Bệnh dị ứng, nổi mề đay rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo y học hiện đại, mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng: như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng...) tác động vào cơ thể.
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao?
Với làn da mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, trẻ nhỏ rất bị dị ứng, mẩn ngứa thậm chí nổi mề đay. Vậy khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay bố mẹ cần phải làm gì?
Không giống như người lớn, ngoài việc bị ngứa ngáy khó chịu, trẻ bị nổi mề đay, dị ứng còn dẫn đến trình trạng bỏ ăn, hay cáu gắt và quấy khóc lâu dần sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể trạng cũng như tâm lí của trẻ. Tuy nhiên, việc chữa trị mề đay ở trẻ cũng cần được lưu ý hơn do sức đề kháng và cơ thể của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. Nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn rất dễ gây ra cho trẻ những tổn thương đáng tiếc.
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao
Muốn chữa khỏi bất cứ căn bệnh nào cho con bố mẹ cũng cần bình tĩnh, trước hết phải theo dõi tình trạng bệnh tình của con như thế nào sau đó cố gắng tìm ra thủ phạm gây bệnh. Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa trên da có thể là do:
- Không hợp với một loại thức ăn nào đó hoặc trong sữa mẹ có lẫn thành phần dị ứng. Mẹ cần nhớ lại đã ăn món gì mà loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
- Trẻ bị dị ứng thời tiết, phát ban, nổi mẩn đỏ mỗi khi trời trở lạnh.
- Di truyền từ người thân (cần xác định bố mẹ hay trong hị hàng thân thuộc có ai bị bệnh này không).
- Trẻ em tiếp xúc với vật có chứa chất gây dị ứng va quẹt vào da. Nên quan sát những vật dụng bé hay tiếp xúc như đồ chơi, thú nhồi bông, xe đẩy,….
- Trẻ em bị côn trùng chích, cắn. Hầu hết những động vật nhỏ trong nhà sẽ gây nên những nốt sưng phù ở vết cắn, nhưng bé nào có làn da mẫn cảm hoặc nọc độc côn trùng khá mạnh thì hoàn toàn có thể bị nổi mề đay, dị ứng da.
Bố mẹ giúp con khắc phục khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay như thế nào?
Khi thấy trẻ có biểu hiện như nổi mẩn ngứa khắp người, có những mảng da màu hồng hoặc trắng nổi lộm cộm, trẻ ngứa ngáy, gào khóc và có thể kèm theo sốt, nôn ói bố mẹ cần nhớ thực hiện những điều sau:
- Loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại cho con. Nếu đã xác định được trẻ bị nổi mề đay do thức ăn thì phải kích thích gây nôn để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nếu do va quẹt thì phải loại bỏ vật dụng đó (lúc đứa con đi khám cần mang vật đó theo để bác sĩ có thể xác định thành phần gây dị ứng).
- Cần tránh cho bé ăn những thức ăn như sữa đặc có đường, trứng tươi, bơ sữa, hải sản,… Bên cạnh đó cần hạn chế lượng muối trong thức ăn của trẻ.
- Phải giữ sạch cơ thể của trẻ để tránh bị viêm nhiễm trên da nặng thêm do vi khuẩn. Trong khi tắm, mẹ chỉ nên rưới nước, thoa nhẹ lên chỗ bị tổn thương, tránh xát mạnh tay.
- Lưu ý khi tắm rửa cho trẻ cần dùng nước ấm pha ở nhiệt đọ vừa đủ, nước nóng sẽ gây khô toác da. Nên mua xà phòng chuyên dùng cho bệnh mề đay để sử dụng, các loại bình thường có tính sát khuẩn quá cao, không phù hợp với làn da bị nổi mẩn, sưng vù vì mề đay.
- Chất liệu quần áo cũng nên được chú ý, những loại vải có chất mềm, khô thoáng và đặc biệt phải rộng rãi là lí tưởng nhất cho trẻ bị nổi mề đay dị ứng.
- Mẹ cần cắt ngắn móng tay cho con, cố gắng ngăn cản con dùng ta gãi mỗi khi bị ngứa. Mẹo nhỏ cho các mẹ là đeo bọc tay cho con để hạn chế tình trạng này.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, cần thêm khoáng chất và vitamin với mục đích nâng cao đề kháng ở trẻ. Có như vậy trẻ mới đủ sức để đẩy lùi triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.
Những món ăn sau đây mẹ có thể nấu cho con để trị nổi mề đay cho trẻ.
-Nấu cháo đậu xanh chúng với bách hợp cho trẻ ăn khi còn ấm (mỗi nguyên liệu cần 30g)
-Nấu cháo chung với bột thuốc ý dĩ nhân và mã thầy (30g cho mỗi vị thuốc
-Ép lấy nước cà chua cho trẻ uống. Hoặc có thể thay bằng hỗn hợp ước trái cây hay uống nước trà xanh.
-Xay nhuyễn quả mướp, cho thêm chút muối và nức vào nấu chín rồi đút cho trẻ ăn.
Thông thường, với những biện pháp sơ cứu và chữa bệnh ở trên trẻ sẽ giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, nổi mề đay nhưng quan sát mà thấy bệnh của trẻ không hề thuyên giảm, trở nặng hoặc bị nhiều lần nữa thì bố mẹ cần nhanh chân đưa con đi khám để tránh nổi mề đay diễn biến thành mạn tính.
Nổi mề đay ở trẻ em nên điều trị như thế nào
Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay do thời tiết thay đổi, dị ứng thuốc cơ địa trẻ nhạy cảm. Khi trẻ bị nổi mề đay bạn sẽ thấy trên da trẻ xuất hiện những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên da, kích thước và số lượng thay đổi. Nổi mề đay có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Bé bị nổi mề đay khắp người khiến các mẹ phải đau đầu tìm cách chữa trị nổi mề đay sao cho vừa an toàn, lại vừa hiệu quả không làm tổn hại đến cơ thể yếu ớt của trẻ.
Nổi mề đay ở trẻ em rất có thể ở một vùng hoặc toàn thân
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em có 2 dạng, bé bị dị ứng nổi mề đay cấp tính mẹ sẽ thấy trẻ có một số biểu hiện như sốt nổi mề đay, da sẩn, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn ngứa có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau đó tự lặn hoặc cũng có thể xuất hiện thành từng đợt kế tiếp nhau. Đặc biệt nổi mề đay ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ khó thở, quặn bụng, trẻ khóc nhiều.
Còn khi bé bị nổi mề đay mãn tính tức là hiện tượng nổi mề đay kéo dài hơn 8 tuần, có thể ngắt quãng hoặc liên tiếp nhiều ngày, với nhiều dạng khác nhau. Nổi mề đay ở trẻ em với một số biểu hiện bất thường các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện da liễu hoặc địa chỉ phòng khám da liễu uy tín để được khám và chữa trị. Không tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống cho trẻ nổi mề đay bởi có thể dẫn đến phản tác dụng, khiến mề đay trầm trọng hơn. Không thoa dầu gió lên da bé để bớt ngứa, dầu nóng có thể gây bỏng da ở trẻ. Không áp dụng những bài thuốc dân gian khi trẻ sơ sinh bị nổi mề đay bởi chúng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em
Trẻ bị nổi mề đay là do cơ địa trẻ sức đề kháng yếu, nên dễ bị vi khuẩn, virus, các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc qua đường hô hấpgây bệnh
Do trẻ ăn uống dị ứng với một số thực phẩm như hải sản, các loại thịt khiến trẻ bị nổi mề đay
Khi trẻ uống thuốc có một số thành phần mà mẫn cảm với cơ thể cũng dẫn đến dị ứng thuốc, khiến da trẻ mẩn đỏ, ngứa.
Do tiếp xúc với một số loại côn trùng, vi khuẩn gây nên
Do di truyền từ bố mẹ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thì ở những trẻ có bố mẹ bị nổi mề đay thì sẽ có nguy cơ nổi mề đay cao hơn so với trẻ thông thường.
Nổi mề đay ở trẻ là do mắc một số bệnh hệ thống như Luput ban đỏ, u ác tính, bệnh cường tuyến giáp. Có những trường hợp trẻ mắc bệnh mề đay không rõ nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em điều trị thế nào?
Điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em cần xác định được nguyên nhân nổi mề đay. Phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân các chuyên gia da liễu sẽ tìm cách chữa nổi mề đay ở trẻ phù hợp nhất.
Mẹ nên xác định vì sao có hiện tượng nổi mề đay ở trẻ nhỏ
Nhiều bà mẹ trẻ băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ bị nổi mề đay. Các mẹ hãy làm theo cách sau: Trong khoảng 24 -36 giờ, trẻ có sự thay đổi nào khi ăn uống và sinh hoạt hay không. Bởi một số nguyên nhân gây dị ứng như thức ăn, nhiệt độ thay đổi. Khi bạn đang cho con bú thì hãy chú ý những món ăn lại mà bản thân đã ăn trong thời gian qua chẳng hạn như sữa dê, sữa đậu nành hay đậu, rất có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa khiến trẻ bị dị ứng. Tìm đến bác sĩ da liễu tư vấn xem chúng có phải là nguyên nhân hay không.
Khi trẻ em bị nổi mề đay sẽ thấy hiện tượng ngứa ngáy nóng rát, quấy khóc. Với trẻ bị nổi mề đay khắp người sẽ bắt mẹ gãi, tuy nhiên bạn không nên gãi cho trẻ sẽ gây tổn thương da, xước da, tình trạng này kéo dài có thể gây bội nhiễm.
Trẻ sẽ bị dị ứng ngứa nổi mề đay phát ban: Khi da trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, kéo dài trong khoảng nửa giờ. xúc lạnh, thường kéo dài nửa giờ. Da tay của trẻ nổi mẩn đỏ, khi cầm vào đồ vật lạnh, sưng môi khi ăn đồ ăn lạnh.
Cơ thể trẻ xuất hiện những nốt sẩn: nốt sẩn xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, có thể sẩn toàn thân, tròn hoặc không đều, kích thước khác nhau có thể dao động từ vài mm đến vài cm, vùng trung tâm có màu trắng, bên ngoài vết sẩn có màu hồng, khi mẹ ấn vào trẻ có cảm giác căng tức. Những mảng phù lớn này sau một thời gian ngắn sẽ lặn mất mà không để lại tổn thương trên da nếu bạn không gãi cho trẻ.
Cách ly dị nguyên với trẻ, giảm thiểu những kích ứng thêm
Khi đã xác được nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay, các mẹ cần cách ly ngay. Với những vùng da bị nổi mề đay, không được thoa hóa chất cho dù bình thường bạn vẫn dùng lotion, xà phòng, nước xả vải… sẽ khiến cho tình trạng nổi mề đay nặng hơn.
Khi bé bị nổi mề đay do côn trùng xắn thì nên giặt giũ sạch ga giường, khăn mặt của trẻ. Không cho trẻ dùng tay gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị mề đay, điều này không giảm ngứa mà ngược lại khiến da bị tổn thương, trầy xước. Điều này giống như khi cách phòng bệnh mụn cơm
Cách chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Thuốc kháng histamin H1
Thuốc kháng histamin là loại thuốc chữa dị ứng để điều trị hiện tượng nổi mề đay ở trẻ em khá hiệu quả. Thuốc làm việc bằng cách ngăn chặn một loại tế bào nhất định (gọi là các thụ thể H1), để phản ứng dị ứng không thể xảy ra. Một số thuốc kháng histamin H1 gồm có thuốc dạng uống diphenhydramine hay thuốc bôi như hydroxyzine. Đúng liều chuẩn của diphenhydramine ở trẻ em từ 2- 11 tuổi là 1-2 mg / kg, cho trẻ uống mỗi lần 6 giờ khi cần thiết (liều lượng an toàn tối đa mỗi liều là 50mg, và tổng số 300mg mỗi ngày). Ở trẻ em trên 12 tuổi, cho bé uống với liều lượng 25 – 50mg, mỗi lần uống cách nhau 2 – 4 giờ.
Thuốc kháng histamin cho hiệu quả nhanh và chúng đều có tác dụng an thần với trẻ, khi đi vào cơ thể trẻ. Khi bé bị nổi mề đay kéo dài khoảng vài ngày, thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai. Có thể kể đến như loratidine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec). Một liều điển hình của loratidine ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi là 5mg, uống mỗi ngày 1 lần. Với trẻ trên 6 tuổi thì liều lượng đầy đủ là 10mg, cho trẻ em bị nổi mề đay uống mỗi ngày 1 lần.
Sử dụng thuốc trị nổi mề đay ở trẻ các mẹ cần cẩn thận
Thuốc kháng histamin H2
Sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của thụ thể H2. Nhưng thuốc kháng histamin H2 không dùng đơn lẻ mà thường kết hợp với thuốc kháng histamin H1 sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Corticosteroids
Thuốc Corticosteroids như prednisone được chỉ định điều trị nổi mề đay ở trẻ nhỏ khi sử dụng những phương pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay ở trẻ thì các mẹ nên cẩn thận, tuân theo sự chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có tác động đến tăng trưởng giảm hình thành xương, giảm bài tiết hormone tăng trưởng.
Mẹ cần làm gì để phòng bệnh nổi mề đay ở trẻ em không tái phát
Các mẹ thường đặt câu hỏi vậy trẻ bị nổi mề đay làm sao hết? Thì nên thực hiện như sau với những mẹ đang cho con bú thì nên kiêng một số thức ăn có thể gây nên dị ứng ở trẻ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Nếu trẻ nổi mề đay thì nên ăn nhạt như vậy sẽ không tích lũy nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì chúng có thể làm tăng thêm axit béo không bão hòa, để giảm mẩn ngứa. Đối phó với tình trạng nổi mề đay.
Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ khiến trẻ ngứa ngáy, nóng ran khó chịu, quấy khóc. Do vậy cần phòng trị bệnh. khiến trẻ không thể ăn ngủ ngon, vui được. Bởi vậy nếu không có cách chữa trị kịp thời và phòng chống bệnh sẽ gây ra những hậu quả rất lớn có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Không cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây dị ứng, hãy tránh xa một số chất kích thích.
Mẹ có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm theo tỉ lệ 1:2, để thoa lên da hoặc tắm cho trẻ.
Cho trẻ mặc quần áo cotton, thoáng mát
Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, để hạn chế sự xâm nhập của một số loại kí sinh trùng.
(St)