Ung thư tử cung

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ung thư tử cung

18/04/2015 10:39 AM
263

 Kiểm tra tử cung

Giữa độ tuổi 55 và 65, tỉ lệ mắc bệnh ung thư tử cung tăng lên gấp đôi

Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung

Mặc dù ung thư cổ tử cung tương đối hiếm xảy ra cho các phụ nữ vào thời kỳ hậu mãn kinh, nhưng vì xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa chứng ung thư tử cung nên đây là một xét nghiệm phụ khoa quan trọng cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Trước khi ung thư phát triển, có một thời kỳ tiền ung thư không có triệu chứng và không biểu lộ ra các dấu hiệu quan sát được bằng mắt thường. Tuy vậy nhưng vẫn có các thay đổi tế bào ở cổ tử cung và khi lấy mẫu tế bào rồi nhuộm màu và quan sát dưới kính hiển vi, các bác sĩ có thể nhận dạng được các trạng thái bất thường và sẽ có quyết định điều trị đúng đắn.

Nếu phết mỏng cổ tử cung phát hiện ra các tế nào cổ tử cung bất thường các thay đổi đó được phân loại từ nhẹ, trung bình đến trầm trọng (xem kết quả xét nghiệm, bên phải). Trong trường hợp đầu tiên, cần làm lại xét nghiệm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, vì đôi khi các bất thường có thể biến mất một cách đơn giản. Nếu các thay đổi tế bào trung bình hay trầm trọng, phải thực hiện một kỹ thuật gọi là nội soi cổ tử cung. Nó sẽ cho phép bác sĩ nhìn các chi tiết của cổ tử cung của bạn như nhìn qua kính hiển vi. Đôi lúc, các bệnh nhân có thể được mởi đến xét nghiệm phết mỏng lại lần nữa, không phải do các trạng thái bất thường, nhưng do phết mỏng “không thể đọc ra được” Điều này có thể được giải thích bởi một trong hai nguyên nhân - hoặc là có máu hay các tế bào viêm nhiễm hiện diện (bạn không nên làm xét nghiệm phết mỏng trong lúc hành kinh hoặc đang bị nhiễm trùng phụ khoa), hoặc là lấy các tế bào cổ tử cung sai chỗ (lạc nội mạc tử cung).

Vùng cổ tử cung có tế bào phát triển bất thường được gọi là khu vực bị biến đổi, và vị trí chính xác của nó còn tuỳ vào tuổi tác của bệnh nhân. Ở các phụ nữ sau mãn kinh, vùng chuyển đổi sẽ di chuyển vào ống cổ tử cung thành ra khó xâm nhập hơn khi làm phết mỏng. Vấn đề này được khắc phục bằng cách sử dụng bàn chải dùng bên trong cổ tử cung đưa nhẹ nhàng vào ống cổ tử cung để lấy mẫu tế bào ra.

Nguyên nhân thường gặp của những thay đổi bất thường ở cổ tử cung là mụn cơm sinh dục hoặc siêu vi gây ra nhú ở người (HPV). Một số siêu vi HPV có thể tạo nên những thay đổi thể hiện trong xét nghiệm phết mỏng, nhưng khoảng 1/3 số bất thường này có thể tự nhiên biến mất. Vì lý do này, nếu bạn đã có lần bị mụn cơm sinh dục, hằng năm bạn phải phết mỏng cổ tử cung. Những phụ nữ khác thì nên làm cứ 2 đến 3 năm một lần.

Phết mỏng cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Muốn làm phết mỏng cổ tử cung cần phải khám trong bằng cách đưa mỏ vịt vào âm đạo. Mỏ vịt giữ âm đạo rộng ra, cho phép bác sĩ quan sát được cổ tử cung và ghi nhận các thay đổi bất thường của nó. Một màng mỏng có chứa các tế bào ở cổ tử cung và một ít dịch nhờn sẽ được lấy ra. Lấy phết mỏng thực hiện khi bạn nằm co gối, hai chân dạng ra. Mặc dù bạn có thể cảm thấy khó chịu, nhưng xét nghiệm hoàn toàn không thấy đau.

Kết quả xét nghiệm và khuyến cáo

Các kết quả xét nghiệm được phân ra làm 4 hoặc 5 loại. Kết quả âm tính báo bạn biết không có gì và không đòi hỏi phải xét nghiệm thêm. Lần xét nghiệm kế tiếp của bạn sẽ được thực hiện trong 3 năm nữa. Tình trạng viêm nhẹ nhất được gọi là dị sản nhẹ (CIN I) có nghĩa là bạn bị nhiễm trùng và phải xét nghiệm lại trong vòng 6 tháng nữa. Kết quả xét nghiệm dương tính cho biết đã phát hiện sự thay đổi tế bào và cần phải kiểm tra thêm. Đối với tình trạng dị sản trung bình (gọi là CIN II), bác sĩ sẽ soi cổ tử cung. Đối với tình trạng dị sản trầm trọng có kèm hoặc không kèm ung thư di căn (gọi là CIN III), bác sĩ sẽ soi cổ tử cung kèm theo hoặc không kèm sinh thiết hình chóp.

Nội soi cổ tử cung

Nếu xét nghiệm phết mỏng tế bào cho thấy có các tế bào bất thường, thì bác sĩ phải thực hiện thâm soi cổ tử cung, là một kỹ thuật không xâm lấn hiệu quả hơn, để quyết định cách điều trị thích hợp. Dùng một dụng cụ giống như cặp ống nhòm gắn trên giá đỡ quan sát bề mặt cổ tử cung với mức độ chi tiết như khi quan sát dưới kính hiển vi. Chuyên viên nội soi có thể nhận ra được tình trạng viêm mãn tính, tình trạng nhiễm trùng, các polip và các vùng ung thư tiền di căn. Nếu phát hiện ra điều gì đó có vẻ bất thường, chuyên viên nội soi có thể khuyến cáo nên điều trị bằng tia laser, hoặc làm sinh thiết chóp hay sinh thiết cắt xoắn (xem cột bên phải).

Sinh thiết chóp

Sẽ thực hiện kỹ thuật này nếu nội soi cho thấy có sự hiện diện của tế bào ung thư ở cổ tử cung, hoặc nếu nội soi không thể kết luận được.

Trường hợp sau (trường hợp nội soi không kết luận được) thường xảy ra cho phụ nữ trên 35 tuổi, bởi vì mô cổ tử cung khó quan sát hơn do cổ tử cung co lại vì tuổi tác.

Dưới tác động của gây mê toàn thân, một mảnh mô cổ tử cung có dạng hình nón (chóp) được lấy ra khỏi cơ thể bằng tia laser hoặc dao mổ. Đáy của nón nằm ở phía ngoài cổ tử cung và chóp của nó nằm sâu trong mô cổ tử cung. Sau đó mảnh sinh thiết được cắt nhuyễn ra để có thể xác định chính xác mức độ lây lan của căn bệnh. Chỗ lấy mô sẽ được khâu lại để giảm xuất huyết, mặc dù thay thế bằng kỹ thuật cắt với dao điện (gây kích thích bằng điện) hoặc cắt lạnh cũng rất tốt.

Cắt soắn

Đây là kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung mới nhất.

Kỹ thuật dễ thao tác này dùng một vòng dây được làm nóng lên để lấy mô ra. Điều thuận lợi lớn của nó là có thể thực hiện được tại khu ngoại chẩn. Cắt soắn còn lấy được một lượng mô nhỏ hơn khi làm sinh thiết chóp.

Các xét nghiệm vể tim mạch

Nếu bạn không có triệu chứng gì, bạn tập thể dục dăm ba lần một tuần, không dư cân và không hút thuốc thì bạn ít có khả năng mắc bệnh tim mạch, do đó chỉ cần thỉnh thoảng khám tổng quát là đủ.

Việc kiểm tra tim mạch gồm có: nghe tim, đo huyết áp, có thể làm điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu. Nếu huyết áp bạn tăng hoặc trong máu có nồng độ cholesterol cao, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch, dư cân, hút thuốc hoặc ít tập thể dục thì bạn nên đi kiểm tra tim mạch hằng năm từ 35 tuổi trở đi. Bạn không cần phải làm điện tâm đồ (ECG) trừ phi bác sĩ thấy bạn có bất cứ điều gì đó bất thường.

Có thể làm điện tâm đồ tại phòng mạch mác sĩ, tại nhà hay tại bệnh viện. Các điện cực được nối vào một thiết bị ghi, gắn vào ngực bạn, hai cổ tay và hai cổ chân. Các tín hiệu điện ghi nhận lại những co bóp của tim được vạch lên một cuộn giấy hay trên màn hình. Đối với chuyên gia về tim mạch, những biểu đồ này cung cấp những thông tin tỉ mỉ về sức khoẻ và hoạt động của tim.

Để kết hợp với điện tâm đồ, bạn có thể được hướng dẫn làm một bài kiểm tra sức chịu đựng. Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một bài thể dục như đi bộ trên 1 thiết bị thể dục tự động, và máy sẽ ghi nhận lại đáp ứng của tim với sự vận động gắng sức.

Ung thư tử cung

Không giống như ung thư cổ tử cung thường gặp nhất ở phụ nữ còn trẻ, ung thư tử cung hay ung thư nội mạc lại thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi ¾ bệnh nhân trên 50 tuổi, và rất ít người dưới 40 tuổi. Giữa độ tuổi 55 và 65 tỉ lệ ung thư tử cung tăng lên gấp đôi. Ở Anh, hằng năm có gần 3.500 ca mới được phát hiện. Mặc dù ung thư tử cung đứng hàng thứ 3 trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở các cơ quan sinh sản nữ, nó có tỉ lệ sống sót cao hơn ung thư buồng trứng.

Triệu trứng

Dấu hiệu thường thấy và sớm nhất của ung thư là tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường, nhất là nếu bạn đang ở vào thời kỳ sau mãn kinh. Nếu bạn vẫn còn kinh, xuất kinh giữa chu kỳ, hơi lốm đốm hoặc nhiều, rong kinh hoặc xuất huyết sau khi giao hợp. Tất cả đều là các triệu chứng cần được kiểm tra để tìm rõ nguyên nhân. Các ung thư đã tiến triển có thể làm đau bụng kinh gia tăng, cảm giác đầy căng vùng chậu, gây tăng áp lực ở bụng dưới. Các triệu chứng ảnh hưởng đến bàng quang còn gây ra tình trạng tiểu gấp và tiểu thường xuyên.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tử cung

Bệnh ung thư tử cung thường xảy ra hơn ở các phụ nữ chưa từng sinh con và phụ nữ có khả năng sinh sản thấp.

Có người cho rằng có sự liên hệ giữa ung thư tử cung và liệu pháp nội tiết tố thay thế oestrogen không kèm progesterone. Tuy vậy hiện nay liệu pháp nội tiết tố thay thế được chỉ định theo hình thức phối hợp và việc này thực sự có khả năng bảo vệ phụ nữ chống lại bệnh ung thư tử cung.

Phụ nữ béo phì (cân nặng quá mức chuẩn gây ra mức oestrogen trong máu), với tiền sử gia đình đã có người bị ung thư tử cung, huyết áp cao, đái tháo đường, u xơ hoặc các rối loạn kinh nguyệt với khoảng cách dài giữa các chu kỳ kinh tất cả đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung cao.

Điều trị bệnh ung thư tử cung

Cắt bỏ toàn bộ tử cung kèm theo việc cắt bỏ buồng trứng, vòi dẫn trứng và tử cung là cách điều trị thường được thực hiện.

Ở hầu hết các nơi trên thế giới hiện nay, tiến trình trên được thực hiện phối hợp với xạ trị trong các trường hợp được chọn lọc, trước hoặc sau khi phẫu thuật đã nâng tỉ lệ lành bệnh lên rất cao.

Tỉ lệ chữa lành chung cao đến 90% khi ung thư khu trú ở nội mạc tử cung và chưa lây lan.

Cắt bỏ tử cung

Đây là cuộc giải phẫu cắt bỏ tử cung có kèm hoặc không kèm theo các cơ quan sinh sản khác. Tại các quốc gia phát triển đây là một trong các loại phẫu thuật thường được thực hiện nhất, chỉ đứng sau cắt tầng sinh môn (phẫu thuật nới rộng âm đạo khi sinh). Bạn nên yêu cầu bác sĩ cho biết tại sao lại cần phải tiến hành dạng phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Những lý do sau đây là chính đáng:

Tại sao lại cắt bỏ tử cung

Để cắt bỏ ung thư trong âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

Để điều trị tình trạng nhiễm trùng trầm trọng vùng chậu không kiểm soát được.

Để ngăn chặn tình trạng xuất huyết cấp tính.

Khi các cơ quan nội tạng sát bên tử cung bị những bệnh đe doạ đến tính mạng, và về mặt kỹ thuật thì không giải quyết được vấn đề chính nếu không cắt bỏ tử cung.

Để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung lan rộng và gây đau dữ dội.

Để cắt bỏ u xơ lớn hay đa u xơ.

Sau khi bị thương tổn cơ vùng chậu trong khi sinh, tổn thương trầm trọng ảnh hưởng đến chức năng của ruột hay bàng quang.

Để chữa xuất huyết âm đạo nặng không đáp ứng điều trị và dẫn đến thiếu máu.

Đành rằng những bệnh này đều gây suy nhược cơ thể, nhưng cắt bỏ tử cung cũng có một số phản ứng phụ trầm trọng. Tình trạng rất ham muốn tình dục sau khi bị cắt bỏ tử cung mà liệu pháp nội tiết tố thay thế dường như cũng không giúp họ được gì. Thật ra, một số nghiên cứu cho thấy liệu pháp nội tiết tố thay thế loại trừ được tình trạng khô âm đạo và đau khi giao hợp, nhưng nó lại không có hiệu quả tốt với việc giúp gia tăng ham muốn tình dục.

Cũng có một số dữ liệu cho thấy rằng ở các PN không qua phẫu thuật cắt bỏ cổ TC toàn bộ (cắt bỏ cả cổ TC) nói rằng khả năng đạt cực khoái của họ giảm sút trầm trọng và họ chỉ đạt cực khoái chưa đến một lần trong 4 lần giao hợp. Sự hiện diện của các đầu dây thần kinh cảm giác tại cổ TC có thể đóng vai trò quan trọng trong khả năng đạt cực khoái sau giải phẫu.

Chúng ta hiểu rằng ngay cả sau khi buống trứng không còn tiết ra oestrogen nữa, chúng ta vẫn tiếp tục tiết ra androgen và những nội tiết tố này góp phần quan trọng trong việc duy trì ham muốn tình dục ở phụ nữ. Việc cắt bỏ buống trứng khi tiến hành cắt bỏ TC đã bỏ đi tác nhân kích thích tình dục này. Tuy nhiên, nếu áp dụng liệu pháp testoterone sau phẫu thuật, thì có một số PN nhận thấy rằng ham muốn tình dục của họ trở lại bình thường.

Có một số lý do sức khoẻ quan trọng khác để giữ lại buồng trứng. Nó là nguồn cung cấp oestrogen chính cho cơ thể và việc bị mất oestrogen sẽ làm bộc phát sớm bệnh tim mạch và bệnh loãng xương(giòn xương).

Tất cả các thông tin trên đều là những lý do cần thiết bàn bạc với bác sĩ nhằm xác định chính xác cơ quan sinh sản nào sẽ được cắt bỏ. Đừng bao giờ quyết định mà không có sự bàn bạc trước và phải đảm bảo rằng chính bạn là người có quyền đi đến quyết định sau cùng. Gần như chắc chắn rằng chồng bạn sẽ hỗ trợ bạn trong tất cả các lần thảo luận về cách điều trị của bạn.

Tiên lượng

Nhiều phụ nữ lo lắng mình sẽ tăng cân sau khi cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, đây chỉ là mối lo hoàn toàn có thể giải quyết được. Một chế độ ăn uống giàu các loại rau tươi, trái cây, cá và các loại thịt gia cầm sẽ giúp bạn phục hồi lại sức mạnh và cung cấp cho bạn đủ năng lượng để bắt đầu tập thể dục và tái tạo trương lực cho các cơ bắp đã mềm nhão.

Một vài phụ nữ bị phản ứng tâm lý sau khi cắt bỏ TC. Các thống kê sau đây đã được tổng hợp từ những nghiên cứu khác nhau.

Những phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng than phền là phẫu thuật gây ra chứng nóng bừng mặt, tính lờ đờ chậm chạm và các triệu chứng mãn kinh khác.

3 năm sau phẫu thuật, các phụ nữ cắt bỏ tử cung có khả năng mắc chứng trầm cảm cao gấp 4 lần so với các phụ nữ khác.

Những người mắc chứng trầm cảm bị cắt bỏ TC dường như đều bị suy sụp tinh thần trong thời gian dài gấp đôi, trung bình kèo dài 2 năm so với PN không trải qua phẫu thuật trên.

PN bị cắt bỏ TC đi tìm hỗ trợ tâm lý nhiều gấp 5 lần các PN không trải qua phẫu thuật.

Phần đông những người cần được hỗ trợ về tâm lý sau khi cắt bỏ TC là những người đã không bị bệnh nặng có thể đe doạ đến tính mạng. Việc này cho thấy nếu bệnh nhân cho rằng việc cắt bỏ TC là không cần thiết thì có thể trở nên trầm cảm.

Càng về sau PN càng tỏ ra không hài lòng với những tác động của việc cắt bỏ TC.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
thưa bác sỹ.tôi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 1a.bác sỹ da căt bỏ toàn bộ ctc mà không phải xạ trị.thời gian cắt đươc 1thang rồi và bác sỹ hẹn 3thang đên khám lại.măc dù chưa đến thơi gian khám định kỳ nhưng tôi có ra ít dịch màu vàng .vậy bác sỹ cho tôi hỏi tôi có bị gì tôi có phải đi khám ngay không?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý