phuc gia dinh. Nghe mọi người mách, nên tôi đã cắt thuốc bắc nhưng không đỡ. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên để tôi giải quyết tình trạng cơ thể mất thăng bằng này. Xin cảm ơn. - (Phan Thanh Bằng, 36 tuổi, Nữ , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Theo mô tả của bạn, thì không biết bạn phẫu thuật theo hình thức nào. Các triệu chứng bạn kể thì bạn bị chuyển sang viêm xoang mạn tính, vì thế việc điều trị cần phải kiên trì, lâu dài. Bạn nên điều trị một đợt bằng thuốc Tây để kháng viêm, chống bội nhiễm. Sau đó bạn dùng sản phẩm Thông xoang tán từ 2-3 tháng trở lên để đạt hiệu quả điều trị.

Hàng ngày bạn nên vệ sinh xoang mũi bằng nước mũi sinh lý, tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, uống đủ lượng nước hàng ngày, tránh các thức ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá. Hạn chế các thức ăn có nguồn gốc hải sản.



* Bác sĩ cho em hỏi: thỉnh thoảng e hay chảy nước mũi khi trở trời có phải xoang không? - (Than, 28 tuổi, Nam , Ha noi)

TS BS Phạm Thị Bích Đào: Có thể đó là một biểu hiện của viêm mũi tăng tiết (dịch mũi tiết ra nhiều hơn bình thường do kích thích của thời tiết) mà không phải viêm xoang.


* Xin cho hỏi máy chữa viêm mũi dị ứng bằng ánh sáng BNS-PLUS có tốt không? - (Nguyễn Mạnh Thảo, 40 tuổi, Nam , Hà Nội)

TS BS Phạm Thị Bích Đào: Máy đó có tác dụng như 1 lò sưởi làm ấm niêm mạc mũi và thông qua đó làm giảm triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng. Một trong những nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng theo mùa là do lạnh và loại máy này tác động vào nguyên nhân đấy.


* Con nhà tôi 4 tuổi, cháu rất hay bị bệnh tai mũi họng mỗi khi thay đổi thời tiết. Nếu bệnh này kéo dài có dẫn đến viêm xoang không bác sĩ? - (thanh thanh, 30 tuổi, Nữ , Hà Nội)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Các triệu chứng trên cũng có dẫn đến viêm xoang, bởi vì các cơ quan trên đều có liên quan đến nhau, vì thế bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng phác đồ, không nên để kéo dài.


* Tôi thường bị hắt hơi kèm sổ mũi (nước mũi trong) khoảng 3 năm nay. Xin cho hỏi đó là bệnh viêm xoang hay viêm mũi dị ứng? Cách chữa thế nào? - (Nguyễn Mạnh Thảo, 40 tuổi, Nam , Hà Nội)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Triệu chứng của bạn là bị viêm xoang dị ứng xuất tiết. Bạn nên điều trị đón đầu khi thời tiết giao mùa, và lưu ý khi thay đổi môi trường sống và làm việc bạn giữa cân bằng cơ thể. Các điều trị: Bạn có thể dùng Đông y hoặc Tây y. Tuy nhiên, bệnh này có nguyên nhân từ cơ địa nên việc điều trị đòi hỏi lâu dài và cảm thấy phù hợp.  


* Tôi nghe nói cây hoa cứt lợn chữa xoang rất tốt. xin bác sĩ cho biết cách làm và hiệu quả như thế nào ạ? (thu Lan, Hà Nội) - (thutlan, 21 tuổi, Nữ , hanoi)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Hoa cứt lợn hay còn gọi là hoa ngũ sắc là một trong những thuốc mà Đông y sử dụng để chữa viêm xoang. Tuy nhiên, cũng có giai đoạn dùng của thuốc. Khi mũi xoang chảy mủ vàng xanh thì thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc mũi tăng tiết nhiều hơn đẩy dịch mủ từ lòng xoang ra ngoài. Trong giai đoạn dịch mũi trong thì bạn không nên sử dụng vì thuốc làm cho dịch chảy nhiều hơn.


* Thưa bác sĩ, tôi thường xuyên bị tịt mũi và lúc nào cũng trong tình trạng bị cảm cúm. Tôi đã nhỏ rượu tỏi và mật ong nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Vậy thưa bác sĩ, tôi phải làm thế nào để cải thiện tình hình trên. (Tinh, Đô Lương, Nghệ An) - (hien, 45 tuổi, Nam , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Trước tiên bạn phải đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác thì mới có phác đồ điều trị. Những cách bạn làm trên chỉ theo dân gian, có người đỡ, có người không. Tuy nhiên, làm theo cách đấy rất dễ dẫn đến xoang bị bội nhiễm.


* Bác sĩ ơi, tôi bị bệnh xoang được 1 năm rồi. tôi có thắc mắc là tại sao cứ buổi sáng ngủ dậy tôi thường xuyên bị hắt hơi và chảy nước mũi và ở nhà lại bị hắt hơi nhiều hơn ở cơ quan. Và khi tôi vào chăn nằm ấm thì hết. Nhiều lúc gặp đối tác quan trọng mà hắt hơi liên tục phát ngượng lên ý. Xin bác sĩ cho lời khuyên để tôi cải thiện tình trạng bệnh của tôi. - (Xuan Truong, 30 tuổi, Nam , cau giay)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Các triệu chứng của bạn là triệu chứng của viêm xoang dị ứng xuất tiết, vì thế khi bạn gặp môi trường thay đổi thì dễ bị kích ứng và gây hắt hơi sổ mũi. Nếu ở nhà bạn bì nhiều hơn, thì bạn nên xem ở nhà mình môi trường có thông thoáng, sạch sẽ không? Có nuôi động vật (chó, mèo) gì không? Bởi những nhân tố này cũng gây nên dị ứng cho xoang. Bạn nên giữ ấm cơ thể, ra ngoài nên đeo khẩu trang, không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.


* Bác sĩ ơi, em nghe nói rằng, bị bệnh viêm xoang để lâu không chữa là sẽ bị bệnh hen phải không? - (dat, 20 tuổi, Nam , hanoi)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Viêm mũi xoang có thể gây biến chứng tại phổi (hội chứng xoang phế quản) hoặc 60-70% những người bị viêm mũi xoang dị ứng có kèm theo bệnh hen.


* Thưa bác sĩ, tôi và chồng tôi đều bị viêm xoang. Vậy 2 đứa con của tôi có bị lây viêm xoang hay không? (MNH, Hà nội) - (MNH, 35 tuổi, Nam , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Bệnh viêm xoang có lây nhiễm, vì thế hàng ngày gia đình phải chú ý vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn, khi hắt hơi phải tránh ra hướng khác.


* Thưa BS. tôi bị Xoang di ứng cách đây được 2 năm rôi, Cứ thời tiết thay đổi và uống chút rượu bia vào là hắt hơi xổ mũi dòng dòng. Vậy cho tôi hỏi có cách nào chữa trị hay chỉ là kiêng uống rượu bia là sẽ khỏi. Tôi là cán bộ công chức đang đi làm có nhiều dịp giao lưu và tiếp khách mà không dùng rượu bia thì không được. - (Lê Cường, 32 tuổi, Nam , Tam Dương, Vĩnh Phúc)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Bạn nên hạn chế rượu bia, bởi vì đây là những chất gây kích ứng rất mạnh, cho nên viêm xoang của bạn không thể khỏi nếu dùng bia rượu nhiều không có kiểm soát. 


* Vợ em (27 tuổi), bị xoang mũi rất nặng. Mổ ở bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên 2 lần mà không khỏi. Em muốn hỏi: Hiện tại vợ đang nằm điều trị tại bệnh viện A Thái Nguyên, muốn hỏi bác sĩ có thuốc nào đặc trị không và mua ở đâu? - (Quách Đình Tuân, 27 tuổi, Nam , Cao Bằng)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Mổ chỉ là một trong những biện pháp phối hợp điều trị viêm xoang. Nếu bạn quan điểm sau mổ là viêm xoang khỏi mà không cần phối hợp điều trị nội khoa thì khả năng tái phát của viêm xoang là 100%. Bên cạnh phương pháp phẫu thuật, các bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ điều trị thuốc sau phẫu thuật trong vòng 3-6 tháng, dưới sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa TMH bệnh mới khỏi hoàn toàn. Vì không biết tình trạng cụ thể viêm xoang của vợ nên không thể đưa ra thuốc cụ thể.


* Thưa bác sĩ, bệnh viêm xoang có ngay nguy hiểm đến tính mạng không ah? Xin cảm ơn. (Lê Thị Gấm, Tản Lĩnh, Hà Nội) - (gam, 22 tuổi, Nữ , hanoi)

* Mũi của tôi thỉnh thoảng ngứa nhưng mỗi khi ngủ dậy, bước ra là hắt hơi liên, hắt hơi nhiều. Xin hỏi có phải tôi bị viêm xoang không? Cách điều trị như thế nào? (Đoàn Bá May, bộ đội)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào:  Đấy là biểu hiện của viêm mũi xoang dị ứng nếu cơ thể bạn tự điều chỉnh được như: Sau một thời gian triệu chứng lại giảm hoặc hết thì chưa cần điều trị gì. Nếu biểu hiện này kéo dài suốt cả ngày thì lúc đó mới cần điều trị.


* Xin bác sỹ cho cháu lời khuyên được không ạ? Cách đây 5 năm cháu có đi khám và được kết luận là cháu bị viêm xoang mãn tính, cháu đã uống theo đơn nhưng không thấy đỡ. Từ đó đến nay cháu cũng chưa ở nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn. Qua người bạn cháu được biết đến sản phẩm Thông Xoang Tán. Cháu đã uống được 2 tháng và thấy mũi đỡ nghẹt, đầu cũng đỡ đau nhức nhiều. Cháu xin hỏi cháu có cần kiêng khem gì không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ. - (Nguyễn Duy Kiên, 21 tuổi, Nam , Phùng Khoang-Thanh Xuân-Hà Nội)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Trong thời gian điều trị bằng Thông xoang tán, bạn nên kiêng các thức ăn cay nóng, đồ uống quá lạnh, hạn chế ăn đồ ăn hải sản. Hàng ngày uống đủ lượng nước, tăng khẩu phần rau xanh, nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng. Nếu bạn dùng 2 tháng mà chưa dứt hẳn, thì bạn nên điều trị tiếp, không nên ngắt quãng trong thời gian điều trị.   


* Toi dang bi benh xoang. Hien tai toi dang chua 1 bac si o huyen Chuong My, Ha Tay duoc 1 tuan roi. Toi muon hoi bac si Dao la co cach gi chua hieu qua va tot nhat de benh nhanh khoi khong? Xin cam on. - (Thuy Huong, 38 tuổi, Nữ , Ha Tay)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Bạn có thể tham khảo ở câu trả lời của tôi ở trên với một trường hợp tương tự.


* Thưa bác sĩ, tôi bị viêm xoang đã lâu ngày, hiện tại tôi bị mất khả năng ngửi được 2 tháng rồi. Vậy tôi phải uống thuốc gì để có thể ngửi trở lại được ah? (Đinh Thi Hiên, Nguyên Chi Thanh, Ha Noi) - (hien, 45 tuổi, Nữ , hanoi)

TS-BS Phạm Thị Bích Đào: Mất ngửi là tình trạng tổn thương vùng ngửi của mũi do viêm. Nếu chỉ là phù nề niêm mạc gây mất ngửi thì có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu mất ngửi do các polip (tình trạng thoái hóa của niêm mạc mũi xoang) thì phải phẫu thuật mới lấy lại được chức năng ngửi. Do đó, bạn nên đến khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định cụ thể.

TS-BS Phạm Thị Bích Đào tiếp nhận câu hỏi trực tiếp của bạn đọc qua điện thoại và trả lời trực tiếp

* Tôi năm nay đã 50 tuổi, bị viêm xoang cũng khá lâu rồi. Buổi đêm thường hay ngạt mũi, dẫn đến mất ngủ. Tôi cũng đã dùng biện pháp dân gian để giảm nghẹt mũi nhưng thường chỉ được tạm thời, vẫn nghẹt, gần đây tôi còn bị đau đầu nhiều hơn. Cách đây nửa tháng, con gái tôi có mua cho tôi thuốc tên Thông Xoang Tán và bảo uống ngày 6 viên chia 2 lần. Tôi uống được 2 hộp và thấy đỡ nhiều. Tôi rất mừng nhưng không biết thuốc có ảnh hưởng có hại gì không? Cảm ơn bác sỹ. - (Phí Thị Minh, 50 tuổi, Nữ , Hòa Lạc-Thạch Thất- Hà Nội)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Theo lời kể của bạn, thì Thông xoang tán dùng lâu dài không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mà còn có tác dụng nâng cao thể trạng. Nếu bạn muốn thông tin chi tiết hơn thì gọi vào số tư vấn: 043.9953901 hoặc vào trang http://viemxoang.vn để được giải đáp.


* Bác sĩ ơi, tôi nghe nói nếu bị viêm xoang thì không được ăn chất tanh và không được uống rượu, hút thuốc lá phải không? (Lê Nam, Hà Tây) - (LN, 20 tuổi, Nam , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Nếu bạn bị viêm xoang dị ứng xuất tiết thì bạn nên kiêng các chất trên.


* Chào bác sĩ! Con gái của tôi năm nay 5 tuổi. Tôi đang lo lắng liệu cho có bị viêm xoang hay không bởi vì lúc nào cháu cũng sụt sịt, chảy nước mũi. Cháu thường xuyên cho tay vào ngoái mũi. Tôi đã nhỏ thuốc đau mắt 0,9% loại dành cho trẻ sơ sinh và xịt nước mũi biển. Liệu nhỏ thuốc đấy lâu có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Xin cảm ơn (Nguyền Hạnh, Phó Đức Chính, Hà Nôi) - (NG, 30 tuổi, Nữ , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Theo lời kể của chị, thì các dung dịch trên chỉ có tác dụng vệ sinh mũi chứ không chữa được các triệu chứng sụt sịt của cháu. Chị nên cho cháu đi khám chuyên khoa để có hướng điều trị nâng cao thể trạng cho cháu.  


* Chào bác sĩ! Con gái của tôi năm nay 5 tuổi. Tôi đang lo lắng liệu cho có bị viêm xoang hay không bởi vì lúc nào cháu cũng sụt sịt, chảy nước mũi. Cháu thường xuyên cho tay vào ngoái mũi. Tôi đã nhỏ thuốc đau mắt 0,9% loại dành cho trẻ sơ sinh và xịt nước mũi biển. Liệu nhỏ thuốc đấy lâu có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Xin cảm ơn (Nguyền Hạnh, Phó Đức Chính, Hà Nôi) - (NG, 30 tuổi, Nữ , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Theo lời kể của chị, thì các dung dịch trên chỉ có tác dụng vệ sinh mũi chứ không chữa được các triệu chứng sụt sịt của cháu. Chị nên cho cháu đi khám chuyên khoa để có hướng điều trị nâng cao thể trạng cho cháu.  


* Chào bác sĩ! Con gái của tôi năm nay 5 tuổi. Tôi đang lo lắng liệu cho có bị viêm xoang hay không bởi vì lúc nào cháu cũng sụt sịt, chảy nước mũi. Cháu thường xuyên cho tay vào ngoái mũi. Tôi đã nhỏ thuốc đau mắt 0,9% loại dành cho trẻ sơ sinh và xịt nước mũi biển. Liệu nhỏ thuốc đấy lâu có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Xin cảm ơn (Nguyền Hạnh, Phó Đức Chính, Hà Nôi) - (NG, 30 tuổi, Nữ , hanoi)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Theo lời kể của chị, thì các dung dịch trên chỉ có tác dụng vệ sinh mũi chứ không chữa được các triệu chứng sụt sịt của cháu. Chị nên cho cháu đi khám chuyên khoa để có hướng điều trị nâng cao thể trạng cho cháu.  

* Con trai tôi 15 tuổi. Buổi sáng ngủ dậy hay bị hắt hơi, thỉnh thoảng có hiện tượng mũi viêm đỏ, có thời kỳ viêm có mủ. Điều trị kháng sinh thì khỏi nhưng thỉnh thoảng lại bị lại. Tuổi của cháu có dùng đc Thông xoang tán không? Nếu dùng đc thì cách dùng,liều lượng như thế nào? Nếu ko dùng được Thông xoang tán thì có phương thuốc khác điều trị mà không phải là kháng sinh không? - (Nguyễn Thị Đức, 157 ngõ 2 Hoàng Sâm, Cầu Giấy-HN)

BS YHCT Lê Xuân Quang: Cháu hoàn toàn dùng được Thông xoang tán để điều trị. Hàng ngày bạn nên hướng dẫn cho cháu vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Chị nên dùng cho cháu ngày uống từ 4-6 viên, chia làm 2 hoặc 3 lần/ngày.

Trong thời gian dùng thuốc, kiêng các thức ăn cay nóng, hạn chế đồ ăn có nguồn gốc hải sản. Thời gian điều trị từ 2-3 tháng.

LTS: Sau gần 2 giờ diễn ra, đã có rất nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi tới được VOV Online chuyển tới 2 vị khách mời và đã chọn lọc trả lời những câu hỏi mà nhiều bạn đọc cùng quan tâm. Còn nhiều câu hỏi khác sẽ được 2 vị khách mời trả lời bằng văn bản sau. Đến đây, chương trình xin được kết thúc.

Chúng tôi trân thành cảm ơn sự tham gia của 2 vị khách mời: TS BS Phạm Thị Bích Đào và BS YHCT Lê Xuân Quang, và cảm ơn sự hợp tác của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Thông xoang tán - Nam Dược để chương trình Phòng mạch Online diễn ra thành công tốt đẹp. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các chương trình tới./.



Trong xã hội hiện đại, viêm mũi, viêm xoang dị ứng là một bệnh thường gặp, mắc đi mắc lại và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về viêm xoang, viêm mũi dị ứng sẽ giúp bạn giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra.

Bạn biết gì về bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng?

Các triệu trứng điển hình là: hắt hơi liên tục nhất là buổi sáng và khi thay đổi thời tiết, nghẹt mũi, tắc mũi kéo dài, không phân biệt rõ các mùi, nhức đầu vùng xoang trán, giữa hai lông mày, sổ mũi, chảy nước mũi trong sau tiến triển thành nhày, đặc, hôi, đờm chảy xuống họng gây ngứa họng và kích thích ho, có thể sốt nhẹ. Khám lâm sàng thấy ấn đau các điểm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước. Chụp X quang xoang (Bondeau- Hirtz) thấy hình ảnh mờ đục các xoang hàm, trán, sàng trước. Hậu quả người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đôi khi mất tự tin nơi công cộng, giảm chất lượng cuộc sống..

Viêm mũi dị ứng không chỉ là bệnh riêng của các tổ chức cơ quan mũi mà còn là hiện tượng dị ứng toàn thân biểu hiện tại mũi. Viêm mũi dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thuốc, phấn hoa, thức ăn, một số thuốc kháng sinh, sự thay đổi các yếu tố của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, biến đổi khí hậu, chuyển mùa), vi khuẩn, virus... Một nguyên nhân khá quan trọng mà ít được nhắc tới đó là thói quen sinh hoạt: uống rượu bia nhiều, giữ ấm cơ thể không hợp lý, tắm nước lạnh khi cơ thể đang có nhiều mồ hôi,...

Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng?

- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm. Tránh những nơi không khí ô nhiễm, tránh ăn các thức ăn đã có tiền sử dị ứng.

- Chú ý điều tiết sinh hoạt ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể hợp lý, không tắm lạnh khi người đang có mồ hôi.

- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.

- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.

- Tránh lạm dụng thuốc đặc biệt kháng sinh, corticoid, aspirin,...

Bạn điều trị viêm xoang như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nhưng không phải ai cũng chọn đúng thuốc và cũng không phải thuốc nào cũng phù hợp. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ngày càng tăng nặng của bệnh.

Bạn có thể theo cách của dân gian: mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.

Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Khi bị viêm xoang nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.

Doctor xoang: Liệu pháp trị viêm mũi, viêm xoang có nguồn gốc từ thảo dược

Từ lâu dân gian đã biết sử dụng nghệ để chữa bệnh. Vì nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Trong nghệ lại có hoạt chất chống viêm, hoạt huyết, tái tạo tế bào niêm mạc đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu cuả thế giới. Kết hợp sử dụng cây nghệ cổ truyền dưới dạng chiết suất, đóng chai khí dung hiện đại, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã nghiên cứu và giới thiệu ra thị trường một loại sản phẩm mới: Doctor xoang. Doctor xoang là một sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, chủ yếu được chiết suất từ nghệ tươi, có tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất hiệu quả. Doctor xoang đem lại hiệu quả nhanh và hạn chế tái phát với cả những người mắc bệnh mãn tính nhiều năm.

Doctor xoang có tác dụng nâng cao sức khoẻ của niêm mạc mũi với các kích thích, do đó điều trị và phòng ngừa triệt để phản ứng dị ứng tại niêm mạc mũi, xoang. Ngoài ra tác dụng giảm phù nề, giảm ngạt mũi, giảm viêm tức thời, giúp đào thải nhanh ra ngoài các chất bị hoạt tử và ứ đọng trong khoang mũi do đó tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Sản phẩm có thể dùng dài ngày như một liệu pháp thân thiện, không gây ra các tác dụng phụ phì đại niêm mạc hay lệ thuộc thuốc như khi sử dụng các thuốc hoá chất tân dược mà ngược lại niêm mạc mũi, xoang ngày càng khoẻ mạnh hơn, giúp nâng cao chất lượng sống của bạn. Ngoài ra, cấu trúc gấp khúc đặc biệt của đầu xịt Doctor Xoang giúp bạn có thể xịt ở mọi tư thế, ngay cả khi đang nằm, cho cảm giác êm dịu hơn so với các đầu xịt thông thường đem lại cho bạn sự thoải mái, tự tin và dễ chịu.


1. Hỏi: VIÊM XOANG CÓ HAY GẶP KHÔNG ?
Trả lời: Hơn 37 triệu người Mỹ bị viêm xoang, ít nhất có một lần viêm xoang cấp tính, sự gia tăng của bệnh viêm xoang trong vòng 10 năm gần đây đó là do sự gia tăng ô nhiễm môi trường, sự mở rộng của các đô thị, và sự gia tăng của hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

2. Hỏi: THẾ NÀO LÀ VIÊM XOANG ?
Trả lời: Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi.
- Viêm xoang cấp: Là tình trạng viêm xoang trong một thời gian ngắn mà tình trạng viêm xoang này đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chống phù nề (chủ yếu là loại có mạch làm thông mũi).
- Viêm xoang mãn tính: Được đặc trưng bởi ít nhất 4 đợt viêm xoang cấp tái phát, để điều trị loại viêm xoang này thì có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

3. Hỏi:  DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM XOANG CẤP ?
Trả lời: Triệu chứng bao gồm: Đau, căng ở vùng mắt, tắc mũi, chảy mũi, ngửi kém, ho. Ngoài ra còn có sốt, hơi thở hôi, đau răng, mệt mỏi. Viêm xoang cấp có thể kéo dài đến 4 tuần hoặc hơn nữa. Người ta nghi đến viêm xoang cấp khi có từ hai triệu chứng trở lên hoặc khi xuất hiện xỉ mũi đặc xanh, vàng sau một đợt cảm cúm. Trong cảm cúm thông thường thì sau 7 - 10 ngày bệnh nhân phải khá lên, đằng này lại xuất hiện xỉ mũi đặc xanh, mệt mỏi thì khi đó chắc chắn đã xảy ra một hiện tượng viêm xoang nhiễm khuẩn sau cúm.

4. Hỏi:  ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG CẤP NHƯ THẾ NÀO ?
Trả lời: Viêm xoang cấp chủ yếu phải điều trị từ 10 - 14 ngày bằng kháng sinh. Với điều trị các triệu chứng sẽ biến mất. Nhưng loại thuốc chống ngạt mũi đường uống hoặc nhỏ tại chỗ cũng được dùng làm giảm nhẹ các triệu chứng.

5. Hỏi: CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM XOANG MÃN TÍNH ?
Trả lời: Bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính có thể có các triệu chứng dưới đây và kéo dài trên 12 tuần:
- Nhức, căng vùng mặt.
- Tắc mũi, xỉ mũi đặc xanh.
- Thường xuyên có “khịt“ dịch nước mũi từ mũi xuống họng.
- Sốt nhẹ, có thể có đau đầu, hơi thở hôi và mệt mỏi.

6. Hỏi: CÓ THỂ ÁP DỤNG TẠI NHÀ ĐỂ LÀM GIẢM ĐAU DO VIÊM XOANG ?
Trả lời: Không khí ẩm và ấm có thể làm giảm phù nề xoang. Xông hơi bằng nước ấm hay nước ấm bay hơi, ví dụ như hơi nước từ 1 ấm xông hơi có thể được sử dụng. Gạc ấm đắp vào chỗ đau làm giảm đau ở mũi và xoang. Nhỏ nước muối vào mũi thì có ích và an toàn khi sử dụng ở nhà.

7. Hỏi: HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI THUỐC NHỎ MŨI DO NGƯỜI BỆNH TỰ MUA Ở CÁC HIỆU THUỐC ?
Trả lời: Sử dụng các thuốc nhỏ mũi và xịt mũi có thể giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của viêm xoang. Tuy vậy phải tuân thủ theo những hướng dẫn cụ thể trên lọ thuốc.

8. Hỏi:  BÁC SỶ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM RA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG CẤP VÀ MÃN TÍNH ?
Trả lời: Để đạt được sự lựa chọn điều trị tốt nhất bác sĩ cần phải nắm vững bệnh sử của người bệnh, các triệu chứng, sau đó họ dựa trên khám thực thể tại mũi bệnh nhân. Tại phòng khám bệnh nhân sẽ được khám tai, mũi, họng, tìm xem bệnh nhân có bị sưng ở vùng mặt, sưng mắt, dấu hiệu sưng nề vùng mắt tăng lên về sáng, khi bệnh nhân ở tư thế ngồi và ở tư thế nằm các triệu chứng lại giảm đi. Bác sĩ cũng thường ấn vào vùng xoang để tìm điểm đau. Thêm vào đó, đôi khi bác sĩ cũng gõ vào răng hàm trên để tìm nguyên nhân viêm xoang do răng.

9. Hỏi: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮC SỸ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỐT NHẤT.
Trả lời: Để có được một giải pháp điều trị tối ưu, bác sĩ cần phải nắm được quá trình mắc bệnh của bệnh nhân, cũng như là các triệu chứng mà bệnh nhân có và sau đó là thông qua khám xét trực tiếp cho người bệnh.

10. Hỏi: NGƯỜI TA TRÔNG ĐỢI GÌ TRONG QUÁ TRÌNH KHÁM THỰC THỂ ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM XOANG.
Trả lời: Tại phòng khám chuyên khoa: bệnh nhân sẽ được khám Tai Mũi Họng. Trong quá trình khám, BS sẽ ấn vào một số điểm trên mặt người bệnh, những nơi này có thể có sưng hoặc tấy đỏ, những triệu chứng này thường tăng lên về buổi sáng, khi bệnh nhân thức dậy và đi lại, thì những dấu hiệu này giảm dần. Bác sĩ cũng ấn vào một số vị trí tương ứng của xoang, xác định những điểm đau của xoang hoặc gõ vào một số răng hàm trên để xác định một viêm xoang do răng hoặc một viêm đa xoang cấp.

11. Hỏi: BÁC SỸ CẦN NHỮNG KHÁM NGHIỆM GÌ KHÁC ĐỂ CHO CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC HƠN KHÔNG ?
Trả lời: Có thể bổ sung các khám nghiệm khác để chẩn đoán: Cấy mủ, nội soi, chụp X quang bình thường, Test dị ứng, đôi khi cũng cần chụp cắt lớp của các xoang.

12. Hỏi: THẾ NÀO LÀ NỘI SOI MŨI ?
Trả lời: Ống nội soi có thể là dụng cụ soi bằng thủy tinh, lăng kính cho phép thăm dò phía trong của hốc mũi và các hốc rỗng trong xoang. Nó cho phép chúng ta quan sát các lỗ dẫn lưu từ xoang vào mũi xem bị bít tại chỗ nào.

13. Hỏi: TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN NỘI SOI MŨI ?
Trả lời: Nội soi mũi cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa những thông tin, hình ảnh trung thực của những đường, hành lang dẫn lưu từ xoang vào mũi, cũng như xác định những vị trí bị tắc, là nguyên nhân gây ra viêm xoang.
Đầu tiên hốc mũi của người bệnh được gây tê, người ta có thể sử dụng ống nội soi cứng hoặc mềm, sau đó được đưa vào hốc mũi để quan sát các vị trí giải phẫu của hốc mũi. Thủ thuật này được sử dụng để định vị các địa điểm bít tắc cũng như phát hiện các Polyp ẩn náu một cách kín đáo mà những khám nghiệm thông thường người ta không nhìn thấy được. Trong quá trình khám nội soi thì bác sĩ cũng tìm ra vị trí mủ chảy ra, cũng như vị trí hình thành Polyp và xác định những cấu trúc bất thường là nguyên nhân bệnh nhân bị viêm xoang tái đi tái lại.

14. Hỏi: MỘT QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO SẼ ĐƯỢC BÁC SỸ ĐƯA RA ?
Trả lời: Để làm giảm phù nề (giảm ngạt mũi) bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi, hoặc uống để làm cho mũi bạn thông kháng sinh đặc hiệu cho loại vi khuẩn được tìm thấy trong xoang (kháng sinh không có tác dụng chống lại virus). Thuốc kháng sinh Histamin được dùng để chống lại tình trạng dị ứng. Các thuốc chống nấm có thể được dùng cho các viêm xoang do nấm.

15. Hỏi: KIÊNG GÌ KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG ?
Trả lời: Không được hút thuốc lá trong thời gian điều trị (vì nó sẽ làm cho lớp lông chuyển trên niêm mạc xoang suy yếu và làm tăng xuất tiết). Rượu bia có thể làm cho mũi trở nên ngạt hơn. Người ta khuyên nên uống nhiều nước để giúp cho dịch trong xoang loãng hơn.

16. Hỏi: KHI NÀO CẦN MỔ VIÊM XOANG ?
Trả lời: Dịch nhầy được sản xuất ra trong cơ thể ở vùng mũi xoang hoạt động như là một dung dịch bôi trơn. Ở trong các hốc xoang các dịch nhầy này được vận chuyển thông qua màng niêm mạc, được màng niêm mạc đẩy dịch nhầy về hướng lỗ thông mũi xoang ra mũi, bằng hàng triệu lông chuyển nhỏ phía trên niêm mạc xoang. Chúng ta tưởng tượng như thảm lúa khi có gió thổi, khi quá trình viêm (có thể là do dị ứng) nó làm cho màng niêm mạc bị viêm và sưng lên làm lỗ thông mũi xoang hẹp lại, với lý do làm tắc sự chuyển động của lông chuyển. Nếu kháng sinh không có hiệu quả thì phẫu thuật xoang có thể sửa chữa được vấn đề này.

17. Hỏi: PHẪU THUẬT XOANG ĐÒI HỎI NHỮNG GÌ ?
Trả lời: Mổ xoang bằng nội soi cơ bản có thể thực hiện bởi gây tê tại chỗ hoặc gây mê, và người bệnh có thể trở về hoạt động bình thường trong vòng 4 ngày và phục hồi hoàn toàn trong vòng 4 tuần.

18. Hỏi: PHẪU THUẬT XOANG NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ ?
Trả lời: Phẫu thuật cần phải làm rộng lỗ tự nhiên thông từ xoang vào mũi, càng ít động chạm đến vùng lông chuyển (niêm mạc xoang) càng tốt. Các bác sĩ Tai Mũi Họng trên toàn Thế giới đã nhận thấy rằng phẫu thuật nội soi xoang là một phẫu thuật đạt hiệu quả cao trong việc phục hồi chức năng bình thường của xoang. Phẫu thuật lấy bỏ đi những vùng bít tắc và sau phẫu thuật là tạo được dòng chảy bình thường của dịch nhầy.

19. Hỏi: BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM XOANG NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ?
Trả lời: Nếu không điều trị viêm xoang thì chúng ta thường xuyên bị đau nhức, và những khó chịu khác không cần thiết. Trong một số rất ít có trường hợp bị viêm não, áp xe não, nhiễm trùng xương có thể xảy ra.

Một người có thể nhận biết mình có bị viêm xoang hay không qua đánh giá năm triệu chứng chính và sáu triệu chứng phụ sau:
 
Năm triệu chứng chính gồm: nghẹt mũi; chảy mũi: chảy mũi trước, chảy mũi sau: khịt, khạc, ngửi kém, mất mùi; đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt); nhức đầu; sốt (thường ở viêm xoang cấp).
 
Sáu triệu chứng phụ gồm: nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy); ho dai dẳng (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản); đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai; nhức răng; hơi thở hôi; mệt mỏi.
 
Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau đơn giản; xông hơi; rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm; dùng thức ăn, uống nóng (trà, xúp); dùng thuốc chống sung huyết mũi (chống nghẹt mũi); nghỉ ngơi tối đa. Nếu các triệu chứng không cải thiện cần đi khám bác sĩ.
 
Chọc rửa xoang hàm được chỉ định trong một số trường hợp viêm bán cấp và viêm mạn. Một số trường hợp viêm xoang mạn cần được phẫu thuật khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có 30-40% bệnh nhân tái phát. Việc tái phát viêm xoang tùy theo cơ địa, tùy loại viêm xoang bệnh nhân mắc phải và tùy thuộc việc bệnh nhân có tuân thủ các hướng dẫn điều trị, theo dõi của bác sĩ hay không.
 
Lưu ý, nếu bệnh nhân bị bệnh viêm xoang không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng. Bệnh nhân có ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều...; viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở; viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh; viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ; viêm xương sọ; viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn...; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt...; thậm chí bị áp xe não, viêm não.
 
Để ngừa viêm xoang, cần phòng và điều trị sớm khi bị cảm cúm. Có thể tiêm phòng cúm mỗi năm; rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi bắt tay người khác; ăn nhiều trái cây, rau quả; giảm stress. Ngoài ra nhớ tránh gió, bụi, khói (thuốc lá, nhang trừ muỗi, nhang bàn thờ, khói xe...), hơi hóa chất, máy lạnh, quạt máy; không để nghẹt mũi kéo dài; điều trị dị ứng kịp thời và đúng cách.
 
Trên thực tế có những bệnh nhân không theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc ở hai dạng: yêu cầu mổ khi chưa cần mổ (tốn kém không cần thiết mà phải chịu tỉ lệ tai biến của phẫu thuật); không chịu mổ khi có chỉ định mổ (sẽ dẫn đến các biến chứng nêu trên). Bệnh nhân tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc xịt mũi, nhỏ mũi để chống nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày dẫn đến bị viêm mũi do thuốc, làm nặng thêm bệnh viêm mũi xoang đang có.
 
Bạn cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được tham khám trực tiếp, chẩn đoán kịp thời và có chỉ định điều trị.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bi viem xoang co nen tiem khang sinh khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý