Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?

seminoon seminoon @seminoon

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?

18/04/2015 07:52 PM
29,327

Ngoài việc ảnh hưởng tới cột sống của bé, với loại lưới có mắt, không ít trường hợp bé nằm ngủ võng, tay bị thắt lại, gây hoại tử bởi mắt lưỡi ở võng

Bà Tim thích đu võng cho bé ngủ. Nhưng mẹ Tim lại sợ con nằm võng sau này bị lưng tôm. Cũng chỉ vì chuyện này mà mẹ chồng - nàng dâu lại lục đục.

Cho con nằm võng: hại nhiều hơn lợi

Trước tiên, nếu bé có thói quen ngủ võng sẽ làm khổ bố mẹ. Nếu đi đâu không có võng, bé không chịu ngủ và rất quấy bố mẹ.

Trên thực tế, khi người lớn đưa võng cho bé ngủ, độ lắc mạnh khiến bé mệt, dễ đi vào giấc ngủ. Đây là giấc ngủ ép buộc, chứ không phải giấc ngủ tự nhiên cho bé, không tốt cho sự phát triển của bé. Nhiều mẹ có kinh nghiệm chia sẻ rằng nếu từ nhỏ, bé ngủ võng, lớn lên bé dễ bị say tàu xe và không tốt cho sự phát triển cột sống của bé.

Nếu bé dưới 1,5 tuổi, mẹ không nên cho bé nằm võng vì dễ bị so vai. Mà nằm võng đã đành, nhưng nhiều bé lại cứ bắt bố mẹ phải đung đưa võng thì bé mới chịu ngủ, không khóc. Mẹ bé Khoai trên diễn đàn Làm cha mẹ kể lại: “Hồi Khoai còn bé mình đến khổ vì thói quen nằm võng của nó, hầu như tháng đầu tiên đêm nào cũng phải ôm nằm võng mới ngủ. Cứ ngủ phải đưa võng cho con. Đến bé thứ hai, mình tự hứa không bao giờ cho con nằm võng”.

Nằm ngủ võng còn có rất nhiều nguy hiểm. Với loại lưới có mắt, không ít trường hợp bé nằm ngủ võng, tay bị thắt lại, gây hoại tử bởi mắt lưỡi ở võng, bé rơi ra khỏi võng lúc nào không biết. Một em bé đã bị chết vì ngủ võng do dây chuyền bạc mà mọi người hay đeo cho em bé để tránh gió ấy cuốn vào võng làm em bé bị tắc thở.

Với loại võng lưới vải, rất bí cho bé và bé không thể vận động tay chân tư do khi muốn thay đổi tư thế. Nhiều khi bố mẹ cho con nằm trên võng ngủ quên, để con bị rất nhiều muỗi cắn.
Mẹ không nên cho bé nằm ngủ võng

Nếu mẹ vẫn muốn cho con nằm võng

Mẹ chỉ nên cho bé ngủ võng vào những giấc ngắn ban ngày. Nếu để bé ngủ ở đó cả đêm thì không tốt cho bé. Nằm võng khiến bé bị mỏi, tư thế nằm không thoải mái, không thuận lợi cho sự phát triển thể chất của bé.

Để bé đỡ bị cong lưng và so vai, mẹ có thể mua một cái chiếu lót xuống võng hoặc bà/mẹ nằm võng, cho bé nằm trên người. Như thế, cột sống của bé sẽ phát triển tốt hơn.

Nhiều mẹ cho rằng, thay vì cho con nằm võng, mẹ nên cho con nằm ở xe đẩy để lưng thẳng. Phần chắn hai bên xe giúp bé cảm thấy an toàn không giật mình, khi bé ngủ hơi ngọ nguậy thì mẹ đang làm việc khác chỉ cần thò chân ra đẩy đi đẩy lại một chút giúp bé ngủ lại. Mẹ sang buồng nào thì kéo xe bé theo để tiện trông coi.

Nhiều gia đình kể cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, đều có thói quen cho trẻ con ngủ võng. Các mẹ phải thật khéo léo thuyết phục người lớn.

Nếu bé đã quen đu đưa rồi thì có thể mua nôi tự động đu đưa cho bé nằm cũng được.

Giấc ngủ với bé rất quan trọng. Bố mẹ nên tạo cho con một tư thế ngủ thật thoải mái.. tốt nhất bạn nên cho trẻ nằm trên giường, dang chân dang tay cho thoải mái.

Ta thường thấy trẻ càng nhỏ thì ngủ càng nhiều và trẻ sơ sinh thì ngủ tới 20 giờ/ngày. Trẻ lớn nhiều trong giấc ngủ, do đó ta phải tạo điều kiện để trẻ yên tĩnh, thoải mái để giấc ngủ của trẻ được sâu.

Hệ thần kinh của trẻ đang trong quá trình hoạn thiện nên rất linh động. Nếu ta đặt trẻ nằm võng, mật độ rung lắc của võng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển hệ thần kinh của trẻ. Mặt khác, cột sống của trẻ còn rất mềm, chưa được vôi hoá vì vậy chiều cong của võng sẽ làm cong vẹo cột sống và đó cũng là một bệnh tương đối phổ biến của trẻ em nước ta. Tác hại hơn, trẻ đã gù lưng thì lồng ngực sẽ không thể nở được và do đó tim, phổi cũng không thể hoạt động tốt được.
Trẻ nhỏ rất cần hoạt động, nhờ những động tác quơ chân, múa tay ở trẻ 2,3 tháng tuổi mà các cơ bắp của trẻ mới phát triển.
Khoảng 3 tháng tuổi, khi các cơ ngực, cơ bụng, cơ cổ, cơ lưng và các tay chân của trẻ đã khoẻ, trẻ thường lẫy, lật để úp sấp ngực xuống. Việc trẻ lẫy được rất quan trọng, nó chứng tỏ các cơ bắp của trẻ khoẻ và nhờ tác động ngóc đầu lên đã giúp cho máu vận chuyển nhanh lên não, góp phần cho não phát triển tốt hơn.
Não được phát triển tốt sẽ là chỗ dựa vững chắc cho đứa bé sau này khoẻ mạnh và thông minh. Nếu bắt trẻ nằm võng nhiều, tất nhiên trẻ sẽ không thể lẫy hay vận động được, do đó quá trình phát triển của não và cơ bắp của trẻ cũng bị hạn chế.
Còn nếu nằm trên võng mà lẫy, trẻ sẽ rất dễ bị ngã và điều đó thật nguy hiểm. Việc nằm võng không chỉ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo sinh lý của trẻ mà còn có tác hại rấtlớn đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ.
Muốn tâm lý trẻ phát triển phong phú, phải tăng diện tích tiếp xúc của trẻ với thực tế cuộc sống, những động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm.. sẽ giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết. Trẻ hiểu sâu hơn các sự vật, hiện tượng xung quanh, nếu thường xuyên phải nằm võng thì diện tích tiếp xúc của trẻ sẽ rất hạn hẹp, chỉ chỉ quan sát được những gì xảy ra phía trên trần nhà vì trẻ nằm ngửa suốt ngày và 2 cạnh sườn đã bị lèn chặt cứng.
Trái lại, tư thế úp sấp sẽ giúp trẻ mở rộng tầm quan sát, trẻ có thể nhìn thấy khắp mọi nơi. Khi trẻ di chuyển và cầm nắm được thì tầm hiểu biết của trẻ sẽ sâu rộng hơn, nhưng trong thực tế, các bà mẹ lại rất thích chiếc võng, coi đó làphương tiện kỳ diệu để dỗ bé nín khóc và ru trẻ ngủ được lâu.
Các bà mẹ ít biết rằng lúc trẻ khóc, khóc dữ dội và đó là lúc trẻ đang hưng phấn mãnh liệt, ta đặt trẻ xuống võng, nếu quan sát sẽ thấy trẻ sợ hãi nắm chặt hai bàn tay lại và nín bặt, trẻ bị ức chết đột ngột, và sau đó độ rung lắc đều đều của nhịp đưa võng sẽ làm cho thần kinh trẻ  mệt mỏi và để bảo vệ thần kinh, trẻ phải ngủ nhưng giấc ngủ trong trạng thái ức chế, sợ hãi thì không thể tốt như một giấc ngủ thoải mái và tự nhiên được.

Nhiều người vì muốn ru trẻ ngủ mà cho lên võng đu đưa, thậm chí đưa võng rất mạnh vì nghĩ như thế bé mới thích. Tuy nhiên, theo bác sĩ, điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.

Công việc lúc nào cũng bận rộn nên việc chăm sóc cậu con trai 7 tháng tuổi chị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) giao toàn quyền cho bà nội. Vì bà cũng đã ở tuổi hơn 60, sợ bà không bế cháu nhiều mệt, đau lưng nên chị mua võng để bà ru cháu ngủ cho tiện. Thế nhưng, một lần tình cờ về nhà giữa trưa, chị thấy bà đung đưa võng cho con mạnh quá mà phát hoảng.

“Mình nhìn còn thấy chóng hết cả mặt thì không hiểu con nằm trên võng thì thế nào. Nói bà đưa võng nhẹ nhàng thôi thì cụ bảo ‘Không đưa thế thì không biết bao giờ nó mới ngủ được’. Kiểu này chắc gì vì nằm võng mà con ngủ có khi bị đu mạnh, mệt quá nên ngủ”, chị Hương thở dài nói.

Tiến sĩ Nguyễn Công Nghĩa, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết cũng giống như nhà chị Hương, nhiều gia đình Việt vẫn có thói quen cho trẻ nằm võng để ru ngủ ngay từ khi còn rất nhỏ. Lý do là như thế trẻ sẽ nhanh ngủ, ngủ sâu. Nhiều người thậm chí đu võng thật mạnh để khiến trẻ cười, tuy nhiên điều này tuyệt đối không nên.

“Lý do là trẻ có thể bị hội chứng rung lắc, một dạng nặng của chấn thương đầu và não. Trên thế giới hội chứng này không mới, tuy nhiên tại Việt Nam nhiều người, thậm chí là bác sĩ chưa nghe nói đến hội chứng này”, tiến sĩ Nghĩa nói.

Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí là ở trẻ 5 tuổi, trong đó gặp nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Tại Mỹ, theo thống kê hàng năm có khoảng 1.200-1.400 trẻ bị chấn thương não và tử vong do rung lắc mỗi năm.

Tại Việt Nam, chưa có bất kỳ nghiên cứu và thống kê về hội chứng này. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nghĩa, tại Bệnh viện Xanh pôn trong năm nay đã có 17 trường hợp tổn thương não nghi ngờ do hội chứng rung lắc.

Cũng theo ông, ngoài việc đưa võng mạnh, nhiều cha mẹ có thói quen chọc con cười bằng cách chơi trò “máy bay”, đưa trẻ lên cao quá đầu rồi hạ xuống hoặc đưa trẻ theo chiều ngang thật mạnh, tung trẻ lên cao rồi bắt lấy… Những hành động tưởng chừng vô hại đó có thể gây ra những tổn thương ở não. Nặng có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức, nhẹ cũng gây tổn thương não vĩnh viễn, tiến sĩ Nghĩa cho biết.

Theo tiến sĩ, lý do là vì trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn, nặng bằng khoảng một phần tư trọng lượng của toàn cơ thể. Chẳng hạn, một bé nặng 3 kg thì đầu có thể nặng đến 8 lạng. Trong khi đó cơ và dây chằng vùng cổ yếu, chưa phát triển nên chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu. Bên cạnh đó, trong đầu lại có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục phát triển. Não của trẻ lại mềm, màng não mỏng.

“Vì thế, nếu bị rung lắc mạnh, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não. Khi não không có sự di chuyển đồng bộ sẽ gây ra sự đập trở lại xương sọ làm giập não, phù, chảy máu trong não…”, tiến sĩ Nghĩa nói.

Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây. Tuy nhiên, bằng mắt thường nhìn từ bên ngoài sẽ rất khó có thể phát hiện những tổn thương này, trừ trường hợp nặng. Chỉ khi trẻ lớn những tổn thương này mới được phát hiện. Khi đó trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng và nhận thức…

Khi thấy trẻ có những biểu hiện như bị kích thích mạnh, đờ đẫn, ngủ mê mệt, da xanh tái, ăn, bú khó, khó nuốt hoặc nôn không có lý do rõ ràng, khó thở, cứng cổ, nghẹo về một bên.. thì cần gọi cấp cứu ngay. Đồng thời, không tìm cách vận chuyển trẻ tới bệnh viện trên các phương tiện thông thường, không bế xốc trẻ lên hay cố gắng lắc thêm để trẻ tỉnh lại, tiến sĩ Nghĩa cho biết.

Nếu trẻ nôn và không có nghi ngờ chấn thương cổ cha mẹ có thể xoay đầu con nhẹ về một phía để tránh bị sặc và ngừng thở. Nếu nghi ngờ chấn thương cổ thì tránh xoay trở trẻ và bảo vệ cẩn thận vùng cổ.

Tiến sĩ Nghĩa khuyến cáo, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được mức độ rung lắc như thế nào là nguy hiểm vì thế cha mẹ nên tránh, không được lắc trẻ. Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định.

Không sao đâu nếu bạn cho bé ngủ võng vào những giấc ngắn ban ngày, còn nếu để bé ngủ ở đó cả đêm thì không tốt (mỏi, tư thế nằm không thoải mái, không thuận lợi cho sự phát triển thể chất của bé).Bạn đừng cho bé nằm võng vội nhé, nếu bé dưới 1.5 tuổi. Đứa bạn mình cũng cho con nằm võng bây giờ nó bị so vai đấy. Hồi dì mình mới sinh em bé cũng mua 1 cái võng Duy lợi, anh giao võng thấy  dì mình mới sinh em bé cũng khuyên ko nên cho em bé nằm võng vội, muốn cho nằm thì phải mua 1 cái chiếu dùng để nằm võng. Mọi người trong nhà  nằm võng và cho bé nằm trên người bé cũng thích lắm đấy. Hoặc khi nào muốn bé nằm võng 1 mình thì bạn để bé nằm lên 1 chiếc gối to cứng đảm bảo bé ko bị cong lưng và so vai. di mình cũng cho bé nằm võng ban ngày, di mình lấy hai cây gỗ bằng nhau căng 2 đầu thấy cũng thẳng thớm lắm, chắc không sao đâu.dì mình nói  rằng bé lúc nhỏ ngủ võng thì lớn lên tiền đình kém (đi tàu xe dễ bị say) và lại ko tốt cho sự phát triển cột sống của bé. Cái dễ thấy nhất là ngủ võng là thói quen làm mệt bố mẹ và giúp bé

Tôi mới sinh con đầu lòng được một tuần, tôi thường nằm để cho cháu bú. Khi bú xong cháu thường ngủ luôn nhưng có khi cháu đang ngủ lại bị trớ. Vậy tôi có nên gối đầu cao cho cháu khi ngủ không? Trẻ sơ sinh khi ngủ nên đặt ở tư thế nào là tốt nhất?

Chị Phạm Thị Nhuận (Bắc Ninh) hỏi.

Khi mới lọt lòng trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên tư thế từ bào thai, nghĩa là tay chân co lại, trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau đẻ nên nằm ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ đệm một khăn bông nhỏ.

Sau 1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng do cứ để nằm nghiêng mãi về một phía, vì lúc mới sinh khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau.

Tuy nhiên, nếu bé vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng về phía bên phải, để tránh cho bé khỏi nôn trớ. Ngoài ra, bình thường khi trẻ sơ sinh ngủ thì không cần gối đầu, chỉ cần dùng khăn vải gập lại làm đôi làm ba là được vì xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng (chỉ khi trẻ biết đứng và đi thì cột sống mới cong), nên khi nằm ngửa thì lưng và sau gáy cùng nằm trên một mặt phẳng do vậy không cần gối đầu. Hơn nữa đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng vẫn bình thường. Nếu ta kê đầu cao lên tức là bắt buộc trẻ phải ngoẹo cổ sẽ gây khó khăn khi trẻ thở và nuốt.

Vì dạ dày của trẻ nằm ngang nên khi trẻ bú no mà đặt nằm ngay trẻ sẽ dễ bị trớ. Để giảm bớt hiện tượng trớ sữa, bạn có thể kê nửa người phía trên của trẻ hơi cao lên hoặc sau mỗi bữa bú nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng 10 - 15 phút hãy đặt nằm.

Khi cho trẻ nằm nghiêng, chú ý đừng để vành tai của trẻ bị chèn gập về phía trước.

  (ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi mơi sinh con đươc 15 ngay,con tôi luc nao cung trong tư thê uôn eo,văn minh đên ca đo măt,vây tôi nen lam gj
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
bạn nên uốn bé nằm ngay lại mỗi khi bé nằm cong, để lâu ngày sẽ bị vẹo cột sống. Thông thường trẻ nằm uốn éo và đầu ngóc lên hướng trên là đúng, nếu không được như vậy thị nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tập vật lý trị liệu. Chúc 2 mẹ con vui khỏe
bé nhà tôi được 3 tháng tuổi, tôi cho cháu năm nôi từ khi 1tháng, vậy có ảnh hưởng gì không?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Cho e hỏi e mới sinh cháu được hơn 1tháng cháu nhà e k ngủ ngày đêm cứ 3h sáng là thức đến sáng luôn em phải làm sao.cháu ít ngủ có ảnh hưởng gì và thiếu gi ak
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Toi sinh ebe dc 2 thang ruoi toi.toi sinh doi.nguoi ta bao sinh foi la von de nhung 2 be cua toi lai rat kho.hay quay khoc vi vay hon 1 thang toi da cho be nam vong,den bay gio chi nam vong be moi chiu ngu,buoi dem cung vay.Vay toi phai lam sao de be ko nam vong ma van ngu ngon day?mong moi nhuoi giup toi voi.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý