Hầu hết chúng ta đều có một sức chịu đựng mạnh mẽ trước những thảm hoạ xảy ra trong cuộc sống – sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu, thiên tai… Tuy nhiên, một số người trong chúng ta lại không thể chịu đựng được khi gặp kẹt xe, khi để lạc mất chìa khoá, khi đối mặt với những đồng nghiệp khiếm nhã, và khi đương đầu với những điều khó chịu hằng ngày.
Dường như có vẻ quen thuộc phải không? Hãy đọc những cách thức dưới đây để tránh những phản ứng kịch liệt khi đương đầu với những điều không hài lòng.
Hãy xem những người gây cho bạn phiền muộn như những người thầy. Mặc dù đoạn đường dài nhưng người bán hàng vẫn đi nhỡn nhơ ư? Nếu thế, hoặc bạn sẽ cảm thấy bực bội trước hành động lãng phí thời gian của cô/anh ta – và bạn nóng giận với hành động ấy. Hoặc bạn xem người bán hàng như một người thầy đang dạy bạn bài học về tính kiên nhẫn và lòng biết ơn những cá nhân làm việc thật vất vả nhưng chỉ với đồng lương ít ỏi. Áp dụng tương tự cho nhiều trường hợp khác.
Ví dụ 1: một người lái xe ôtô bỗng nhiên cắt ngang trước mặt bạn trên đường xa lộ. Anh ta dạy cho bạn bài học rằng thật là một điều điên rồ khi chạy nhanh như thế và có thể gặp phải những rủi ro không cần thiết.
Ví dụ 2: Một phụ nữ chen lên trước bạn và dành chiếc taxi bạn đã gọi. Cô ta chỉ cho bạn bài học về tính quan trọng của việc phải biết sắp xếp để có thời gian thong thả cho cuộc hẹn và bài học về việc biết quan tâm đến người khác.
Đừng gán cho mọi việc là “tốt” hay “xấu”
Khi một sự việc nào đó thất bại, hãy tìm một con đường khác. Có rất nhiều con đường.
Hãy có cái nhìn xa hơn trước những nỗi bất hạnh xảy đến
Mặc dù khó có thể nhìn nhận ra điều này khi sự việc xảy đến, việc làm đổ súp vào quần áo của bạn chỉ ngay trước khi một cuộc hẹn quan trọng không hẵn là một điều kinh khủng. Ngay cả việc chiếc ví bị ăn cắp nếu xét xa hơn thì cũng không hẳn là một việc quá quan trọng.
Trước khi bạn cho rằng một sự cố nào đó là một tai hoạ, hãy dừng lại giây lát và tự hình dung rằng một năm sau bạn sẽ nhìn lại sự cố này như thế nào. Liệu vết bẩn trên quần áo có thật sự quan trọng không? Dĩ nhiên không. Liệu bạn có được cấp lại những giấy tờ tuỳ thân không? Chắc chắn là được rồi. Và cuộc sống vẫn tiếp diễn.
Hãy tránh những căng thẳng không cần thiết
Nếu bạn cảm thấy gót chân bị đau nhói trong khi chạy bộ, tốt hơn là nên dừng lại, tránh làm cho vết thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Tương tự như vậy, tốt hơn là kiên quyết tránh những trường hợp gây căng thẳng.
Ví dụ: nếu trong đầu bạn đang lên danh sách tất cả những việc phải làm, hãy chú ý đến quá trình suy nghĩ của bạn ngay lập tức. Hãy dừng lại trước khi mất kiểm soát.
Những cảm giác căng thẳng là dấu hiệu cảnh báo rằng cần được chú ý. Có thể bạn đang ôm lấy quá nhiều việc, hoặc có thể bạn đang để cho những việc nhỏ nhặt khiến bạn lo lắng quá nhiều. Hoặc bạn cần phải thay đổi.
Đừng quá xem trọng vật chất
Hãy nghĩ xem những thứ vật chất gì bạn hết sức coi trọng – chiếc bình gia truyền, chiếc vòng cổ xinh xắn, bức tranh vẽ đầu tiên của con bạn…
Chúng ta biết rằng những thứ ấy rất dễ vỡ, dễ hư hỏng, hoặc dễ mất, tuy nhiên chúng ta lại ít khi nào nghĩ những mối đe doạ trên là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế. Và khi một thứ gì đó đáng giá đối với chúng ta bị mất, chúng ta rất bực tức.
Hãy tránh bị bực tức bằng cách luôn tưởng tượng rằng những món quý giá ấy đã biến mất rồi. Buổi hoàng hôn tuyệt đẹp vẫn còn chứ? Dĩ nhiên vẫn còn. Và bạn vẫn có thể giữ lại ký ức về những đồ vật mà bạn đã mất và luôn nhớ đến và thưởng thức chúng. Giờ đây, nếu một ai đó làm vỡ chiếc bình đó, hoặc làm đổ cà phê lên bức tranh, bạn sẽ không hề bị suy sụp hoàn toàn.
Hãy lên kế hoạch cho việc thư giãn
Cuộc sống luôn mách bảo chúng ta nên hoãng lại việc thư giãn. Chúng ta có suy nghĩ rằng chúng ta sẽ dành thời gian thư giãn vào kỳ nghỉ sau, hoặc trong thời gian nghỉ hưu.
Những suy nghĩ trên hoàn toàn sai lầm. Một người trung bình một năm chỉ có vài tuần nghỉ ngơi, và hầu hết chúng ta phải làm việc cho đến những năm 60 tuổi mới có thể nhận được những khoảng lợi ích hưu trí.
Trong khi đó, chúng ta sử dụng quá nhiều thời gian để chạy ngược chạy xuôi và để suy nghĩ xem tiếp theo cần phải làm gì đến nỗi chúng ta không thể nào tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống.
Cách tốt hơn là: dù có bận rộn đến mấy, cũng hãy lên kế hoạch thư giãn cho một ngày của bạn. Rất đơn giản chỉ cần bạn dành vài phút để hít thở sâu, đi bộ vài bước, hoặc viết một lời nhắn cho ai đó đang cần sự động viên của bạn.
Hãy chống lại khuynh hướng cố thuyết phục bạn hoãn lại thời gian thư giãn vào ngày mai. Hãy nhớ – khi “ngày mai” đến, nó sẽ trở thành là “ngày hôm nay”. Hãy dành ít phút hôm nay để thư giãn – hãy thư giãn mỗi ngày.
Đừng mong đợi rằng mọi người đều yêu thích bạn
Đó chính là một thực tế trong cuộc sống – một số người bạn gặp gỡ trong cuộc sống sẽ thích bạn nhưng sẽ có những người không ưa thích bạn. Cố gắng bằng mọi cách để làm cho mọi người thích bạn sẽ dẫn đến sự căng thẳng tâm lý hết sức lớn.
Hãy luôn cố gắng hết sức mình, nhưng đừng bực tức hay khó chịu khi ai đó dường như không thích bạn.
Nếu ai đó phê bình bạn, hãy làm giảm đi cảm giác nặng nề của bạn chỉ đơn giản bằng cách chấp nhận lời phê bình ấy và tiếp tục tiến lên phía trước.
Hãy luôn linh hoạt
Việc tổ chức và lên kế hoạch trước là điều tốt, nhưng đừng ngạc nhiên hay bực tức khi kế hoạch của bạn bị thay đổi. Hãy nghĩ rằng – chuyến bay có thể bị hoãn, lời hứa có thể không được giữ, và thời tiết không phải lúc nào cũng như ý bạn muốn.
Khi những việc này xảy ra, đừng nóng giận. Hãy giũ sạch tất cả và hãy hài lòng với cuộc sống.
***
Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm căng thẳng
Có rất nhiều việc xảy ra trong cuộc sống và dường như quá sức chịu đựng của chúng ta, nhưng đối với Thiên Chúa thì chẳng là gì cả. Hãy xin Ngài ban cho bạn “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên hết mọi hiểu biết” (Pl 4,7), bình an ấy sẽ đến với bạn khi bạn nói với Ngài những khó khăn của bạn. Có thể mất thời gian để giải quyết một sự việc nào đó, nhưng Thiên Chúa sẽ giúp bạn xoá đi những cảm giác căng thẳng mà những sự việc ấy mang lại. Vậy đừng cố gắng một mình đương đầu với những buồn bực hằng ngày. Hãy xin Thiên Chúa giúp đỡ, và điều đầu tiên Ngài giúp đỡ bạn chính là gửi đến cho bạn bình an của Ngài. (Nana Williams)
Bạn có phải là người rất dễ nổi nóng và dễ bị kích động hay bạn thường xuyên cảm thấy dễ bị mất kiểm soát? Dưới đây là những lời khuyên để bạn nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.
1. Giữ im lặng
Lúc đang giận dữ mà bạn nói ra những điều bạn nghĩ sẽ chỉ làm cho tình huống thêm tệ mà thôi. Hãy thử xem xem sự im lặng có phải là sự lựa chọn thông minh vào lúc nay không và để người kia là người kết thúc câu chuyện.
2. Những cuộc cãi vã vô căn cứ
Trừ khi bạn cần phải bảo vệ bản thân còn tốt nhất là nên tránh những cuộc khẩu chiến bởi chúng không đi đến đâu cả. Hãy nói không với những cuộc cãi vã vớ vẩn để tránh mất thời gian và thay vì tiếp tục tranh luận với một người khác, hãy học cách bình tĩnh lại bằng cách kết thúc câu chuyện.
3. Rời khỏi đó
Khi phải đối mặt với một người ưa cãi vã thì điều thông minh nhất bạn nên làm đó là hãy rời khỏi đó. Bạn hãy tự hỏi có nhất thiết là phải giành áp đảo trong cuộc cãi cọ đó không? Từ chối tranh cãi với ai đó sẽ không để họ có lí do để tiếp tục cuộc chiến nữa. Và nếu bạn đang tức giận, hãy dành thời gian để cho bản thân cơ hội bình tĩnh lại và tránh hành động thiếu suy nghĩ.
4. Trì hoãn hành động
Hãy bình tĩnh trước khi bạn định hành động là điều nên làm. Ví dụ nếu bạn có việc gì muốn phàn nàn thì mất bình tĩnh sẽ dễ dẫn đến việc người khác không muốn nói chuyện với bạn. Thêm vào đó, bạn sẽ dễ quát tháo nhầm người.
5. Hít một hơi thật sâu
Đây là cách đơn giản nhất để lấy lại bình tĩnh. Khi bạn bị kích động, bạn thường sẽ thở gấp hơn và trước khi nhận ra điều đó thì bạn đã ở trong trạng thái sợ hãi và căng thẳng. Vì vậy hãy hít một hơi thật sâu. Cơ thể bạn sẽ thư giãn hơn và tinh thần của bạn cũng vậy.
6. Đến một nơi yên tĩnh
Đôi lúc, hãy đến một nơi yên tĩnh và vắng vẻ khi bạn cảm thấy căng thẳng để bản thân bạn bình tĩnh trở lại. Điều này không chỉ giúp bạn thoát khỏi tình huống lúc đó mà một không gian yên tĩnh hơn sẽ tác động tích cực đến cả tinh thần lẫn thể chất của bạn.
Không ít ứng viên thường mất bình tĩnh khi đối diện với người phỏng vấn, nhất là với những tân cử nhân chưa một lần tham gia phỏng vấn xin việc. Những buổi phỏng vấn việc làm luôn tạo cho các ứng viên mức độ căng thẳng nhất định, nhiều người còn lúng túng, nói lắp khi trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra. Đa phần nhà tuyển dụng đều không đánh giá cao những ứng viên vừa gặp họ đã run như cầy sấy hoặc nói năng lắp ba lắp bắp chẳng đâu vào đâu.
Bởi vậy, điều quan trọng cho những ứng viên trong lúc này không phải là về kiến thức mà phải làm sao để giữ được bình tĩnh, tự tin.
Ảnh minh họa
Đối diện với nhà tuyển dụng, nếu cảm thấy căng thẳng hoặc hơi run thì trước tiên, hãy ngồi lại thật ngay ngắn và hít một hơi thật sâu để lấy lại tinh thần. Phỏng vấn cũng là một cuộc trao đổi, càng tự nhiên, thẳng thắn sẽ càng có lợi. Bạn cứ coi đó là cuộc trò chuyện thoải mái và bạn đang giữ vị trí của một ứng viên tiềm năng. Công việc của bạn không phải rơi vào thế tuyệt vọng, cũng không quá khó khăn đến nỗi không được chỗ này thì bạn chẳng còn nơi nào mà đến, vì thế, chẳng có lý do gì bạn phải run rẩy, mất tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng.
Cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện bản thân vì thế, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, gạt bỏ mọi áp lực, căng thẳng để đối thoại một cách tự nhiên, tự tin thể hiện năng lực và trình độ của mình. Tuy nhiên, muốn có được sự tự tin đó thì chính bạn phải nỗ lực và đầu tư một chút thời gian, công sức. Từ việc tìm hiểu về công ty, chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn, tìm câu trả lời cho một số câu hỏi điển hình... bạn đừng nên bỏ qua bất cứ điều gì bởi làm thế tức là bạn đang để cơ hội vụt qua thật đáng tiếc.
Hãy giành chút thời gian lướt qua website của công ty để tìm hiểu vị trí cũng như những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên biết một chút về lịch sử hình thành, sứ mệnh và hoạt động của công ty để hiểu hơn về mục tiêu dài hạn của họ.
Về trang phục, hãy chuẩn bị sẵn và chắc chắn một điều không có khiếm khuyết gì đáng tiếc ở bộ đồ đó. Nếu không sẵn sang, rất có thể bạn sẽ đến muộn giờ và để nhà tuyển dụng chờ khá lâu chỉ vì mất quá nhiều thời gian bới tung tủ quần áo và thay đi đổi lại để tìm ra một bộ đồ ưng ý.
Cảm xúc cá nhân ở thời điểm này cũng đóng vai trò không nhỏ. Nếu bạn mất ngủ, mệt mỏi hoặc đang bị stress về chuyện riêng tư, thật khó để thể hiện tốt bản thân khi đối diện người phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên cố gắng gạt mọi chuyện không vui, ngủ một giấc thật ngon để có tinh thần sảng khoái trước khi đi phỏng vấn.
Với những người hay bị căng thẳng, lo lắng, hãy chịu khó đến sớm một chút so với giờ hẹn và khi ngồi ở phòng chờ, bạn nên thư giãn một chút bằng cách đi lại nhẹ nhàng, giữ cho nhịp thở của mình thật đều đặn. Với các ứng viên bị tật nói lắp mỗi khi căng thẳng, tất nhiên sẽ hơi khó khăn để loại bỏ hoàn toàn nhưng tốt nhất là nên tập nói trước từ ở nhà để đến buổi phỏng vấn có thể nói năng trôi chảy hơn. Chịu khó tập đi tập lại vài lần những điều định nói gì với nhà tuyển dụng, nhất là phải chú ý đến những cụm từ có khả năng lắp bắp cao hoặc khiến bạn cảm thấy khó khăn để phát âm cho chuẩn. Cố gắng gỡ bỏ mọi vướng mắc trước khi đối diện nhà tuyển dụng, bởi phong thái tự tin, tinh thần lạc quan luôn đóng vai trò quan trọng giúp bạn hạ cánh an toàn với công việc mới.
- Hãy nghĩ rằng không có vấn đề gì khó khăn mà bạn đang phải đối mặt, sợ hãi chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bạn không thể suy nghĩ đúng đắn và chính chắn khi bạn đang sợ. Nếu bạn đang phải đối mặt với một vấn đề, bạn cần phải bình tĩnh để đầu óc được minh mẫn hơn.
- Quan sát hơi thở của bạn. Không nên cố gắng vận dụng hơi thở của bạn bằng cách thở sâu hoặc ngừng thở. Đơn giản chỉ cần quan sát hơi thở của bạn. Có nhiều cách khác nhau để xem xét hơi thở của bạn, như tập trung vào ngực của bạn hoặc quá trình lên xuống của dạ dày. Bạn có thể sử dụng trí tưởng tượng của bạn để xem luồng hơi thở mà bạn hít vào và thở ra khỏi lỗ mũi của bạn.
- Để giúp bạn có thể tập trung vào hơi thở của mình, bạn hãy vừa theo dõi hơi thở của mình vừa nói " hơi thở vào," và "hơi thở ra," hoặc “thở vào", "thở ra". Để đơn giản hơn, bạn có thể nói: "vào" và "ra".
- Khi cơ thể của bạn bắt đầu rối loạn, hãy cho phép bản thân mình được thư giãn. Hãy điều khiển hơi thở của bạn khi nó bắt đầu đi vào lỗ mũi của bạn và lưu thông khắp cơ thể của bạn.
- Tiếp đó bạn sẽ thấy nỗi sợ hãi và căng thẳng của bạn sẽ giảm đi. Bạn sẽ nhận thấy hơi thở của bạn dài hơn và sâu hơn. Lúc này hãy nói với chính mình: khi thở vào hãy nói “ tôi đang giữ bình tĩnh cho cơ thể của tôi (hoặc tâm trí tôi)". Khi thở ra bạn hãy nói “tôi đang rất bình tĩnh”.
Dưới đây sẽ là cách làm dịu cơ thể và tâm trí của bạn. Bằng cách sử dụng hơi thở, bạn có thể làm dịu nỗi sợ hãi và căng thẳng của bạn, khi gặp một vấn đề gì khó giải quyết bạn hãy bình tâm lại và bắt đầu theo dõi và điều chỉnh hơi thở của mình, ngay lập tức bạn sẽ thấy đầu óc của mình thông thái hơn. Bạn có thể làm điều này bất cứ nơi nào, ngay cả khi đứng trong tiệm tạp hóa, hoặc ngồi trong một cuộc họp. Dưới đây là các bước thực hành:
Nhiều bạn trẻ và thậm chí là cả những người đã có nhiều năm kinh nghiệm vẫn không khỏi lo lắng, run sợ khi bước vào một cuộc phỏng vấn xin việc.
Nhưng các bạn nên biết rằng, không có điều gì làm hỏng cuộc phỏng vẫn nhanh và quyết liệt bằng những câu trả lời lẫn lộn, sự lúng túng của ứng viên trong suốt quá trình cuộc phỏng vấn diễn ra. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh khi đi phỏng vấn.
Thoải mái khi phỏng vấn
Để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, điều quan trọng là các ứng viên phải giữ được bình tĩnh và thoải mái. Sự lo sợ, bối rối, thái độ khó chịu hay nói quá nhiều... đều là những dấu hiệu đáng báo động, kiểu như khi bạn đi đường mà gặp đèn đỏ vậy. Vì thế, hãy tập trung giải quyết mọi vẫn đề vướng mắc để cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp.
- Thở sâu: Hãy hít thở một hơi dài và sâu trước khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Điều này không chỉ giúp bạn bình tĩnh nhờ quá trình oxy lưu thông lên não bộ mà còn giúp bạn có thêm chút thời gian suy nghĩ và sắp xếp nội dung câu trả lời cho hợp lý, điều gì nên nói trước, điều gì nói sau. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về câu trả lời của mình và chắc chắn sẽ đưa ra được trả lời khúc chiết, mạch lạc.
- Tư thế thoải mái, tự nhiên: Thả lỏng cơ thể, buông thõng 2 tay sẽ tạo cho bạn dáng đi vụng về nhưng cũng không nên quá cứng nhắc, rụt rè khi đối diện với nhà tuyển dụng. Hãy giữ tư thế thoải mái, chững chạc, đàng hoàng để người ngoài nhìn vào không cảm thấy bạn bị gò bó, mất tự nhiên. Nếu lo lắng về tư thế của mình bạn có thể bắt chước tư thế của người đối diện.
- Chân thực: Nhiều người có khiếu hài hước nhưng khi bước vào phỏng vấn lại cố tình "bỏ quên" khả năng này ngoài cửa. Điều đó không tốt chút nào bởi vì không phải bạn đến đây để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một con người khác hẳn với bạn thường ngày. Hơn nữa, điều đó càng khiến bạn mất tự nhiên, thoải mái. Cách tốt nhất là hãy tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng để đưa ra câu trả lời phù hợp thay vì cố dấu diếm một điểm gì đó trong tính cách của mình hay tỏ ra ngại ngùng, lúng túng vì nó chỉ khiến bạn “mất điểm” mà thôi.
- Nắm bắt tâm trạng: Hãy nghĩ về những hành động của mình trước đây để biết cách cư xử cho phù hợp. Ví dụ dấu hiệu nào cho thấy bạn sắp tức giận hay bối rối và thậm chí là đến giờ bạn “thao thao bất tuyệt” hay chưa. Hãy chuẩn bị những vấn đề này và tìm cách đẩy lùi nó để lỡ khi vào phỏng vấn bạn biết mình nên làm thế nào nếu những dấu hiệu đó bất chợt kéo đến.
- Ghi nhớ: Hãy luôn nhớ rằng bạn ở đây vì bạn muốn thế chứ không phải do ai ép buộc. Hãy giữ bình tĩnh trong quá trình phỏng vấn - điều đó sẽ tạo ấn tượng để bạn có cơ hội tiếp tục bước vào vòng trong. Bởi nếu làm được điều này, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy ở bạn có điều gì đó mà họ đang tìm kiếm và sẽ cân nhắc xem bạn có phù hợp để offer vào vị trí tuyển dụng không. Hãy suy nghĩ thật tích cực nhé.
Lo lắng là chuyện bình thường
Bạn nên biết rằng, nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn có nhiều ứng viên sẽ cảm thấy bối rối, lúng túng trước những câu hỏi họ đưa ra. Giữ được bình tĩnh trong quá trình phỏng vấn là việc tốt nhưng nếu bạn thực sự đang lo lắng thì cũng không nên tìm cách che đậy, cứ thể hiện điều đó ra bởi vì trong hoàn cảnh đó lo lắng cũng là một điều hết sức tự nhiên.
Đối diện với nhà tuyển dụng, nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng thì hãy phát huy khiếu hài hước của mình một cách tối đa với những câu nói khôi hài đại loại như: "Nghe bạn hỏi, tôi bắt đầu thấy lo rồi đấy, dù bình thường tôi luôn được khen ngợi là nói năng loát trôi chảy nhưng hôm nay lại lúng túng mới lạ chứ". Hoặc: "Rất xin lỗi vì tôi cảm thấy hơi căng thẳng chút nhưng thực sự tôi thích công việc này và không muốn nó tuột khỏi tay mình đâu". Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những ứng viên này và sẽ nói điều gì đó để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Cuộc sống có rất nhiều việc khiến chúng ta không thể thỏa mãn được và luôn luôn cảm thấy dường như có quá nhiều thứ mình chưa làm được. Càng cố gắng có được những điều đó càng khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi và rã rời khi chưa đạt được. Hành trình tìm kiếm những điều mình mong muốn quả thật không dễ dáng chút nào.
Lúc còn bé, chúng ta được bố mẹ bao bọc và che chở không chút áp lực nào đè nặng lên vai chúng ta. Lớn thêm chút nữa, đi học, áp lực từ điểm số, từ thứ hạng khiến chúng ta biết được cảm giác viên gạch đè nặng lên vai là gì. Những lúc đó chúng ta thường nghĩ sao nhỉ? Bỏ học quách đi cho rồi! Nhưng sức ép từ bố mẹ, từ xã hội, người thân và bạn bè không cho phép chúng ta làm điều đó. Cố gắng hơn và cố gắng hơn nữa… Áp lực đó là áp lực có ích cho bản thân mình, và chỉ ai nhận thức được điều đó mới có thể vững bước trên con đường học vấn của mình.
Lớn lên chút nữa, đi làm, những áp lực từ cuộc sống dội vào khiến chúng ta quay cuồng trong những trách nhiệm. Khó khăn và áp lực nặng nè nhiều lúc chúng ta muốn buông tay. Nhưng giờ đây chúng ta không còn bé dại để trở về nương vào bờ vai vững chãi của cha mẹ như trước nữa. Đây là lúc bản thân mỗi người phải chiến đấu với cuộc đời, như cách mà cha mẹ ta đã làm khi họ ở vào tuổi chúng ta! Để có những thứ mình mong muốn, bạn phải cố gắng, cố gắng hết sức mình. Áp lực tạo thành động lực là áp lực tích cực mà chúng ta nên có trong cuộc sống. Nó sẽ giữ chúng ta ở lại trên mép của hố sâu, không cho chúng ta rơi tõm xuống vực thẳm của sự gục ngã.
Nhưng có những áp lực nặng nề những áp lực khiến chúng ta mệt mỏi và căng thẳng. Đó là khi bạn cố gắng, cố gắng mãi mà không đạt được kết quả gì; đó là bạn liên tiếp vấp ngã và phải đối mặt với nhiều khó khăn một lúc. Nó khiến chúng ta rơi vào trạng thái không dễ dàng chấp nhận mọi chuyện và khiến cho mọi việc đi vào bế tắc. Những lúc ấy, chúng ta cần phải loại bỏ áp lực đó: tìm mọi cách đẩy nó sang một bên và đừng quan tâm đến nó nữa. Dù chúng ta đã cố gắng giải thích nhưng không được chấp thuận, thì bạn ơi đừng cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Hãy đứng dậy và tự nói với chính mình trong gương rằng: tôi sẽ không quỵ ngã và tôi sẽ chiến đầu đến cùng!
Hãy bình tĩnh trước những áp lực mà bạn gặp phải, nếu bạn không biết phải đối phó với nó như thế nào bạn có thể chia sẻ những lo lắng trong lòng với những người bạn của mình. Họ sẽ giúp đỡ bạn gạt bỏ những áp lực ra khỏi cuộc sống của bạn. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể loại bỏ chúng đó là tiếp nhận chúng một cách tích cực và chủ động đối phó với nó. Nên nhớ rằng áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, khác nhau ở chỗ là mỗi người chịu những áp lực ở mức độ không giống nhau mà thôi. Vậy nên hãy học cách sống chung với nó và đừng quên trang bị cho mình vài cách hành động tích cực để đối phó với nó nhé!
Các loại hoa màu tím kiêu sa
Ý nghĩa các loài hoa
Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể
Mẫu hoa cưới độc đáo
Trồng hoa ban công chung cư như thế nào
Hoa cưới bằng hoa rum đẹp
Ý nghĩa của hoa cẩm chướng
Ý nghĩa của hoa thiên lý
Ý nghĩa của hoa lavender
Ý nghĩa của hoa lay ơn
Ý nghĩa của hoa lan chuông
Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp
Ý nghĩa của hoa thủy tiên
Ý nghĩa của hoa thiên điểu
Ý nghĩa của hoa thiên lý
Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy
Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn
Cách làm tóc mái phồng cực đẹp
Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên
Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên
Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất
Mặt nạ trị nám bằng trái cây
Ý nghĩa của biển số xe
Tự may váy cho bé cực yêu
Ý nghĩa của hoa cẩm chướng
Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu
Ý nghĩa số điện thoại của bạn
Ý nghĩa của Gangnam style
Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11
Tự chế kem dưỡng da mùa đông
Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả
Tự chế kem dưỡng vùng mắt
Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn
Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn
Cách làm lông mi cong tự nhiên
Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng
(ST).