Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

seminoon seminoon @seminoon

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

18/04/2015 07:45 PM
887

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến của người cao tuổi. Bệnh không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạngđau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu. Đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo

Bình thường, nước tiểu là vô khuẩn. Nước tiểu không có vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước tiểu chỉ có nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi một sinh vật bé xíu, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Niệu đạo là một ống mang nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Phần lớn các nhiễm trùng do một loại vi khuẩn, là Escherichia coli (E. coli), thường sống trong ruột.
Trong rất nhiều trường hợp, mới đầu vi khẩn di chuyển vào niệu đạo, khi vi khuẩn sinh sôi nảy nở - nhân lên bội lần, nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện. Nếu nhiễm trùng chỉ hạn chế trong niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo. Khi vi khuẩn di chuyển đến bàng quang và sinh sôi ở đó, làm bàng quang bị nhiễm khuẩn, gọi là viêm bàng quang. Nếu viêm nhiễm này không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể di chuyển lên cao hơn, vào niệu quản và sinh sôi tại đó, khi thận bị nhiễm khuẩn thì gọi là viêm thận.

E. coli

Những vi sinh vật dị thường tên là Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam và nữ, nhưng những nhiễm khuẩn này thường chỉ hạn chế ở niệu đạo và cơ quan sinh sản. Không như E. coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, và việc chữa trị viêm nhiễm phải được chữa ở cả 2 người.

Hệ thống tiết niệu được cấu tạo để giúp loại bỏ các chất độc hại và gây viêm nhiễm. Niệu quản và bàng quang thường ngăn nước tiểu chảy ngược vào thận, dòng nước tiểu từ bàng quang giúp rửa sạch vi khuẩn khỏi cơ thể. Ở nam giới, tuyến tiền liệt thường sản xuất ra một chất làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Ở cả hai giới nam và nữ, hệ thống miễn dịch cũng có chức năng ngăn chặn viêm nhiễm. Tuy nhiên, dù có hệ thống miễn dịch như vậy nhưng viêm nhiễm vẫn có lúc xảy ra.

Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương pháp bảo vệ; những người bị mắc các bệnh như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch; người già yếu, suy kiệt…..

Viêm đường tiết niệu rất dễ bị tái phát nếu không điều trị dứt điểm và tận gốc, vì vậy phải tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.

Viêm đường tiết niệu là bệnh có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tránh xa căn bệnh này.

Để bệnh viêm đường tiết niệu không ghé thăm
Viêm  đường tiết niệu là căn bệnh phát sinh với tỷ lệ cao ở nữ giới trong tất cả các độ tuổi. Nếu thấy xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều lần, buồn tiểu và tiểu buốt, đôi khi kèm theo đau mỏi lưng và đầy bụng thì rất có thể bạn đã bị viêm đường tiết niệu. Muốn phòng tránh căn bệnh này bạn nên chú ý những điều sau:
1. Giữ  vệ sinh cá nhân: Thường xuyên tắm giặt, không nên tắm bồn. Quần áo nên để riêng, thường xuyên thay giặt đồ lót đặc biệt là đồ lót mới hoặc lâu không mặc đến. Đồ lót trước khi mặc phải được giặt sạch, phơi khô. Nên chọn loại vải bằng cotton thoáng khí, tính thấm tốt, hạn chế mặc đồ bó sát người. Điều này vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cho các bạn nữ.

Để bệnh viêm đường tiết niệu không ghé thăm

2. Rèn luyện thói quen rửa tay trước khi đi vệ sinh: Hai tay của chúng ta có chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh như chlamydia, mycoplasma. Các vi sinh vật này sẽ xâm nhập vào đường niệu đạo gây viêm nhiễm khi chúng ta đi vệ sinh, vì thế có thói quen giữ vệ sinh tốt là điều rất quan trọng.

Để bệnh viêm đường tiết niệu không ghé thăm

3. Biết cách vệ sinh âm đạo và hậu môn theo thứ  tự: Thường xuyên vệ sinh âm đạo và hậu môn theo thứ tự vệ sinh vùng âm đạo trước rồi mới đến hậu môn, không nên làm ngược lại. Khăn và chậu rửa nên dùng riêng nếu không vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập.

Để bệnh viêm đường tiết niệu không ghé thăm

4. Uống nhiều nước: Vào những ngày hè nóng nực nên uống thêm các loại nước uống có tính thanh nhiệt như trà hoa cúc, nước chanh, v.v… Các loại nước uống này vừa lợi tiểu vừa có thể xua tan cái nóng, có thể loại trừ các vi trùng, vi khuẩn ký sinh trong niệu đạo, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đồng thời tránh được tình trạng lượng nước tiểu quá ít hoặc quá đặc. Bên cạnh đó nó còn giúp kịp thời đưa các loại vi khuẩn có hại ra ngoài.

Để bệnh viêm đường tiết niệu không ghé thăm

5. Lựa chọn dung dịch vệ sinh và khăn làm vệ sinh: Nên mua những sản phẩm có thương hiệu để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Khăn làm vệ sinh không nên để quá lâu để tránh vi trùng sinh sôi nảy nở sẽ gây viêm nhiễm âm đạo cả trong và ngoài. Nếu thấy ngứa vùng âm đạo, hoặc khí hư ra nhiều thì nên kịp thời đi khám bác sỹ.

Để bệnh viêm đường tiết niệu không ghé thăm

6. Ngủ  đủ giấc và sắp xếp nếp sinh hoạt hợp lý: Mỗi ngày nên ngủ đủ giấc, không nên thức đêm vì  sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể  đối với các loại bệnh tật. Sinh hoạt vợ chồng điều độ, nếu quá 3 lần 1 tuần thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ tương đối cao nhất là trong mùa hè, vì thế nên giảm số lần sinh hoạt ở mức hợp lý.

Khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu. Vậy, bạn hiểu về bệnh này đến đâu?

Hiểu đúng về viêm đường tiết niệu

 

Viêm bàng quang là một phần của viêm đường tiết niệu?

Đúng.

Người ta phân chia thành 3 loại viêm đường tiết niệu: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận.

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu?

Đúng.

Phần lớn viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu. Đại đa số các trường hợp do vi khuẩn có tên gọi “Escherichia coli” gây ra.

Viêm đường tiết niệu không gây hại?

Sai.

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn “đóng quân” ở bàng quang, tức viêm bàng quang, việc viêm nhiễm không mấy nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn “xâm nhập” tới thận, tức viêm thận, tính chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và cần phải đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Quan hệ tình dục tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?

Đúng.

Đây chính là lý do tại sao nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong.

Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc tình “một đêm” hay quan hệ không có chủ định trước.

Tiểu đường tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?

Đúng.

Bệnh tiểu đường với sự tăng cao đường trong máu sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn viêm nhiễm và nấm, gây ra viêm đường tiết niệu và viêm da.

Viêm bàng quang tự khỏi?

Đúng.

Tuy nhiên, vẫn cần điều trị với kháng sinh để chắc chắn rằng viêm nhiễm hoàn toàn biến mất và hạn chế các nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Chữa trị viêm đường tiết niệu cần đến thuốc giảm đau?

Sai.

Viêm đường tiết niệu không cần thuốc giảm đau mà chỉ cần thuốc kháng sinh vì nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn.

Chỉ phụ nữ mới bị viêm đường tiết niệu?

Mặc dù đại đa số bệnh nhân viêm đường tiết niệu là nữ nhưng không vì thế mà không có bệnh nhân nam. Đặc biệt, nguy cơ viêm đường tiết niệu ở nam giới sẽ tăng theo tuổi tác.

Vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang?

Đúng.

Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn.

Khi quan hệ em thấy xuất hiện một số triệu trứng sau: khi em đi tiểu thì thấy âm đạo buốt và khi lau thì thấy xuất hiện có một chút máu đỏ. Bây giờ em ko biết phải làm như thế nào. Xin BS cho em biết bệnh đó là gì và phải làm thế nào? Em cảm ơn nhiều!

Hoàng Minh Nguyệt

-Tiểu gắt, tiểu buốt , tiểu ra một chút máu là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân viêm có nhiều lắm : có thể do tạp trùng cư trú ở âm đạo, quan hệ tình dục xong không rửa sạch lại thêm “làm ăn” hơi mạnh tạo những vết trầy xước nơi đây. Thế là vi khuẩn “từ trong đánh ra, từ ngòai đánh vào “ làm âm đạo, âm hộ sưng tấy lên.

Niệu đạo là “láng giềng” của bổ phận sinh dục ngoài nên vi khuẩn chạy qua nhanh lắm. Chúng làm cho niệu đạo bị viêm, mỗi làn nước tiểu đi qua vùng “chiến sự viêm nhiễm” em thấy “buốt” tê tái. Vi khuẩn từ đường tiểu vào bang quang gây viêm luôn các cơ “đóng mở” ở cổ bang quang nên em thường xuyên mắc đi tiểu, dù mỗi lần chỉ “cho ra” được một chút.

Nếu chùi bằng giấy vệ sinh mà có chút máu tức là vi khuẩn đã gây viêm cả bàng quang rồi.. Niêm mạc lót mặt trong bàng quang bị viêm, tiết dịch, các mạch máu căng và hồng cầu thoát ra. Qủa là nơi đây ồn ào như một “bãi chiến trường” còn em thì đang bấn lọan vì suốt ngày ra vô toilet.

Nếu đi tiểu ra mủ thì chắc em bị vi khuẩn lậu cầu tấn công rồi. Bây giờ có ngại cũng phải gặp bác sĩ và dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn ngay. Mong là bọn em yêu nhưng cũng phải biết bảo vệ kẻo viêm nhiễm thường xuyên, vi khuẩn là những kẻ biết “chạy” lại sinh đẻ vô tội vạ. Chúng sẽ chạy nhanh vào tử cung, leo tót lên hai tai vòi trứng và gây vô sinh sau này.

Còn ở bàng quang? Nếu không đánh cho nhanh chúng sẽ gây viên thận ngược dòng hoặc xơ hóa bàng quang làm dung tích bàng quang nhỏ lại. Bàng quang mà nhỏ thì suốt ngày chỉ lo…đi tiểu. Nhanh chóng đến bệnh viện là điều quan trọng nhất. Chúc em chóng thoát khỏi cơn ác mộng tiểu gắt, tiểu buốt.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CÓ CHỮA KHỎI HẲN ĐƯỢC KHÔNG HAY CỨ TÁI ĐI TÁI LẠI Ạ?NHỮNG LOẠI KHÁNG SINH NÀO ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU?EM ĐƯỢC BÁC SĨ KÊ CHO THUỐC AMOXICININ VÀ VITAMIN C EM UỐNG HAI LOẠI NÀY LIỆU CÓ THỂ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG Ạ.MONG BÁC SĨ GIÚP EM .EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU.
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý